Kết quả lưu giữ và sinh sản nhân tạo cá vồ cờ
Đàn cá vồ cờ gồm 22 con có nguồn gốc từ tự nhiên, được tập hợp ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long.
Cá sống tốt trong điều kiện nuôi nhốt, đạt tỷ lệ sống 100%. Tỷ lệ thành thục đạt thấp 18,2% do đàn
cá được tập hợp qua nhiều năm khác nhau nên kích cỡ và độ tuổi không đồng đều. Đối với cá cái
dùng phương pháp tiêm 2 liều, liều sơ bộ dùng 500 UI HCG/kg, liều quyết định dùng 2.500 - 3.000
UI HCG/kg. Cá đực chỉ tiêm một liều 2.000 UI/kg. Thời gian hiệu ứng kích dục tố từ 10 - 12 giờ.
Thời gian nở của trứng từ 36 - 40 giờ ở nhiệt độ nước 28 - 300C. Cá bột tăng trưởng đến 30 ngày
tuổi đạt khối lượng trung bình là 1,7 ± 0,43 gam và chiều dài là 5,8 ± 0,45 cm. Tỷ lệ sống dao động
từ 4,8 - 18,4%
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả lưu giữ và sinh sản nhân tạo cá vồ cờ
21TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II KẾT QUẢ LƯU GIỮ VÀ SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ VỒ CỜ (Pangasius sanitwongsei SMITH, 1931) Huỳnh Hữu Ngãi1*, Đặng Văn Trường1, Thi Thanh Vinh1, Nguyễn Văn Hiệp1, Hà Thị Ngọc Nga1, Lê Trung Đỉnh1, Trần Hữu Phúc1 TÓM TẮT Đàn cá vồ cờ gồm 22 con có nguồn gốc từ tự nhiên, được tập hợp ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long. Cá sống tốt trong điều kiện nuôi nhốt, đạt tỷ lệ sống 100%. Tỷ lệ thành thục đạt thấp 18,2% do đàn cá được tập hợp qua nhiều năm khác nhau nên kích cỡ và độ tuổi không đồng đều. Đối với cá cái dùng phương pháp tiêm 2 liều, liều sơ bộ dùng 500 UI HCG/kg, liều quyết định dùng 2.500 - 3.000 UI HCG/kg. Cá đực chỉ tiêm một liều 2.000 UI/kg. Thời gian hiệu ứng kích dục tố từ 10 - 12 giờ. Thời gian nở của trứng từ 36 - 40 giờ ở nhiệt độ nước 28 - 300C. Cá bột tăng trưởng đến 30 ngày tuổi đạt khối lượng trung bình là 1,7 ± 0,43 gam và chiều dài là 5,8 ± 0,45 cm. Tỷ lệ sống dao động từ 4,8 - 18,4%. Từ khóa: cá vồ cờ, nuôi thuần dưỡng, sinh sản nhân tạo. 1 Trung tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. * Email: ngaidongthap@gmail.com I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hình 1. Cá vồ cờ Cá vồ cờ thuộc họ cá da trơn Pangasidae. Cá từng phân bố rộng rãi trên sông Mêkông, tập trung ở trung lưu, nhưng hiện nay trên tất cả các vùng phân bố rất hiếm khi bắt gặp, cá đã được xếp vào Sách Đỏ của IUCN (Rainboth, 1996). Cá đạt chiều dài tối đa 250 cm. Kích cỡ thường gặp là 50 cm. Khối lượng lớn nhất từng được ghi nhận là 300 kg. Cá vồ cờ là loài cá da trơn lớn thứ nhì ở lưu vực sông Mêkông, sau cá tra dầu (Pangasianodon gigas) (Poulsen và ctv., 2004). Các vây có đốm màu tối và dài. Tia vây đầu tiên của vây lưng, vây ngực và vây bụng mềm và kéo dài thành sợi. Đầu to, miệng rộng. Đầu các tia vây hậu môn có màu đen ở tất cả các cỡ cá, đặc biệt thấy rõ ở cá con. Là loài cá dữ, thức ăn chủ yếu là cá và giáp xác. Đôi khi cá tìm ăn xác động vật thối như chim, chó. Cá non chủ yếu ăn côn trùng và ấu trùng côn trùng. Cá vồ cờ có kích thước rất lớn tại sông Lô-ây 22 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II trên thượng nguồn người ta cho biết có con nặng tới 300 kg (A.F. Poulsen, 2004). Là loài cá rất quý hiếm, cũng do đánh bắt quá mức và thiếu kiếm soát cho nên loài cá này có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hiện nay, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã và đang tập hợp nuôi giữ được 22 cá thể cá vồ cờ, có khối lượng từ 2,5 đến 31 kg. Cá sống khỏe và tăng trưởng tốt trong điều kiện nuôi nhốt. Cá có khả năng thành thục trong điều kiện nuôi, vì đây là loài cá quý hiếm sắp bị tuyệt chủng, cho nên việc tìm hiểu thăm dò “đặc điểm sinh học, sinh sản của cá vồ cờ” là rất cần thiết, nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên, trong tương lai sẽ phát triển thành đối tượng nuôi phổ biến, góp phần đa dạng hóa thành phần giống loài trong nghề nuôi thủy sản. II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.1. Vật liệu - Đàn cá vồ cờ 22 con. - Một số ao, bể và thiết bị của phòng thí nghiệm. 2.2. Nội dung - Tập hợp đàn cá nuôi lưu giữ - Theo dõi sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá - Theo dõi, kiểm tra sự thành thục và đặc điểm sinh sản của cá - Ương nuôi cá bột lên cá hương 30 ngày tuổi 2.3. Phương pháp thực hiện 2.3.1. Tập hợp đàn cá lưu giữ - Thu thập thông tin từ các chi cục thủy sản của các tỉnh, các ngư dân và các nông hộ nuôi thủy sản. - Nuôi thuần dưỡng cá trên bể có sục khí trong thời gian 30 ngày - Nuôi lưu giữ trong ao có diện tích 1.000 m2, độ sâu từ 1 - 1,2 mét 2.3.2. Theo dõi sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Cá nuôi trong ao nuôi nước tĩnh định kỳ 3 tháng cân đo một lần, cá vồ cờ dễ đánh bắt nên cuối năm kéo hết đàn cá để đánh giá tỷ lệ sống. 2.3.3. Thăm dò đặc điểm sinh sản của cá - Phân biệt cá đực cá cái, cá vồ cờ rất khó phân biệt đực cái. Khi đến mùa sinh sản, cá đực vuốt ở mặt bụng về hướng lỗ sinh dục có tinh màu trắng sữa chảy ra, cá cái bụng to mềm dùng que thăm để thu trứng. - Chọn cá đực, cá cái. + Đối với cá đực: Chọn cá khỏe mạnh vuốt ở mặt bụng có tinh màu trắng sữa chảy ra. + Đối với cá cái: Chọn những cá có bụng to, mềm, da bụng mỏng, dùng que thăm thu vài trứng để quan sát thì trứng phải to tròn, đồng đều dễ tách rời nhau, hạt trứng có màu trắng xám, trong. - Thăm dò phương pháp sử dụng kích thích tố Cá vồ cờ thuộc họ cá da trơn trong họ cá tra nên dựa trên quy trình sỉnh sản nhân tạo của một số loài cá da trơn trước đây như: cá tra, cá basa, cá bông lauchỉ dùng đơn thuần một loại kích dục tố là HCG là cá rụng trứng tốt. Đối với cá cái dùng phương pháp tiêm nhiều lần để kích thích tế bào trứng phát triển đồng đều và đạt đến giai đoạn chín muồi sinh dục trước khi kích thích cho cá rụng trứng (Phạm Văn Khánh, 1996). Sau đây là bảng thăm dò để tiêm kích dục tố cho cá sinh sản nhân tạo. Bảng 1. Thăm dò sử dụng kích dục tố Thăm dò kích thích tố Liều sơ bộ (UI/kg) Liều quyết định (UI/kg) 1 500 2.500 2 500 3.000 23TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II - Thời gian tiêm liều quyết định cách liều sơ bộ 8 giờ, sau thờ ... ể 22 m3. + Từ 21 – 30 ngày tuổi: mỗi ngày cho ăn (200 gam thức ăn viên với hàm lượng đạm là 40%) bể 22 m3. Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá bằng cách định kỳ 10 ngày cân đo cá một lần, đến 30 ngày tuổi thu hoạch cân đo và tính tỷ lệ sống của cá. Số cá sống sót Tỷ lệ sống (%) = -------------------- x100 Tổng số cá nuôi - Quản lý môi trường bể ương Bể ương được sục khí liên tục, thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường như oxy, pH, NO2, NH3 đo bằng test pH, oxy, NO2, NH3, nhiệt độ đo bằng nhiệt kế, mỗi tuần đo 2 ngày, mỗi ngày đo 2 lần vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả tập hợp nuôi thuần dưỡng và lưu giữ đàn cá - Thu thập thông tin về nơi phân bố của cá vồ cờ. - Thông qua các đợt đi điều tra ở các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp để tìm hiểu những nơi khả năng có cá vồ cờ xuất hiện, và các nguồn thông tin khác như điện thoại, internet để tập hợp đàn cá. - Tập hợp nuôi thuần dưỡng và lưu giữ đàn cá. Cá sau khi tập hợp được vận chuyển về Trung tâm và được nuôi thuần dưỡng 30 ngày trên bể có sục khí liên tục. Do đây là loài cá dữ nên trong quá trình thuần dưỡng chúng hoàn toàn được cho ăn bằng cá tươi sống kích cỡ vừa với cỡ miệng cá vồ cờ (cá mè trắng). Đàn cá được tập hợp từ năm 2008 đến nay đã được 22 con có kích cỡ từ 2,5 - 31 kg. Kích cỡ có sự dao động lớn là do hàng năm đề tài chỉ được phép thu thập mới 2 con (do loài cá này rất hiếm, cũng chính vì lo sợ thu không được nên có năm có nguồn cá nhiều hơn 2 con, chúng tôi vẫn thu rồi để dành cho những năm sau). Cá vồ cờ có sức sống rất khỏe nên trong suốt quá trình nuôi thuần dưỡng và lưu giữ, tỷ lệ sống luôn đạt 100%. 24 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 3.2. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá Theo kết quả báo cáo năm 2010 của nhiệm vụ lưu giữ, cá vồ cờ nuôi trong ao, cá tăng trọng từ 1–4 kg/năm, khi cá thành thục (>12 kg/con) cá nuôi trong ao tăng trọng chậm lại. Trong năm 2012, cá vồ cờ sống và phát triển bình thường trong ao tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ, đạt tỷ lệ sống 100%. Tăng trưởng trung bình của cá vồ cờ là 2,4 g/ngày. Khi nuôi trong ao đã phát hiện cá cái (khối lượng 12 kg) thành thục, có noãn bào đạt giai đoạn IV vào tháng 7-8 nhưng sau đó thoái hoá dần (Thi Thanh Vinh và ctv., 2010, 2011; Nguyễn Văn Sáng và ctv., 2012). Năm 2017, tăng trưởng trung bình của cá vồ cờ là 2,6 g/ngày (Nguyễn Hữu Thanh và ctv., 2017). 3.3. Kết quả thăm dò đặc điểm sinh sản của cá vồ cờ 3.3.1. Kết quả thành thục của cá vồ cờ Trong tổng số 22 con thì có 4 con thành thục (trong đó có 3 con cái và 1 con đực) và có khả năng tham gia sinh sản được, đạt tỷ lệ 18,2% (tỷ lệ này chung cho cả đực lẫn cái). Tỷ lệ đạt thấp là do đàn cá được thu thập nhiều năm khác nhau nên kích cỡ và độ tuổi cũng hoàn toàn khác nhau. Trong quá trình nuôi lưu giữ kết hợp với thăm dò sinh sản, đã theo dõi thu mẫu và phân tích quá trình phát triển của tế bào trứng bằng phương pháp mô học như Hình 2. Quá trình phát triển tế bào trứng cá vồ cờ - Giai đoạn I, II: Noãn sào là 2 sợi mảnh nằm sát vách cơ thể, mắt thường không phân biệt được noãn sào hay tinh sào, trên tiêu bản mô học tế bào sinh dục là các nguyên bào và các noãn bào. Noãn bào có nhiều góc cạnh, kích thước rất nhỏ, tế bào chất ưa kiềm nên bắt màu tím nâu của hematoxylin mạnh, nhân ưa kiềm yếu nên bắt màu nhạt hơn. Khi chuyển sang giai đoạn 2 vẫn chưa phân biệt được tuyến sinh dục đực hay cái bằng mắt thường. Xem dưới kính hiển vi, ta có thể thấy được tế bào trứng. Quan sát trên tiêu bản mô học ta phân biệt được tuyến sinh dục đực, cái rõ ràng, bởi noãn bào có nhân to nằm ở trung tâm. Hình 2. Noãn bào giai đoạn I, II - Giai đoạn III. Mắt thường nhìn thấy rõ từng tế bào trứng dính sát vào nhau, noãn sào lớn, có màu hồng do có nhiều mạch máu phân bố. Xem trên tiêu bản mô học thấy nang trứng hình thành bao xung quanh noãn bào, nhân to tròn nằm ở trung tâm noãn bào. Hình 3. Noãn bào giai đoạn II, III - Giai đoạn IV: Noãn sào gia tăng kích thước và có nhiều mạch máu phân bố rõ, tế bào trứng đạt kích thước to nhất, có màu vàng nhạt hoặc hơi xám, trứng căng to, rời nhau và càng đồng đều. Quan sát trên tiêu bản mô học thấy nhân lệch hẳn về cực động vật, tế bào chất bắt màu tím đậm. Giai đoạn này không tồn tại lâu như giai đoạn trước. Hình 4. Noãn bào giai đoạn III, IV. 25TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II - Giai đoạn V: Noãn bào tách rời màng noãn sào, nhân bắt đầu tan biến. Hình 5. Noãn bào giai đoạn IV, V. - Giai đoạn VI: Buồng trứng nhão, rỗng và có màu đỏ sẫm. Trong buồng trứng vẫn còn sót lại những trứng nhầy và trứng nhỏ, sau một thời gian được cơ thể cá hấp thu, sau đó tuyến sinh dục phát triển trở lại giai đoạn II. Hình 6. Giai đoạn trứng thoái hóa 3.3.2. Kết quả thăm đò đặc điểm sinh sản của cá vồ cờ Cá vồ cờ là loài rất hiếm, hiện tại tổng đàn cá chỉ có 22 con nên không thể mổ để làm các chỉ tiêu về sinh sản được như: sức sinh sản tương đối, tuyệt đối, hệ số thành thục Cá sau khi được tiêm kích thích tố ở liều quyết định từ 10 - 12 giờ thì rụng trứng, thời gian nở của trứng từ 36 - 40 giờ ở nhiệt độ nước 28 - 30 0C. Hình 7. Vuốt trứng cá vồ cờ Hình 8. Thụ tinh cho trứng Bảng 2. Kết quả cho cá vồ cờ sinh sản Số cá tham gia sinh sản (con) Số lượng cá rụng trứng (con) Tỷ lệ cá đẻ (%) Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) 2 2 100 21.783 – 24.221 87,3 - 90 81,1 – 84,3 Dù tiêm liều quyết định 2.500 hoặc 3.000 UI/kg cá vẫn rụng trứng tốt, sức sinh sản thực tế của cá vồ cờ tương đương với cá bông lau 20.039 ± 6.420 trứng/kg (Huỳnh Hữu Ngãi, 2013). Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở đạt rất cao lần lượt 87,5 – 90% và 81,1 – 84,3%. 26 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 3.4. Kết quả ương cá vồ cờ từ 1 đến 30 ngày tuổi 3.4.1. Các yếu tố môi trường ở các bể ương. Bảng 3. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường ở các bể ương. Chỉ tiêu Bể nuôi vỗ Sáng Chiều Nhiệt độ (0C) 28 - 29 30 – 31 pH 7,5 - 8 8 – 9 DO (mg/l) 4 - 6 6 – 8 N02 0 0 NH 3 0 0 Trong tuần đầu, các bể ương chỉ được cấp nước thêm vào bể, từ ngày thứ 10 trở đi, nước trong bể ương được định kỳ si phông đáy và thay nước 1 lần/tuần, mỗi lần thay từ 20 - 30% lượng nước trong bể để đảm bảo môi trường nước trong các bể ương tương đối sạch. Chính vì vậy các yếu tố môi trường trong suốt quá trình ương cũng dao động trong khoảng thích hợp cho các hoạt động sống của cá, vì theo Nguyễn Văn Kiểm (2005) cho rằng hàm lượng ô xy hòa tan trong nước để đảm bảo cho hoạt động bình thường của cá phải từ 3 - 4 ppm, theo Nguyễn Phú Hòa (2012) cho rằng yếu tố nhiệt độ thích hợp cho một số loài tôm cá nuôi dao động trong khoảng từ 25 - 35 0C, pH từ 6 - 9; ôxy hòa tan lý tưởng nhất trong khoảng 5 ppm, so với các chỉ tiêu trong bảng 3 cho phép khẳng định các yếu tố ôxy, nhiệt độ và pH là hoàn toàn thích hợp trong quá trình ương cá. 3.4.2. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá vồ cờ Bảng 4. Sự tăng trưởng của cá vồ cờ từ 30 ngày tuổi Ngày tuổi Khối lượng trung bình (gam) Chiều dài trung bình (cm) 10 0,14 ± 0,15 2,1 ± 0,2 20 0,41 ± 0,16 3,5 ± 0,4 30 1,7 ± 0,43 5,8 ± 0,45 Cá vồ cờ cũng giống như các loài cá khác giai đoạn đầu cá tăng trưởng nhanh về chiều dài, càng về sau sẽ tăng trưởng nhanh về khối lượng, về khối lượng cá tăng trưởng tương đương với cá bông lau cùng ngày tuổi nhưng chiều dài thì hơi ngắn hơn. Cá vồ cờ 30 ngày tuổi đạt trung bình 1,7 ± 0,43 gam và chiều dài là 5,8 ± 0,45 cm, trong khi đó cá bông lau 30 ngày tuổi cũng đạt được 1,7 ± 0,21 gam và chiều dài là 6 ± 0,3 cm. Hình 9. Cá vồ cờ 30 ngày tuổi 27TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 3.4.3. Kết quả về tỷ lệ sống Cá vồ cờ bản chất của chúng là loài cá dữ, thức ăn của cá trưởng thành chủ yếu là động vật tươi sống. Cá con ương trên bể thời gian đầu chúng ăn lẫn nhau rất dữ dội, cho nên thức ăn tươi sống (Moina) được cho ăn hàng ngày, ngoài ra bổ sung thêm thức ăn công nghiệp, tập cho chúng quen dần nhằm giảm sự ăn thịt lẫn nhau. Chính vì chúng ăn thịt lẫn nhau rất mãnh liệt ở thời gian đầu nên tỷ lệ sống ở giai đoạn 30 ngày tuổi rất thấp dao động từ 4,8 - 18,4%, trong khi đó cá bông lau sau khi ương đến 30 ngày tuổi đạt tỷ lệ sống tương đối cao 47,5 - 88,0% (Huỳnh Hữu Ngãi, 2013). IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận - Tập hợp được đàn cá vồ cờ 22 con với kích cỡ khác nhau từ 2,5 - 31 kg. Cá thích nghi tốt trong điều kiện nuôi nhốt trong ao nước tĩnh đạt tỷ lệ sống 100%, ở giai đoạn còn nhỏ chúng tăng trưởng rất nhanh dao động từ 1 - 4 kg/năm. - Cá thành thục được trong ao nước tĩnh, tỷ lệ thành thục thấp do đàn cá có độ tuổi không đồng đều. Sau khi được tiêm kích thích tố thì tỷ lệ cá cái rụng trứng rất cao đạt 100%, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở đạt rất tốt lần lượt là 87,5 - 90% và 81,1 - 84,3%. - Tỷ lệ sống của cá con 30 ngày tuổi đạt rất thấp từ 4,8 - 18,4% do chúng ăn thịt lẫn nhau vào những ngày đầu sau khi hết noãn hoàng. 4.2. Đề xuất - Tách đàn cá nuôi vỗ theo từng kích cỡ khác nhau để nâng cao tỷ lệ thành thục - Cần bố trí thí nghiệm về mật độ ương khác nhau để tìm ra mật độ thích hợp, bổ sung thêm thức ăn tương sống có kích thước lớn hơn Moina, nhằm nâng cao tỷ lệ sống của cá con. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Huỳnh Hữu Ngãi, 2013. Dự án “Phát triển giống một số loài thủy sản bản địa quý hiếm”. Dự án cấp Bộ 74 trang đã nghiệm thu vào giữa năm 2014. Nguyễn Văn Kiểm, 2005. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống, tủ sách Đại Học Cần Thơ, 95 trang. Nguyễn Văn Sáng, Thi Thanh Vinh, Trình Trung Phi, Nguyễn Hữu Thanh, Nguyễn Văn Hiệp, Đặng Tố Vân Cầm, 2012. Báo cáo khoa học Viện NCNTTS II. nhiệm vụ bảo tồn lưu giữ nguồn gen giống thuỷ sản khu vực Nam Bộ năm 2012. Nguyễn Phú Hòa, 2012. Chất lượng môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 154 trang. Nguyễn Hữu Thanh, 2017. Báo cáo khoa học Viện NCNTTS II nhiệm vụ bảo tồn lưu giữ nguồn gen giống thuỷ sản khu vực Nam Bộ năm 2017. Phạm Văn Khánh, 1996. Sinh sản nhân tạo cá tra ở Đồng bằng sông Cửu long. Luận án Phó tiến sĩ. Đại học Thủy sản NhaTrang, 168 trang. Tài liệu tiếng Anh Poulsen, A.F., K.G. Hortle, J. Valbo-Jorgensen, S. Chan, C.K.Chhuon, S. Viravong, K. Bouakhamvongsa, U. Suntornratana, N. Yoorong, T.T. Nguyen and B.Q. Tran. 2004. Distribution and Ecology of Some Important Riverine Fish Species of the Mekong River Basin. MRC Technical Paper No. 10. Rainboth, W. J., 1996. Fishes of the Cambodian Mekong, FAO species indentification field guide for fishery purpose. Mekong river commission, FAO and DANIDA, 265 pp, XXVII. 28 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II RESULTS ON CULTURE AND ARTIFICIAL PROPAGATION OF CHAO PHRAYA GIANT CATFISH (Pangasius sanitwongsei SMITH, 1931) Huynh Huu Ngai1*, Dang Van Truong1, Thi Thanh Vinh1, Nguyen Van Hiep1, Ha Thi Ngoc Nga1, Le Trung Dinh1, Tran Huu Phuc1 ABSTRACT Twenty-two individuals of Pangasius sanitwongsei were collected in Đong Thap and Vinh Long provinces. The fish were conditioned in earthern ponds with survival rate of 100%. The mature rate was low (18.2%) because the fishes were collected through many years, so difference the size and the years. Induced spawning for females using the two-injection method, the first dose with 500 IU HCG (Human Chorionic Gonadotropin) per kg, and the second dose with 2,500 to 3,000 IU HCG (Human Choripnic Gonadotropin) per kg. One-time injection with 2.000 IU HCG per kg was applied for male at the same time of the second injection of female. Female spawns 10 – 12 hours after second injection. The eggs hatching from 36 – 40 hours at the water temperature 28 – 300C. The fish grow-out when nursing at 30 days with the average weigth 1.7 ± 0.43 gam and the average length was 5.8 ± 0.45 cm. Survival rate ranged from 4.8 – 18.4%. Keywords: artificial propagation, domestification, Pangasius sanitwongsei. Người phản biện: TS. Phạm Văn Khánh Ngày nhận bài: 07/12/2018 Ngày thông qua phản biện: 15/12/2018 Ngày duyệt đăng: 20/12/2018 1 National Breeding Centre for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No. 2 *Email: ngaidongthap@gmail.com
File đính kèm:
- ket_qua_luu_giu_va_sinh_san_nhan_tao_ca_vo_co.pdf