Khảo sát bước đầu về đặc điểm lâm sàng - Giải phẫu bệnh và sinh học phân tử của bệnh nhân carcinôm tuyến tiết nhầy đại trực tràng giai đoạn ii tại khoa nội 4 - Bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh
Mục tiêu: Carcinôm tuyến tiết nhầy là một trong những phân nhóm của ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích đặc điểm lâm sàng giải phẫu bệnh học, sinh học phân tử carcinôm tuyến tiết nhầy giai đoạn II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 314 bệnh nhân carcinôm tuyến đại trực tràng giai đoạn II đã phẫu thuật nhập viện tại Khoa Nội 4 trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 10 năm 2020. Tình trạng lâm sàng, giải phẫu bệnh học và sinh học phân tử được khảo sát ở 38 bệnh nhân carcinôm tuyến tiết nhầy đại trực tràng. Kết quả: Trong 314 trường hợp carcinôm đại trực tràng giai đoạn II, tỉ lệ carcinôm tuyến tiết nhầy đại trực tràng chiếm 12,1% (38/314). Trong 38 bệnh nhân carcinôm tuyến tiết nhầy, tỉ lệ nam/nữ là 1/1,7. Carcinôm tuyến tiết nhầy đại tràng và trực tràng lần lượt là 81,2% và 18.8%. Giai đoạn IIB (T4aN0M0) chiếm 71%. Độ mô học biệt hóa kém (Grad 3) chiếm ưu thế 65,8%. Phân nhóm sinh học phân tử MSI và MSS lần lượt là 31,5% và 68,5%. Trong đó nhóm carcinôm tuyến tiết nhầy trực tràng có tỉ lệ 100% là MSS. Kết luận: Khảo sát bước đầu về đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và sinh học phân tử cho thấy carcinôm tuyến đại tràng có mối tương quan với những yếu tố nguy cơ cao bao gồm giai đoạn bệnh IIB, độ biệt hóa kém và chiếm tỉ lê cao ở nhóm MSS
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát bước đầu về đặc điểm lâm sàng - Giải phẫu bệnh và sinh học phân tử của bệnh nhân carcinôm tuyến tiết nhầy đại trực tràng giai đoạn ii tại khoa nội 4 - Bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 227 KHẢO SÁT BƯỚC ĐẦU VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG - GIẢI PHẪU BỆNH VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA BỆNH NHÂN CARCINÔM TUYẾN TIẾT NHẦY ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN II TẠI KHOA NỘI 4 -BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGUYÊN HÀ1, PHAN THỊ HỒNG ĐỨC2, NGUYỄN THỊ KHÔI HẰNG3, LÊ THỊ HỒNG VÂN4, NGUYỄN HOÀNG QUÝ5 Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Hoàng Quý Email: nguyenhoangquy2009@gmail.com Ngày nhận bài: 12/10/2020 Ngày phản biện: 03/11/2020 Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 1 BSCKII. Trưởng Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 TS.BS. Phó Trưởng Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM Phó Trưởng Bộ môn Ung Bướu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 3 BSCKII. Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 4 ThS. BS. Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 5 TS.BS. Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đại trực tràng xếp hàng thứ ba về tỉ lệ mắc và xếp hàng thứ tư trong các nhóm bệnh lý ung thư liên quan đến tử vong trên thế giới. Carcinôm đại tràng bao nhiều các nhóm mô học khác nhau bao gồm carcinôm tuyến tiết nhầy, tế bào nhẫn và carcinôm tuyến là một trong những phân nhóm giải phẫu bệnh trong ung thư đại trực tràng chiếm khoảng 10%(1). Nhóm mô học này bao gồm các tế bào tân sinh ác tính tiết một lượng lớn chất nhầy và chiếm hơn 50% thể tích của khối bướu. Tiên lượng của carcinôm tuyến tiết nhầy đại trực tràng còn nhiều tranh cãi giữa các tác giả. Một số nghiên cứu cho thấy tiên lượng xấu(2), một số tác giả khác cho thấy không có sự khác biệt giữa nhóm tiết nhầy và các nhóm còn lại(3). Vai trò sinh ung của carcinôm tiết nhầy chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên, có một số đề nghị về đặc điểm sinh bệnh trong nhóm tiết nhầy bao gồm TÓM TẮT Mục tiêu: Carcinôm tuyến tiết nhầy là một trong những phân nhóm của ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích đặc điểm lâm sàng giải phẫu bệnh học, sinh học phân tử carcinôm tuyến tiết nhầy giai đoạn II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 314 bệnh nhân carcinôm tuyến đại trực tràng giai đoạn II đã phẫu thuật nhập viện tại Khoa Nội 4 trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 10 năm 2020. Tình trạng lâm sàng, giải phẫu bệnh học và sinh học phân tử được khảo sát ở 38 bệnh nhân carcinôm tuyến tiết nhầy đại trực tràng. Kết quả: Trong 314 trường hợp carcinôm đại trực tràng giai đoạn II, tỉ lệ carcinôm tuyến tiết nhầy đại trực tràng chiếm 12,1% (38/314). Trong 38 bệnh nhân carcinôm tuyến tiết nhầy, tỉ lệ nam/nữ là 1/1,7. Carcinôm tuyến tiết nhầy đại tràng và trực tràng lần lượt là 81,2% và 18.8%. Giai đoạn IIB (T4aN0M0) chiếm 71%. Độ mô học biệt hóa kém (Grad 3) chiếm ưu thế 65,8%. Phân nhóm sinh học phân tử MSI và MSS lần lượt là 31,5% và 68,5%. Trong đó nhóm carcinôm tuyến tiết nhầy trực tràng có tỉ lệ 100% là MSS. Kết luận: Khảo sát bước đầu về đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và sinh học phân tử cho thấy carcinôm tuyến đại tràng có mối tương quan với những yếu tố nguy cơ cao bao gồm giai đoạn bệnh IIB, độ biệt hóa kém và chiếm tỉ lê cao ở nhóm MSS. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 228 sự tăng biểu hiện của gen MUC2 và MUC5AC. Nhóm tiết nhầy thường có khuynh hướng biểu hiện tình trạng khiếm khuyết MSI hơn là nhóm carcinôm tuyến không tiết nhầy. Thêm vào đó, nhóm tiết nhầy cho thấy có sự gia tăng tần suất của CpG island methylator phenotype-high (CIMP-H). Trên lâm sàng, nhóm tiết nhầy cho thấy có mối tương quan với giai đoạn bệnh tiến xa và sống còn thấp hơn. Ở giai đoạn sớm, tỉ lệ xâm lấn mạch máu thấp hơn trong nhóm tiết nhầy. Tuy nhiên, nhóm tuyến tiết nhầy tương quan với độ biệt hóa độ biệt hóa kém, và tăng nguy cơ tái phát tại chỗ (4). Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 38 bệnh nhân carcinôm tuyến tiết nhầy giai đoạn II và so sánh mối tương quan giữa lâm sàng và tình trạng xâm lấn bướu T3, T4a, T4b, đồng thời so sánh mối tương quan với các phân nhóm sinh học MSI và MSS trong carcinôm tuyến tiết nhầy đại trực tràng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang 314 bệnh nhân được chẩn đoán carcinôm tuyến đại tràng giai đoạn đã phẫu thuật nhập khoa nội 4 trong khoảng thời gian 9/2019 - 10/2020. Tất cả các bệnh nhân lớn hơn 18 tuổi được chẩn đoán giải phẫu bệnh học học sau mổ là carcinôm tuyến đại tràng và được thực hiện hóa mô miễn dịch khảo sát tình trạng MMR trong ung thư đại trực tràng bao gồm bộ hóa mô miễn dịch gồm 4 protein MLH1, MSH2, MSH6, PMH2. Nghiên cứu được thu thập và phân tích thống kê số liệu bằng phần mềm Excel phiên bản 2016, kiểm nghiệm T-test và chi bình phương được sử dụng. Giá trị p có ý nghĩa khi nhỏ hơn 0.05. KẾT QUẢ Tỉ lệ carcinôm tuyến tiết nhầy Trong 314 bệnh nhân carcinôm tuyến đại tràng giai đoạn II được chẩn đoán sau mổ nhập khoa nội 4, có 38/317 bệnh nhân carcinôm tuyến đại tràng tiết nhầy chiếm tỉ lệ 12,1%. Carcinôm tuyến tiết nhầy đại tràng và trực tràng lần lượt là 81,2% và 18.8%. Giới tính và độ tuổi Tỉ lệ nam/nữ là 1/1,7 với độ tuổi trung bình mắc bệnh là 54,3 tuổi. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 229 Giai đoạn bệnh Giai đoạn IIA, IIB và IIC lần lượt là 26,3%, 71% và 2.7%. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 230 Độ mô học Độ mô học biệt hóa kém (Grad 3) chiếm ưu thế 65,8%. Biểu hiện MMR Khiếm khuyết MMR (MSI) được tìm thấy ở 12/38 (31,5%) bệnh nhân. Carcinôm tuyến tiết nhầy cho thấy có tần suất MSI nhiều hơn so với carcinôm tuyến khác của đại tràng. Trong nhóm bệnh nhân này, có 6/12 bệnh nhân MLH1/PMS2 âm tính, 4/12 bệnh nhân MSH2/MSH6 âm tính và 2 bệnh nhân có PMS2 âm tính. Có 100% carcinôm tuyến tiết nhầy trực tràng tràng có biểu hiện MSS. BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN Nghiên cứu quan sát 38 bệnh nhân carcinôm tuyến tiết nhầy giai đoạn II trong tổng số 314 bệnh nhân nhập khoa nội 4 từ tháng 9/2019 đến tháng 10/2020 cho thấy tỉ lệ carcinôm tuyến tiết nhầy chiếm khoảng 12,1%, trong đó nhóm carcinôm tuyến tiết nhầy của đại tràng chiếm ưu thế hơn trực tràng. Tỉ lệ carcinôm tuyến tiết nhầy trong nghiên cứu này khá tương đồng so với các nghiên cứu khác trên thế giới dao động khoảng 10 - 15 % (3 - 5). Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 54,3 tuổi với độ tuổi chiếm ưu thế là từ 45 đến 65 tuổi. Điều này Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 231 phù hợp với tuổi mắc bệnh của ung thư đại trực tràng trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào phân tích những đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh của ung thư đại trực tràng tuyến tiết nhầy giai đoạn II. Nhóm bệnh nhân giai đoạn IIB tương ứng với tình trạng T4a xâm lấn đến thanh mạc chiếm ưu thế là 71%. Độ mô học biệt hóa kém cũng chiếm tỉ lệ cao lên đến 65,8%. Điều này cho thấy tình trạng xâm lấn bướu khi được chẩn đoán và grad mô học thấp trong carcinôm tuyến tiết nhầy chiếm ưu thế, dự đoán tiên lượng xấu so với các dạng carcinôm tuyến khác trong ung thư đại trực tràng. Khảo sát tình trạng biểu hiệu MMR trong carcinôm tuyến tiết nhầy cho thấy tình trạng MSI chiếm ưu thế hơn so với carcinôm tuyến khác trong đại trực tràng, tỉ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi lên đến 31%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy tình trạng khiếm khuyết MMR và tăng nguy cơ đột biến trên nhóm này(6). Điều này ủng hộ cho việc carcinôm tuyến tiết nhầy có tiên lượng xấu hơn các nhóm khác. Nhiều tác giả cho rằng, carcinôm tuyến tiết nhầy có thể được xem như là yếu tố nguy cơ cao của ung thư đại trực tràng giai đoạn II bên cạnh các yếu tố nguy cơ cao khác đã biết như tình trạng tắc ruột, thủng bướu lúc mổ, bướu T4, grad 3 và không khảo sát đủ hạch cũng như tình trang xâm lấn mạch máu và thần kinh. Trong những năm gần đây, việc điều trị toàn thân hỗ trợ ung thư đại trực tràng giai đoạn II dựa trên phân nhóm sinh học đã được cân nhắc kỹ càng. Nhóm carcinôm tuyến tiết nhầy có mối tương quan với grad 3 và T4 nên đã được đề nghị như là yếu tố nguy cơ cao trong ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm(7). Tuy nhiên cho đến ngày nay, carcinôm tuyến tiết nhầy chưa được đưa vào tiêu chuẩn trong lựa chọn điều trị toàn thân hỗ trợ trong ung thư đại trực tràng giai đoạn II. Các nghiên cứu về sống còn không bệnh tiến triển 5 năm của nhóm carcinôm tuyến tiết nhầy là 75% so với các nhóm carcinôm tuyến khác là 83,3%, cho thấy tiên lượng xấu của carcinôm tuyến tiết nhầy.Hơn nữa, tình trạng đột biến BRAF thương xuất hiện ở bệnh nhân ung thư đại tràng tuyến tiết nhầy và tương quan với tình trang xâm lấn của khối bướu, đồng thời mất biểu hiện của p53 được cho là giữ vai trò chính, làm ảnh hưởng đến mất điều hòa chu kỳ tế bào thúc đẩy quá trình di căn(2). So với carcinôm tuyến không tiết nhầy đại tràng, carcinôm tuyến tiết nhầy có mối tương quan xấu với tiên lượng bệnh. Vai trò sinh học của carcinôm tuyến tiết nhầy đại tràng được xem là yếu tố tiên lượng độc lập song song với các yếu tố tiên lượng khác(1). Tuy nhiên, nghiên cứu này có nhựng hạn chế nhất định. Đầu tiên là số liệu đơn trung tâm, số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu này ít và không có nhóm so sánh. Các nghiên cứu trong thời gian kế tiếp sẽ giúp làm rõ về đặc điểm giải phẫu bệnh ít gặp này của ung thư đại tràng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Catalano V, Loupakis F, Graziano F, Bisonni R, Torresi U, Vincenzi B, et al. Prognosis of mucinous histology for patients with radically resected stage II and III colon cancer. Ann Oncol. 2012 Jan 1; 23(1):135 - 41. 2. Xu X, Kong Z, Yi K, Wang B, Lei Q, Wang Y. Colonic mucinous adenocarcinoma causing intussusception and distant metastasis: A case report. Medicine (Baltimore). 2019 May; 98(21): e15740. 3. Hu X, Li Y-Q, Li Q-G, Ma Y-L, Peng J-J, Cai S. Mucinous Adenocarcinomas Histotype Can Also be a High-Risk Factor for Stage II Colorectal Cancer Patients. Cell Physiol Biochem. 2018; 47(2): 630 - 40. 4. 4. Luo C, Cen S, Ding G, Wu W. Mucinous colorectal adenocarcinoma: clinical pathology and treatment options. Cancer Commun. 2019; 39(1):13. 5. ESMO. Mucinous Colorectal Cancer [Internet]. [cited 2020 Nov 4]. Available from: https://www.esmo.org/oncology-news/Mucinous- Colorectal-Cancer 6. Reynolds IS, O’Connell E, Fichtner M, McNamara DA, Kay EW, Prehn JHM, et al. Mucinous adenocarcinoma of the colon and rectum: A genomic analysis. J Surg Oncol. 2019 Dec; 120(8):1427 - 35. Hsu Y-L, Lin C-C, Jiang J-K, Lin H-H, Lan Y-T, Wang H-S, et al. Clinicopathological and molecular differences in colorectal cancer according to location: Int J Biol Markers [Internet]. 2019 Mar 10 Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 232 ABSTRACT Preliminary evaluation on clinical, anapathological and molecular biology characteristics of stage II mucinous colorectal adenocarcinoma patients at department of medical oncology 4 – HCM Oncology Hospital Overview: Mucinous adenocarcinoma is one of the subtypes of colorectal cancer. This study aims to evaluate on clinical, ana-pathological and molecular biology characteristics of stage II mucinous adenocarcinoma colorectal cancer patients Materials and methods: Between September 2019 and October 2020, a total of 314 consecutive patients stage II without LN metastasis undergone radical surgery for primary colorectal cancer and admitted in department of medical oncology 4. Clinical, anapathological, and survival data were analyzed in 38 cases. Results: The rate of colorectal mucinous adenocarcinoma stage II accounted for about 12.1% (38/314). In 38 patients with mucinous adenocarcinoma colorectal cancer, the ratio of male/female is 1/1.7. Stage IIB (T4aN0M0) accounts for 71%. Poorly differentiated carcinoma (Grad 3) dominated 65.8%. The molecular biological group MSI and MSS are 31.5% and 68.5%, respectively. In which, the mucinous rectal adenocarcinoma group is 100% MSS. Conclusion: Preliminary evaluation on clinical features, pathology, and molecular biology showed that mucinous colorectal adenocarcinoma correlates with high-risk factors for stage IIB, poor differentiation.
File đính kèm:
- khao_sat_buoc_dau_ve_dac_diem_lam_sang_giai_phau_benh_va_sin.pdf