Khảo sát kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, năm 2013
Với mục tiêu khảo sát kiến thức, thực hành và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến
kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng (TCM) của bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi
và tại phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh năm 2013, nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến
hành từ tháng 5-10/2013 trên 420 đối tượng là bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại
phường Hạp Lĩnh - thành phố Bắc Ninh cho kết quả: có 95,2% đối tượng đã nghe nói về
bệnh TCM, tỷ lệ bà mẹ hiểu tác nhân gây bệnh là do vi rút đường ruột chiếm 36,4 %,
đường lây bệnh TCM là qua đường tiêu hóa chiếm 41,2%, 71,7% các bà mẹ cho rằng trẻ
đi học tại nhà trẻ là yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh TCM, 75% đối tượng nói được biểu
hiện của bệnh, tỷ lệ hiểu biết về các biến chứng do bệnh TCM gây ra cao nhất là viêm
não – màng não 3,9%, 46,9% đối tượng cho rằng trẻ dưới 3 tuổi dễ mắc bệnh, 54,5% đối
tượng biết thời gian phát bệnh từ 3-10 ngày. Có 97,9% bà mẹ rửa tay bằng xà phòng và
nước sạch, 64% các bà mẹ rửa tay sau khi đi vệ sinh, các bà mẹ thực hiện cho trẻ ăn chín
uống sôi chiếm tỷ lệ 70,5; 95,7% các bà mẹ thực hiện làm sạch bề mặt, vật dụng tiếp xúc
hàng ngày của trẻ, trong đó, tỷ lệ làm sạch bằng nước là 60%, bằng xà phòng là 44,5%,
bằng Cloramin B 2% là 16,2%; 99% bà mẹ thu gom xử lý phân, chất thải của trẻ
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, năm 2013
40 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI PHƯỜNG HẠP LĨNH, THÀNH PHỐ BẮC NINH, NĂM 2013 Bùi Thế Thực Trung tâm Truyền thông GDSK Bắc Ninh Tóm tắt nghiên cứu Với mục tiêu khảo sát kiến thức, thực hành và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng (TCM) của bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi và tại phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh năm 2013, nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 5-10/2013 trên 420 đối tượng là bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại phường Hạp Lĩnh - thành phố Bắc Ninh cho kết quả: có 95,2% đối tượng đã nghe nói về bệnh TCM, tỷ lệ bà mẹ hiểu tác nhân gây bệnh là do vi rút đường ruột chiếm 36,4 %, đường lây bệnh TCM là qua đường tiêu hóa chiếm 41,2%, 71,7% các bà mẹ cho rằng trẻ đi học tại nhà trẻ là yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh TCM, 75% đối tượng nói được biểu hiện của bệnh, tỷ lệ hiểu biết về các biến chứng do bệnh TCM gây ra cao nhất là viêm não – màng não 3,9%, 46,9% đối tượng cho rằng trẻ dưới 3 tuổi dễ mắc bệnh, 54,5% đối tượng biết thời gian phát bệnh từ 3-10 ngày. Có 97,9% bà mẹ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, 64% các bà mẹ rửa tay sau khi đi vệ sinh, các bà mẹ thực hiện cho trẻ ăn chín uống sôi chiếm tỷ lệ 70,5; 95,7% các bà mẹ thực hiện làm sạch bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày của trẻ, trong đó, tỷ lệ làm sạch bằng nước là 60%, bằng xà phòng là 44,5%, bằng Cloramin B 2% là 16,2%; 99% bà mẹ thu gom xử lý phân, chất thải của trẻ. 1. Đặt vấn đề Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra, lây từ người sang người, dễ gây thành dịch và được xếp vào nhóm bệnh dịch nguy hiểm mới nổi giai đoạn 2013-2016. Tại Bắc Ninh, ca bệnh tay chân miệng đầu tiên được phát hiện vào tháng 6/2011. Số ca mắc tăng nhanh theo từng năm. Riêng trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã phát hiện được 36 ca tay chân miệng. Trước thực trạng trên, ngành Y tế và các địa phương đã chỉ đạo và triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt và cơ bản khống chế kịp thời, không để bệnh dịch lan rộng. Tuy nhiên, thông qua hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh TCM cho thấy, mặc dù được quan tâm song vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch còn thấp, nhận thức của cộng đồng về bệnh TCM còn hạn chế. Trong khi đó, bệnh TCM có tốc độ lây lan nhanh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ. Theo dự báo, dịch bệnh TCM có thể có nguy cơ bùng phát trở lại nếu không có biện pháp phòng bệnh chủ động. Vì thế phòng, chống bệnh TCM đang trở thành mối quan tâm của ngành Y tế và cả cộng đồng. Trong công tác phòng chống dịch bệnh TCM, người mẹ có vai trò quan trọng vì họ trực tiếp chăm sóc trẻ. Tuy nhiên kiến thức về bệnh TCM của đối tượng này còn hạn chế 41 dẫn đến thực hành phòng chống bệnh TCM chưa đúng, chưa đủ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh TCM ở trẻ còn cao. Phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh có tốc độ đô thị hóa nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nhờ phát triển kinh tế trang trại, kinh doanh, dịch vụ. Đây cũng là địa phương có số trẻ dưới 5 tuổi khá cao (715 trẻ). Năm 2012, Hạp Lĩnh có số trẻ em mắc bệnh TCM cao nhất so với 19 xã, phường của thành phố (26 ca). Ở Bắc Ninh chưa có đề tài nào khảo sát về thực trạng kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về bệnh TCM. Từ thực tế trên, tôi nhận thấy cần tiến hành nghiên cứu “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh năm 2013”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Khảo sát kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại phường Hạp Lĩnh, TP. Bắc Ninh năm 2013. 2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại phường Hạp Lĩnh, TP. Bắc Ninh. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 5 - 10/2013 - Địa điểm: Phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 3.3. Đối tượng nghiên cứu - Bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh 3.4. Chọn mẫu - Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n= Z2(1- α/2)*p (1-p)/ d2 Trong đó: n: Số bà mẹ cần điều tra p: là tỷ lệ ước số bà mẹ đạt kiến thức về bệnh TCM là 50% (p=0,5) Z: ứng với độ tin cậy 95% (z =1,96) α: là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 5% d: sai số cho phép 5% (d= 0,05) Thay vào công thức ta tính được n = 384. Ước lượng 10% vắng mặt hoặc từ chối phỏng vấn và làm tròn số bà mẹ tham gia phỏng vấn là 420 bà mẹ. 42 - Phương pháp chọn mẫu + Lập danh sách bà mẹ có con dưới 5 tuổi theo vần A, B, C,.... + Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống: Hệ số k = N/n = 2 + Với hệ số k=2 thì cứ 2 bà mẹ ta lấy 1 người (đánh số tự động trong danh sách) cho đến khi được 420 bà mẹ. 3.5. Phân tích số liệu: Bằng phần mềm SPSS 13.0 3.6. Một số khái niệm và thước đo Căn cứ vào Quyết định 1003/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Y tế xác định kiến thức, thực hành đúng, nghiên cứu mặc định một số thước đo về kiến thức, thực hành về bệnh TCM như sau: - Kiến thức đạt: Trả lời đúng trên 50% nội dung về bệnh TCM. - Kiến thức không đạt: Trả lời đúng dưới 50% nội dung về bệnh TCM. - Thực hành đạt: trên 50% số thực hành đúng về phòng chống bệnh TCM. - Thực hành không đạt: dưới 50% số thực hành đúng về phòng chống bệnh TCM. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi Từ 19 - 25 tuổi 59 14 Từ 26 - 35 tuổi 273 65 Từ 36 - 49 tuổi 88 21 Học vấn Không đi học 3 0,7 Tiểu học 45 10,7 Trung học cơ sở 115 27,4 Trung học phổ thông 227 54,1 Sơ cấp/Trung cấp 30 7,1 Nghề nghiệp chính Làm ruộng 104 24,7 Công chức/viên chức 44 10,5 Công nhân 200 47,6 Bán hàng/kinh doanh 46 11 Trông trẻ, giúp việc gia đình 6 1,4 Nội trợ 20 4,8 43 Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bà mẹ trong nghiên cứu tuổi từ 18 trở lên, trong đó tập trung nhiều nhất từ 25- 35 tuổi, chiếm 65%; độ tuổi 18- 25 chiếm tỷ lệ thấp nhất (14%). Số bà mẹ chăm sóc trẻ không đi học chiếm tỉ lệ thấp nhất (0,7%), các bà mẹ có trình độ học hết phổ thông trung học chiếm tỷ lệ cao nhất (54,1%), tiếp đến là trung học cơ sở chiếm 27,4%. Nghề nghiệp của các bà mẹ: làm công nhân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn phường và các khu vực lân cận chiếm tỷ lệ 47,6%. Có 24,7% số bà mẹ làm ruộng. Số bà mẹ còn lại là công chức, viên chức, bán hàng kinh doanh, nghề nội trợ. 4.2. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng Có tới 95,2% đối tượng đã nghe nói về bệnh TCM. Tuy nhiên vẫn còn 4,8% bà mẹ chưa được tiếp cận với những thông tin về bệnh TCM. Bảng 2: Kiến thức về tác nhân gây bệnh TCM Tác nhân gây bệnh Tần số Tỷ lệ (%) Do vi rút đường hô hấp 202 48,1 Do vi rút đường ruột 153 36,4 Do ký sinh trùng đường ruột 65 15,5 Tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về tác nhân gây bệnh do vi rút đường ruột chiếm 36,4%. Còn lại 48,1% cho là do vi rút đường hô hấp, 15,5% do ký sinh trùng đường ruột. Bảng 3: Kiến thức về đường lây bệnh TCM Đường lây Tần số Tỷ lệ (%) Qua đường tiêu hóa 173 41,2 Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch mũi họng, bọng (bóng) nước bị vỡ của trẻ bệnh 281 66,9 Qua tiếp xúc với đồ chơi, thìa, bát, bàn ghế bị nhiễm mầm bệnh. 143 34 Tỷ lệ bà mẹ hiểu đường lây bệnh TCM qua đường tiêu hóa chiếm 41,2%, qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch mũi họng, bọng (bóng) nước bị vỡ của trẻ bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 66,9%. Việc trẻ đi học tại nhà trẻ được 71,7% các bà mẹ cho là yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh TCM, 52,6% các bà mẹ cho rằng đến nơi tập trung, vui chơi giải trí là yếu tố nguy cơ, 5,7% cho rằng chơi ở nhà một mình là yếu tố nguy cơ lây bệnh. 44 Bảng 4: Kiến thức về biểu hiện chính của bệnh Biểu hiện chính của bệnh Tần số Tỷ lệ (%) Tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước toàn cơ thể. 68 16,2 Tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trị khác nhau 315 75 Tổn thương niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trị khác nhau 37 8,8 Bảng 4 cho thấy tỷ lệ đối tượng nói được biểu hiện của bệnh là 75%. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các biến chứng nguy hiểm do bệnh TCM gây ra: viêm não – màng não ( 31,9%), viêm cơ tim (20,2%) và phù phổi cấp (19,3). Kiến thức về độ tuổi dễ mắc bệnh: 46,9% đối tượng cho rằng trẻ dưới 3 tuổi dễ mắc bệnh, 42,6% đối tượng cho rằng lứa tuổi từ 3- 5 tuổi dễ mắc. Kiến thức về thời gian phát bệnh: 54,5% biết thời gian phát bệnh là từ 3-10 ngày. Kiến thức về việc cần làm khi trẻ mắc TCM: Cách ly trẻ tại nhà (42,6%), không cho trẻ đến nhà trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác (42,1%), đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất (65,7%), hạn chế ôm, hôn trẻ chiếm tỷ lệ thấp nhất (16%). 11,2 39,5 49,3 0 10 20 30 40 50 60 Trong 5 ngày đầu Từ 5-10 ngày Từ 10-14 ngày Biểu đồ 1: Thời gian cách ly khi trẻ bị TCM Có 39,5% các bà mẹ cho rằng thời gian cách ly khi trẻ mắc bệnh TCM từ 10 – 14 ngày. Tỷ lệ các bà mẹ cho rằng nên cách ly trong khoảng 5-10 ngày là 49,3%. Kiến thức về dấu hiệu cần đưa trẻ tới cơ sở y tế: 71% bà mẹ biết cần phải đưa trẻ tới cơ sở y tế khi trẻ sốt trên 390C và kéo dài trên 48 giờ; dấu hiệu ngủ lịm, chân tay yếu được ít bà mẹ cho là cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. Kiến thức về thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh: 31,2% bà mẹ cho rằng hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc điều trị hỗ trợ; 50,5% các bà mẹ không biết 45 về thuốc điều trị bệnh TCM, 33,1% bà mẹ cho rằng chưa có vắc xin phòng bệnh và có 60,5% bà mẹ không biết về vắc xin phòng bệnh TCM. Kiến thức về biện pháp phòng bệnh: Có 93,8% các bà mẹ cho rằng có biện pháp phòng bệnh TCM. Tỷ lệ các bà mẹ biết về biện pháp vệ sinh ăn uống để phòng bệnh là cao nhất (65%). Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về bệnh TCM ở mức đạt chiếm 28,6%, không đạt là 71,4%. 4.3. Thực hành về phòng bệnh tay chân miệng Thực hành rửa tay - Có 97,9% bà mẹ thực hiện rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Thời điểm các bà mẹ rửa tay nhiều nhất là sau khi đi vệ sinh (chiếm 64%) và thời điểm ít rửa tay nhất là trước khi bế trẻ. - Việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch cho trẻ được 97,9% các bà mẹ thực hiện. Thời điểm rửa tay cho trẻ nhiều nhất là trước khi bế trẻ (chiếm 81,3%), thời điểm trẻ ít được rửa tay nhất là sau khi trẻ đi vệ sinh. Thực hành vệ sinh ăn uống cho trẻ Bảng 5: Thực hành vệ sinh ăn uống cho trẻ Thực hiện Tần số Tỷ lệ (%) Cho trẻ ăn chín, uống sôi 296 70,5 Vật dụng ăn uống của trẻ được vệ sinh sạch sẽ 133 31,7 Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày 138 32,9 Không mớn thức ăn cho trẻ 97 23,1 Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi 166 39,5 Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay 178 42,4 Không cho trẻ dùng chung vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi. 81 19,7 Cho trẻ ăn chín uống sôi: Được các bà mẹ thực hiện với tỷ lệ cao nhất (70,5%), không cho trẻ dùng chung vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi được thực hiện với tỷ lệ thấp nhất (19,7%). Làm sạch bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày của trẻ: Có 95,7% các bà mẹ thực hiện công việc này. 46 16,2% 60% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Bằng nước Bằng xà phòng Bằng Cloramin B 44,5% Biểu đồ 2: Cách vệ sinh bề mặt, vật dụng tiếp xúc với trẻ Tỷ lệ các bà mẹ làm sạch bề mặt vật dụng tiếp xúc với trẻ bằng nước chiếm tỷ lệ cao nhất (60%), bằng xà phòng chiếm 44,5%, bằng Cloramin B 2% chiếm 16,2%. 99% bà mẹ thu gom xử lý phân, chất thải của trẻ. 56% 44% Đạt Chưa đạt Biểu đồ 3: Thực hành phòng bệnh TCM Tỷ lệ thực hành phòng chống bệnh TCM chưa đạt chiếm 56%, đạt chiếm 44%. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận - Kiến thức về bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, có tới 71,4% bà mẹ tham gia nghiên cứu có kiến thức chưa đạt, trong đó chủ yếu là các kiến thức về đường lây và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh TCM. - Thực hành phòng chống bệnh TCM còn hạn chế: Tỷ lệ thực hành đạt chỉ chiếm 44%, trong đó thực hành rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch đạt tỷ lệ cao 97,9%. 47 5.2. Kiến nghị - Tăng cường tập huấn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ y tế xã, y tế thôn/khu phố về kỹ năng truyền thông GDSK về bệnh TCM nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế. - Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh TCM trên các hệ thống thông tin đại chúng trong tỉnh, đa dạng hóa các loại hình truyền thông GDSK tại trạm y tế và cộng đồng như: truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp qua các ấn phẩm (tờ rơi, áp phích). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm mới nổi Trung ương (2013), Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông về phòng, chống bệnh tay chân miệng tại một số địa phương, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2012), Quyết định số: 1003/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng, Hà Nội. 3. Bộ Y tế (2011), Chỉ thị số 06/CT-BYT về tăng cường phòng, chống tay chân miệng, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 469/QĐ-BYT về phê duyệt kế hoạch truyền thông nguy cơ phòng, chống bệnh dịch nguy hiểm mới nổi giai đoạn 2013- 2016”, Hà Nội 5. Thủ tướng Chính phủ (2011), Công điện chỉ đạo công tác phòng chống dịch tay chân miệng, Hà Nội. 6. Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khỏe Bộ Y tế (1995), Sổ tay thực hành về truyền thông GDSK dành cho nhân viên truyền thông cơ sở. 7. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh (2012), Báo cáo công tác phòng chống dịch tay chân miệng, Bắc Ninh. 8. Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng - Bộ Y tế (2012), Công văn số 783/BYT- TĐKT về việc triển khai kế hoạch truyền thông nguy cơ, phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm & mới nổi giai đoạn 2013 – 2016, Hà Nội.
File đính kèm:
- khao_sat_kien_thuc_thuc_hanh_ve_benh_tay_chan_mieng_cua_ba_m.pdf