Khảo sát thời gian nghệ thuật gắn với các phương thức dự báo trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam
Thời gian nghệ thuật là một trong những vấn đề quan trọng của thi pháp học.
Việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt khi tìm hiểu các phương thức dự
báo trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam. Qua khảo sát các kiểu thời gian đặc trưng
xảy diễn ra, các kiểu thời gian được nói đến và đặc điểm của thời gian được miêu tả
trong các phương thức dự báo, chúng ta thấy được tư duy sáng tạo của các nhà văn
đương thời đều chịu ảnh hưởng của cảm quan tôn giáo, tín ngưỡng trung đại.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khảo sát thời gian nghệ thuật gắn với các phương thức dự báo trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát thời gian nghệ thuật gắn với các phương thức dự báo trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam
70 TRNG I HC TH H NI KH"O S T THI GIAN NGH THU=T G@N V6I C C PH3NG THC DA B O TRONG VN XUI TA SA TRUNG I VIT NAM Trần Thị Thanh Nhị1 Trường Đại học Sư phạm Huế Tóm tắt: Thời gian nghệ thuật là một trong những vấn đề quan trọng của thi pháp học. Việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt khi tìm hiểu các phương thức dự báo trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam. Qua khảo sát các kiểu thời gian đặc trưng xảy diễn ra, các kiểu thời gian được nói đến và đặc điểm của thời gian được miêu tả trong các phương thức dự báo, chúng ta thấy được tư duy sáng tạo của các nhà văn đương thời đều chịu ảnh hưởng của cảm quan tôn giáo, tín ngưỡng trung đại. Từ khoá: Thời gian, dự báo, cát hung 1. MỞ ĐẦU Có nhiều vấn đề đáng bàn khi nghiên cứu về các phương thức dự báo trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam, trong đó đáng lưu tâm là thời gian. Trong cuốn Các phạm trù văn hoá trung cổ, A.Gurevich cho rằng: “Con người không sinh ra với “giác quan thời gian”, những khái niệm không gian và thời gian bao giờ cũng bị quy định bởi nền văn hoá của nó” [1, tr.31]. Theo quan niệm của người phương Đông, vận mệnh, vận số của con người trong cõi nhân sinh như thể đã được định sẵn, và người ta có thể dự báo, dự đoán được một cách tương đối chính xác qua các thời điểm, giai đoạn nào đó. Việc nhấn mạnh, xoáy sâu vào tính chất dự báo (đồng nghĩa hướng đến thời gian tương lai) cho ta thấy thái độ, quan niệm, và cách ứng xử với thời gian của các nhà văn trung đại. Từ đây, cần đặt lại một vấn đề mà trước nay các nhà nghiên cứu vẫn thường nói đến là với tâm thức coi trọng những giá trị của quá khứ, dường như các nhà văn trung đại chỉ chú ý bàn luận đến cố nhân và thời quá vãng mà ít chú ý đến hiện tại và tương lai; liệu trong việc miêu tả không gian và thời gian, tái hiện diễn biến của các sự kiện, tình tiết có hay không có các nhân vật, phương thức, phương tiện đóng vai trò dự báo? 1 Nhận bài ngày 11.01.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.02.2017 Liên hệ tác giả: Trần Thị Thanh Nhị; Email: Thanhnhidh@gmail.com TP CH KHOA HC − S 13/2017 71 2. NỘI DUNG 2.1. Các dạng thức và tình huống dự báo Trong bảng thống kê các tiểu thuyết lịch sử trong bộ Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (do Trần Nghĩa biên soạn) dưới đây, chúng tôi xin định danh tên gọi cũng như số lượng xuất hiện của các phương thức, kiểu loại dự báo ở từng tác phẩm: Tên tiểu thuyết Sấm ngữ, đồng dao Điềm báo Mộng Phong thuỷ Trạch cát Bói toán Tướn g số Tiếp xúc với thế giới siêu nhiên Tổng cộng Việt lam xuân thu 2 9 1 1 1 5 1 3 23 Hoan Châu kí 1 2 3 4 1 1 1 13 Hoàng Lê nhất thống chí 2 8 3 1 1 2 2 19 Nam triều công nghiệp diễn chí 4 22 4 2 2 2 2 38 Hoàng Việt hưng long chí 4 4 1 2 1 1 1 1 15 Người dự báo dù có cao siêu tài giỏi đến mấy, khi phán truyền, tiên tri về tương lai cũng sẽ tạo một hoài nghi cho người tiếp nhận, vì tương lai là cái chưa đến, cái không thể kiểm chứng và cầm nắm được. Nhằm tăng sức thuyết phục cho các phương thức dự báo, các tác giả thường sử dụng kiểu thời gian chép sử: ghi rõ năm tháng, can chi, niên hiệu, đời vua thứ mấy, triều nào, nhất là trong các truyện kể về sự hưng vong triều đại, chuyện đỗ đạt thăng quan tiến chức. Chẳng hạn: Niên hiệu Kiến Tân, năm Kỷ Mão đời Trần xảy ra cái vạ Khát Chân (Truyện Lệ Nương); khoa Quý Hợi, 1683, niên hiệu Chính Hòa thứ 4 đời Lê Hy Tông (Truyện thám hoa Quách Giai); khoa thi hội năm Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 đời Lê Huyền Tông (Thi hội); khoa Ất Mùi niên hiệu Quang Hưng thứ mười tám, 1595, (Ông Thái Tể); một kẻ diện mạo kỳ quái tới cầm tay nói: Năm Long Đức thứ 2, 1013, khoa Quý Sửu, trong số đỗ Tiến sĩ, họ nhà bác chiếm tới một phần ba (Chuyện tiến sĩ Trần Danh Tiêu) Để tăng thêm tính chính xác, các tác giả còn xây dựng nhân vật dự báo là các danh nhân trong lịch sử gắn với các cuộc chiến tranh, những sự kiện chống giặc ngoại xâm như Trương Hống, Trương Hát là tướng Việt Vương, gắn với sự kiện Lí Nam Đế bị đánh bại; Mi Ê gắn với sự kiện vua Lý Thánh Tông đánh thắng Sạ Đẩu, vua Chiêm 72 TRNG I HC TH H NI Thành; Cao Lỗ là tướng giúp An Dương Vương chống Triệu Đà; nàng Ẩu trong mộng vua Lý Nam Đế ở vào thời Vĩnh An, nhà Ngô, nhiều lần trải qua chiến trận Khi nhân vật dự báo tương lai nói rõ sự kiện sẽ xảy ra đúng vào năm tháng nào sẽ tạo ra niềm tin mãnh liệt cho người được dự báo. Sự xác tín về thời gian cho thấy người dự báo biết trước, nắm rõ, “biết tuốt” những điều sẽ xảy ra và chờ thời gian ứng nghiệm. Cách kể chuyện ghi rõ mốc thời gian trên, một mặt, chịu ảnh hưởng của lối chép sử trung đại; mặt khác, nhắm tới việc truyền tải thông tin tới công chúng và tránh được sự xoi mói, bưng bít, cản trở của thế lực phong kiến cầm quyền. Thời gian không được chia tách đơn lập mà bao giờ cũng có sự sóng đôi với không gian. Cùng với thời gian cụ thể thì không gian cũng mang tính minh xác cao vì: “Người xưa không thể hình dung một sự kiện liên quan đến đấng bậc, danh nhân lại nằm ngoài không gian thiên hạ, tức là nằm ngoài không gian của một triều đại nào đó. Phần lớn các truyện ngắn trung đại đều chỉ rõ quê quán nhân vật hay địa điểm diễn ra sự kiện liên quan nhân vật bằng cách xác định địa danh hành chính chính xác (làng, xã, tổng, huyện, châu tuỳ theo sự biến thiên của các đơn vị hành chính mỗi thời) thay vì nói đến không gian địa lí học. Dễ hiểu là các biện pháp đó nhằm tạo ra cảm tưởng đây là những chuyện có thật, tác giả là người biết tất cả và kể lại “trung thực” tất cả vì nhân vật, địa điểm và thời gian xảy ra sự kiện đều có thể kiểm chứng” [2, tr.165]. Thời gian có tính chất bất thường, cấp bách: Con người là một thực thể sống, cho nên yêu cầu đầu tiên là tồn tại, an toàn, tiếp theo là đạt thành tựu, tự khẳng định mình. Xuất phát từ đó, nhu cầu cát tường, bình an, thuận lợi, thành công, tránh tai họa, bệnh tật, thất ... h ước mong vượt lên cái chết về thể xác của con người, được nằm trong vòng tuần hoàn tái sinh bất diệt. Tương lai, công danh đỗ đạt của các quan lại thường được thần nhân báo trước (từ lúc người mẹ còn mang thai, lúc mới sinh, thủa còn tu học, từ lúc mới thi xong chưa yết bảng vàng) bằng những tước danh họ đạt được sau này như Thám hoa, Thượng thư, Trạng nguyên: Đạo nhân dựa vào xem tướng mà đoán rằng mẹ Giáp Hải sau này sinh con sẽ đỗ Trạng nguyên (Truyện Trạng nguyên xã Dĩnh Kế); Lê Nại mới thi xong, mẹ ông nằm mơ thấy thần nhân bảo: ngoài hiên có một viên Hoàng giáp nằm, sao không ra mở cửa đón vào? (Truyện trạng nguyên Lê Nại); Ông Đặng Chất được thần đến gõ cửa gọi đích danh: Ông trạng (Ông Đặng Chất). Tương lai không chỉ được dự báo bằng thời gian ước định, mà còn đi kèm với những lời khuyên, tư vấn của của các “bốc sư” như: “sau này nhớ nếu không”, “nếu thì”, “chắc chắn nhưng đừng quên vì”, “sau này khi thì nhớ dặn con cháu thì”. Nếu để ý chúng ta sẽ nhận ra, thời gian tương lai vốn đã mở rộng càng được mở rộng, những dữ kiện được nói sau những cụm “sau này”, “nếu”, “chắc chắn” đã thuộc tương lai, thì “nhớ”, “đừng quên”, “hãy” là hành động tương lai kế tiếp sự kiện tương lai và nhữn sự kiện sẽ xảy ra sau những cụm từ “thì”, “vì”, “hiềm nỗi” là tương lai của tương lai khi nhân vật làm theo hay không làm theo lời nhắn nhủ, dặn dò. Ở đây, xảy ra các trường hợp sau: nhân vật được dự báo hoàn toàn làm theo lời dặn dò (đặt mộ chôn, làm theo lời chỉ dẫn trong mộng, chọn ngày tốt) thì tương lai đạt kết quả như ý, trọn vẹn (Truyện họ Vũ ở Mộ Trạch, Truyện Tể tướng xã Mộ Trạch, Truyện trạng nguyên xã Dĩnh Kế); nhân vật được dự báo chỉ thực hiện một phần lời dặn của người dự báo thì tương lai đầu tiên cũng đạt được kết quả tốt nhưng chung cục dở dang, không trọn vẹn, thậm chí bất hạnh (Đinh Tiên Hoàng Kí, Ngôi mộ nhà họ Trần, Chuyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm). 76 TRNG I HC TH H NI Tương lai thường xuất hiện ngay sau dự báo và được chứng thực. Đây cũng là thời gian ứng nghiệm tức là để chứng thực xem dự báo có đúng không. Xảy ra mấy trường hợp chủ yếu sau: không ứng nghiệm (3/243 truyện xuất hiện các phương thức dự báo, chiếm 1,23%); ứng nghiệm ngay lúc đó hoặc ngày mai (Chiếm tỉ lệ 21,4%); một thời gian ngắn sau hoặc phạm vi thời gian trong vòng đời người trở lại (Chiếm tỉ lệ cao nhất 72,84%); vài đời sau (Chiếm tỉ lệ 4,5%). Sự không ứng nghiệm có tỉ lệ ít nhất là vì thường dự báo có đúng, có sai, những dự báo sai bị quên lãng chỉ những dự báo đúng mới được ghi chép, lưu truyền, còn xảy ra ngay và trong vòng đời người chiếm tỉ lệ cao nhất vì: “Trong xã hội nguyên thuỷ phương hướng thời gian chỉ có ý nghĩa đối với tương lai trực tiếp, quá khứ không xa, và hoạt động đang diễn ra, đối với những hiện tượng diễn ra trực tiếp xung quanh con người; còn những biến cố ở ngoài phạm vi này thì con người xã hội này tri giác một cách mơ hồ, toạ độ trong thời gian được xác định một cách lơ mơ” [1, tr.33], những dự báo quá xa qua mấy trăm năm, mấy đời như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong Chép thêm về Bạch Vân am thì quá mơ hồ, khó kiểm chứng nên ít được đề cập. Thời gian hiện tại: Dù dự báo là nói đến tương lai nhưng hiện tại vẫn là vấn đề quan trọng và trung tâm. Thời gian hiện tại có ý nghĩa to lớn, nó có sức mạnh làm thay đổi dự báo trong quá khứ và tương lai đã được báo trước: Trần Thái Vương là Chiêu Văn đồng tử theo lệnh Thượng đế giáng sinh nơi cung vua 48 năm, đến hạn bị bệnh nặng, sắp về trời. Nhờ con cái hiếu thảo mà Thượng đế cảm động, tăng tuổi thọ thêm 12 năm (Tờ tấu thiên đình ứng nghiệm). Cha của Nguyễn Đình Gia ở Cát Trù, Cẩm Khuê là người giỏi xem số đoán mệnh, nhà giàu có bạc nghìn. Ông tự xem số cho mình sẽ có hai đứa con ngoan, trong đó có một quý tử. Nhưng khi tuổi đã tới 50 hai đứa con vẫn rong chơi cờ bạc suốt ngày. Đạo nhân nói: số mệnh không ứng nghiệm bởi tâm thuật sinh biến. Con người ta không có gì đáng trọng bừng lòng hiếu. Ông thực có tội với trời lâu rồi, nếu biết lấy lòng yêu quý thê thiếp để phụng thờ cha mẹ thì có thể làm nguôi được nỗi tức giận của quỷ thần. Từ đó ông bèn hết lòng thờ phụng không chút xao nhãng, hai con ông cũng sửa đổi tính nết, ông sống đến 70 tuổi, kịp thấy người con là Đình Gia đi thi trúng cử nhân khoa Mậu Thân năm Tự Đức thứ nhất 1848 (Dựng miếu thờ đạo nhân). Thời điểm xuất hiện dự báo thường gắn với những sự kiện đặc biệt của hiện tại, dự báo về tương lai như một cách để thưởng / phạt hành động hiện tại. Những motif truyện tiêu biểu có thể kể đến như làm việc tốt được đền ơn, được trời ban thưởng (bằng ngôi đất phong thuỷ, được giúp đỡ đỗ đạt trong thi cử, sinh con quý tử, lấy được vợ hiền) (Chuyện gã trà đồng giáng sinh, Truyện Trạng Nguyên xã Dĩnh Kế, Truyện họ Vũ ở Mộ Trạch, Như Chi được thêm tuổi thọ), độc ác, bạo ngược, tham lam, bất hiếu nên bị TP CH KHOA HC − S 13/2017 77 phạt (bị bệnh, giảm tuổi thọ, chết, không được siêu thoát, con cái hư hỏng, gia đình phiêu tán, bị mất chức) (Chuyện Lý tướng quân, Truyện mụ ác, Truyện yêu quái ở Xương Giang). Thời điểm hiện còn là tương lai hé lộ trước: Chịu ảnh hưởng của thuyết định mệnh, tiền định, mọi sự việc, mọi thứ đều được sắp xếp trước. Họa phúc, sống chết, vận mệnh cá nhân hay dân tộc đều được Trời định sẵn, trong mỗi thời điểm ở đâu, làm gì, gặp ai không phải chuyện tình cờ. Vì thế những nhân vật đặc biệt sau này ở vị thế ngôi cao từ lúc còn bình thường đã sớm có những dấu hiệu báo trước. Thời gian hiện tại với những điềm báo ấy chính là tương lai được hiển lộ trước ở hiện tại. Hồi Nghệ vương còn nhỏ, tám chín tuổi theo hầu Minh vương, vừa lúc trên giường có chiếc chiếu trúc, Minh vương bảo vịnh thử, Nghệ vương ứng khẩu đọc: Hữu vĩ thử quán, Trung không ngoại kính. Tước nhữ vi nô, Khủng thương nhân tính (Có nàng giỏi giang, trong rỗng ngoài cứng, bắt làm đày tớ, e chạm nhân tính). Tác giả truyện từ đó đã kết luận: Người quân tử nói “mệnh trời có dấu hiệu, không ai ngăn cản nổi” về sau quả nhiên như vậy (Chuyện Nghệ vương) [4, tr.102-103 - Tập 2]. Tương lai còn là sự chứng thực của dự báo quá khứ: có lúc các tác giả kể cuộc đời nhân vật theo thời gian tuyến tính nhưng cũng có nhiều trường hợp lại dùng thao tác đảo chiều thời gian trần thuật. Nhà văn miêu tả những sự kiện ở hiện tại, sau đó, quay trở về quá khứ của nhân vật với những phương thức dự báo để khẳng định lại những sự kiện ở hiện tại là đúng (Việc thi cử, Ông Lê Trãi, Cụ Thái Tể, Việt Nam kỳ phùng sự lục, Truyện, Xem tướng xương). 2.3. Một số đặc điểm của thời gian gắn với dự báo Sự kéo dài của thời gian dự báo: thời gian trong dự báo có thể chỉ là một khoảnh khắc vụt hiện với một lời phán truyền của thần linh hoặc kéo dài suốt đêm đến sáng. Dự báo có thể chỉ xuất hiện trong một đêm gắn liền với một thông tin nhưng cũng có thể xuất hiện trong nhiều đêm cũng với một thông tin hoặc tình tiết có sự chuyển biến. Các chi tiết miêu tả dự báo thường được các tác giả miêu tả mang đặc điểm là có sự kéo dài về thời gian xảy ra sự kiện, có thể diễn ra hồi lâu, từ đêm đến sáng, vài ngày, vài tuần, cả tháng: Khi Thần Long Đỗ hiển linh báo về linh khí nước Nam thì “mùi hương ngào ngạt, tiếng nhạc vang lừng, hồi lâu mới tan” (Đô đốc khuông tá thánh vương); Lúc Lê Lợi sinh, nhà có đóa mây hồng che phủ suốt ba ngày liền không tan (Lam Sơn thực lục); có sao Thái Bạch di chuyển qua bầu trời, sau hai tháng mới mờ khuất là điềm báo Đến tháng 4, Hiền vương cho mở khoa thi chọn kẻ sĩ (Nam triều công nghiệp diễn chí). Cũng trong tác phẩm này, Năm Bính Thìn (1616), mùa xuân, ngày 16 tháng giêng, nguyệt thực, mặt trăng bị che khuất khoảng một phần mười, lại có sao khách phạm vào quầng mặt trời, hơn mười ngày mới hết là điềm 78 TRNG I HC TH H NI dữ báo Cung phi họ Tô của Bình An Vương ốm chết; ở bắc triều ngôi điện mái bằng trong hoàng cung tự nhiên có máu từ trên một cột trụ chảy xuống loang cả nền nhà, mùi tanh hôi nồng nặc. Thanh Đô vương sai đạo sĩ lập đàn cầu tạ để giải trừ đến ngoài tháng bảy mới hết (Nam triều công nghiệp diễn chí); bà mẹ của Sinh phong đại vương đến kỳ vào trước hôm sinh nở một ngày, đang đêm chợt thấy một ngôi sao lửa to như cái đấu từ trên trời hạ xuống lượn vòng trên nóc nhà hồi lâu mới tan (Truyện về Sinh phong đại vương tán trị công thần thượng tể lộc công họ Đinh) Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả dự báo kéo dài mà để nhấn mạnh, các tác giả còn sử dụng thủ pháp lặp đi lặp lại một sự kiện dự báo: Đến lúc hỏa táng, lúc bọc cốt, cháu đứng quanh vái hầu, xá lị bay vào ống tay người cháu thứ, phát ra ánh sáng, hễ lấy ra lại cứ bay vào... Rút cuộc người con thứ ấy vẫn nối ngôi vua, ấy là Minh Vương (Linh hồn ông định nhường ngôi cho cháu); thần nhân xuất hiện báo hai lần báo, nhắc nhở, dọa, khuyên răn để giữ đất cho nhà họ Vũ (Truyện họ Vũ ở xã Trung Hành); con chuột đắp lá lên mặt người gia nhân ba lần cho thấy số trời đã điểm (Truyện ông lão mang lốt hổ). Với vô số trường hợp dự báo được lặp đi lặp lại có tính chu kỳ như Trần Bá Kính mộng lên trời hàng tháng vào ngày rằm vào mồng một để họp cộng đồng thiên tào. Chu sinh ba ngày nằm mộng một ngày đến Hoa quốc Khi nhà văn sử dụng các phương thức dự báo trong tác phẩm thường tạo nên sự mơ hồ, hoài nghi vì thế thủ thuật miêu tả kéo dài, lặp đi lặp lại các phương thức dự báo mang đến cảm giác đáng tin cậy vào câu chuyện. Thời gian được mã hoá kí hiệu thay vì nói trực tiếp: Thời gian được nói đến trong các phương thức dự báo thường không trực tiếp mà được mã hoá trong những câu thơ, bài sấm kí mà người thường không dễ gì hiểu được,có nhiều trường hợp đến khi sự kiện xảy ra rồi ngẫm lại mới biết đã được dự báo trước. Văn Phái hầu Nguyễn Quyện nghe được bài thơ sấm bốn câu thơ chưa hiểu hết ý nghĩa ra sao: Tam ngũ chi thời/ Hắc long ngộ hổ/ Quân tiễu long thành/ Sinh cầm đại vũ. Đến khi phá được thành Đại La, các nhà Nho cùng với Nguyễn Quyện mới giải thích được ý nghĩa của bài thơ ấy: “tam ngũ chi thời” tức là năm Quang Hưng thứ 15, “hắc long” rồng đen tức năm Nhâm Thìn, “hổ ngộ” gặp hổ là nói về tháng giêng 2, “quân tiểu long thành” là nói quân nhà Lê phá thành Đại La tức thành Thăng Long, “Sinh cầm đại vũ” là chỉ vào thường quốc công vậy (Hoan châu kí) [5]. Việc dự báo cái chết cũng xuất hiện nhiều và phần lớn cũng được nói rất ẩn ý: Sau khi công tử Hiệp Đức qua đời, người ta mới hiểu ý nghĩa câu kệ: đỉnh trung minh kinh nguyên vô ức: đĩnh trung (nửa đinh) là bán ngũ, tức là nửa năm, chỉ vào tháng sáu vậy, minh kính (gương sáng chỉ mặt trăng) là ngày rằm trăng tròn to và sáng, nguyên vô ức là không lâu dài. Tất cả nghĩa: ngày rằm tháng sáu năm nay công tử Hiệp Đức qua đời. Bấy giờ người ta mới biết TP CH KHOA HC − S 13/2017 79 lời kệ thật huyền diệu, ứng nghiệm không sai (Nam triều công nghiệp diễn chí); lời tiên tri (sấm ngữ) nói rằng: Cửu cửu kiền khôn dĩ định/ Thanh minh thời tiết tàn hoa/ Thập đáo dương đầu quá mã/ Hầu binh bách vạn hồi gia... Hai câu đầu đã ứng nghiệm (ám chỉ việc Trịnh Tráng chết năm 81 tuổi). Còn hai câu sau giải thích: “dương đầu quá mã” có nghĩa năm Ất Mùi (dê) động binh, qua năm Ngọ đến năm Thân vượt qua địa giới. Đội quân trăm vạn của Nam chúa Dũng quận công sẽ ra thăng Long vào những năm Canh Thân. Suy nghiệm theo lời sấm ngữ đó thì quân Nam sẽ thần tốc cuốn chiếu ruổi thẳng tiến ra Trung Đô, thu phục giang sơn dựng nên sự nghiệp bá vương (Nam triều công nghiệp diễn chí) [3, tr.386]. Thời gian mã hoá thường rơi vào các trường hợp liên quan đến các sự kiện lịch sử, hưng vong triều đại, việc lên ngôi vua, sự sinh tử của các nhân vật nổi tiếng. Việc mã hoá thời gian trong các phương thức dự báo qua sấm kí, đồng dao, sấm ngữ phản ánh quan niệm trung đại là cơ trời điều bí mật không dễ dàng mà biết và tiết lộ được chỉ những người có khả năng đặc biệt mới thấu tỏ. Cơ trời thường không được nói ra trước nhưng việc thông báo sự kiện bằng mã hoá là một cú lách thông minh vừa nói vừa không và thường đến khi sự kiện đã diễn ra rồi thì ngẫm lại các bài thơ người ta mới biết được nó được báo trước đó. 3. KẾT LUẬN Đóng vai trò như một phương thức dự báo, thời gian luôn là phạm trù có ý nghĩa đặc biệt trong tư duy, cảm quan, ý thức tôn giáo tín ngưỡng của người trung đại. Rõ ràng là: “Không gian và thời gian không chỉ tồn tại một cách khách quan, chúng còn được con người ý thức và thể nghiệm một cách chủ quan, trong những nền văn minh và xã hội khác nhau ở những giai đoạn khác nhau của sự phát triển xã hội, ở những tầng lớp khác nhau của cùng một xã hội, thậm chí ở những cá nhân khác nhau những phạm trù này không được tri giác và ứng dụng như nhau” [1, tr.31]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gurevich A., (1996), Các phạm trù văn hóa trung cổ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Trần Nho Thìn (2008), Văn học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 3. Nguyễn Khoa Chiêm (2003), Nam triều công nghiệp diễn chí, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.564 4. Trần Nghĩa (1997), Tổng tập tiểu thuyết Việt Nam, tập 1, 2, 3, 4, Nxb Thế giới, Hà Nội. 5. Nguyễn Cảnh Thị (2011), Hoan Châu kí, Nxb Thế giới, Hà Nội 6. Ngô Gia Văn phái (2006), Hoàng Lê nhất thống chí, Nxb Văn học, Hà Nội. 80 TRNG I HC TH H NI A SURVEY ON TIME OF ART ASSOCIATED WITH THE METHODS OF FORESEEING IN VIETNAMESE MIDDLE-AGE NARRATIVE LITERATURE Abstract: Time of art is among the essential issues in poetics study, and is particularly important in the study of methods of foreseeing in Vietnamese Middle-age narrative literature. Through the survey on the typical styles of time that the event took place. Through the kind of time was mentioned and the characteristics of the times was portrayed in the methods of foreseeing, we could realize that the creative thinking of contemporary writers were influenced by religious senses and Middle-age beliefs. Keywords: time of art, foreseeing, good sign and bad sign.
File đính kèm:
- khao_sat_thoi_gian_nghe_thuat_gan_voi_cac_phuong_thuc_du_bao.pdf