Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên

Từ các mẫu đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên, 16 chủng nấm mốc có khả

năng chịu acid và kháng nhôm đã được phân lập trên môi trường Hansen thạch đĩa (pH 3,0) chứa

nhôm với nồng độ 100 mgL-1. Trong đó, hai chủng nấm mốc ký hiệu F8 và F13 có thể phát triển

tốt trên môi trường Hansen thạch đĩa (pH 3,0) chứa nhôm với nồng độ lên đến 700 mgL-1. Các

phân tích về đặc điểm hình thái và trình tự nucleotide của các gen 28S rDNA đã chỉ ra rằng chủng

F8 thuộc loài Eupenicillium javanicum và chủng F13 thuộc loài Penicillium variabile. Các khảo

sát tiếp theo đã cho thấy cả hai chủng nấm mốc F8 và F13 có thể phát triển tốt trong môi trường

Hansen dịch thể chứa nhôm với nồng độ 100 mgL-1 tại các giá trị pH từ 2,2-5,0 và với nồng độ

500-2.000 mgL-1 tại pH 2,4. Sau 7 ngày nuôi cấy trên máy lắc ổn nhiệt tại 30oC, 150 vòng/phút,

hiệu suất hấp thụ nhôm từ môi trường Hansen dịch thể chứa nhôm với nồng độ 2.000 mgL-1 (pH

2,4) của chủng F8 đạt 92,06% và chủng F13 đạt 86,88%. Vì vậy, hai chủng Eupenicillium

javanicum F8 và Penicillium variabile F13 được cho là có tiềm năng trong cải thiện đất trồng chè

bị acid hoá thông qua việc giảm thiểu hàm lượng nhôm linh động trong đất, đảm bảo năng suất

cũng như chất lượng của sản phẩm chè.

Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 5100
Bạn đang xem tài liệu "Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên

Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 109-115 
 109 
Khả năng chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm của nấm mốc 
phân lập từ đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên 
Ngô Thị Tường Châu1,*, Nguyễn Thị Mai Lương2, 
 Phùng Thị Ngọc Mai1, Đào Văn Huy3, Lê Văn Thiện1 
1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 
2Trường Đại học Lâm Nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội, Việt Nam 
 3Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 31 tháng 10 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 13 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 12 năm 2018 
Tóm tắt: Từ các mẫu đất trồng chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên, 16 chủng nấm mốc có khả 
năng chịu acid và kháng nhôm đã được phân lập trên môi trường Hansen thạch đĩa (pH 3,0) chứa 
nhôm với nồng độ 100 mgL-1. Trong đó, hai chủng nấm mốc ký hiệu F8 và F13 có thể phát triển 
tốt trên môi trường Hansen thạch đĩa (pH 3,0) chứa nhôm với nồng độ lên đến 700 mgL-1. Các 
phân tích về đặc điểm hình thái và trình tự nucleotide của các gen 28S rDNA đã chỉ ra rằng chủng 
F8 thuộc loài Eupenicillium javanicum và chủng F13 thuộc loài Penicillium variabile. Các khảo 
sát tiếp theo đã cho thấy cả hai chủng nấm mốc F8 và F13 có thể phát triển tốt trong môi trường 
Hansen dịch thể chứa nhôm với nồng độ 100 mgL-1 tại các giá trị pH từ 2,2-5,0 và với nồng độ 
500-2.000 mgL-1 tại pH 2,4. Sau 7 ngày nuôi cấy trên máy lắc ổn nhiệt tại 30oC, 150 vòng/phút, 
hiệu suất hấp thụ nhôm từ môi trường Hansen dịch thể chứa nhôm với nồng độ 2.000 mgL-1 (pH 
2,4) của chủng F8 đạt 92,06% và chủng F13 đạt 86,88%. Vì vậy, hai chủng Eupenicillium 
javanicum F8 và Penicillium variabile F13 được cho là có tiềm năng trong cải thiện đất trồng chè 
bị acid hoá thông qua việc giảm thiểu hàm lượng nhôm linh động trong đất, đảm bảo năng suất 
cũng như chất lượng của sản phẩm chè. 
Từ khoá: Đất acid, đất trồng chè, nấm mốc chịu acid, nấm mốc kháng nhôm, hấp thụ nhôm. 
1. Đặt vấn đề 
Chè xanh (Camellia sinensis) là loại cây ưa 
đaṃ, vì vậy trong quá trình canh tác, một lươṇg 
________ 
 Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-917691012. 
 Email: ngotuongchau@hus.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4319 
lớn phân đạm (đặc biệt là ammonium sulfate) 
đã được bón vào trong đất trồng chè nhằm tăng 
hàm lươṇg amino acid trong lá chè, đồng thời 
tạo màu sắc hấp dẫn và hương vị đậm đà của 
sản phẩm chè. Khi cây chè hấp thu ̣một lươṇg 
lớn ammonium, sulfate được tích tu ̣ trong đất. 
Ngoài ra, ammonium được bón vào đất trồng 
chè nhanh chóng bị chuyển đổi thành nitrate bởi 
N.T.T. Châu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 109-115 
110 
vi khuẩn nitrate hóa tư ̣dưỡng có khả năng chiụ 
acid [1]. Hậu quả là một lươṇg đáng kể nitrate 
và sulfate được tích luỹ dần trong đất trồng chè 
[2], làm pH đất giảm xuống còn 4,0 hoặc thậm 
chi ́ thấp hơn, từ đó làm tăng hàm lượng nhôm 
linh động trong đất trồng chè [3]. Trong điều 
kiện này, cây chè được cho là hấp thụ một 
lượng nhôm đáng kể, có thể ảnh hưởng trực tiếp 
đến sức khoẻ của người tiêu dùng (như bệnh 
yếu thận) [4]. Ngoài ra, hàm lượng nhôm cao 
trong cơ thể người được giả thuyết là có mối 
liên quan với nhiều bệnh khác nhau, như chứng 
mất trí não, xơ não, gãy xương và bệnh 
Alzheimer [5-7]. 
Là một thành phần quan trọng của môi 
trường đất, vi sinh vật đất chắc chắn bị ảnh 
hưởng bởi độc tính nhôm [8]. Tuy vậy một số 
vi sinh vật vẫn có thể tồn tại và phát triển trong 
điều kiện khắc nghiệt này nhờ các cơ chế kháng 
và hấp thụ kim loại của chúng. Vì vậy không 
thể phủ nhận rằng việc phân lập và nghiên cứu 
đặc tính của vi sinh vật chịu acid và kháng 
nhôm cao là tiền đề cho biện pháp phục hồi 
sinh học đất trồng chè. Đến nay, đã có một số 
chủng vi sinh vật chịu acid và kháng nhôm cao 
đã được phân lập [9-12]. Trên thực tế, khả năng 
kháng nhôm của vi sinh vật liên quan chặt chẽ 
với môi trường sống của nó [12]. Trong nghiên 
cứu này, chúng tôi báo cáo về khả năng chịu 
acid, kháng và hấp thụ nhôm của hai chủng 
nấm mốc Eupenicillium javanicum F8 và 
Penicillium variabile F13 phân lập từ đất trồng 
chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên, Việt Nam. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Đất trồng chè taị hai thôn Soi Vàng và 
Hồng Thái, xã Tân Cương, thành phố Thái 
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Các mẫu đất thu taị 
các địa điểm khác nhau với các đặc điểm đươc̣ 
triǹh bày trong bảng 1. 
- Các chủng nấm mốc chiụ acid, kháng và 
hấp thụ nhôm được phân lập từ các mẫu đất nói 
trên. 
Bảng 1. Bảng ký hiệu mẫu đất 
TT 
Ký hiệu 
mẫu đất 
Đặc điểm 
1 MĐ1 
Là loaị đất thiṭ pha cát đươc̣ thu từ 
vùng đất trồng chè đã canh tác 30- 
40 năm taị thôn Soi Vàng. 
2 MĐ2 
Là loại đất sỏi cơm đươc̣ thu từ vùng 
đất trồng chè đã canh tác đươc̣ 3 
năm taị thôn Hồng Thái. 
3 MĐ3 
Là loại đất sỏi cơm đươc̣ thu từ vùng 
đất trồng chè đa ̃ canh tác đươc̣ trên 
10 năm taị thôn Hồng Thái. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu: Mâũ 
đất được lấy theo phương pháp lấy mẫu hỗn 
hơp̣ tại tầng mặt có độ sâu 0-20 cm (TCVN 
7538-2:2005). Mỗi mẫu đất hỗn hơp̣ gồm 10 
mẫu đất riêng biệt trộn đều với nhau cho đến 
khi mẫu cuối cùng đaṭ khối lươṇg khoảng 1 
kg/mẫu. Mẫu sau khi thu về đươc̣ rây qua rây 2 
mm để loại bỏ sỏi, đá, xỉ và các tap̣ chất sau đó 
đươc̣ chứa trong túi zip kiń, dán nhãn và bảo 
quản ở 4oC. 
Phương pháp xác điṇh một số tính chất 
đất: Giá trị pH (H2O) được xác định bằng máy 
đo pH và chiết mẫu với tỉ lệ đất: nước cất là 
1:2,5 (theo TCVN 5979:2007). Độ ẩm được xác 
định bằng phương pháp trọng lượng (theo 
TCVN 6648:2000). Hàm lươṇg C tổng số được 
xác định t ... được chuẩn bị theo phương pháp của Kanazawa 
và Kunito (1996) [13]. Sau 3 ngày nuôi cấy ở 
30oC, chọn các khuẩn lạc riêng biệt có hình thái 
đặc trưng, cấy sang các đĩa thạch như trên với 
các nồng độ nhôm tăng dần (300, 500, 700 
mgL-1) và tiếp tục nuôi cấy ở điều kiện này. Sau 
đó, tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng 
sinh trưởng và phát triển tốt (đánh giá thông 
qua kích thước khuẩn lạc) ở nồng độ nhôm cao 
nhất, cấy truyền sang các ống thac̣h nghiêng 
chứa môi trường Hansen để giữ giống. 
Phương pháp định danh các chủng nấm 
mốc: Các chủng nấm mốc được điṇh danh dưạ 
vào các đặc điểm về hình thái (khuẩn lac̣ và tế 
bào) và đặc điểm di truyền (trình tư ̣nucleotide 
của đoạn gen 28S rRNA). 
Phương pháp nghiên cứu khả năng chiụ 
acid của cácchủng nấm mốc: Chuẩn bi ̣ các 
bình tam giác thể tích 250 mL chứa 100 mL 
môi trường Hansen dịch thể với nồng độ nhôm 
100 ppm, pH được điều chỉnh ở các mức từ 2,2 
đến 3,0. Bố trí thêm một bình với pH 5,0 (pH 
tối ưu của nấm mốc) để đối chứng. Giống được 
cấy chuyển từ các ống thac̣h nghiêng vào các 
bình, nuôi cấy trên máy lắc ổn nhiệt (New 
Brunswick, Innova 44R, Eppendorf, Germany) 
ở 30oC, 150 vòng/phút. Sau 5 ngày nuôi cấy, ly 
tâm dic̣h thể với tốc độ 3.000 vòng/phút trong 
15 phút rồi loc̣ thu sinh khối. Đánh giá khả 
năng chịu acid của các chủng nấm mốc thông 
qua sinh khối thu được. 
Phương pháp nghiên cứu khả năng hấp 
thu ̣nhôm của các chủng nấm mốc: Chuẩn bi ̣ 
các bình tam giác thể tích 250 mL chứa 100 mL 
môi trường Hansen dic̣h thể (pH 3,0) với nồng 
độ nhôm từ 100 đến 2000 ppm. Giống được cấy 
chuyển từ các ống thac̣h nghiêng vào các biǹh, 
nuôi cấy trên máy lắc ổn nhiệt (New 
Brunswick, Innova 44R, Eppendorf, Germany) 
ở 30oC, 150 vòng/phút. Sau 5 ngày nuôi cấy, ly 
tâm dic̣h thể với tốc độ 3.000 vòng/phút trong 
15 phút, lọc để tách sinh khối và dịch lọc. Dịch 
qua lọc tiếp tục được qua màng lọc vô trùng có 
kích thước lỗ 0,25 μm. Đánh giá khả năng 
kháng nhôm dựa vào sinh khối thu được và khả 
năng hấp thụ nhôm dựa vào nồng độ nhôm còn 
lại trong dịch sau nuôi cấy mà được xác định 
bằng phương pháp quang phổ phát xa ̣ nguyên 
tử (ICP- OES OPTIMA 7300V). 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1. Một số tính chất cơ bản của đất trồng chè 
vùng Tân Cương, Thái Nguyên 
Cây chè được trồng trên đất có giá trị pH 
trong khoảng 4,5 – 5,5 được xem là tốt nhất cho 
việc đồng hoá các chất dinh dưỡng [14]. Ở đây, 
các mẫu đất có pH dao động trong khoảng 3,46 
– 4,29. Mẫu MĐ1 có giá trị pH thích hơp̣ hơn 
cho việc trồng chè, trong khi đó các mẫu MĐ2 
và MĐ3 có các giá trị pH tương đối thấp. Bên 
cạnh đó, các mẫu đất (thu vào tháng 2/2018) có 
độ ẩm trung bình 27,7 – 28,0%. Đây là khoảng 
độ ẩm thićh hơp̣ cho sư ̣phát triển của cây chè. 
Ngoài ra, hàm lươṇg C tổng số của các mẫu đất 
dao động trong khoảng 1,07 – 1,37% và hàm 
lươṇg N tổng số chênh lệch khá lớn (0,11 – 
0,3%). Hàm lươṇg nhôm tổng số có sự biến 
động đáng kể giữa các mẫu đất. Số lượng vi 
sinh vật tổng số của mẫu MĐ2 là cao hơn so 
với các mẫu đất còn lại. Điều này có thể là do 
sự khác nhau về loại đất và thời gian canh tác 
của các mẫu đất nghiên cứu. 
Bảng 2. Một số tính chất cơ bản của các mẫu đất nghiên cứu 
Ký hiệu mẫu pH (H2O) Độ ẩm 
(%) 
Tổng C 
(%) 
Tổng N 
(%) 
Nhôm tổng số 
(mgKg-1) 
Số lượng vi sinh vật 
tổng số (CFUg-1) 
MĐ1 4,3 27,7 1,37 0,20 73,5 6,30 105 
MĐ2 3,7 28,0 1,07 0,11 97,4 1,33 107 
MĐ3 3,5 28,0 1,17 0,30 38,6 1,23 105 
N.T.T. Châu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 109-115 
112 
3.2. Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng 
nấm mốc chịu acid và kháng nhôm 
Từ các mẫu đất trồng chè vùng Tân Cương, 
Thái Nguyên, 16 chủng nấm mốc (ký hiệu từ F1 
đến F16) có khả năng chịu acid và kháng nhôm 
đã được phân lập trên môi trường Hansen thạch 
đĩa (pH 3,0) chứa nhôm với nồng độ 100 mgL-1. 
Trong đó, hai chủng nấm mốc ký hiệu F8 và 
F13 có thể phát triển tốt trên môi trường 
Hansen thạch đĩa (pH 3,0) chứa nhôm với nồng 
độ lên đến 700 mgL-1. Trước đấy, Kanazawa và 
Kunito (1996) cũng đã phân lập được 8 loài 
nấm mốc từ đất acid có khả năng chịu nhôm với 
nồng độ 100 mM trên môi trường thạch dinh 
dưỡng pha loãng 10 lần [13]. Đồng thời, nấm 
mốc được cho là chiếm ưu thế trong tổng số vi 
sinh vật chịu acid và kháng Al được xác định. 
Điều này có thể là do khả năng chịu acid của 
nấm mốc thường cao hơn so với vi khuẩn. Vì 
vậy hai chủng nấm mốc này đã được chọn làm 
đối tượng cho các nghiên cứu tiếp theo. 
3.3. Kết quả định danh các chủng nấm mốc F8 
và F13 
Chủng F8 có khuẩn lạc màu trắng, mặt dạng 
nhung và đường kính khoảng 50 mm (Hình 1). 
Kết quả phân tích trình tự đoạn gen 28S rRNA 
của chủng F8 bằng phần mềm Sequecing 
Analysis 5.3, đồng thời so sánh trình tự này với 
cơ sở dữ liệu của GenBank và NCBI bằng phần 
mềm BLAST cho thấy trình tự này tương đồng 
100% với trình tư ̣ đoaṇ gen 28S rRNA của 
chủng Eupenicillium javanicum AFTOL-ID 
429 (mã số truy cập EF413621.1). Vì vậy 
chủng F8 đươc̣ xếp vào chi Eupenicillium, loài 
Eupenicillium javanicum và định danh là 
Eupenicillium javanicum F8. 
Chủng F13 có khuẩn lạc màu xanh xám, 
tròn đều với các vòng tròn đồng tâm và đường 
kính khoảng 19 mm (Hình 2). Kết quả phân tích 
trình tự đoạn gen 28S rRNA của chủng F13 
bằng phần mềm Sequecing Analysis 5.3, đồng 
thời so sánh trình tự này với cơ sở dữ liệu của 
GenBank và NCBI bằng phần mềm BLAST 
cho thấy trình tự này tương đồng 100% với 
trình tư ̣ đoaṇ gen 28S rRNA của chủng 
Penicillium variabile KUC1476 (mã số truy cập 
HM469398.1). Chủng F13 đươc̣ xếp vào chi 
Penicillium, loài Penicillium variabile. Vì vậy, 
trong nghiên cứu này, chủng F13 đươc̣ điṇh 
danh là chủng Penicillium variabile F13.
Hình 1. Hình thái khuẩn lạc trên đĩa thạch Sabouraud và trình tự gen 28S rRNA của chủng F8. 
N.T.T. Châu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 109-115 
113 
Hình 2. Hình thái khuẩn lạc trên đĩa thạch Sabouraud và trình tự gen 28S rRNA của chủng F13 
3.4. Khả năng chiụ acid của cácchủng nấm mốc 
được tuyển chọn 
Cả hai chủng nấm mốc Eupenicillium 
javanicum F8 và Penicillium variabile F13 có 
thể phát triển tốt trong môi trường Hansen dịch 
thể chứa nhôm với nồng độ 100 mgL-1 ở các giá 
trị pH từ 2,2 đến 5,0 đặc biệt là ở pH 2,4 (Bảng 
3, Hình 3). Trong khi đó, Genhe và cs. (2016) 
đã xác định được hai chủng S4 và S7 có khả 
năng phát triển trên môi trường chứa nhôm với 
các giá trị pH từ 3,20 đến 3,11 [12]. Vì vậy giá 
trị pH 2,4 này được chọn cho các nghiên cứu 
tiếp theo. 
Bảng 3. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng nấm mốc ở 100 các giá trị pH khác nhau 
(g sinh khối khô L-1) 
Chủng 
pH 
2,2 2,4 2,6 2,8 3,0 5,0 
Eupenicillium javanicum F8 9,83 13,24 8,24 7,45 7,38 9,27 
Penicillium variabileF13 7,65 12,65 8,97 7,25 7,86 8,95 
Hình 3. Sinh khối của chủng F13 (trái) và F8 (phải) trong môi trường Hansen dịch thể pH = 2,4 
N.T.T. Châu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 109-115 
114 
3.5. Khả năng sinh trưởng, phát triển và hấp 
thu ̣nhôm của các chủng nấm mốc 
Sau 5 ngày nuôi cấy trong môi trường 
Hansen dịch thể chứa các nồng độ nhôm khác 
nhau (pH 2,4) trên máy lắc ổn nhiệt tại 30oC, 
150 vòng/phút, sinh khối tạo thành và hiệu suất 
hấp thụ nhôm của các chủng nấm mốc đã được 
xác định và thể hiện ở Bảng 4. Qua đó cho thấy 
khả năng sinh trưởng và phát triển của các 
chủng nấm mốc giảm dần khi nồng độ nhôm 
tăng dần. Tại nồng độ nhôm 2.000 mgL-1, sinh 
khối của chủng F8 (6,14 gL-1) đạt 29,91% và 
chủng F13 (5,62 gL-1) đạt 31,41% so với đối 
chứng (không chứa nhôm) và hiệu suất hấp thụ 
nhôm của chủng F8 đạt 92,06% cao hơn so với 
của chủng F13 đạt 86,88%. So sánh với kết quả 
nghiên cứu của Genhe và cs. (2016) khi báo cáo 
rằng trong môi trường dịch thể với nồng độ 200 
nmolL-1, chủng S4 có hiệu suất hấp thụ nhôm 
đạt gần 85% và chủng S7 có hiệu suất hấp thụ 
nhôm chỉ 27% so với đối chứng [12] thì các kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn.
Bảng 4. Khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu suất hấp thu ̣nhôm 
của các chủng nấm mốc ở các nồng độ nhôm khác nhau 
Chủng Chỉ tiêu theo dõi 
Nồng độ nhôm (mgL-1) 
0 100 500 1000 1500 2000 
F8 
Khối lươṇg sinh khối khô (gL-1) 20,53 7,44 6,69 6,35 6,43 6,14 
Hiệu suất hấp thu ̣(%) 0 86,49 87,59 90,43 91,38 92,06 
F13 
Khối lươṇg sinh khối khô (gL-1) 17,89 7,32 6,48 6,39 6,03 5,62 
Hiệu suất hấp thu ̣(%) 0 77,68 87,94 90,27 86,99 86,88 
4. Kết luận 
Các mẫu đất trồng chè vùng Tân Cương, 
Thái Nguyên có tính acid cao và hàm lượng 
nhôm cao. Hai chủng nấm mốc Eupenicillium 
javanicum F8 và Penicillium variabile F13 
được phân lập từ hai trong số các mẫu đất này 
có khả năng sinh trưởng và phát triển trên môi 
trường Hansen thac̣h điã (pH 3,0) có bổ sung 
nhôm với nồng độ lên đến 700 mgL-1. Đồng 
thời có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt 
trong môi trường Hansen dịch thể (nồng độ 
nhôm 100 mgL-1) ở pH 2,2-5,0. Bên cạnh đó, 
hai chủng nấm mốc này vẫn có thể sinh trưởng 
và phát triển tại các nồng độ nhôm cao hơn 
(500-2.000 mgL-1), tuy nhiên lượng sinh khối 
tạo thành giảm dần khi nồng độ nhôm tăng. Tại 
nồng độ nhôm 2.000 mgL-1, hiệu suất hấp thụ 
nhôm của chủng F8 (đạt 92,06%) cao hơn so 
với của chủng F13 (đạt 86,88%). Với khả năng 
chịu acid, kháng và hấp thụ nhôm cao, hai 
chủng Eupenicillium javanicum F8 và 
Penicillium variabile F13 được cho là có tiềm 
năng trong cải thiện đất trồng chè bị acid hoá 
nhằm đảm bảo năng suất cũng như và chất 
lượng của sản phẩm chè. 
Tài liệu tham khảo 
[1] M. Hayatsu, Soil microflora and microbial 
activities in acid tea soils,Bull. Natl. Res. Veg. 
Ornam. Plants Tea B 6 (1993) 73 (in Japanese). 
[2] Nioh, T. Isobe, M. Osada, Microbial biomass and 
some characteristics of a strongly acid tea field 
soil, Soil Sci. Plant Nutr. 39 (1993) 617-625. 
[3] H Wang, R.K. Xu, N. Wang, X.H. Li, Soil 
acidification of Alfisols as influenced by tea 
cultivation in eastern China,Pedosphere 20(6) 
(2010) 799- 806. 
[4] M.L. Jackson, P.M. Huang, Aluminum of acid 
soils in the food chain and senility, Sci. Total 
Environ. 28(1) (1983) 269-276. 
[5] J. Edwardson, Aluminum and the pathogenesis of 
neurodegenerative disorders, Aluminium Food 
Environ. 2 (1988) 20-36. 
[6] C.N. Martyn, Aluminium and Alzheimer's 
disease: an epidemiological approach, Environ 
Geochem. Health 12(1-2) (1990) 169-171. 
[7] D. McLachlan, Aluminium and the risk for 
Alzheimer's disease, Environmetrics 6(3) (1995) 
233-275. 
[8] P. Illmer, K. Marschall, F. Schinner, Influence of 
available aluminum on soil-microorganisms, Lett. 
Appl. Microbiol. 21(1995)393-397. 
N.T.T. Châu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 109-115 
115 
[9] F. Kawai, D. Zhang, M. Sugimoto M, Isolation 
and charac- terization of acid-and Al-tolerant 
microorganisms. FEMS Microbiol. Lett. 189 
(2000) 143-147. 
[10] S. Kanazawa, N.T.T. Chau, S. Miyaki S, 
Identification and characterization of high acid 
tolerant and aluminum resistant yeasts isolated 
from tea soils,Soil Sci. Plant Nutr. 51 (2005) 671-
674. 
[11] N.T.T. Chau, L.V. Thien, S. Kanazawa, 
Identification and characterization of acidity-
tolerant and aluminum-resistant bacterium 
isolated from tea soil, African Journal of 
Biotechnology 13(27) (2014) 2715-2726. 
[12] G. He, X. Wang, G. Liao, S. Huang,J. Wu, 
Isolation, Identification and characterization of 
two aluminum- tolerant fungi from acidic red soil, 
Indian J. Microbiol. 56(3) (2016) 344-352. 
[13] S.Kanazawa, T. Kunito T, Preparation of pH 3.0 
agar plate, enumeration of acid-tolerant and Al-
resistant microor- ganisms in acid soils, Soil 
Sci.Plant Nutr. 42 (1996) 165-173. 
[14] A.K.N.Zoysa, A. Anandacoomaraswamy, 
M.S.D.L.De Silva, Management of soil Fertility in 
tea lands, Handbook on tea, Tea research institute 
of Sri Lanka, 2008; pp 27-33. 
Ability to Tolerate Acidity, Resist and Absorb Aluminum 
 of Fungi Isolated from Tea Soils in Tan Cuong, 
Thai Nguyen, Vietnam 
Ngo Thi Tuong Chau1, Nguyen Thi Mai Luong2, 
Phung Thi Ngoc Mai1, Dao van Huy3, Le Van Thien1 
1Vietnam National University, University of Science, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 
2Vietnam National University of Forestry, Xuan Mai, Chuong My, Hanoi, Vietnam 
3Vietnam National University, Institute of Education Quality Assurance, 144 Xuan Thuy, Hanoi, Vietnam 
Abstract: From tea soils in Tan Cuong (Thai Nguyen, Vietnam), 16 acid- tolerant and aluminum- 
resistant fungi were isolated on Hansen plates (pH 3.0) with 100 mgL-1 Al. Two strains (F8 and F13) 
could grow wellon Hansen plates (pH 3.0) with 700 mgL-1 Al. Morphological and 28S rDNA 
sequence analyses indicated that strain F8 belonged to Eupenicillium javanicum, while strain F13 
belonged to Penicillium variabile. Further investigation showed that both strains could grow actively 
in Hansen broth with 100 mgL-1 Al at pH 2.2- 5.0 and with 500- 2,000 mgL-1 Al at pH 2.4. After 7 
days of incubation on a shaker at 30oC, 150 rpm, the aluminium absorption efficiency from Hansen 
broth with 2000 mgL-1 Al (pH 2.4) of strain F8 was 92.06% and that of strain F13 was 86.88%. The 
fungi areconsidered to be useful not only to improve acidified soils by decreasing the ionic aluminum 
concentration but also ensure quality of tea product. 
Keywords: Acid soil, tea soil, acid-tolerant fungi, aluminum-resistant fungi, aluminium absorption. 

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_chiu_acid_khang_va_hap_thu_nhom_cua_nam_moc_phan_la.pdf