Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống của BNUT dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ

tại BVUB TP.HCM.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 188 cha mẹ BN nhi có con bị UT đang điều trị tại

khoa Ung bướu Nhi BVUB năm 2020. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng BCH để thu thập số

liệu. Thống kê mô tả và phân tích được sử dụng để phân tích số liệu.

Kết quả: CLCS BN đạt mức độ TB, điểm số cao nhất là yếu tố nhận thức thích nghi về tình trạng

bệnh điểm với = 50.7; kế đến là “Lo sợ các thủ thuật” 49 điểm, điểm bằng nhau tiếp theo “Lo sợ về điều

trị và lo lắng về tình trạng bệnh” 48.5 điểm, điểm Cronbach’s Alpha cao nhất là 0.84 điểm là “lo lắng về

tình trạng bệnh”. Có mối liên hệ CLCS giữa tuổi BN và tuổi cha mẹ BN với p = 0.0 (p < 0.05), r = 1 và r =

0.426**, tương quan mức độ mạnh; và thời gian điều trị bệnh với tái phát bệnh p = 0.0 (p < 0.05), r = 1 và r

= -0.6** tương quan mức độ mạnh ngược chiều; CLCS có sự khác nhau giữa tái phát và thời gian điều

trị, cao nhất điều trị > 3 năm CLCS 93.8 điểm, p = 0.0 (< 0.05); khác nhau phương pháp điều trị, cao nhất

là xạ trị 93.75 điểm và CLCS giữa thu nhập trung bình và nghề nghiệp của cha mẹ BN với p = 0.0 (< 0.05).

Mối liên quan giữa buồn nôn với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đều tương quan với

nhau và có p < 0.05; cao nhất “cảm giác đau” với r = 1, p = 0.0 mức độ mạnh và “Lo sợ các thủ thuật” p =

0.0, r = 0.45; “Lo lắng” r = 0.37, p = 0.0; “Nhận thức, thích nghi” r = 0.32, p = 0.0 mức độ trung bình; còn lại

tương quan thấp.

Kết luận: CLCS BN đạt mức độ TB. Có mối liên hệ CLCS giữa tuổi BN và tuổi cha mẹ BN. CLCS

có sự khác nhau giữa tái phát và thời gian điều trị, cao nhất điều trị > 3 năm, khác nhau phương pháp

điều trị, CLCS có sự khác nhau giữa tái phát và thời gian điều trị. Mối liên quan giữa buồn nôn với các

yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đều tương quan với nhau.

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 10500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhi bị ungthư dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tại bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 452 
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHI 
BỊ UNGTHƯ DỰA VÀO MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 
ĐẾN SỨC KHOẺ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HỒ CHÍ MINH 
ĐẶNG THỊ THU TRÂM1, HOÀNG THỊ MỘNG HUYỀN1, PHẠM MINH THANH1, 
NGUYỄN THỊ THU VÂN2, NGUYỄN THỊ THU HÀ2 
Địa chỉ liên hệ: Đặng Thị Thu Trâm 
Email: tramddt71@gmail.com 
Ngày nhận bài: 02/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
2 Khoa Ung Bướu Nhi - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh ung thư (UT) ở trẻ em (TE) tăng đến mức 
báo động, hằng năm trên thế giới dao động khoảng 
50-200/1.000.000 trẻ dưới 15 tuổi, 90-300/1.000.000 
trẻ dưới 19 tuổi[1]. Tại Việt Nam, cũng có tới 4.200 
trường hợp UT nhi mắc mới/ năm, tăng nhanh ở Hà 
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ UT trẻ nhỏ hơn 
5 tuổi gấp 2 lần trẻ từ 6 – 15 tuổi[2]. Hiện nay 80% 
tỷ lệ sống còn trên 5 năm của bệnh nhi (BN) UT 
cải thiện đáng kể so với trước đây là 30%[1]. Các 
phương pháp điều trị phổ biến như phẫu thuật, xạ trị, 
hóa trị liệu, dù là giảm nhẹ hay chữa bệnh, đều có 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống của BNUT dựa vào một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ 
tại BVUB TP.HCM. 
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 188 cha mẹ BN nhi có con bị UT đang điều trị tại 
khoa Ung bướu Nhi BVUB năm 2020. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng BCH để thu thập số 
liệu. Thống kê mô tả và phân tích được sử dụng để phân tích số liệu. 
Kết quả: CLCS BN đạt mức độ TB, điểm số cao nhất là yếu tố nhận thức thích nghi về tình trạng 
bệnh điểm với = 50.7; kế đến là “Lo sợ các thủ thuật” 49 điểm, điểm bằng nhau tiếp theo “Lo sợ về điều 
trị và lo lắng về tình trạng bệnh” 48.5 điểm, điểm Cronbach’s Alpha cao nhất là 0.84 điểm là “lo lắng về 
tình trạng bệnh”. Có mối liên hệ CLCS giữa tuổi BN và tuổi cha mẹ BN với p = 0.0 (p < 0.05), r = 1 và r = 
0.426**, tương quan mức độ mạnh; và thời gian điều trị bệnh với tái phát bệnh p = 0.0 (p < 0.05), r = 1 và r 
= -0.6** tương quan mức độ mạnh ngược chiều; CLCS có sự khác nhau giữa tái phát và thời gian điều 
trị, cao nhất điều trị > 3 năm CLCS 93.8 điểm, p = 0.0 (< 0.05); khác nhau phương pháp điều trị, cao nhất 
là xạ trị 93.75 điểm và CLCS giữa thu nhập trung bình và nghề nghiệp của cha mẹ BN với p = 0.0 (< 0.05). 
Mối liên quan giữa buồn nôn với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đều tương quan với 
nhau và có p < 0.05; cao nhất “cảm giác đau” với r = 1, p = 0.0 mức độ mạnh và “Lo sợ các thủ thuật” p = 
0.0, r = 0.45; “Lo lắng” r = 0.37, p = 0.0; “Nhận thức, thích nghi” r = 0.32, p = 0.0 mức độ trung bình; còn lại 
tương quan thấp. 
Kết luận: CLCS BN đạt mức độ TB. Có mối liên hệ CLCS giữa tuổi BN và tuổi cha mẹ BN. CLCS 
có sự khác nhau giữa tái phát và thời gian điều trị, cao nhất điều trị > 3 năm, khác nhau phương pháp 
điều trị, CLCS có sự khác nhau giữa tái phát và thời gian điều trị. Mối liên quan giữa buồn nôn với các 
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đều tương quan với nhau. 
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống bệnh nhi ung thư. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
453 
thể có tác dụng phụ ảnh hưởng chất lượng cuộc 
sống liên quan đến sức khỏe (CLCSK) của trẻ. 
Do đó, mong muốn cải thiện CLCSK của trẻ 
được coi như một phần quan trọng trong chiến lược 
điều trị, chăm sóc UT hiện nay, là mối quan tâm của 
toàn thế giới[3]. Đặc biệt BN UT có thể gặp nhiều vấn 
đề liên quan đến thể chất, tinh thần và cảm xúc 
khiến cho CLCSK của các trẻ bị ảnh hưởng như: 
mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn nuốt, ăn không ngon[4], rối 
loạn cảm xúc, đau khổ, trầm cảm[5], đau đớn[6] và 
nhiều vấn đề khác. Những trẻ sống sót có thể gặp 
một số tác dụng phụ lâu dài từ khối u và cách điều 
trị[7-10]. Điều trị BN UT phải tính đến sự phát triển liên 
tục về thể chất, cảm xúc, xã hội, sức khỏe, tâm lý và 
nhận thức trong thời thơ ấu, thanh thiếu niên của trẻ 
là một yêu cầu thiết yếu theo định nghĩa về sức khỏe 
và hạnh phúc của WHO “Người bệnh sống không 
phải chỉ là sống sót tồn tại, mà phải là sống có ý 
nghĩa, có hạnh phúc ở mức độ tốt nhất có thể 
được”[11]. 
Vì vậy, để hỗ trợ cho việc điều trị có hiệu quả 
sống còn, đem lại CLCSK cho BN. Tại Khoa Ung 
Bướu Nhi bệnh viện Ung Bướu (BVUB), hiện chưa 
có NC về vấn đề này nên chúng tôi NC “Khảo sát 
chất lượng cuộc sống của bệnh nhi ung thư dựa vào 
một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tại bệnh viện 
Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích cung 
cấp cho các bác sĩ những thông tin đa chiều về tình 
trạng của BN, những tác dụng không mong muốn có 
thể gặp phải trong và sau điều trị, chỉ số của BN về 
CLCSK nhất là những BN có tỷ lệ sống sau 5 năm 
và những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ BN để 
đánh giá hiệu quả điều trị, chăm sóc. Từ đó, nhân 
viên y tế lập kế hoạch chăm sóc BN có các tác dụng 
phụ không mong muốn đó, giúp BN phục hồi chức 
năng tốt hơn, đem lại kết quả tốt hơn, tăng thêm 
CLCSK để cha mẹ và BN nhi được an tâm điều trị. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
1. Khảo sát 1 số đặc điểm nhân khẩu học của 
bệnh nhi và cha mẹ tại khoa Ung Bướu Nhi, BVUB. 
2. Khảo sát mối tương quan giữa một số yếu tố 
liên quan với tình trạng bệnh làm ảnh hưởng đến 
chất lượng cuộc sống bệnh nhi tại khoa Ung Bướu 
Nhi, BVUB. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. 
Đối tượng nghiên cứu 
BN và Cha mẹ của BN bị mắc bệnh UT đang 
điều trị tại khoa Ung Bướu Nhi BVUB TP HCM từ 
01/4/2020 đến 15/10/2020. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
BN nhi trong độ tuổi từ 2 đến 15 tuổi, đã được chẩn 
đoán xác định UT, đang điều trị nội trú và ngoại trú 
tại khoa trong thời gian 01/4/2020 đến 30/9/2020. 
Hóa trị 1 lần tại khoa Ung Bướu Nhi, BVUB và 
không bị UT não. 
Cha mẹ có con trong độ tuồi từ 2 đến 15 tuổi, được 
chẩn đoán ... Naoko Tsuji (2011) trẻ được điều 
trị hơn 12 tháng cao nhất 50.6%[14]. 
Phân bố các loại bệnh 
Trẻ bị UT tỉ lệ cao nhất là bệnh bạch cầu chiếm 
43%, NC chúng tôi tương đồng với nhiều NC như 
Turk J Haematol (2016) 60%[16]; Yi Ji, 1 Siyuan Chen 
(2011) 61.3%; Naoko Tsuji (2011) 76.8%[16], điều 
này cho thấy NC chúng tôi đúng theo y văn thế giới, 
bệnh bạch cầu chiếm cao nhất trong các loại UT TE 
trên thế giới. 
Thông tin chung của cha mẹ BN 
Giới tính cha mẹ BN 
Chủ yếu là nữ chiếm 65%, thấp hơn NC của 
Turk J Haematol (2016) 86%[16]; Naoko Tsuji (2011) 
93.9%[14] và Ana C Scarpelli (2008) 77.9%[15]. 
Tuổi cha mẹ BN 
Tuổi của cha mẹ BN nhi SD = 7.4, 
NC chúng tôi tương đồng NC của Ana C Scarpelli 
(2008) 77.9% SD = 9,6[15]. 
Nơi cư trú 
Kết quả NC của chúng tôi cho thấy 84.6% cha 
mẹ BN nhi cư trú là ở tỉnh khác. Điều này hoàn toàn 
hợp lý vì BVUB TP. HCM nhận điều trị tất cả các 
bệnh UT ở các tỉnh phía Nam, Việt Nam. 
Trình độ học vấn 
Cha mẹ BN nhi có trình độ trung học cấp 2 cao 
nhất 39.4% NC Ana C Scarpelli (2008) 53.6%[15], 
khác NC của Naoko Tsuji (2011) trình độ cha mẹ là 
cấp 3 cao nhất 35.5%[14]. Trong công tác chăm sóc 
và giáo dục sức khoẻ cần chú trọng đến trình độ học 
vấn, hiểu biết của cha mẹ BN, để việc cung cấp 
thông tin, kiến thức đạt hiệu quả cao. 
Nghề nghiệp của cha mẹ BN 
Nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là nội trợ/ thất 
nghiệp 37.2%. NC của chúng tôi cho thấy mức độ 
ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ do công việc của 
cha mẹ BN nhi thu nhập không ổn định, ảnh hưởng 
đến CLCSK của trẻ. 
Thu nhập trung bình của cha mẹ BN 
Thu nhập trung bình của cha mẹ BN nhi 
1.25 ± 0.5; cao nhất 54.8% thu nhập ≤ 3 triệu; thấp 
nhất 3.7% thu nhập >9 triệu, điều này cũng đúng so 
với trình độ học vấn và nơi cư trú của cha mẹ BN, 
đa số là ở tỉnh làm nghề lao động phổ thông và nội 
trợ nên thu nhập thấp sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị 
của trẻ, NC tôi cho thấy cha mẹ thu nhập từ ≤ 3 triệu 
đến ≤ 6 triệu tổng cộng đến 89.9%, 2 mức này chỉ 
thấp đến đủ sống, NC chúng tôi tương đồng NC của 
Dương Thị Thùy Trang (2017) bà mẹ BN có khó 
khăn về kinh tế 84,3%[18]; của Naoko Tsuji (2011) gia 
đình có kinh tế thu nhập thấp nhất 51%[14] vì hầu hết 
các bà mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc con; Ana C 
Scarpelli (2008) 53.6%[15] và Varni (2002) tình trạng 
kinh tế xã hội ở mức TB thấp[12]. 
Những yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh của 
BN ảnh hưởng đến CLCS 
Điểm TB các yếu tố liên quan đến CLCS đa số 
ở mức TB thấp, một số ít mức TB. Điểm số cao nhất 
là yếu tố nhận thức thích nghi về tình trạng bệnh 
điểm 50.7; kế đến là “Lo sợ các thủ thuật” 49 
điểm; điểm bằng nhau tiếp theo “lo sợ về điều trị và 
lo lắng về tình trạng bệnh” 48.5 điểm; NC chúng tôi 
khác NC của Naoko Tsuji (2011) điểm cao nhất là “lo 
lắng về điều trị” 93.14 điểm, kế đến là “đau’ 84.72 
điểm, tiếp theo là “nôn, buồn nôn” 82.96 điểm và 
khác NC Varni vấn đề “lo lắng về điều trị” cao điểm 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 460 
nhất 82.19 điểm, kế đến là “đau” 76.20 điểm, tiếp 
theo là “nôn” 75.81 điểm[12]; khác NC Michelle 
Darezzo Rodrigues (2017) điểm TB cao nhất là 
“nhận thức ngoại hình” 70.1[17]. 
Theo thang đo của Varni, điểm số cao CLCSK 
BN sẽ ở mức cao và ngược lại, do đó dựa vào câu 
phủ định của BCH, kết quả NC chúng tôi đa số BN 
có CLCSK TB cao, cao hơn NC của Varni (2002) đa 
số ở mức thấp với số điểm 82.19[13]; NC của Naoko 
Tsuji (2011) ở mức thấp nhất, số điểm 93.14 là yếu 
tố lo lắng về điều trị[14]. 
Các yếu tố ảnh hưởng và mối tương quan giữa 
một số yếu tố ảnh hưởng đến CLCS trẻ 
Điểm TB về vấn đề “nhận thức thích nghi với 
tình trạng bệnh” là cao nhất 50.7 điểm, chứng tỏ trẻ 
khi bị bệnh phải thích nghi với tình trạng bệnh của 
mình. NC chúng tôi khác NC của Michelle Darezzo 
Rodrigues (2017) yếu tố đau, lo sợ các thủ thuật, lo 
sợ về điều trị cao điểm nhất cùng là 100 điểm[17]. 
Các yếu tố ảnh hưởng đều tương quan với 
nhau và p = 0.0 (p < 0.05), ngoại trừ nhận thức, 
thích nghi và lo sợ về điều trị không tương quan các 
yếu tố còn lại. NC chúng tôi tương đồng NC của Ana 
C Scarpelli (2008) về “buồn nôn”, “lo sợ các thủ 
thuật” đều có p < 0.05[15]; tương đồng NC Michelle 
Darezzo Rodrigues (2017) cùng có các yếu tố ảnh 
hưởng tương quan nhau p = 0.0 và có điểm khác 
nhận thức về ngoại hình không tương quan[17]. 
NC chúng tôi điểm Cronbach’s Alpha cao nhất 
là 0.84 điểm là “lo lắng về tình trạng bệnh” bằng 
điểm NC của Yi Ji, 1 Siyuan Chen (2011) là “đau” 
0.84 điểm[19]; điểm Cronbach’s Alpha cao hơn điểm 
Ana C Scarpelli (2008) 0.72 điểm “lo sợ về điều 
trị”[15]; và thấp hơn NC của Naoko Tsuji (2011) là 
“nôn” 0.88 điểm[14]. 
Mối tương quan CLCS giữa tuổi BN với giới tính 
BN; tuổi BN với tuổi cha mẹ; nghề nghiệp cha 
mẹ, với thu nhập trung bình; phương pháp điều 
trị với thời gian điều trị 
Kết quả có mối liên hệ CLCS giữa tuổi BN và 
tuổi cha mẹ BN với p = 0.0 (p < 0.05), r = 1 và r = 
0.426**, tương quan mức độ mạnh; và thời gian điều 
trị bệnh với tái phát bệnh p = 0.0 (p < 0.05), r = 1 và 
r = -0.6** tương quan mức độ mạnh ngược chiều. 
NC chúng tôi tương đồng NC Ana C Scarpelli (2008) 
có p = 0.001, r = 0.7[19] tương quan mức độ mạnh[15]; 
Không có mối liên hệ về CLCS giữa nghề nghiệp 
cha mẹ với thu nhập trung bình trong tháng 
p = 0.73 (p >0.05). 
Một số yếu tố liên quan chất lượng cuộc sống 
của BN 
Kết quả cho thấy về CLCS không có sự khác 
biết giữa tái phát bệnh, các loại bệnh UT p = 0.7 
(>0.05); và giữa thu nhập trung bình p = 0.3 (>0.05); 
tình trạng hôn nhân p = 0.18 (>0.05); CLCS có sự 
khác nhau giữa tái phát và thời gian điều trị, cao 
nhất điều trị >3 năm CLCS 93.8 điểm, p = 0.0 
(<0.05); khác nhau phương pháp điều trị, cao nhất 
là xạ trị 93.75 điểm và CLCS giữa thu nhập trung 
bình và nghề nghiệp của cha mẹ BN với p = 0.0 
(<0.05). 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết luận 
Qua khảo sát CLCS BN có 188 cha mẹ có con 
đang điều trị hoá trị tại BVUB TP. HCM từ 
01/04/2020 - 30/9/2020, chúng tôi rút ra những kết 
luận sau: 
CLCS BN đạt mức độ TB 50.7 điểm, SD = 23.8; 
có mối liên hệ CLCS giữa tuổi BN và tuổi cha mẹ BN 
p = 0.0; giữa tái phát và thời gian điều trị 
p = 0.0; khác nhau phương pháp điều trị. Các yếu tố 
ảnh hưởng: đau, buồn nôn, lo sợ thủ thuật, lo lắng 
và giao tiếp đều tương quan với nhau với r = 1, 
p = 0.0, ngoại trừ nhận thức, thích nghi và lo sợ về 
điều trị không tương quan các yếu tố còn lại. 
So sánh CLCS thấy có sự khác nhau giữa tái 
phát và thời gian điều trị, cao nhất điều trị >3 năm 
CLCS 93.8 điểm. 
Kiến nghị 
BV cần tăng cường hơn nữa các chương trình 
đào tạo thường xuyên cho ĐD về chăm sóc và theo 
dõi BN hóa trị, ĐD cập nhật kiến thức thêm và đánh 
giá được những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng 
bệnh, từ đó công tác theo dõi và điều trị BN cho BN 
tốt hơn, CLCSK của BN tốt hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Minh Kim, Ngô Thị Thanh Thủy (2018), 
"Tình hình điều trị ung thư trẻ em tại khoa Nội 3 
bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh", 
Tạp chí ung thư học Việt Nam, số 5, pp. 25 - 27. 
2. Phạm Thị Việt Hương (2014), "Những dấu hiệu 
mắc ung thư bố mẹ cần lưu ý", nhà xuất bản y 
học. 
3. FACIT-Functional Assessment of Chronic Illness 
Therapy (This page was last edited on 15 April 
2020, at 05:31 (UTC)), FACT-G: Functional 
Assessment of Cancer Therapy - 
General Illinois, truy cập ngày 26/04/2020. 
4. C. S. Pierre và các cộng sự (2014), "Long-term 
functional outcomes and quality of life after 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
461 
oncologic surgery and microvascular 
reconstruction in patients with oral or 
oropharyngeal cancer", Acta Otolaryngol. 134 
(10), tr. 1086 - 93. 
5. C. C. Hsieh và các cộng sự (2014), "The 
correlations of sexual activity, sleep problems, 
emotional distress, attachment styles with quality 
of life: comparison between gynaecological 
cancer survivors and noncancer women", J Clin 
Nurs. 23(7-8), tr. 985 - 94. 
6. Bayram, Z. Durna và S. Akin (2014), "Quality of 
life during chemotherapy and satisfaction with 
nursing care in Turkish breast cancer patients", 
Eur J Cancer Care (Engl). 23(5), tr. 675 - 84. 
7. Weintraub N, Rot I, Shoshani N, Pe'Er J, 
Weintraub M (2011). Participation in daily 
activities and quality of life in survivors of 
retinoblastoma. Pediatr Blood Cancer; 56(4): 
590 - 594. doi: 10.1002/pbc.22790. 
8. Gurney JG, Tersak JM, Ness KK, Landier W, 
Matthay KK, Schmidt ML (2007). Hearing loss, 
quality of life, and academic problems in long-
term neuroblastoma survivors: a report from the 
Children's Oncology Group. Pediatrics. ; 120(5): 
e1229 - e1236. doi: 10.1542/peds. 2007 - 0178. 
9. Barr RD, Chalmers D, De Pauw S, Furlong W, 
Weitzman S, Feeny D (2000); Health-related 
quality of life in survivors of Wilms' tumor and 
advanced neuroblastoma: aA cross-sectional 
study. J Clin Oncol; 18(18):3280 - 3287. 
10. Nathan PC, Ness KK, Greenberg ML, Hudson M, 
Wolden S, Davidoff A, Laverdiere C, Mertens A, 
Whitton J, Robison LL (2007); “Health-related 
quality of life in adult survivors of childhood 
Wilms tumor or neuroblastoma”; A report from 
the childhood cancer survivor study. Pediatr 
Blood Cancer;49(5):704 - 715. doi: 
10.1002/pbc.20949. 
11. Grad FP (2002); “The Preamble of the 
Constitution of the World Health Organizatio”. 
Bull World Health Organ; 80(12):981 - 984. 
12. Turk J Haematol (2016 Sep); “Reliability and 
validity of the turkish version of the PedsQL 3.0 
cancer module for 2 to 7 year - old the pedsql 
4.0 generric core scales for 5-to 7 year old”; the 
hacettepe unversity experience; 19.doi: 
10.4274/tjh.2015.0242; 33(3): 236 - 243. 
13. James W Varni và các cộng sự (2002 Apr 1); 
“The PedsQL in Pediatric Cancer: Reliability and 
Validity of the Pediatric Quality of Life Inventory 
Generic Core Scales, Multidimensional Fatigue 
Scale, and Cancer Module”; American Cancer 
Society; Doi: 10.1002/cncr.10428 
14. Đỗ Minh Phượng (2014), "Các yếu tố liên quan 
đến nhận thức của bà mẹ về chất lương cuộc 
sống liên quan đến sức khoẻ của trẻ mẫu giáo 
mắc bệnh Bạch Cầu cấp dòng Lymphô tại việt 
Nam", Đề cương nghiên cứu ra trường bậc học 
thạc sĩ, trường Đại học Burapha Thái Lan. 
15. Udith A Owens và các cộng sự (2000); “The 
Children’s Sleep Habits Questionnaire (CSHQ): 
Psychometric Properties of A Survey Instrument 
for School-Aged Children”; Children’s Sleep 
Habits Questionnaire; Sleep, Vol. 23, No. 8. 
16. Besodovsky, L., Lange, T và cộng sự (2012); 
“Sleep and immune function”; Pflugers Archiv; 
463(1), 121-137. Doi: 10.1007/s00424 - 011 - 
1044 - 0. 
17. Fayers PM, Machin D. Quality of life the 
assessment, analysis and interpretation of 
patient-reported outcomes. 2° Chichester, 
England: Jonh Wiley & Sons; 2007. p. 566 
18. BC Cancer Agency, Symptom Management 
Fatigue/Tiredness, 2017. 
19. Lenz E. R., Pugh L. C., Milligan R. A., et al. 
(1997), "The middle-range theory of unpleasant 
symptoms: an update", Advances in Nursing 
science, 14 (3), pp. 19 - 27. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 462 
ABSTRACT 
Survey on quality of life for pediatric cancer patiens based on some factors related to health 
in the Ho Chi Minh Oncology Hospital 
Objective: Survey on the quality of life of cancer patients based on a number of health-related factors at 
Ho Chi Minh City Oncology Hospital. 
Method: A cross - sectional study conducted on 188 pediatric patients’ parents whose children have cancer 
are being treated in the Department of Pediatric Oncology at Oncology Hospital in 2020. The sampling method 
is convenient. Using BCH likes a way to collect data. The descriptive statistics and analysis were used for data 
analysis. 
Results: Patient's quality of life reached a moderate level, the highest score was the adaptive cognitive 
factor of the disease with an score of 50.7; followed by "Fear of tricks" with 49 score. The next equal score 
was “Fear of treatment and anxiety about the condition” with 48.5 points, and Cronbach's Alpha's highest score 
is 0.84 score for the problem of "health anxiety". There is a quality of life relationship between patient's age and 
parents' age with p = 0.0 (p < 0.05), r = 1 và r = 0.426**, strongly correlated; Duration of disease treatment with 
relapse is p = 0.0 (p <0.05), r = 1 và r = -0.6** correlation of strength in the opposite direction. The quality of life 
 has the differences between recurrence and duration of treatment, and the longest time for treatment was 
over 3 years with a quality of life as 93.8 score, p = 0.0 (<0.05). There are also differences in treatment 
methods that radiation therapy stood at the highest position with 93.75 score, while the quality of life between 
the average income and the occupation of the patient's parents is p = 0.0 (<0.05). The relationship between 
nausea and the factors that affect the quality of life are correlated with p < 0.05. “Feeling pain" places the first 
position with r = 1, p = 0.0 at a strong level; "Fear of tricks" with p = 0.0, r = 0.45; “Worry” with r = 0.37, 
p = 0.0; “Awareness and adaptation” with ” r = 0.32, p = 0.0 is at a moderate level; the remaining correlation is 
low. 
Conclusion/implication: Patient's quality of life reached a moderate level. There is a quality of life 
relationship between patient's age and parents' age. The quality of life has the differences between 
recurrence and duration of treatment with the longest period of time of treatment last more than 3 years. The 
relationship between nausea and the factors that affect the quality of life are correlated. 
Keyword: Quality of life for pediatric cancer patients. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_chat_luong_cuoc_song_cua_benh_nhi_bi_ungthu_dua_vao.pdf