Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định

Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và tìm hiểu một số rào cản đối với sinh viên trong việc đi xuất khẩu lao động.

Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 1

Trang 1

Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 2

Trang 2

Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 3

Trang 3

Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 4

Trang 4

Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 5

Trang 5

Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 6

Trang 6

Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 15/01/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định

Khảo sát nhu cầu làm việc ở nước ngoài của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định
90
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
KHẢO SÁT NHU CẦU LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
Trần Thị Như Trang1, Mai Thị Thanh Thu1
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát nhu cầu làm việc ở 
nước ngoài của sinh viên trường Đại học 
Điều dưỡng Nam Định và tìm hiểu một số rào 
cản đối với sinh viên trong việc đi xuất khẩu 
lao động. Phương pháp: Bộ câu hỏi được 
xây dựng để tìm hiểu nhu cầu được làm việc 
ở nước ngoài của sinh viên các năm 1,2,3 và 
những khó khăn, thách thức khi đi xuất khẩu 
lao động. Cách chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều 
giai đoạn bằng cách phân tầng, tính cỡ mẫu, 
sau đó chọn mẫu cho mỗi tầng bằng phương 
pháp chọn mẫu chùm đảm bảo độ khách 
quan cho nghiên cứu. Kết quả: 42,4% số 
sinh viên có nhu cầu làm việc ở nước ngoài. 
Đức và Nhật là hai quốc gia mà họ muốn 
làm việc nhất với tỷ lệ 52,88% và 32,46% với 
tư cách là một điều dưỡng viên trong bệnh 
viện và mục đích là kiếm tiền cho bản thân 
(64,4%), gia đình (58,6%) và phát triển trình 
độ chuyên môn, ngoại ngữ (50%). Có tới 
81,7 % sinh viên cho rằng rào cản lớn nhất 
đối với sinh viên khi đi xuất khẩu lao động đó 
chính là ngoại ngữ, không có tiền để đặt cọc, 
đảm bảo khi đi làm việc ở nước ngoài chiếm 
41,4% và tự ti với trình độ chuyên môn chưa 
cao chiếm 39,8%. Kết luận: Cung cấp thông 
tin đầy đủ, chính xác về các chương trình đi 
làm việc tại nước ngoài và tư vấn cho sinh 
viên, đưa chương trình dạy tiếng Đức, tiếng 
Nhật thành môn học chính thức, khuyến cáo 
sinh viên tăng cường tìm hiểu thông tin về 
các chương trình làm việc ở nước ngoài. 
Từ khóa: Xuất khẩu lao động, thị trường 
lao động, lao động
SURVEY THE DEMAND ON WORKING ABROAD OF STUDENTS 
IN NAM DINH UNIVERSITY OF NURSING
ABSTRACT
Objective: To survey the need of working 
abroad among students in Nam Dinh 
University of Nursing and related barriers. 
Method: The questionnaire was used to 
find out about the need to work abroad of 
the first, second and third year students and 
difficulties as well as challenges in exporting 
labor. Multiple-stage random sampling was 
performed by stratification, sampling size, 
and then sampling for each stratum by means 
of cluster sampling to ensure the objectivity 
for the study. Result: 42.4% of students have 
demand to work abroad. Germany and Japan 
are the two countries where they want to work 
most with the rate of 52.88% and 32.46% as 
a nurse in the hospital and the purpose is 
to earn money for themselves (64.4% ), for 
family (58.6%) and for developing profession 
and foreign language (50%). As many as 
81.7% of students said that the biggest 
barrier for students when working abroad 
is foreign language, there is not enough 
money to deposit taking up 41.4% % and 
the low self-esteem is 39.8%. Conclusion: 
Providing complete and accurate information 
on overseas study programs and counseling 
for students, introducing the German and 
Japanese as an official language in the 
training curriculum, recommending Students 
to learn more information about work 
programs in abroad.
Key words: Labor export, labor market, 
labor
Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Như Trang
Email: Nice.tran@gmail.com
Ngày phản biện: 13/6/2018
Ngày duyệt bài: 18/6/2018
Ngày xuất bản: 28/6/2018
91
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xu thế hội nhập hóa và toàn cầu hóa đã 
đặt giáo dục đại học Việt Nam từng bước 
phải hội nhập về chương trình đào tạo và 
cạnh tranh chất lượng trong đó chú trọng 
và đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một nhu 
cầu thiết yếu nhằm giải quyết bài toán đầu 
ra cho sinh viên. Nghị định số 152/1000/
NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của 
Chính phủ nêu rõ: “Xuất khẩu lao động là 
hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển 
nguồn lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập, 
nâng cao trình độ tay nghề và tăng nguồn 
thu ngoại tệ cho đất nước, Bùi Thu Thủy 
(2014) Xuất khẩu lao động Việt Nam sang 
thị trường Đông Bắc Á, thực trạng và giải 
pháp đã nhấn mạnh thêm ba vai trò quan 
trọng của XKLĐ là góp phần giải quyết việc 
làm; góp phần vào việc đào tạo tay nghề 
cho người lao động; tạo nguồn thu quốc gia, 
tăng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. [6] 
Trong bối cảnh thiếu hụt về nguồn nhân lực 
điều dưỡng chất lượng cao ở nhiều nước 
trên thế giới như Mỹ dự kiến đến năm 2020 
sẽ thiếu 434.000 lao động; Úc theo khảo sát 
vào 2/2012 của Joboutlook, dự kiến cần tới 
12.000; Canada theo ước tính của Hiệp hội 
Điều dưỡng, năm 2016 thiếu 113.000 điều 
dưỡng viên. Đặc biệt tại Nhật Bản, theo ông 
Nimonjima, giám đốc mạng lưới nhân lực 
Châu Á cho biết, đất nước này thiếu khoảng 
40.000 điều dưỡng viên và 150.000 hộ lý. 
Vì vậy Chính phủ Nhật Bản đã mở cửa tiếp 
nhận điều dưỡng viên từ 3 nước Việt Nam, 
Philippines và Indonexia theo hiệp định đối 
tác kinh tế EPA. 
Đại học Điều dưỡng Nam Định với trọng 
trách và sứ mạng là đào tạo và cung cấp 
nguồn nhân lực Điều dưỡng cho Việt Nam, 
hướng đến đào tạo nguồn nhân lực Điều 
dưỡng chất lượng cao nhằm đón đầu cung 
cấp cho thị trường thế giới, tạo việc làm 
ổn định, thu nhập cao cho sinh viên sau 
khi tốt nghiệp. Kết quả khảo sát năm 2012 
cho thấy tỷ lệ sinh viên đại học chính quy 
có việc làm ngay là 35,9%, 73.7% sinh viên 
đại học và 82.0% sinh viên cao đẳng có 
mức thu nhập bình quân chỉ từ 1 triệu đến 3 
triệu đồng /tháng [1]. Chính vì vậy, việc định 
hướng nghề nghiệp và các con đường tiếp 
cận với việc làm ở nước ngoài cho sinh viên 
ngay khi họ còn ngồi trong ghế nhà trường 
rất quan trọng nhằm chuẩn bị tốt cho họ về 
kỹ năng, kiến thức và năng lực ngoại ngữ. 
Vậy sinh viên hiện nay đã có những định 
hướng như thế nào về nghề nghiệp? Họ có 
nguyện vọng làm việc tại nước ngoài hay 
không và gặp phải những khó khăn nào? 
Nhà trường có thể hỗ trợ họ ra sao? Để trả 
lời cho những câu hỏi trên, nhóm tác giả đã 
lựa chọn đề tài: “Khảo sát ...  cứu sẽ sử dụng các 
bảng, biểu đồ để mô tả các số liệu. Các tỷ lệ 
phần trăm được sử dụng để tính được các 
chỉ số đầu ra của nghiên cứu. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng: 
Trong tổng số 450 sinh viên tham gia 
nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên là nữ giới chiếm 
đa số (93,6%), chỉ có 6,4 % sinh viên là nam 
tham gia trả lời. Đa số sinh viên đều xuất 
thân từ các vùng nông thôn chiếm tới 86 %, 
tỷ lệ sinh đến từ các đô thị chỉ chiếm 8,4%, 
đặc biệt có 5,6% sinh viên ở các vùng miền 
núi.
3.2. Nhu cầu làm việc ở nước ngoài:
Bảng 3.1. Nhu cầu làm việc tại nước 
ngoài sau tốt nghiệp của sinh viên
Dự định Tần số Tỷ lệ %
Có 191 42,4
Không 259 57,6
Bảng 3.2. Quốc gia sinh viên muốn làm 
việc
Quốc gia muốn 
làm việc Tần số Tỷ lệ %
Đức 101 52,88
Nhật 62 32,46
Hàn Quốc 23 12,04
Đài Loan 1 0,52
Khác 4 2,09
93
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
Bảng 3.3. Lý do không muốn làm việc ở nước ngoài
Lý do không làm việc ở nước ngoài Tần số Tỷ lệ %
Không có tiền để đi làm tại nước ngoài 52 20,1
Không thích làm việc tại nước ngoài 58 22,4
Không muốn xa gia đình,người thân yêu 189 73
Không có năng lực ngoại ngữ 82 31,7
Khác 3 1,2
Có tới 57,6 % đối tượng nghiên cứu không muốn đi làm việc tại nước ngoài trong đó vì 
lý do không muốn xa gia đình chiếm 73%, do không có năng lực ngoại ngữ chiếm 31,7%. 
Bảng 3.4. Mục đích của sinh viên khi làm việc tại nước ngoài
Mục đích làm việc ở nước ngoài Tần số Tỷ lệ %
Muốn gửi tiền về cho gia đình 112 58,6
Muốn tiết kiệm tiền cho tương lai của bản thân 123 64,4
Muốn học các kỹ thuật điều dưỡng tiên tiến 95 50,3
Muốn học ngoại ngữ 91 47,6
Muốn phát triển bản thân 110 58,1
Vì có gia đình, người quen đang sinh sống tại nước ngoài 14 7,3
64,4% đối tượng có nhu cầu đi lao động nước ngoài với mục đích tiết kiệm tiền cho 
tương lai của bản thân. 58,6 % đối tượng nghiên cứu muốn đi để kiếm tiền gửi về cho gia 
đình, số sinh viên đi vì lý do có gia đình người quen sống ở nước ngoài chiếm tỷ lệ ít nhất 
là 7,3%. 
Bảng 3.5. Rào cản cản trở sinh viên đi làm việc tại nước ngoài
Rào cản đối với sinh viên Tần số Tỷ lệ %
Ngoại ngữ 156 81,7
Trình độ chuyên môn 76 39,8
Sự đồng ý của gia đình 30 15,7
Sức khỏe của bản thân 29 15,2
Không có tiền (Tiền bảo đảm, đặt cọc) 79 41,4
Thông tin tiếp cận về việc làm tại nước ngoài 53 27,7
Khác 5 2,6
Bảng 3.6. Những hoạt động cần thiết để cung cấp thông tin
Những hoạt động cần thiết cung cấp thông tin Tần số Tỷ lệ %
Tổ chức hội chợ việc làm 66 34,6
Tổ chức các buổi tọa đàm về việc làm 92 48,2
Mời các doanh nghiệp tuyển dụng đến nói chuyện 126 66,0
Các thầy cô giáo chia sẻ kinh nghiệm 81 42,4
Mời các cựu sinh viên đến chia sẻ kinh nghiệm 88 46,1
Khác 6 3,1
94
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
Có 28% đối tượng nghiên cứu cho rằng 
hoạt động cần thiết để cung cấp thông tin 
là mời các doanh nghiệp tuyển dụng đến 
nói chuyện với sinh viên; 20.4% đối tượng 
muốn tổ chức các buổi tọa đàm về việc làm.
4. BÀN LUẬN
4.1. Nhu cầu lao động nước ngoài của 
sinh viên
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ sinh 
viên có nhu cầu đi xuất khẩu lao động sau 
tốt nghiệp lên tới 42,4%. Một trong nhiều 
nguyên nhân khiến con số này cao là khả 
năng tìm kiếm việc làm trong nước sau khi 
tốt nghiệp của các em là khá khó khăn. Theo 
ước tính mỗi năm tại Việt Nam có thêm 
khoảng 200.000 cử nhân và thạc sĩ bị thất 
nghiệp. Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng của 
tư tưởng muốn đi xin việc thì cần phải có 
tiền (thậm chí là nhiều tiền) và mức lương 
hưởng nếu được nhận vào làm việc cũng 
không cao như kỳ vọng. Ngoài ra hiện nay 
các thông tin về cơ hội tìm kiếm việc làm tại 
nước ngoài như Đức, Nhật Bản và một số 
quốc gia khác là rất dễ tiếp cận. Sinh viên 
có thể tiếp cận các thông tin này từ nhiều 
kênh khác nhau như internet, tivi, từ Ban tư 
vấn việc làm của các trường đại học, thậm 
chí các công ty xuất khẩu lao động có thể về 
tư vấn trực tiếp tại các trường đại học. Mặc 
dù chưa có những bằng chứng xác thực 
về vấn đề này, tuy nhiên trong phạm vi của 
nghiên cứu này nhóm nghiên cứu đề xuất 
các yếu tố trên là những nhân tố ảnh hưởng 
trực tiếp đến tâm lý có nhu cầu đi làm việc 
tại nước ngoài sau tốt nghiệp của sinh viên 
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Đây 
có thể là một hướng đi đúng đắn góp phần 
giải quyết bài toán việc làm hiện nay: vừa 
đảm bảo mục tiêu giải quyết công ăn việc 
làm, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh để 
phát triển kinh tế xã hội trong nước.
Khi đi sâu tìm hiểu mục đích muốn đi làm 
việc ở nước ngoài của sinh viên, nghiên 
cứu nhận thấy có tới 64,4% sinh viên muốn 
tiết kiệm tiền cho bản thân và 58,6% muốn 
đi làm để gửi tiền về cho gia đình. Số liệu 
này là hoàn toàn hợp lý khi mà có tới trên 
90% sinh viên sinh ra ở các vùng nông thôn 
và miền núi, bên cạnh đó đa số cha, mẹ các 
em cũng đều làm nông nghiệp hoàn cảnh 
kinh tế còn nhiều khó khăn. Do đó việc các 
sinh viên muốn đi làm nước ngoài để kiếm 
tiền cho bản thân và cho gia đình là điều 
hoàn toàn hợp lẽ tự nhiên. Như vậy có thể 
thấy việc xuất khẩu lao động sẽ góp phần 
tạo thêm công ăn việc làm, tạo nguồn thu 
cho quốc gia, tăng tích lũy cho nền kinh tế 
quốc dân. 
Bên cạnh lý do kiếm tiền, thì mục đích 
phát triển bản thân, phát triển kỹ năng nghề 
nghiệp cũng được rất nhiều sinh lý lựa chọn. 
Các nghiên cứu trước đây về vấn đề này đã 
chứng minh cho những nhận định trên. Tác 
giả Bùi Thu Thủy cho rằng xuất khẩu lao 
động là góp phần vào việc đào tạo tay nghề 
cho người lao động, nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực cho đất nước [6]. Tác giả 
Nguyễn Tiến Dũng khi nghiên cứu về phát 
triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội 
nhập kinh tế quốc tế cũng đi đến kết luận 
xuất khẩu lao động(XKLĐ) góp phần phát 
triển nguồn nhân lực đất nước bởi nhờ có 
XKLĐ mà nhà nước quan tâm và có chính 
sách đào tạo, đào tạo lại cho một bộ phận 
lao động làm cho chất lượng nguồn nhân 
lực từng bước được cải thiện [2].
Kết quả nghiên cứu về địa điểm xuất khẩu 
lao động cho thấy, Đức và Nhật là hai quốc 
gia được nhiều sinh viên lựa chọn nhất lần 
lượt là 52,88 và 32,46%. Nguyên nhân sinh 
viên lựa chọn hai quốc gia này để đi làm việc 
có thể là do thông tin về xuất khẩu lao động 
tại hai quốc gia này xuất hiện nhiều trên các 
phương tiện thông tin đại chúng. Đây cũng 
là hai quốc gia có ký kết hợp tác chính thức 
với Việt Nam về việc xuất khẩu lao động là 
điều dưỡng. Thỏa thuận giữa Cục Quản lý 
lao động ngoài nước với Cơ quan Hợp tác 
quốc tế Đức (GIZ) ký ngày 4/5/2016 thực 
95
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
hiện thí điểm đưa điều dưỡng viên Việt Nam 
sang học tập và làm việc tại Cộng hòa Liên 
bang Đức trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ 
người bệnh. 
Về địa điểm mong muốn được làm việc 
đa phần sinh viên đều muốn được làm việc 
như là những điều dưỡng viên tại các bệnh 
viện (71,9%). Đây là mong muốn chính đáng 
của sinh viên, tuy nhiên để đạt được mong 
muốn này không phải chuyện đơn giản. Vì 
hiện nay chương trình đào tạo điều dưỡng 
của Việt Nam còn chưa đạt chuẩn quốc tế, 
đặc biệt ở các quốc gia phát triển như Đức 
và Nhật thì tiêu chuẩn lại càng gắt gao. Do 
vậy để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu 
lao động và nhu cầu về vị trí làm việc của 
sinh viên một mặt là sự cố gắng nỗ lực của 
người học thì việc đổi mới chương trình đào 
tạo là hết sức cần thiết. Đây vừa là động 
lực đồng thời cũng là thách thức cho ngành 
giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 
Về thời gian làm việc tại nước ngoài, đa 
số sinh viên đều chỉ có nhu cầu làm việc ≤ 
5 năm sau đó quay trở về nước. Tỷ lệ sinh 
viên muốn làm việc lâu hơn 5 năm đa số 
gặp ở sinh viên nam. Với mức lương (theo 
lý thuyết) hàng tháng thì chỉ khoảng 5 năm 
một sinh viên làm việc ở nước ngoài có thể 
kiếm được khoảng trên 1 tỷ đồng (đã trừ 
các khoản chi phí). Số tiền này là tương đối 
lớn với đa số người mới ra trường được 5 
năm ở Việt Nam. Đối với các sinh viên nữ 
họ cần quay về sớm để có thể lập gia đình 
và sớm tìm kiếm được việc làm ổn định với 
số vốn đã có. Còn đối với các sinh viên nam 
do áp lực về việc lập gia đình không cao nên 
nhu cầu ở lại dài hơn nữ.
4.2. Những rào cản đối với sinh viên 
khi có nhu cầu làm việc ở nước ngoài.
Có rất nhiều rào cản cản trở đến khả 
năng đi làm việc nước ngoài của sinh viên, 
tuy nhiên có 2 rào cản lớn nhất được các 
sinh viên nhận diện đó là khả năng ngoại 
ngữ và trình độ chuyên môn. 
Đầu năm 2017, một khảo sát trên 27.000 
expat (tạm dịch: người đang làm việc tại 
một quốc gia nước ngoài, không phải nơi họ 
sinh ra và lớn lên) được Ngân hàng HSBC 
đưa ra danh sách các quốc gia, vùng lãnh 
thổ tốt nhất cho ai mong muốn theo đuổi 
một công việc tại nước ngoài. Khi được hỏi 
về việc có tự tin “thử sức” ở môi trường làm 
việc tại nước ngoài, Nguyễn Quang Dũng 
(21 tuổi, ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM) 
cũng như một số bạn trẻ khác tỏ ra khá e dè 
vì sợ bị “sốc văn hóa” và gặp rào cản ngôn 
ngữ. “Chúng tôi có thể giao tiếp tiếng Anh 
tốt nhưng khi bước vào môi trường làm việc 
thuần quốc tế, có lẽ chúng tôi sẽ gặp không 
ít khó khăn. Ngoài ra, tôi tự thấy một “điểm 
trừ” khác của bản thân là tinh thần làm việc 
nhóm chưa tốt”. Thiếu hụt kỹ năng dẫn đến 
những khó khăn cho sinh viên trong việc 
chiếm được lòng của nhà tuyển dụng và là 
nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp 
của sinh viên mới ra trường.
Một rào cản khác cũng được rất nhiều 
sinh viên đề cập đến đó là không có tiền để 
đặt cọc (41,4%). Như đã đề cập ở phần 3.1 
tỷ lệ sinh viên sống ở các vùng nông thôn 
và miền núi gần 90% và đa số bố, mẹ các 
em đều làm nông nghiệp, số tiền chu cấp 
hàng tháng cho việc học đã rất khó khăn 
nay lại phải bỏ một khoản tiền lớn (khoảng 
100 triệu) là điều không tưởng. Do vậy để 
có thể tạo điều kiện giúp các em sinh viên 
có hoàn cảnh khó khăn đi làm việc tại nước 
ngoài, các cơ quan có thẩm quyền cần xây 
dựng những chính sách hỗ trợ cần thiết.
Bên cạnh rào cản về sốc văn hóa, nhiều 
sinh viên cũng lo ngại về áp lực công việc 
khi sang nước ngoài làm việc đặc biệt là ở 
Nhật Bản. Các thống kê cho thấy số người 
lao động ở Nhật Bản tìm đến cái chết để 
giải thoát những áp lực công việc ngày càng 
tăng. Theo thống kê của chính phủ Nhật, 
năm 2016 có hơn 21 ngàn vụ tự tử thành 
công tại Nhật. So với các năm trước, tỷ lệ 
các vụ tự tử gia tăng: hồi năm 2008, tỷ lệ 
96
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
này là 19,1%, năm 2012 là 23.4% và năm 
2016 tỷ lệ này tăng lên 23,6%. Điều này cho 
thấy nhu cầu cần phải có những lớp đào tạo 
tâm lý cũng như cách thức sắp xếp, lập kế 
hoạch công việc để sinh viên sau khi đi xuất 
khẩu lao động có thể hạn chế được các áp 
lực công việc xảy ra với họ.
Để khắc phục được những rào cản trên, 
sinh viên cũng đã đưa ra nhiều đề xuất để 
giải quyết vấn đề. Giải pháp mà các sinh 
viên lựa chọn nhiều nhất đó là mời các 
doanh nghiệp tuyển dụng đến nói chuyện 
(66%). Vì đây là những đơn vị có nhiều kinh 
nghiệm trong hoạt động xuất khẩu lao động 
do vậy họ có thể trả lời hầu hết các thắc 
mắc của sinh viên. Ngoài ra các đơn vị này 
cũng có thể đưa ra các tư vấn giúp tăng khả 
năng đi xuất khẩu lao động của sinh viên. 
Bên cạnh đó việc tổ chức các buổi tọa đàm 
về việc làm, chia sẻ kinh nghiệm của giáo 
viên, cựu sinh viên cũng như tổ chức các 
hội chợ việc làm cũng được sinh viên đề 
cập đến. Ngoài những giải pháp trên, để 
giúp sinh viên có thể đi làm và thích nghi 
được với môi trường làm việc mới cần xây 
dựng tổ chức các lớp học về văn hóa của 
quốc gia sẽ đi làm việc, các lớp về kỹ năng 
sống, các lớp về tâm lý học.
5. KẾT LUẬN
Qua khảo sát 450 sinh viên điều dưỡng 
từ năm thứ nhất đến năm thứ ba của 
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định về 
nhu cầu làm việc ở nước ngoài, kết quả cho 
thấy: tỷ lệ sinh viên có nhu cầu đi làm việc 
ở nước ngoài là 42,4%. Không có sự khác 
biệt về nhu cầu giữa giới tính, nơi sinh và số 
năm đào tạo tại trường. Đức và Nhật Bản 
là hai quốc gia sinh viên muốn được làm 
việc nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt là 52,88% 
và 32,46%. Vị trí công việc sinh viên muốn 
làm khi đi xuất khẩu lao động là như một 
điều dưỡng viên trong các bệnh viện. Mục 
đích chính của sinh viên đi làm việc ở nước 
ngoài là kiếm tiền cho bản thân (64,4%) và 
gia đình (58,6%) và tỷ lệ sinh viên muốn 
đi làm ở nước ngoài để phát triển trình độ 
chuyên môn và ngoại ngữ đạt trên 50%.
Có tới 81,7 % sinh viên cho rằng rào 
cản lớn nhất đối với sinh viên khi đi làm 
việc ở nước ngoài đó chính là ngoại ngữ. 
Không có tiền để đặt cọc, đảm bảo khi đi 
làm việc ở nước ngoài cũng là một rào cản 
rất lớn (41,4% sinh viên lựa chọn). Rào cản 
tiếp theo là trình độ chuyên môn chưa cao 
(39,8% sinh viên lựa chọn). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Tuấn Anh (2012) Khảo sát việc 
làm của sinh viên Đại học, Cao đẳng sau 
tốt nghiệp trường Đại học Điều dưỡng Nam 
Định, Tạp chí Y học Thực hành số 818-819, 
(702-706)
2. Nguyễn Tiến Dũng (2010) Phát triển 
xuất khẩu lao động Việt nam trong hội 
nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh 
tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học 
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Lương Trào (2009) Bài giảng 
về tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lao 
động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc 
tế. Tạp chí Lao động và Xã hội số 279+280, 
tháng 1+2/2006, (4-10) 
4. Vũ Hồng Nhung (2015) Triển vọng 
xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật 
Bản trong bối cảnh mới. Luận văn thạc sĩ 
kinh tế quốc tế, trường Đại học kinh tế - Đại 
học Quốc Gia Hà Nội; Mã số 60 31 01 06. 
5. Phạm Quý Thọ (2005): Thị trường lao 
động Việt Nam-thực trạng và các giải pháp 
phát triển. NXB Lao Động và Xã hội, Hà Nội. 
6. Bùi Thu Thủy (2014) Xuất khẩu lao 
động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc 
Á, thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc 
sĩ ngành Kinh tế chính trị, Trường Đại học 
Kinh tế Quốc dân; Mã số: 60 31 01 01.

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_nhu_cau_lam_viec_o_nuoc_ngoai_cua_sinh_vien_dai_hoc.pdf