Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam

Với mục tiêu đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành về bảo vệ, chăm sóc sức

khỏe của người dân tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 3 -

11/2012, áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng ở nhiều giai đoạn trên 410 người

người dân được phỏng vấn và quan sát trực tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 24.4%

đối tượng có kiến thức đầy đủ về chế độ chăm sóc bà mẹ mang thai, 43.9% nêu đúng

thời điểm ăn dặm, 60.5% trẻ được cân đúng định kỳ, 41.2% có kiến thức đầy đủ về

phòng bệnh sốt rét và tỷ lệ này với sốt xuất huyết là 36.6%; 42% người dân thực hiện

biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết, 28% có kiến thức phòng bệnh lao, 29.5% biết

phòng bệnh tăng huyết áp, 36.6% biết phòng bệnh tiểu đường, 60.2% người dân có ít

nhất 1 thói quen có hại sức khỏe, 48% số người được hỏi rửa thực phẩm ≥3 lần và

45.4% rửa tay thường xuyên, 65.8% rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.

Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam trang 1

Trang 1

Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam trang 2

Trang 2

Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam trang 3

Trang 3

Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam trang 4

Trang 4

Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam trang 5

Trang 5

Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam trang 6

Trang 6

Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam trang 7

Trang 7

Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam trang 8

Trang 8

Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam trang 9

Trang 9

Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 9800
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam

Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam
99 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH 
TRONG BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN 
TẠI TỈNH QUẢNG NAM 
Bs. Nguyễn Minh Thu, Phan Công Duẩn 
 Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Quảng Nam 
Tóm tắt nghiên cứu 
Với mục tiêu đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành về bảo vệ, chăm sóc sức 
khỏe của người dân tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 3 - 
11/2012, áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng ở nhiều giai đoạn trên 410 người 
người dân được phỏng vấn và quan sát trực tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 24.4% 
đối tượng có kiến thức đầy đủ về chế độ chăm sóc bà mẹ mang thai, 43.9% nêu đúng 
thời điểm ăn dặm, 60.5% trẻ được cân đúng định kỳ, 41.2% có kiến thức đầy đủ về 
phòng bệnh sốt rét và tỷ lệ này với sốt xuất huyết là 36.6%; 42% người dân thực hiện 
biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết, 28% có kiến thức phòng bệnh lao, 29.5% biết 
phòng bệnh tăng huyết áp, 36.6% biết phòng bệnh tiểu đường, 60.2% người dân có ít 
nhất 1 thói quen có hại sức khỏe, 48% số người được hỏi rửa thực phẩm ≥3 lần và 
45.4% rửa tay thường xuyên, 65.8% rửa tay bằng xà phòng với nước sạch. 
1. Đặt vấn đề 
Trong những năm qua, Chương trình hành động GDSK được triển khai trên toàn 
tỉnh với nhiều hoạt động như: hội nghị triển khai, tập huấn, tuyên truyền, báo cáo sơ kết, 
tổng kết một số nghiên cứu đã thực hiện nhưng chỉ tập trung ở một số đối tượng về 
vấn đề sức khỏe cụ thể, chưa có khảo sát đánh giá thực trạng kiến thức, hành vi về 
phòng, chữa bệnh của người dân toàn tỉnh liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe cộng 
đồng. Bởi vậy, cần phải đánh giá kiến thức, thực hành của người dân về bảo vệ, chăm 
sóc sức khỏe một cách khoa học giúp các nhà hoạch định kế hoạch, chính sách có cơ sở 
khoa học đề ra các giải pháp phù hợp và có kế hoạch đầu tư lâu dài nhằm nâng cao kiến 
thức, thực hành bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân, giảm các hành vi có hại cho 
sức khỏe trong thời gian tới, đồng thời làm cơ sở ban đầu trước khi triển khai Kế hoạch 
thực hiện Chương trình hành động và đánh giá kết quả sau 5 năm thực hiện trên quy mô 
toàn tỉnh. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Khảo sát thực trạng 
kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh 
Quảng Nam. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe 
của người dân tỉnh Quảng Nam. 
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, thực hành của người 
dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. 
100 
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Người dân tỉnh Quảng Nam 
3.2. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang 
Cỡ mẫu: Cỡ mẫu trong nghiên cứu được tính theo công thức sau: 
n = Z2(1- /2) 
2
)1(
d
pp 
Trong đó: 
n: cỡ mẫu nghiên cứu 
Z(1- /2): Trị số phân phối chuẩn (Z=1,96) 
P = 50% (giả định là tỷ lệ người dân có kiến thức về bảo vệ, chăm sóc sức 
khỏe tốt) 
D = 0,05 (Độ chính xác mong muốn) 
Cỡ mẫu được tính cho nghiên cứu này n = 384 người, thêm 7% dự phòng cho các 
trường hợp bỏ cuộc ta có n = 410 người/41 xã = 10 người/xã. 
3.3. Thời gian và địa điểm 
- Thời gian: tháng 3 - 11/2012 
- Địa điểm: 9/18 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, gồm: huyện Nam 
Trà My, Phước Sơn, Núi Thành,Thăng Bình, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Quế 
Sơn và thành phố Tam Kỳ). 
3.4. Phương pháp chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng nhiều giai đoạn. 
3.5. Xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê thông thường, Excel 2003. 
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
4.1.Đặc điểm chung 
Nghiên cứu trên 410 đối tượng, trong đó 285 (69.5%) nữ và 125 (30.5%) nam, 
tuổi nhỏ nhất là 15, tuổi lớn nhất là 75. 
Đối tượng được điều tra phân bố ở các xã/phường tiêu biểu cho những khu dân cư 
đặc trưng như đồng bằng ven biển, vùng trung du miền núi và khu vực thành phố với tỷ 
lệ lần lượt là 56.1%, 34.1% và 9.8%. 
 Đối tượng nghiên cứu được tiến hành hầu hết là dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 87.3% 
còn lại là dân tộc thiểu số; chủ yếu là nghề nông chiếm 52.2% và buôn bán 20%; phần 
lớn trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên 83.4%. 
4.2.Thực trạng kiến thức, thực hành bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân 
4.2.1.Kiến thức, thực hành về các biện pháp tránh thai 
101 
Kiến thức về các biện pháp tránh thai là khá tốt. Qua điều tra cho thấy, 99% người 
dân biết về các biện pháp tránh thai. Điều này cho thấy, công tác truyền thông và các 
nguồn thông tin về kế hoạch hoá gia đình đã đến với người dân. Người dân biết từ 3 
biện pháp tránh thai trở lên chiếm tỷ lệ 78.8%, kết quả này phù hợp với nhiều nghiên 
cứu của các tác giả khá. 
Kết quả chúng tôi phân tích trên 237 đối tượng là phụ nữ 15-49 tuổi hiện đang có 
chồng, tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại chiếm 69.2%. So với kết quả của 
Tổng cục thống kê năm 2011 thì tỷ lệ này tương tự. 
4.2.2.Kiến thức, thực hành về chăm sóc bà mẹ khi mang thai 
Số người trả lời đầy đủ các nội dung về chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai 
chiếm 36.1%. Tỷ lệ người dân trả lời đầy đủ về chế độ chăm sóc nghỉ ngơi chỉ chiếm 
24.4%. 
Có 77.5% người dân trả lời quá trình mang thai bà mẹ nên đi khám thai ≥3 lần, 
vẫn còn 22.5% khám thai <3 lần, thậm chí 1% cho rằng không cần khám thai. Điều này 
cho thấy, cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục tại cộng đồng. 
4.2.3. Kiến thức, thực hành của người dân về CSSK trẻ em 
 Kiến thức, thực hành của người dân về tiêm chủng 
- Kiến thức của người dân về tiêm chủng phòng 7 bệnh cho trẻ dưới 5 tuổi trong 
Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia: Trả lời đầy đủ 7 bệnh được phòng 
ngừa là 63,4%; không đủ 7 bệnh 26.1% vẫn còn 10.5% là không biết tiêm chủng để 
phòng bệnh gì. 
- Thực hành tiêm chủng 
Bảng 1: Đưa trẻ dưới 5 tuổi đi tiêm chủng 
Tiêm chủng cho trẻ dưới 5 tuổi Tần số n = 375 Tỷ lệ % 
Có 371 98.9 
Không 04 1.1 
Tổng 100.0 
Với hiểu biết về tiêm chủng của người dân, qua phỏng vấn 375 người có trẻ <5 
tuổi, kết quả tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đạt 98.9%. Trong số 3 ... ời dân hiểu biết đầy đủ về lợi ích của việc bú sớm sau sinh còn ở mức thấp. 
102 
- 43.9% người dân trả lời đúng thời điểm cho trẻ ăn dặm, trả lời sai 51.5%, không biết 
4.6%. Điều này, cho thấy cần phải quan tâm đến thông điệp truyền thông cần phải 
nhất quán để người dân thực hành tốt hơn. 
- Có 75.9% trả lời đúng 2 lần uống vitamin A trong năm cho trẻ, vẫn có đến 24.1% 
trả lời sai về số lần cho trẻ uống vitamin A. 
- Phát hiện dấu hiệu nguy hiểm đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế: Có 97.8% người dân biết 
ít nhất 1 dấu hiệu, trong đó “bỏ bú/bỏ ăn” là dấu hiệu người dân biết nhiều nhất 
(86.6%), tiếp đến là “co giật” (66.1%), “sốt cao” (64.9%), “bệnh nặng hơn” (61.0%) 
và “khó thở” (59.3%); các dấu hiệu khác người dân ít biết hơn. Tuy nhiên, điều quan 
trọng là không nên bỏ sót dấu hiệu nào, kết quả trên cho thấy, người dân biết đầy đủ 
các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế chiếm tỷ lệ thấp 23.7%, vẫn 
có 2.2% không biết dấu hiệu nào. 
- Thực hành của người dân về chăm sóc dinh dưỡng trẻ em: 
Bảng 2: Thực hành bú sớm ngay sau sinh 
Thực hành bú sớm sau sinh n=218 Tỷ lệ % 
Bú ngay 145 66.5 
Bú trong vòng 30 phút 45 20.6 
Bú trong vòng 1 giờ 12 5.5 
Bú sau 1 giờ 4 1.8 
Bú sau 2 giờ 8 3.7 
Không biết 4 1.8 
Tổng 100.0 
Hầu hết người dân thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong vòng 1 giờ (92.7%), 
đặc biệt bú ngay sau sinh 66.5%; vẫn còn 7.3% trẻ chưa được bú sớm trong vòng 1 giờ 
đầu. Kết quả chúng tôi cao hơn các nghiên cứu khác.... 
Bảng 3: Thực hành cân trẻ 
Thực hành cân trẻ n=375 Tỷ lệ % 
Cân đúng định kỳ 227 60.5 
Cân không đúng định kỳ 116 30.9 
Không cân 32 8.5 
Tổng 100.0 
Kết quả điều tra 375 người dân trong những hộ gia đình có trẻ <5 tuổi, có 60.5% 
trẻ được cân đúng định kỳ, chưa cân lần nào 8.5% còn lại là cân sai định kỳ. 
4.2.4.Kiến thức, thực hành của người dân về các bệnh lây nhiễm 
- Kiến thức về bệnh sốt rét: Tỉ lệ những người được hỏi trả lời đúng biểu hiện bệnh 
sốt rét chiếm 70.7%, trả lời đúng về nguyên nhân gây bệnh là 74.1%; Như vậy 
khoảng 30% số người chưa có kiến thức cơ bản về nguyên nhân, phát hiện bệnh sốt 
rét. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu một số nghiên cứu. Tuy nhiên, nêu các biện 
103 
pháp phòng ngừa bệnh sốt rét đúng đầy đủ chỉ đạt 41.2%, có lẽ do cán bộ y tế mới 
chỉ quan tâm truyền thông về nguyên nhân và cách phát hiện bệnh sốt rét để người 
dân đến khám bệnh, điều trị chứ chưa thực sự quan tâm đến hướng dẫn phòng bệnh. 
- Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết: 75.1% người dân biết muỗi vằn là nguyên nhân 
gây bệnh SXH. Tuy nhiên biết đầy đủ biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết và phòng 
bệnh chỉ chiếm 39.8% và 36.6%. 
- Thực hành các biện pháp phòng tránh sốt rét và sốt xuất huyết: Tỷ lệ người dân 
thường xuyên ngủ mùng là 85.1%. Chỉ có 42% người dân tham gia thực hiện các 
biện pháp phòng bệnh SXH tại cộng đồng. 
- Kiến thức về bệnh lao: Có 74.6% người dân biết bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, 
vẫn còn 18.8% cho rằng bệnh lao do di truyền! 50.5% người dân biết đầy đủ 3 dấu 
hiệu chính của bệnh (sốt nhẹ về chiều, ho kéo dài và gầy sút cân); trong khi đó kiến 
thức phòng bệnh lao của người dân chỉ đạt 28%. 
- Kiến thức phòng lây nhiễm HIV/AIDS: Người dân trả lời đúng và đầy đủ mới chỉ 
đạt 30.7%, vẫn còn 3.7% trả lời sai. 
4.2.5.Kiến thức, thực hành của người dân về các bệnh không lây nhiễm 
- Kiến thức về bệnh tăng huyết áp: Qua điều tra của chúng tôi, 2/3 số người trả lời 
đúng cách phát hiện tăng huyết áp (66.6%); gần 1/3 số người (29.5%) trả lời đầy đủ 
các nội dung phòng bệnh, tỷ lệ nêu đầy đủ các yếu tố nguy cơ đạt rất thấp 14.2%. 
Khoảng 90% các bệnh nhân bị THA là không rõ nguyên nhân. Vì vậy để phòng 
chống bệnh THA thì cần tập trung truyền thông GDSK cả yếu tố nguy cơ, cách phát 
hiện và phòng bệnh. 
- Kiến thức về bệnh đái tháo đường: Trong tình hình hiện nay khi mà tỷ lệ bệnh nhân 
đái tháo đường đang tăng nhanh, nên sự hiểu biết về bệnh của người dân là yếu tố 
quyết định trong giảm mắc và phòng chống tác hại của căn bệnh này. Qua điều tra, 
số người trả lời đúng, đầy đủ các yếu tố nguy cơ và biến chứng của bệnh rất thấp, 
lần lượt 15.6%; 18.5%. Về phòng bệnh, 36.6% trả lời đầy đủ. Vẫn còn tỷ lệ không 
nhỏ người dân không biết gì về bệnh này. 
Bảng 4: Thói quen, lối sống hiện tại 
Nội dung n=410 Tỷ lệ % 
Không có thói quen có hại cho sức khỏe 163 39.8 
Có ít nhất 1 thói quen có hại cho sức khỏe 247 60.2 
Tổng 100,0 
Có đến 60.2% người dân trả lời có ít nhất 1 thói quen, lối sống có hại cho sức 
khỏe. Trong đó nhiều nhất thói quen ăn mặn và hút thuốc lá (1/3 số người có thói quen 
ăn mặn, ¼ số người có thói quen hút thuốc lá). 
4.2.6. Kiến thức, thực hành của người dân về ATVSTP 
104 
- Yếu tố nguy cơ có thể gây ngộ độc thực phẩm: 
Có 43.2% người dân biết đầy đủ các nguyên nhân gây ngộ độc. Tuy nhiên hiểu 
từng lý do gây ngộ độc thực phẩm là khá tốt (68.3%- 94.4%). 
Để nâng cao hơn nữa kiến thức cho người dân, chúng ta cần quan tâm triển khai 
mạnh mẽ công tác truyền thông về VSATTP tại các địa phương. Có thể nói, một sự hiểu 
biết tốt hơn về nhận thức và hành vi an toàn thực phẩm của người dân đồng nghĩa chúng 
ta có một chương trình giáo dục an toàn thực phẩm hiệu quả. 
- Nhận biết dấu hiệu mất VSATTP: 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy có 54.9% người dân nêu đầy đủ các dấu 
hiệu thực phẩm mất VSAT. Tuy nhiên, nếu trả lời từng dấu hiệu thì đa số người dân biết 
thực phẩm bị hư hỏng, mốc, nấm sẽ mất an toàn (96.8%); 65.4% người cho rằng thực 
phẩm nghi ngờ, chưa biết rõ nguồn gốc và 64.1% người trả lời thực phẩm có chất bảo 
quản, phẩm màu không phép. Theo số liệu thống kê của Cục ATVSTP trong năm 2007 
cũng cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức đúng về VSATTP của cả nước là 
46,2%. 
Có 98,0% người tiêu dùng biết để riêng thực phẩm sống và chín. Kết quả chúng 
tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên năm 2010 về “ATVSTP”. chúng ta 
cần tiếp tục truyền thông để họ duy trì thực hành tốt hơn. 
82.4% người dân thực hành bảo quản thức ǎn bằng cách che đậy bằng vung, lồng 
bàn; 51.2% để thực phẩm trong tủ kính/tủ lạnh điều này có thể phù hợp với điều kiện 
của người dân hiện nay, vẫn còn 4.9% cho rằng không cần che đậy. Nghiên cứu chúng 
tôi tương tự một số nghiên cứu khác. 
Gần một nửa người dân thực hành rửa thực phẩm từ 3 lần trở lên (48%), còn lại 
chỉ rửa 1-2 lần. Đây chính là lý do gây ngộ độc thực phẩm thường xảy ra tại các bữa ăn 
gia đình thiếu vệ sinh. Do vậy, cần có những nỗ lực hướng dẫn liên tục về an toàn thức 
ăn trong chế biến tại hộ gia đình để giúp bảo vệ sức khỏe. Đồng thời người dân cũng 
cần nhận được nhiều thông tin hơn về sử dụng thực phẩm ở gia đình họ và có hiểu biết 
tốt hơn về tầm quan trọng của làm sạch thực phẩm loại bỏ chất độc hại để dự phòng 
bệnh do thực phẩm. 
4.2.7.Thực hành rửa tay của người dân 
- Thời điểm rửa tay 
Rửa tay thường xuyên, lưu ý rửa tay tại 5 thời điểm quan trọng: phải rửa tay sau 
khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi xì mũi và sau khi tiếp 
xúc vật bẩn như quét đổ rác, dọn phân hay sau khi tiếp xúc vật nuôi... . Qua điều tra 
chúng tôi thấy người dân thực hiện rửa tay thường xuyên đủ 5 thời điểm chiếm tỷ lệ 
45.4%, đây cũng chính là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn thức ăn, mà hậu quả là gây ra 
tình trạng tiêu chảy và ngộ độc thức ăn. 
105 
- Rửa tay bằng xà phòng 
Người dân thực hành rửa tay bằng xà phòng với nước sạch chiếm tỷ lệ 65.8% thấp 
hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên (2010). Tuy nhiên, chỉ có 7.6% người dân thực 
hành lau tay bằng khăn khô sạch sau khi rửa. 
4.3. Thực trạng người dân tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe 
4.3.1.Tham dự các buổi truyền thông/họp tại cộng đồng 
Người dân tham dự các buổi họp nói về chăm sóc sức khỏe nhằm tiếp cận thông 
tin chủ yếu 1-2 lần 55.4%, 3-4 lần chiếm 18.8%. Trong khi đó chưa tham dự lần nào 
chiếm đến 17.3%. 
4.3.2. Nguồn thông tin người dân tiếp cận 
85.1
53.7
33.7
29.0
24.6
16.3
7.6
1.2
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0
80.0
90.0
Tỷ lệ %
Cán bộ y
tế
Xem ti vi Nghe đài Sách, báo Tờ
rơi/tranh
Hỏi người
khác
Internet Khác
NGUỒN THÔNG TIN TIẾP CẬN 
Biểu đồ 1. Nguồn thông tin người dân tiếp cận 
Nguồn thông tin được người dân tiếp cận nhiều nhất là cán bộ y tế (85.1%), tiếp 
theo là các phương tiện thông tin đại chúng; việc tiếp cận qua tờ rơi, tranh ảnh, Internet 
chiếm tỷ lệ thấp hơn do chưa được phổ biến. 
5. Kết luận 
5.1. Thực trạng kiến thức, thực hành bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân 
- Tỷ lệ người dân biết từ 3 biện pháp tránh thai trở lên 78.8%. Tỷ lệ áp dụng các biện 
pháp tránh thai hiện đại chiếm 69.2%. 
- Kiến thức, thực hành về chăm sóc bà mẹ khi mang thai còn thiếu. Chỉ có 36.1% 
người dân có kiến thức đầy đủ về chế độ dinh dưỡng và 24.4% có kiến thức đầy đủ 
về chế độ chăm sóc nghỉ ngơi cho bà me mang thai. 
- Kiến thức, thực hành của người dân về CSSK trẻ em chưa đồng đều 
106 
+ 63,4% người dân có kiến thức về tiêm chủng; 75.9% trả lời đúng 2 lần uống 
vitamin A trong năm cho trẻ. Tuy nhiên, hiểu biết đầy đủ lợi ích bú sớm sau 
sinh và thời điểm ăn dặm còn thấp (43.4% và 43.9%). 
+ Biết đầy đủ các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế chiếm tỷ 
lệ thấp 23.7%. 
+ Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ tương đối cao (91.6%). Trẻ được cân đúng 
định kỳ chỉ đạt 60.5%. 
- Kiến thức, thực hành của người dân về các bệnh lây nhiễm chưa tốt 
+ Người dân trả lời đúng biểu hiện bệnh sốt rét, nguyên nhân gây bệnh tương 
đối. Tuy nhiên, việc phòng ngừa bệnh sốt rét trả lời đúng đầy đủ đạt thấp 
(41.2%). 
+ 75.1% số người biết muỗi vằn là nguyên nhân gây bệnh SXH; biết biểu hiện 
của bệnh sốt xuất huyết và phòng bệnh còn thấp (39.8% và 36.6%). 
+ Thực hành ngủ mùng thường xuyên ngủ mùng là 85.1%. Thực hiện các biện 
pháp phòng chống SXH chỉ có 42% người dân tham gia. 
+ 74.6% biết bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra; một nửa số người biết đầy đủ 3 
dấu hiệu chính của bệnh lao; biết đầy đủ biện pháp phòng bệnh lao chỉ đạt 
41.2%. 
+ 30.7% số người trả lời đúng và đầy đủ về các biện pháp phòng lây nhiễm 
HIV/AIDS. 
- Kiến thức, thực hành của người dân về các bệnh không lây nhiễm còn thấp 
+ 1/3 số người (29.5%) trả lời đầy đủ biện pháp phòng bệnh THA. 
+ 36.6% người dân có kiến thức về phòng bệnh đái tháo đường . 
+ Có đến 60.2% người dân có ít nhất 1 thói quen có hại cho sức khỏe. 
- Kiến thức, thực hành của người dân về ATVSTP còn hạn chế 
+ Có 43.2% người trả lời biết đầy đủ các nguyên nhân gây ngộ độc; 54.9% số 
người nêu đầy đủ các dấu hiệu mất VSATTP. 
+ 48% thực hành rửa thực phẩm đủ 3 lần trở lên. 
- Người dân thực hiện rửa tay thường xuyên chiếm tỷ lệ 45.4%. 
- Thực hành rửa tay bằng xà phòng với nước sạch chiếm tỷ lệ 65.8%. 
5.2. Thực trạng về tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe 
Người dân tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế. 
6. Kiến nghị 
107 
6.1.Đối với cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể 
- Các cấp ủy Đảng cần có Nghị quyết chuyên đề về truyền thông GDSK. 
- Phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của cộng đồng. 
- Đầu tư nguồn lực đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh phí tối thiểu cho hoạt 
động truyền thông GDSK các tuyến. 
6.2. Đối với ngành y tế 
- Tập trung xây dựng các mô hình truyền thông GDSK tại cộng đồng. 
- Thường xuyên đào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế làm truyền thông GDSK. 
- Xây dựng và phổ biến tài liệu truyền thông phù hợp ngôn ngữ, sinh hoạt, tập quán, 
văn hóa vùng miền. Chú trọng tài liệu truyền thông trong trường học. 
- Phối hợp với các cơ quan báo, đài thực hiện chuyên mục hướng dẫn chăm sóc sức 
khỏe trên truyền hình, phát thanh, xây dựng chuyên trang trên các báo, tạp chí cúa 
các ban, ngành, đoàn thể. Đẩy mạnh truyền thông GDSK tại cộng đồng với nội dung 
trọng tâm, có chất lượng. 
- Triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học hành vi tổ chức hội nghị khoa 
học nhằm trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm. 
- Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực truyền thông nhằm huy động các nguồn lực 
cho công tác truyền thông GDSK. 
6.3. Đối với người dân 
- Phải tích cực tìm hiểu thông tin từ cán bộ y tế địa phương, tham gia các hoạt động 
nhân "Ngày sức khỏe”, các phong trào vệ sinh phòng bệnh. 
- Thường xuyên cập nhật kiến thức thông qua các buổi hướng dẫn của cán bộ y tế, 
theo dõi hướng dẫn chăm sóc sức khỏe trên các phương tiện thông tin đại chúng, tài 
liệu, tờ rơi, áp phích. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 01 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc 
tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ 
2. Cao Ngọc Thành, Phan Thị Kim Hoa (2008), Nghiên cứu tình hình thực hiện kế 
hoạch hóa gia đình tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tốt nghiệp 
chuyên khoa cấp 2. 
3. Đào Huệ Lan, Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Minh Tuấn (2011), Kiến thức, thực 
hành về phòng, chống HIV/AIDS của công nhân tại công ty Than Núi Béo, Quảng 
Ninh. 
4. Đàm Viết Cương, Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự (2010), Đánh giá tình hình lạm 
dụng rượ bia tại Việt Nam. 
108 
5. Đỗ Thị Anh Thư, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2009), Khảo sát các yếu tố ảnh 
hưởng đến việc sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ 15-49 tuổi tại huyện Ninh 
Hòa. 
6. Hồ Văn Hoàng (2008), Nghiên cứu yếu tố nguy cơ ở một số xã có sốt rét dai dẳng 
tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Gia Lai và áp dụng một số biện pháp nâng cao 
hiệu quả phòng chống sốt rét. 
7. Nghị quyết số 46 -NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, 
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. 
8. Nguyễn Văn Đức (2003), Thai nghén sinh đẻ và chăm sóc em bé, Nhà xuất bản Y 
học. 
9. Ngô Thị Nhu (2011), Kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng thai nghén của bà 
mẹ có thai tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 
10. Nguyễn Thị Liên, Phạm Nguyễn Cẩm Thạch và cộng sự (2010), Thực trạng và giải 
pháp tăng cường vai trò của hệ thống chính trị và sự tham gia của cộng đồng trong 
chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi tỉnh Quảng Nam. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_thuc_trang_kien_thuc_thuc_hanh_trong_bao_ve_cham_so.pdf