Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa

Nếu coi văn hóa là tổng thể thì môi trường văn hóa là một phần của tổng thể ấy bao quanh con

người trong một không gian và thời gian nhất định. Đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người

đối với môi trường văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể để từ đó hình thành nhân cách.

Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên, đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng

một xu hướng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng đồng.

Về cấu trúc tồn tại, đời sống văn hóa có thể được phân chia thành hai cấp độ: Cấu trúc bề mặt là

diện mạo của đời sống văn hóa. Cấu trúc bề sâu là bản chất của đời sống văn hóa. Hai cấu trúc này

tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Trong mỗi cấu trúc, các thành tố cũng đều có mối quan hệ biện chứng.

Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa trang 1

Trang 1

Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa trang 2

Trang 2

Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa trang 3

Trang 3

Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa trang 4

Trang 4

Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa trang 5

Trang 5

Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa trang 6

Trang 6

Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa trang 7

Trang 7

Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 8760
Bạn đang xem tài liệu "Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa

Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa
5Số 21 - Tháng 9 - 2017
LÝ LUẬN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
 TRẦN ĐỨC NGÔN
Tóm tắt
Nếu coi văn hóa là tổng thể thì môi trường văn hóa là một phần của tổng thể ấy bao quanh con 
người trong một không gian và thời gian nhất định. Đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người 
đối với môi trường văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể để từ đó hình thành nhân cách.
Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên, đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng 
một xu hướng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng đồng.
Về cấu trúc tồn tại, đời sống văn hóa có thể được phân chia thành hai cấp độ: Cấu trúc bề mặt là 
diện mạo của đời sống văn hóa. Cấu trúc bề sâu là bản chất của đời sống văn hóa. Hai cấu trúc này 
tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Trong mỗi cấu trúc, các thành tố cũng đều có mối quan hệ biện chứng.
Từ khóa: Đời sống văn hóa, cấu trúc bề mặt, cấu trúc bề sâu
Abstract
If culture is considered as the whole, the cultural environment is one part of the whole that surrounds 
people in a certain space and time. Cultural life is the occupation of people in the cultural environment 
through the specific activities from which to form personality.
Each individual has a particular cultural life. However, the individual cultural life in the same trend 
will lead to community cultural life.
Regarding the structure of existence, cultural life can be divided into two levels: Surface structure 
is the face of cultural life. Deep structure is the essence of cultural life. These two structures affect each 
other. In each structure, elements also have a dialectical relationship.
Keywords: Cultural life, surface structure, deep structure
Thuật ngữ “Đời sống văn hóa”, những năm gần đây xuất hiện khá nhiều trong các công trình nghiên cứu về 
văn hóa đương đại. Khái niệm “Đời sống văn 
hóa” chưa được định hình. Có nhiều ý kiến rất 
khác nhau, song nhìn chung, sự phức tạp là ở 
chỗ, các nhà nghiên cứu chưa tách bạch được 
khái niệm đời sống văn hóa với các khái niệm 
khác như đời sống, văn hóa, môi trường văn 
hóa v.v...
1. Đời sống văn hóa trong sự phân biệt với 
các khái niệm khác có liên quan
1.1. Đời sống và đời sống văn hóa
Hiểu theo góc độ sinh học, đời sống chính 
là sự sống đang diễn ra (nói cách khác, là quá 
trình tồn tại của một cơ thể sống). Mọi sinh 
vật, trong đó có con người đều có quá trình 
sống (tồn tại gắn liền với sự vận động tự thân 
từ bên trong đến bên ngoài cơ thể) trong một 
khoảng thời gian nhất định. Quá trình ấy gọi là 
đời sống, song đó chủ yếu là đời sống sinh học.
Số 21 - Tháng 9 - 20176
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Con người khác với các loài động vật ở chỗ 
không chỉ có đời sống sinh học. Nét đặc thù 
của đời sống mỗi con người là sống không 
tách rời mối quan hệ với những người khác. 
Động vật trong tự nhiên cũng có những mối 
quan hệ với nhau (quan hệ sinh sản, quan hệ 
bầy đàn, quan hệ đấu tranh sinh tồn) nhưng 
đó vẫn là những mối quan hệ tự nhiên, được 
thực hiện thông qua những phản xạ tự nhiên 
có hoặc không có điều kiện; còn đối với con 
người, đây là những mối quan hệ xã hội, tức 
những mối quan hệ được dẫn dắt bằng ý thức. 
Vì vậy, con người muốn tồn tại, phải tham gia 
vào hai loại hoạt động: hoạt động sinh học và 
hoạt động xã hội. Các hoạt động sinh học bảo 
đảm sự sống cho con người (ăn, uống, thức, 
ngủ, đi lại, suy nghĩ, nói năng). Khác hẳn với 
các loài động vật, con người, ngay từ giai đoạn 
đầu tiên của lịch sử phát triển, đã có nhu cầu 
giao tiếp với nhau, nghĩa là có nhu cầu liên kết 
để tăng thêm sức mạnh. Chính sự giao tiếp 
ngày càng phong phú, phức tạp đã tạo nên xã 
hội. Suy cho cùng, xã hội là sự tập hợp những 
con người giao tiếp với nhau theo những mối 
quan hệ đa chiều. Hoạt động xã hội không chỉ 
dừng lại ở giao tiếp. Con người, ngoài giao tiếp 
hàng ngày, còn tham gia vào các quá trình xã 
hội như quá trình di cư, quá trình lao động, 
quá trình chiến đấu v.v, trong đó có một quá 
trình mà con người tham gia rất thường xuyên, 
đó là quá trình văn hóa (tức quá trình thỏa mãn 
những nhu cầu tinh thần). Ví dụ, cũng là ăn, 
mặc, ở nhưng không phải chỉ để bảo tồn sự 
sống mà còn để thỏa mãn nhu cầu tinh thần 
như ăn ngon, mặc đẹp, ở sang trọng. Những 
nhu cầu tinh thần này không phải ngay từ đầu 
đã được thỏa mãn, con người phải có cả một 
quá trình, thậm chí là lâu dài, gian khổ mới đạt 
tới được. 
Như vậy, đời sống văn hóa là một bộ phận 
của đời sống xã hội của con người, thể hiện 
chất lượng sống của con người. Đời sống văn 
hóa hình thành muộn hơn đời sống sinh học 
nhưng dần dần đã trở thành quan trọng không 
kém gì đời sống sinh học. Thiếu đời sống sinh 
học, con người không thể tồn tại nhưng nếu 
thiếu đời sống văn hóa, con người không thể 
phát triển và nâng cao chất lượng sống.
1.2. Văn hóa và đời sống văn hóa
Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh 
thần do con người sáng tạo ra. Đây là một định 
nghĩa chung nhất đã được nhiều người thừa 
nhận. Tuy nhiên, khi đã hình thành rồi thì văn 
hóa có thể tồn tại trong con người và cũng 
có thể tồn tại ngoài con người. Theo sự phân 
chia tương đối, văn hóa vật chất thường tồn 
tại bên ngoài con người (như những sản phẩm 
vật chất mà con người sáng tạo ra: công cụ lao 
động, phương tiện sinh hoạt, công trình nghệ 
thuật tồn tại ở dạng vật chất ), văn hóa tinh 
thần thường tồn tại bên trong con người (như 
lễ nghi, tập tục, các hình thức văn hóa ngôn 
từ...). Đời sống văn hóa nằm trong phạm vi của 
văn hóa tinh thần. Tuy vậy, không phải toàn 
bộ văn hóa tinh thần là đời sống văn hóa. Có 
những bộ phận (hoặc yếu tố) của văn hóa tinh 
thần không tham gia vào đời sống văn hóa. Ví 
dụ, tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận của 
văn hóa tinh thần. Song, đối với những người 
không theo một tôn giáo, tín ngưỡng nào thì 
trong đời sống văn hóa của người đó không 
có sự chi phối (hay tham gia) của tôn giáo, tín 
ngưỡng ấy. Ví dụ, không phải mọi người đều 
 ... hau: con người có thể vừa sáng tạo vừa thực 
hành - truyền bá hoặc vừa tiếp nhận - hưởng 
thụ vừa thực hành - truyền bá, trong quá trình 
thực hành - truyền bá cũng đồng thời có tiếp 
nhận - hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Ba 
nhóm hoạt động này có thể được coi là đã bao 
quát được toàn bộ các hoạt động văn hóa đa 
dạng và thể hiện được tương đối đầy đủ cấu 
trúc bề mặt (diện mạo) của đời sống văn hóa.
- Các hoạt động tiếp nhận - hưởng thụ 
văn hóa:
Con người luôn tiếp nhận các yếu tố văn 
hóa từ chính môi trường sống của mình. Ngay 
từ khi mới sinh ra, con người đã có sự tiếp 
nhận này. Tiếng hát đưa nôi là yếu tố văn hóa 
đầu đời đã góp phần làm cho mỗi con người 
“lớn lên” và trở thành một nhân cách văn hóa. 
Trong suốt cuộc đời mình, con người tiếp nhận 
văn hóa không ngừng, không nghỉ. Sự tiếp 
nhận ấy chỉ dừng lại khi trái tim ngừng đập và 
sự sống kết thúc. Văn hóa được con người tiếp 
nhận từ nhiều nguồn, trên nhiều phương diện, 
theo nhiều thành tố khác nhau. Tuy nhiên, mỗi 
con người, tùy theo diện tiếp xúc của mình với 
môi trường văn hóa mà có sự tiếp nhận rộng, 
hẹp, nhiều, ít. Thậm chí, cùng sống chung 
trong một môi trường văn hóa, những người 
khác nhau cũng có sự tiếp nhận văn hóa khác 
nhau. Nguyên nhân có thể do trình độ, do khả 
năng hoặc do sở thích. Như vậy, sự tiếp nhận 
văn hóa của con người có tính đa dạng, tức có 
sự khác nhau trong mỗi trường hợp. Đó là đời 
sống văn hóa cá nhân. Bên cạnh đời sống văn 
hóa cá nhân, còn có đời sống văn hóa cộng 
đồng (sẽ được nói tiếp ở phần sau).
Có hai loại tiếp nhận văn hóa. Loại thứ nhất 
là tiếp nhận bị động, nghĩa là văn hóa tác động 
đến con người một cách tự nhiên. Ví dụ, hàng 
ngày, mỗi con người phải giao tiếp, ứng xử với 
đồng loại. Những ứng xử đẹp của đồng loại đã 
được người đó tiếp nhận một cách tự nhiên 
và trở thành văn hóa ứng xử của chính mình. 
Khi tham gia giao thông, mọi người đều nghe 
tiếng loa tuyên truyền về văn hóa giao thông. 
Con người đã tiếp nhận sự tuyên truyền này 
một cách bị động để chuyển nó thành văn hóa 
cá nhân hay văn hóa cộng đồng.
Loại thứ hai là tiếp nhận chủ động. Con 
người có nhu cầu cần được tiếp nhận văn hóa 
(hoặc cần được thỏa mãn những nhu cầu văn 
hóa) nên đã chủ động lựa chọn một số yếu tố 
có sẵn trong môi trường văn hóa. Có hai lý do 
dẫn đến nhu cầu lựa chọn: 
Lý do thứ nhất là công việc. Mỗi nghề 
nghiệp đều cần có văn hóa riêng; mỗi cương 
vị (địa vị) xã hội cũng cần có văn hóa riêng. Mỗi 
người ở nghề nghiệp nào, cương vị nào thì đều 
có nhu cầu tiếp nhận văn hóa trong phạm vi 
nghề nghiệp, cương vị đó. Con người phải tự 
tìm đến các nguồn văn hóa mà mình lựa chọn 
để tiếp nhận, lý do đơn giản là nếu không có 
sự tiếp nhận này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, 
Số 21 - Tháng 9 - 201710
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
thậm chí không thể làm việc được. Một ví dụ 
đơn giản: người làm nghề kinh doanh trong cơ 
chế thị trường, nếu không biết cách ứng xử với 
khách hàng (hoặc ứng xử với khách hàng như 
ở thời bao cấp) thì chắc chắn sẽ làm ăn thua lỗ. 
Vì vậy, trong môi trường văn hóa kinh doanh, 
anh ta buộc phải tiếp nhận văn hóa ứng xử 
trong kinh doanh của đồng nghiệp. 
Lý do thứ hai là sở thích cá nhân. Mỗi người 
đều có sở thích riêng như nghe nhạc, xem 
phim, đi du lịch. Anh ta cần được thỏa mãn và 
chủ động đi tìm sự thỏa mãn. Trường hợp này 
được gọi là sự hưởng thụ văn hóa. Đây cũng là 
một dạng của tiếp nhận chủ động. Đặc trưng 
loại biệt của nó là ở chỗ tạo ra được sự hưng 
phấn hay là sự khoái cảm văn hóa. Như vậy, 
hưởng thụ văn hóa là một phần (hay một bộ 
phận) của tiếp nhận văn hóa. Tiếp nhận-hưởng 
thụ văn hóa vì thế được xem như là một thuật 
ngữ kép.
- Các hoạt động thực hành - truyền bá 
văn hóa:
Thực hành văn hóa là sự tái hiện các hình 
thức văn hóa bằng (hoặc thông qua) các hoạt 
động của con người. Thực hành văn hóa diễn ra 
thường xuyên trong đời sống. Mỗi con người, 
trong cuộc đời mình, đều ít nhiều tham gia các 
thực hành văn hóa. Có ba loại thực hành văn 
hóa: thực hành văn hóa tâm linh, thực hành 
văn hóa sinh hoạt và thực hành văn hóa lao 
động. Thực hành văn hóa tâm linh được thể 
hiện qua các nghi lễ mang tính thiêng. Văn hóa 
sinh hoạt là một lĩnh vực hỗn hợp, bao gồm 
trong đó nhiều thành phần khác nhau. Có thể 
nói, ngoại trừ văn hóa tâm linh và văn hóa lao 
động, những cái còn lại đều có thể xếp vào văn 
hóa sinh hoạt. Có thể kể ra một số hình thức 
của văn hóa sinh hoạt như văn hóa giao tiếp 
- ứng xử, văn hóa vui chơi, giải trí, nghệ thuật, 
văn hóa thời trang và ẩm thực v.v Còn thực 
hành văn hóa lao động là thực hành về phương 
diện kỹ thuật, mỹ thuật để tạo ra sản phẩm.
Thực hành văn hóa thường gắn liền với 
truyền bá văn hóa. Thực hành văn hóa độc lập 
chỉ diễn ra khi cá nhân hoạt động riêng biệt. 
Rất nhiều thực hành văn hóa khác do nhiều 
cá nhân đảm nhiệm, có sự liên hệ, gắn kết 
với nhau. Trong những trường hợp này, các 
cá nhân học hỏi lẫn nhau, bắt chước lẫn nhau 
và như thế là có sự truyền bá văn hóa. Chỉ cần 
một người múa và một người xem là đã có sự 
truyền bá văn hóa rồi. Trong thực tế, truyền bá 
văn hóa diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, gắn liền với 
các hoạt động thực hành văn hóa. Vì thế, đây 
cũng là một thuật ngữ kép: Thực hành - truyền 
bá văn hóa.
- Các hoạt động sáng tạo văn hóa:
Hoạt động sáng tạo văn hóa là một hoạt 
động đặc thù, tạo nên những yếu tố văn hóa 
mới hoặc tạo nên chất lượng mới cho văn hóa, 
làm biến đổi văn hóa. Con người đã sáng tạo 
ra các nền văn hóa. Tuy nhiên, những nền văn 
hóa này phải hàng nghìn năm mới có được. Vì 
thế, sáng tạo văn hóa là sự nghiệp lâu dài, bền 
bỉ của con người và trở thành thuộc tính bản 
chất nhất của đời sống văn hóa. Tiếp thu văn 
hóa, thực hành văn hóa là để sáng tạo văn hóa. 
Sáng tạo văn hóa thể hiện tính năng động và 
sức mạnh của đời sống văn hóa. Sáng tạo văn 
hóa có hai loại: cải tiến (cải biên) cái cũ và sáng 
tạo ra cái mới. Trong cải tiến (cải biên) cái cũ 
đã ít nhiều có sự sáng tạo cái mới rồi nhưng 
chưa làm thay đổi hoàn toàn diện mạo, bản 
chất của cái cũ. Chính vì thế mà văn hóa luôn 
luôn có tính kế thừa và những truyền thống cũ 
luôn được bảo lưu, trường tồn qua nhiều thế 
hệ. Việc sáng tạo ra cái mới lại mang ý nghĩa 
nhảy vọt, tạo sự cách tân so với truyền thống, 
làm cho văn hóa tiếp cận với văn minh và trở 
thành văn minh.
Sau hoạt động sáng tạo văn hóa, đương 
nhiên là có sản phẩm văn hóa. Sự ra đời của 
sản phẩm văn hóa tác động trở lại đối với con 
người, thỏa mãn nhu cầu của con người, làm 
cho đời sống văn hóa của con người thêm 
phong phú. Sự sáng tạo văn hóa là vô hình 
nhưng sản phẩm văn hóa lại hữu hình (có thể 
nhận biết được). Vì thế, khi nói đến sáng tạo 
văn hóa, không thể bỏ qua sản phẩm văn hóa.
11Số 21 - Tháng 9 - 2017
LÝ LUẬN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
2.2. Cấu trúc bề sâu của đời sống văn hóa
Sở dĩ gọi các yếu tố dưới đây là các yếu tố 
thuộc cấu trúc bề sâu của đời sống văn hóa bởi 
vì chúng hoàn toàn vô hình, chỉ cảm nhận được 
mà không thể nhận thức được bằng tri giác.
- Các giá trị nhận thức: Đó là hệ thống 
tri thức, kinh nghiệm sống (hay vốn sống) 
thể hiện sự từng trải của con người. Mỗi con 
người, trong quá trình sống, đều có những trải 
nghiệm riêng. Thông qua những sự kiện diễn 
ra trong cuộc đời, mỗi con người thường rút ra 
cho mình những bài học cần thiết. Những bài 
học này có giá trị đối với bản thân anh ta song 
cũng có thể có giá trị đối với người khác. Như 
vậy, giá trị của nhận thức chính là giá trị của tri 
thức, kinh nghiệm sống.
- Các giá trị tư tưởng: Như trên đã nói, con 
người luôn luôn suy nghĩ nhưng không phải 
mọi suy nghĩ đều tạo nên giá trị. Quá trình nhận 
thức dẫn đến việc hình thành một hệ thống 
quan niệm trong con người. Những quan niệm 
này chi phối các chiều hướng suy nghĩ của anh 
ta và khẳng định sự đúng, sai của nhận thức. 
Con người sẽ tiếp tục suy nghĩ theo hướng mà 
mình cho là đúng. Đây chính là các giá trị của 
tư tưởng bởi chúng không phải là những suy 
nghĩ thông thường, tản mạn mà là những suy 
nghĩ tập trung, mang tính định hướng, thể hiện 
một quan niệm sống hay lẽ sống. 
- Các giá trị tình cảm: Đã là con người thì 
đương nhiên có đời sống tình cảm. Hỷ, nộ, ái, ố 
(vui mừng, tức giận, yêu, ghét) là những trạng 
thái tình cảm thông thường. Những tình cảm 
này khi nào thì trở thành văn hóa? Có thể xem 
xét vấn đề theo hai hướng sau đây:
Một là, những tình cảm (thông qua các 
trạng thái biểu hiện) tạo nên được mối quan 
hệ bền chặt giữa con người với con người. 
Chúng làm cho mối quan hệ ngày càng trở 
nên tốt đẹp hơn. Người ta gọi đó là những 
tình cảm đẹp. Nhà thơ Xuân Diệu viết: “Được 
giận hờn nhau sung sướng bao nhiêu”. Khi đó, 
những tình cảm trở nên có giá trị đối với con 
người và trở thành văn hóa.
Hai là, những tình cảm hướng tới sự cao 
thượng, cao cả, hướng tới những điều lớn lao 
mà con người hằng mơ ước. Ví dụ: tình yêu quê 
hương, đất nước; lòng căm thù giặc xâm lăng; 
tình yêu vượt lên trên hận thù v.v Những 
tình cảm đó trở nên có giá trị đối với nhiều 
người và trở thành những tình cảm chung 
của cộng đồng.
Các yếu tố ở cấp độ sâu tạo nên nhân cách 
văn hóa của con người.
Mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc cấu trúc 
bề mặt và các yếu tố thuộc cấu trúc bề sâu là 
mối quan hệ biện chứng. Các yếu tố thuộc cấu 
trúc bề mặt là sự biểu hiện (thể hiện) các yếu 
tố thuộc cấu trúc bề sâu (chỉ thông qua hoạt 
động, người ta mới có thể hiểu và đánh giá 
được nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một 
người hay một nhóm người như thế nào); điều 
đó cũng có nghĩa rằng, các yếu tố thuộc cấu 
trúc bề mặt có tác dụng làm hình thành các 
yếu tố thuộc cấu trúc bề sâu. Ví dụ: tình cảm 
nhớ về cội nguồn sẽ được hình thành nhờ 
những hoạt động thờ cúng tổ tiên hay những 
hoạt động tôn vinh công lao của các bậc tiền 
nhân. Ngược lại, những yếu tố thuộc cấu trúc 
bề sâu, sau khi đã hình thành rồi, lại đóng vai 
trò chi phối các yếu tố thuộc cấu trúc bề mặt. 
Ví dụ, triết lý sống “Thương người như thể 
thương thân”, sau khi hình thành như một giá 
trị tinh thần trong con người thì có thể làm gia 
tăng những hoạt động từ thiện hoặc những 
hoạt động mang tính phi lợi nhuận.
3. Đời sống văn hóa cá nhân và đời sống văn 
hóa cộng đồng
3.1. Đời sống văn hóa cá nhân
Mỗi cá nhân chỉ tác động đến một số yếu tố 
văn hóa nhất định trong môi trường văn hóa. 
Số yếu tố văn hóa này là khác nhau ở những cá 
nhân khác nhau. Vì thế đời sống văn hóa của 
từng cá nhân sẽ không giống nhau. Nguyên 
nhân của vấn đề được giải thích như sau:
Thứ nhất, do môi trường văn hóa khác 
nhau. Các cá nhân sống cách xa nhau về mặt 
địa lý thường rơi vào trường hợp này. Có thể có 
Số 21 - Tháng 9 - 201712
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
những môi trường văn hóa khác nhau nhiều 
như môi trường văn hóa ở các nước phương 
Đông so với phương Tây; cũng có những môi 
trường văn hóa gần nhau như ở các vùng trên 
cùng một lãnh thổ.
Thứ hai, do sự lựa chọn tự thân của các cá 
nhân, trong đó bao hàm việc đáp ứng các nhu 
cầu nghề nghiệp và sở thích. Điều này đã được 
phân tích kỹ ở các mục trên.
3.2. Đời sống văn hóa cộng đồng
Các cá nhân trong một cộng đồng có thể 
cùng tác động vào một số yếu tố của môi 
trường văn hóa. Điều này gây hiệu ứng chung 
cho cả cộng đồng, tạo nên đời sống văn hóa 
cộng đồng. Tuy nhiên, giữa cộng đồng này 
và cộng đồng khác, đời sống văn hóa cũng 
không giống nhau. Nguyên nhân là ở chỗ mỗi 
cộng đồng có trường tác động riêng đối với 
các yếu tố của môi trường văn hóa.
Thực ra, trong cộng đồng ấy, đời sống văn 
hóa của mỗi cá nhân ít nhiều đã có sự khác 
nhau nhưng nhìn tổng thể thì có sự đồng 
thuận trên những nét cơ bản. Đời sống văn 
hóa cộng đồng được hình thành trên cơ sở các 
cá nhân cùng sống trong một môi trường văn 
hóa, ở một mức độ hình thành sâu hơn là cùng 
nghề nghiệp, sâu hơn nữa là cùng sở thích. Tuy 
nhiên, khái niệm đời sống văn hóa cộng đồng 
chỉ mang ý nghĩa tương đối bởi một đời sống 
văn hóa đồng chất (trăm người như một) là 
không thể có được.
4. Kết luận
Đời sống văn hóa cần được xem xét trong 
mối quan hệ không thể tách rời với văn hóa và 
môi trường văn hóa. Nếu coi văn hóa là tổng 
thể thì môi trường văn hóa là một phần của 
tổng thể ấy bao quanh con người trong một 
không gian và thời gian nhất định. Đời sống 
văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người đối với 
môi trường văn hóa thông qua các hoạt động 
cụ thể để từ đó hình thành nhân cách.
Do văn hóa là một hiện tượng phức tạp, từ 
đó môi trường văn hóa cũng phức tạp theo 
nên đời sống văn hóa luôn đa dạng, phong 
phú. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa 
riêng. Tuy nhiên, đời sống văn hóa cá nhân khi 
đi theo cùng một xu hướng thì sẽ hình thành 
đời sống văn hóa cộng đồng.
Về cấu trúc tồn tại, đời sống văn hóa có thể 
được phân chia thành hai cấp độ: cấu trúc bề 
mặt và cấu trúc bề sâu. Cấu trúc bề mặt là diện 
mạo của đời sống văn hóa. Cấu trúc bề sâu là 
bản chất của đời sống văn hóa. Hai cấu trúc 
này tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Trong mỗi 
cấu trúc, các thành tố cũng đều có mối quan 
hệ biện chứng.
T.Đ.N
(PGS.TS., Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHVH HN)
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Thị Thúy Hằng (2015), Đời sống văn 
hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Văn hóa 
học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Phương Lan (2004), Về khái 
niệm đời sống văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ 
thuật (số 12/2004).
3. Trần Chí Mỹ (2002), Xây dựng đời sống văn 
hóa tinh thần ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai 
đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện 
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
4. Hoàng Vinh (1995), Tổ chức xây dựng đời 
sống văn hóa ở cơ sở, trong sách: Đường lối văn 
hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. 
Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
 Ngày nhận bài: 11- 8 - 2017
Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 9 - 2017
Ngày chấp nhận đăng: 30 - 9 - 2017

File đính kèm:

  • pdfkhai_niem_va_cau_truc_doi_song_van_hoa.pdf