Kết quả lâm sàng ban đầu điều trị ung thư thực quản ngực sử dụng kĩ thuật vmat nhịn thở chủ động cuối thì thở ra tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec times city

Mục tiêu: Đánh giá ban đầu kết quả lâm sàng và độc tính liên quan xạ trị sử dụng kĩ thuật VMAT nhịn

thở chủ động cuối thì thở ra (EH-VMAT) trên bệnh nhân ung thư thực quản ngực.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 24 bệnh nhân ung thư thực quản ngực

giai đoạn II - IVa, được chỉ định hóa xạ trị tiền phẫu, hậu phẫu, triệt căn tại Khoa Xạ trị, bệnh viện ĐKQT

Vinmec Times City từ tháng 08/2018 đến 7/2020.

Kết quả: 24 bệnh nhân, chủ yếu nam giới (23/24); tuổi trung bình 55,6 năm; 12 BN là điều trị triệt căn,

11BN điều trị tiền phẫu; về vị trí u có 23/24 BN bị ung thư thực quản ngực giữa, ngực dưới, chỉ 1 BN ung

thư thực quản ngực trên; 66,7% số BN giai đoạn III. Đáp ứng hoàn toàn đạt 19,1%, đáp ứng một phần đạt

41,7%. Sống thêm toàn bộ tại thời điểm 1 năm đạt 72%, sống thêm trung bình đạt 14,2 tháng, sống thêm

không tiến triển trung bình đạt 11,1 tháng. Độc tính cấp đáng chú ý viêm thực quản gây nuốt đau vừa

75%, viêm phổi xạ trị độ 1 là 41,7% các tác dụng phụ hồi phục tốt, không BN nào bỏ điều trị. Độc tính liên

quan xạ trị muộn chỉ có viêm phổi độ 1 là 25%, nuốt đau độ 2 gặp 2 BN chiếm 8,3%.

Kết luận: Xạ trị EH-VMAT an toàn và hiệu quả trong điều trị ung thư thực quản ngực.

Kết quả lâm sàng ban đầu điều trị ung thư thực quản ngực sử dụng kĩ thuật vmat nhịn thở chủ động cuối thì thở ra tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec times city trang 1

Trang 1

Kết quả lâm sàng ban đầu điều trị ung thư thực quản ngực sử dụng kĩ thuật vmat nhịn thở chủ động cuối thì thở ra tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec times city trang 2

Trang 2

Kết quả lâm sàng ban đầu điều trị ung thư thực quản ngực sử dụng kĩ thuật vmat nhịn thở chủ động cuối thì thở ra tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec times city trang 3

Trang 3

Kết quả lâm sàng ban đầu điều trị ung thư thực quản ngực sử dụng kĩ thuật vmat nhịn thở chủ động cuối thì thở ra tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec times city trang 4

Trang 4

Kết quả lâm sàng ban đầu điều trị ung thư thực quản ngực sử dụng kĩ thuật vmat nhịn thở chủ động cuối thì thở ra tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec times city trang 5

Trang 5

Kết quả lâm sàng ban đầu điều trị ung thư thực quản ngực sử dụng kĩ thuật vmat nhịn thở chủ động cuối thì thở ra tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec times city trang 6

Trang 6

Kết quả lâm sàng ban đầu điều trị ung thư thực quản ngực sử dụng kĩ thuật vmat nhịn thở chủ động cuối thì thở ra tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec times city trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 9480
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả lâm sàng ban đầu điều trị ung thư thực quản ngực sử dụng kĩ thuật vmat nhịn thở chủ động cuối thì thở ra tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec times city", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả lâm sàng ban đầu điều trị ung thư thực quản ngực sử dụng kĩ thuật vmat nhịn thở chủ động cuối thì thở ra tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec times city

Kết quả lâm sàng ban đầu điều trị ung thư thực quản ngực sử dụng kĩ thuật vmat nhịn thở chủ động cuối thì thở ra tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec times city
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 266 
KẾT QUẢ LÂM SÀNG BAN ĐẦU ĐIỀU TRỊ 
UNG THƯ THỰC QUẢN NGỰC SỬ DỤNG KĨ THUẬT VMAT 
NHỊN THỞ CHỦ ĐỘNG CUỐI THÌ THỞ RA 
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY 
ĐOÀN TRUNG HIỆP1, NGUYỄN MẠNH HÀ2, TRẦN BÁ BÁCH3, NGUYỄN ĐÌNH LONG3 
Địa chỉ liên hệ: Đoàn Trung Hiệp 
Email: v.hiepnd1@vinmec.com 
Ngày nhận bài: 02/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 ThS.BS. Trưởng Khoa Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City 
2 BS Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City 
3 Kỹ sư Xạ trị - Khoa Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City 
TỔNG QUAN 
Ung thư thực quản đứng thứ 6 tỷ lệ mắc, thứ 8 
tỷ lệ tử vong trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, 
ung thư thực quản cũng là ung thư hay gặp, đứng 
thứ 12 tỷ lệ mắc và thứ 9 tỷ lệ chết xét cả hai giới; 
nhưng đứng thứ 6 tỷ lệ mắc và thứ 5 tỷ lệ chết ở 
nam giới[1]. 
Xạ trị là biện pháp điều trị chính cho ít nhất 60% 
bệnh nhân (BN) ung thư thực quản mới được chẩn 
đoán khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển tại chỗ - tại 
vùng không có chỉ định phẫu thuật triệt căn. Xạ trị 
điều biến cường độ liều (IMRT: Intensity Modulated 
Radiotherapy) giúp tăng độ đồng đều, độ đồng dạng 
cấp liều cho thể tích điều trị cũng như giảm liều 
chiếu vào cơ quan nguy cơ. 
Kĩ thuật xạ trị điều biến thể tích cung tròn 
(VMAT: Volumetric Modulated Arc Therapy) được 
Yu giới thiệu lần đầu năm 1995[6,7], là một tiến bộ 
cách mạng của IMRT với điều biến đầy đủ 3 thành 
phần quan trọng: suất liều của chùm tia thay đổi liên 
tục, đầu máy quay liên tục, MLC (Multileaf 
Collimator) chuyển động liên tục trong quá trình phát 
tia để điều biến. VMAT đã được áp dụng xạ trị 
những vị trí ung thư như đầu cổ, nội sọ, tiểu khung, 
ung thư đỉnh phổi. 
Trong ung thư thực quản, di động u, hạch trung 
thất là thách thức trong quản lý di động thể tích điều 
trị trong xạ trị là thách thức lớn nhất đối với ứng 
dụng VMAT cho ung thư thực quản. Năm 2012, Yin 
Li và cs đã công bố nghiên cứu tính liều cho thấy 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá ban đầu kết quả lâm sàng và độc tính liên quan xạ trị sử dụng kĩ thuật VMAT nhịn 
thở chủ động cuối thì thở ra (EH-VMAT) trên bệnh nhân ung thư thực quản ngực. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 24 bệnh nhân ung thư thực quản ngực 
giai đoạn II - IVa, được chỉ định hóa xạ trị tiền phẫu, hậu phẫu, triệt căn tại Khoa Xạ trị, bệnh viện ĐKQT 
Vinmec Times City từ tháng 08/2018 đến 7/2020. 
Kết quả: 24 bệnh nhân, chủ yếu nam giới (23/24); tuổi trung bình 55,6 năm; 12 BN là điều trị triệt căn, 
11BN điều trị tiền phẫu; về vị trí u có 23/24 BN bị ung thư thực quản ngực giữa, ngực dưới, chỉ 1 BN ung 
thư thực quản ngực trên; 66,7% số BN giai đoạn III. Đáp ứng hoàn toàn đạt 19,1%, đáp ứng một phần đạt 
41,7%. Sống thêm toàn bộ tại thời điểm 1 năm đạt 72%, sống thêm trung bình đạt 14,2 tháng, sống thêm 
không tiến triển trung bình đạt 11,1 tháng. Độc tính cấp đáng chú ý viêm thực quản gây nuốt đau vừa 
75%, viêm phổi xạ trị độ 1 là 41,7% các tác dụng phụ hồi phục tốt, không BN nào bỏ điều trị. Độc tính liên 
quan xạ trị muộn chỉ có viêm phổi độ 1 là 25%, nuốt đau độ 2 gặp 2 BN chiếm 8,3%. 
Kết luận: Xạ trị EH-VMAT an toàn và hiệu quả trong điều trị ung thư thực quản ngực. 
Từ khóa: Ung thư thực quản, xạ trị điều biến liều, xạ trị điều biến thể tích cung tròn, so sánh liều lượng. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 267 
VMAT có ưu thế hơn IMRT trong cấp liều cho PTV 
cũng như giảm liều vào mô phổi, tim, tủy sống[4,5]. 
Xạ trị có kiểm soát chủ động nhịp thở nhằm 
giảm sai số liên quan di động u do tác động thở, có 3 
cách để kiểm soát: nhịn thở cuối thì thở ra (End - 
Exhale), nhịn thở cuối thì hít vào (End - Inhale) và 
4D-CT Gating. Kĩ thuật nhịn thở cuối thì hít vào khó 
kiểm soát và tái lập nếu thiếu hệ thống hướng dẫn 
bề mặt (Surface Guided Radiotherapy), kĩ thuật đồng 
bộ hóa nhịp thở (Respiratory-Gated Radiotherapy) 
cũng rất khó để đảm bảo nhịp thở đều. Do đó, Khoa 
xạ quyết định chọn kĩ thuật nhịn thở cuối thì thở ra 
đảm bảo giảm sai số di động nhịp thở và tính tái lập 
tốt trong suốt liệu trình chiếu xạ. 
Khoa Xạ trị Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec 
bắt đầu triển khai VMAT từ tháng 11/2014 trên ung 
thư đầu cổ, sau đó đến ung thư tiểu khung, u nội sọ, 
di căn não. Từ tháng 8/2018, với kĩ thuật kiểm soát 
nhịp thở dùng hệ thống RPM (Real-time position 
management) để theo dõi di động u, đảm bảo 
Internal margin (IM) an toàn, chúng tôi đã thực hiện 
kĩ thuật VMAT đối với BN ung thư thực quản ngực 
sử dụng kĩ thuật 4D (four-dimension) tại pha NB 
ngừng thở cuối thì thở ra. Do đó nghiên cứu này 
được chúng tôi thực hiện với mục tiêu: Đánh giá ban 
đầu kết quả lâm sàng và độc tính liên quan xạ trị sử 
dụng kĩ thuật EH-VMAT trên bệnh nhân ung thư thực 
quản ngực. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng 
24 BN ung thư thực quản ngực giai đoạn III, IVa 
chưa di căn xa tạng theo phân loại của Hội thực 
quản Nhật Bản[3] được chỉ định xạ trị EH-VMAT 
thông qua hội đồng Ung thư đa chuyên khoa 
(Tumorboard) từ tháng 08/2018 đến tháng 7/2020. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 
hồi cứu. 
Phân loại giai đoạn theo JES - Hội thực quản 
Nhật Bản. 
Bảng 1. Nhóm giai đoạn bệnh theo phân loại Hội thực quản Nhật Bản[3]. 
T4a xâm lấn màng phổi, màng ngoài tim, cơ hoành, phổi, ống ngực, tĩnh mạch đơn, thần kinh. 
T4b xâm lấn cuống mạch lớn, khí quản, tĩnh mạch phổi, động mạch phổi, thân đốt sống. 
Quy trình xạ trị 
Mô phỏng 
BN được đặt nằm ngửa, đầu phía trên bàn máy, hai tay để lên đầu dùng Wing-board (CIVCO, Orange 
City, IA, USA), những BN xạ trị VMAT dùng thêm hệ thống theo dõi người bệnh thở của RPM (Varian Medical 
System, Palo Alto, CA, USA). BN được chụp cắt lớp vi tính 16 dãy Optima 580 (GE Medical System, 
Milwaukee, Wisconsin USA), độ dày lắt cắt 2,5mm, từ nền sọ đến hết vùng gan có tiêm thuốc cản quang tĩnh 
mạch và uống thuốc cản quang tĩnh mạch để hướng dẫn cho vẽ thể tích u, hạch. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 268 
Hình 1. Đặt tư thế cố định BN và các phương tiện theo dõi nhịp thở sử dụng trong chụp CT mô phỏng 
và trên bàn máy gia tốc xạ trị 
Vẽ thể tích bia và cơ quan nguy cơ[2] 
Các thể tích bia được vẽ gồm: GTVp (Thể tích 
khối u đại thể), GTVn (Hạch di căn), CTVp = GTV + 
5mm chiều xung quanh + 3cm trên - dưới, CTVn = 
GTVn + 5mm, CTV_s (Vùng hạch dự phòng: 
Subclinical ENI: Elective Nodal Irradiation, Hình 1). 
PTV được lấy bằng cách CTV + 5mm sai số. Các cơ 
quan nguy cơ được vẽ gồm phổi, tim, tủy sống, gan, 
thận (nếu trường chiếu cả vùng bụng trên). 
Kê liều[2] 
Kế hoạch xạ trị VMAT tăng liều kết hợp cùng 1 
giai đoạn (SIB: Stimutaneous Integrated Boost) 
60Gy vào u và hạch di căn, 48Gy vào hạch dự 
phòng trong 30 buổi chiếu 2Gy/ phân liều. Như vậy 
thể tích dự phòng trong SIB-VMAT nhận EQD2 = 
46,4Gy. 
Lập kế hoạch và chấp thuận kế hoạch 
Tất cả 24 BN được lập kế hoạch trên phần 
mềm Eclipse 13.0 (Varian Medical System, Palo 
Alto, CA, USA. 
Thiết kế trường chiếu 
Các BN được thiết kế 2-3 Arcs đảm bảo phủ hết 
thể tích điều trị, góc collimator 10 - 15 độ bảm bảo 
hạn chế hiệu ứng tongue – and - grove. 
Bảng 2. Tiêu chuẩn đánh giá kế hoạch xạ trị 
Cấu trúc Tiêu chí liều (%) Chấp nhận Không chấp nhận 
PTV 
Dmax ≤ 115% > 115% 
Dmean 95 - 105% > 105% hoặc < 95% 
V95% ≥ 95% < 95% 
Lung 
MLD ≤ 20Gy > 20Gy 
V20Gy 30% 
V30Gy 20% 
Heart V30Gy 50% 
V50Gy ≤ 40% > 40% 
Spinal 
Cord Dmax ≤ 45Gy > 45Gy 
QA kế hoạch 
Tất cả các kế hoạch VMAT đều được QA nhằm 
đánh giá tính chính xác theo khuyến cáo. 
Phân tích số liệu 
Số liệu được phân tích trên phần mềm SPSS 
ver 22.0 (SPSS IBM Inc., Armonk, NY, USA), sự 
khác biệt có ý nghĩa khi p ≤ 0,05. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung 
Toàn bộ có 24 BN, độ tuổi trung bình 
55,62 ± 7,81 (42 - 72), đa số là nam giới (23/24). 
Bảng 3. Một số đặc điểm chung nhóm bệnh nhân 
 N Tỷ lệ (%) 
Giới Nam 23 95.8 Nữ 1 4.2 
ECOG ECOG 0 10 41.7 ECOG 1 14 58.3 
Vị trí u 
1/3 ngực trên 1 4,2 
1/3 ngực giữa 11 45,8 
1/3 ngực dưới 12 50 
Triệu chứng 
lâm sàng 
Nuốt khó 24 100% 
Tự sờ hạch cổ 3 12,5 
Gầy sút cân 5 20,8 
Đau tức hõm ức 5 20,8% 
Hội chứng trào ngược 2 8,3 
Bệnh phối hợp 
Không có bệnh phối hợp 17 70.8 
Bệnh phổi 5 20.8 
Bệnh về tim mạch 1 4.2 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 269 
Bệnh khác 1 4.2 
Giai đoạn 
Giai đoạn II 2 8,3 
Giai đoạn III 16 66,7 
IVa 6 25 
Giai đoạn T Giai đoạn T3 20 83.3 Giai đoạn T4 4 16.7 
Giai đoạn N 
Giai đoạn N0 1 4.2 
Giai đoạn N1 17 70.8 
Giai đoạn N2 6 25 
Nhận xét và bàn luận: 
Hầu hết bệnh nhân nam giới chiếm 23/24 ca, 
tuổi trung bình 55,6 năm tương đương nghiên cứu 
của Zhang[8] có độ tuổi trung bình 56 năm. Về giai 
đoạn II/ III/ IVa trong nghiên cứu này lần lượt là 
8,3%/ 66,7%/ 25%. Đa số BN được chẩn đoán khi 
bệnh đã ở giai đoạn muộn (III, IVa). Các triệu chứng 
lâm sàng hay gặp là nuốt khó, đau hõm ức/ thượng 
vị, sụt cân. Vị trí u đa số gặp thực quản ngực giữa, 
ngực dưới (23/24 BN). 
Phác đồ điều trị 
Bảng 4. Phác đồ điều trị 
 N Tỷ lệ (%) 
Mục tiêu điều trị 
Triệt căn 12 50 
Tiền phẫu 11 45.8 
Hậu phẫu 1 4.2 
Phương pháp 
điều trị 
Hóa xạ trị đồng thời 22 91.7 
Xạ trị đơn thuần 2 8.3 
Phác đồ hóa 
chất phối hợp 
Taxanes + Carboplatin 9 37.5 
Capecitabin uống 5 20.8 
CF 8 33.3 
Tổng 22 91.7 
- 2 8.3 
Phân liều xạ trị 
41,4Gy (23Fx) 11 45.8 
50,4Gy (28Fx) 6 25 
60Gy (30Fx) 6 25 
> 60Gy (> 30Fx) 1 4.2 
Nhận xét và bàn luận: 
Nghiên cứu được tổng hợp từ nhiều mục đích 
xạ trị, như xạ trị tiền phẫu, hậu phẫu, xạ trị triệt căn. 
Các phác đồ hóa chất được chỉ định theo khuyến 
cáo chung. Riêng về phân liều xạ trị, liều xạ tiền 
phẫu thống nhất dùng liều 41.4Gy trong 23 phân liều 
1.8Gy, liều xạ trị hậu phẫu tối da 50.4Gy vào vùng ổ 
mổ. Xạ trị triệt căn được kê liều 60 - 66Gy tùy vào 
liều dung nạp phổi, thể trạng bệnh nhân và bệnh nền 
phối hợp. 
Đáp ứng lâm sàng 
Bảng 5. Đáp ứng điều trị 
 Đáp ứng 
hoàn toàn 
Đáp ứng 
một phần 
Bệnh ổn 
định 
Bệnh 
tiến triển 
n (%) 7 (29,1%) 14 (41,7%) 3 (12,5%) - 
Nhận xét và bàn luận: 
Nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ đáp ứng 
hoàn toàn rất ấn tượng gần 1/3 số BN đạt, đa số đạt 
đáp ứng một phần, quan sát thấy đáp ứng u thường 
diễn ra sớm và tốt hơn đáp ứng hạch. Không có ca 
bệnh nào tiến triển trong và ngay sau điều trị. Ishida 
và cs[2] nghiên cứu trong thử nghiệm lâm sàng của 
Hội thực quản Nhật Bản JCOG9516 trên 60 bệnh 
nhân có 15% đạt đáp ứng hoàn toàn, có thể nghiên 
cứu của Vinmec có nhiều BN giai đoạn III, do vậy có 
thể tạo tiềm năng đáp ứng tốt hơn. 
Kết quả sống thêm 
Hình 2. Biểu đồ sống thêm toàn bộ (trái) và sống thêm không tiến triển (phải) 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 270 
Nhận xét và bàn luận: 
Sống thêm toàn bộ: Tỷ lệ sống thêm toàn bộ đạt 66,7% (16 BN/ 24 BN). Sống thêm 1 năm đạt 72%. Sống 
thêm toàn bộ trung bình đạt 14,24 ± 1,47 tháng, 95% CI (11,4 ÷ 17,13 tháng). Sống thêm toàn bộ 1 năm đạt 
72%, nếu so sánh với Zhang và cs nghiên cứu trên BN ung thư thực quản sau mổ có cả T4a đạt 89,9%, rõ 
ràng nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rõ rệt, tuy nhiên trong nhóm BN của nghiên cứu này đa số giai đoạn III 
và IVa, nhóm BN nghiên cứu của Zhang và cs[7] chỉ có BN có chỉ định mổ, giai đoạn lâm sàng 100% BN là giai 
đoạn II, III. Nếu so sánh sống thêm trung bình với JCOG9615 của Ishida và cs[2] đạt 305,5 ngày (10,2 tháng) 
thì rõ ràng nghiên cứu của Vinmec cho thời gian sống thêm trung bình đang mức cao hơn. 
Sống thêm không tiến triển: Tỷ lệ sống thêm không tái phát toàn bộ đạt 45,8% (11 BN/ 24 BN). Sống thêm 
không tiến triển trung bình đạt: 11,13 ± 1,50 tháng, 95% CI (8,18 ÷ 14,07 tháng). 
Tác dụng phụ liên quan xạ trị 
Bảng 6. Độc tính liên quan xạ trị 
 Tác dụng phụ sớm Tác dụng phụ muộn Mức độ N (%) Mức độ N (%) 
Viêm da 
G1 5 (20,8%) G1 - 
G2 - G2 - 
G3 - G3 - 
G4 - G4 - 
Nuốt đau 
G0 - G0 16 (66,7%) 
G1 - G1 6 (25%) 
G2 18 (75%) G2 2 (8,3%) 
G3 6 (25%) G3 0 
Viêm phổi 
xạ trị 
G0 11 (45,8%) G0 18 (50%) 
G1 10 (41,7%) G1 6 (25%) 
G2 3 (12,5%) G2 
G3 - G3 - 
Nhận xét và bàn luận: 
Xạ trị thực quản ngực, thể tích chiếu xạ nằm 
khá sâu trong trung thất, do đó viêm da là dấu hiệu 
phản ứng đa số nhẹ mức tối thiểu và đa số chỉ bị 
viêm da vùng thượng đòn - hõm ức khi có xạ trị vào 
hạch thượng đòn, trung thất trên. Trong phân tích 
này chúng tôi chỉ gặp 5 BN viêm da độ 1. 
Viêm thực quản xạ trị (nuốt đau), 100% BN đều 
có biểu hiện nuốt đau trong quá trình xạ trị và chỉ 
giảm sau kết thúc xạ trị 2 - 3 tháng, trong đó phản 
ứng sớm gặp nuốt đau mức độ vừa 18/24 (75%), có 
6 BN nuốt đau độ 3 xuất hiện tuần thứ 4 của liệu 
trình, và phải ngừng ăn và nuôi dưỡng tĩnh mạch 
hoàn toàn 1 - 2 tuần tùy BN. Theo dõi dài hạn, chỉ có 
2 BN (8,3%) còn nuốt đau dai dẳng độ vừa, cả hai 
BN này đều có hẹp thực quản sau xạ, nong thực 
quản qua nội soi cải thiện lưu thông cơ học và giảm 
nuốt đau rõ rệt. Phân tích của Zhang và cs[7] trên 
228 BN xạ trị sau mổ cho thấy viêm thực quản xạ trị 
gặp 18% trong đó độ 3 chiếm 3,5%. Nghiên cứu của 
chúng tôi có tỷ lệ nuốt đau độ 3 cao gấp nhiều lần vì 
xạ trị triệt căn sẽ có thể tích chiếu xạ rộng hơn, phần 
thực quản bị chiếu xạ dài hơn. Viêm phổi xạ trị là tác 
dụng phụ hạn chế liều, nghiên cứu này chúng tôi chỉ 
gặp viêm phổi xạ trị mức độ nhẹ, chỉ 3BN độ vừa với 
triệu chứng ho khan, không khó thở, không cần dùng 
thuốc, không cần hỗ trợ oxy. Trong phân tích Zhang 
và cs[7] tỷ lệ viêm phổi cấp xạ trị 15,7%- cao hơn 
nghiên cứu của Vinmec. 
KẾT LUẬN 
EH-VMAT có thể áp dụng an toàn, hiệu quả 
trong xạ trị ung thư thực quản ngực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. IARC:  
2. Ishida K, Ando N, Yamamoto S, Ide H, Shinoda 
M. Phase II study of cisplatin and 5-fluorouracil 
with concurrent radiotherapy in advanced 
squamous cell carcinoma of the esophagus: a 
Japan Esophageal Oncology Group 
(JEOG)/Japan Clinical Oncology Group trial 
(JCOG9516). Jpn J Clin Oncol. 2005 
Feb;35(2):108. 
3. Japan Esophageal Society (2016): Japanese 
Classification of Esophageal Cancer, 11th 
Edition. Esophagus (2017) 14:1–36. 
4. Kyu Hye Choi et al (2018): Dosimetric 
comparison between modulated arc therapy and 
static intensity modulated radiotherapy in 
thoracic esophageal cancer: a single institutional 
experience. Radiat Oncol J 2018; 36(1): 63-70. 
5. Li Yin et al (2012): Volumetric-modulated arc 
therapy vs c-IMRT in esophageal cancer: A 
treatment planning comparison. World J 
Gastroenterol 2012 October 7; 18(37): 5266-
5275. 
6. Wu and Xie, et al (2014): IMRT and VMAT for 
middle esophageal cancer. Journal of Applied 
clinical Medical Physics, Vol. 15, no. 3. P92-101. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 271 
7. Yu CX et al (1995): Intensity-modulated arc 
therapy with dynamic multileaf collimation: an 
alternative to tomotherapy. Phys Med Biol 1995; 
40: 1435-1449. 
8. Zhang et al (2015): Analysis of IMRT for 
resected thoracic squamous cell carcinoma. 
Thoracic Cancer 6 (2015) 597-604. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 272 
SUMMARY 
Priliminary outcomes of end-exhale respiratory volumetric modulated arc therapy for treatment of 
thoracic esophageal carcinoma at Vinmec Times City Internatinal Hospital 
Purpose: Evaluate priliminarily clinical outcomes and radiation-related adverse effects of end-exhale 
respiratory volumetric modulated arc therapy (EH-VMAT) for treatment of thoracic esophageal carcinoma. 
Methods: Retrospectively descriptive study on 24 thoracic esophageal cancers with stage II - IVa (JES 
2017 classification cretiria) indicated for perioperative or definitive chemoradiotherapy from August, 2018 to 
July 2020. 
Results: 23/24 patients were male, age average 55.6 years-old; 12 patients treated definitively, 23/24 
patients have located tumors at middle and lower portions of esophagus. There had been 66.7% patients were 
clinical stage III. Objective response rate achieved 19,1 % complete response; 41.7% partial response. Mean 
overall survival was 14.2 months, progression-free survival was 11.1 months, 1 year overall suvival was 72%. 
Significant early reaction was pain swallowing grade 2 seen among 75% patients, radiation pneumonitis grade 
1 seen in 41,7%, very soon recovery with conventional supportive medications. Late toxicities were 25% 
patients with grade 1 pneumonitis, 8,3% patients with esophageal stenosis grade 2 (painful swallow). 
Conclusion: EH-VMAT was safe and effectiveness in management of thoracic esophageal carcinoma. 
Keywords: Esophageal cancer, Intensity-modulated radiotherapy, Volumetric-Modulated Arc Therapy 
(VMAT), Dosimetric comparison. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_lam_sang_ban_dau_dieu_tri_ung_thu_thuc_quan_nguc_su.pdf