Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An

I. TỔNG QUAN DỰ ÁN

1.1. Khái quát về Dự án:

Mục tiêu của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”

(viết tắt VILG) là nhằm phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc

gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và

người dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai

tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, ở cả cấp

quốc gia và các địa phương

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An trang 1

Trang 1

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An trang 2

Trang 2

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An trang 3

Trang 3

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An trang 4

Trang 4

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An trang 5

Trang 5

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An trang 6

Trang 6

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An trang 7

Trang 7

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An trang 8

Trang 8

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An trang 9

Trang 9

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 33 trang viethung 9900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Long An
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN 
“Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” 
(VILG) 
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ 
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 
2019 của UBND tỉnh Long An) 
Long An, 2019 
CÁC TỪ VIẾT TẮT 
CSDL Cơ sở dữ liệu 
DTTS 
Dân tộc thiểu số 
EMDP 
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số 
MPLIS 
Hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu 
PTNT 
Phát triển nông thôn 
TCQLĐĐ 
Tổng cục Quản lý đất đai 
TNMT 
Tài nguyên và Môi trường 
TW 
Trung ương 
UBND 
Ủy ban nhân dân 
VILG 
Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” 
VPĐK 
Văn phòng Đăng ký 
WB 
Ngân hàng Thế giới 
MỤC LỤC 
I. TỔNG QUAN DỰ ÁN .............................................................................................................................. 1 
1.1. Khái quát về Dự án: ........................................................................................................................... 1 
1.2. Nội dung dự án: ................................................................................................................................. 1 
II. TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI: .............................................................................................................. 3 
2.1 Phạm vi, khu vực DTTS sinh sống trong khu vực triển khai dự án: ........................................................ 3 
2.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của DTTS trong vùng dự án .............................................................. 4 
a) Đồng bào người Hoa ......................................................................................................................... 4 
b) Đồng bào Khmer ............................................................................................................................... 4 
c) Dân tộc khác: .................................................................................................................................... 5 
2.3. Đánh giá tác động khi triển khai thực hiện dự án: ............................................................................. 6 
2.4. Khung chính sách và cơ sở pháp lý: ................................................................................................... 7 
2.4.1. Quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam đối với các nhóm dân tộc thiểu số: .......................... 7 
2.4.2. Sự thống nhất với chính sách hoạt động của Ngân hàng thế giới về người bản địa: .............. 9 
III. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG: ............................................................................................. 10 
3.1. Kết quả các phát hiện chính từ tham vấn về xã hội: ......................................................................... 10 
3.2. Khung tham vấn và phương pháp tham vấn cộng đồng ................................................................... 11 
IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ................................................................................. 12 
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................................................................................ 22 
VI. PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ: ........................................................ 23 
VI. KINH PHÍ DỰ KIẾN: .......................................................................................................................... 23 
IX. TỔ CHỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ: .................................................................................................. 27 
Trang 1 
I. TỔNG QUAN DỰ ÁN 
1.1. Khái quát về Dự án: 
Mục tiêu của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” 
(viết tắt VILG) là nhằm phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc 
gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và 
người dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai 
tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, ở cả cấp 
quốc gia và các địa phương. 
Mục tiêu cụ thể của dự án: 
Phát triển và vận hành Hệ thống thông tin đất đai đa mục đích để đáp ứng tốt 
hơn nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. 
Phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu nhằm đáp 
ứng tốt hơn nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp và người dân. 
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại 
địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai. 
Hoàn thiện và vận hành CSDL đất đai của địa phương (dữ liệu địa chính, dữ 
liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất 
đai) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai, kết nối với 
Trung ương và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (thuế, công 
chứng, ngân hàng,). 
- Hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai thông qua việc 
hiện đại hóa các VPĐK từ việc cải tiến quy trình, tiêu chuẩn dịch vụ tới việc trang 
bị thiết bị đầu - cuối của các VPĐK và đào tạo cán bộ. 
- Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng 
đồng đối với Dự án; đặc biệt là đối với công tác xây dựng, quản lý và vận hành hệ 
thống thông tin đất đai; hệ thống theo dõi, đánh giá quản lý và sử dụng đất đai. 
1.2. Nội dung dự án: 
Dự án sẽ bao gồm 3 hợp phần như sau: 
• Hợp phần 1: Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai 
Hợp phần này sẽ hỗ trợ: (i) Hiện đại hóa và tăng cường chất lượng cung cấp 
Trang 2 
dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, (ii) Đào tạo, truyền thông và tổ chức thực hiện 
kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số; (iii) Thiết lập và thực hiện Hệ thống theo dõi 
và đánh giá việc quản lý và sử dụng đất. 
Hợp phần này sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai thông 
qua việc hoàn thiện quy trình và tiêu chuẩn dịch vụ, cải tạo cơ sở vật chất, nâng 
cao năng lực của các cán bộ VPĐK ở các huyện dự án. Hợp phần này sẽ hỗ  ... ào dân tộc thiểu số có trách nhiệm phản ánh về tình 
hình triển khai dự án tại cộng đồng, những hoạt động của dự án có tác động và ảnh 
hưởng không tích cực đến quyền và lợi ích của cộng đồng. 
7. Các báo cáo định kỳ của Ban quản lý dự án VILG tỉnh (6 tháng) sẽ bao 
gồm báo cáo về tình hình triển khai Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số tại tỉnh, 
trong đó nêu rõ các hoạt động đã được triển khai liên quan đến kế hoạch này tại 
các địa bàn của dự án; các ý kiến phản hồi của người dân tộc thiểu số liên quan đến 
các hoạt động của dự án tại tỉnh và kế hoạch triển khai các hoạt động tiếp theo, báo 
cáo về Ban quản lý dự án VILG cấp Trung ương. 
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các thành viên phản 
ánh kịp thời về Ban quản lý, Ban chỉ đạo dự án VILG tỉnh để có biện pháp giải 
quyết kịp thời. 
VI. PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ: 
1. Công khai Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số 
Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh đã phổ biến Khung chính sách phát triển 
DTTS của dự án trong các buổi tập huấn kỹ thuật, tham vấn với cộng đồng DTTS 
và đăng tải trên trang web của địa phương. 
Dự thảo Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) đã được tham vấn với 
chính quyền địa phương và cộng đồng DTTS trước khi trình Ngân hàng thế giới 
phê duyệt. Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số được phê duyệt sẽ được công bố 
cho cộng đồng dân tộc thiểu số vùng dự án theo ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu thông 
qua các cuộc họp thôn/bản và lưu giữ ở UBND xã, nhà văn hóa cộng đồng đảm 
bảo những người dân tộc thiểu số vùng dự án, bao gồm hộ bị ảnh hưởng, hộ hưởng 
lợi và cộng đồng của họ có thể tiếp cận một cách thuận lợi và có thể hiểu hết được 
Kế hoạch đó. Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số được duyệt cũng sẽ được công 
bố trên trang web của Ngân hàng thế giới. 
Trang 24 
Trong quá trình thực hiện dự án, nếu có các hoạt động phát sinh dẫn đến 
phát sinh các tác động, Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số sẽ được cập nhật. Bản 
cập nhật sẽ được gửi Ngân hàng thế giới xem xét và được công bố tới cộng đồng 
DTTS vùng dự án. 
2. Đảm bảo sự tham gia Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số 
Nhằm đảm bảo việc tham gia của người dân tộc thiểu số trong suốt quá trình 
chuẩn bị và thực hiện dự án, việc tham vấn cần được tiến hành một cách tự do, 
cung cấp đầy đủ thông tin trước khi thực hiện các hoạt động. Ban Quản lý Dự án 
VILG tỉnh đã tiến hành các cuộc họp tham vấn với cộng đồng dân tộc thiểu số, bao 
gồm hộ hưởng lợi và hộ bị ảnh hưởng để đánh giá nhu cầu của cộng đồng về sử 
dụng các dịch vụ cung cấp thông tin đất đai, đảm bảo rằng những phản ánh từ phía 
cộng đồng DTTS địa phương sẽ được ghi nhận và xem xét trong quá trình thiết kế 
và thực hiện dự án. 
Trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP), các 
cuộc tham vấn cộng đồng thông qua họp dân, phỏng vấn các cá nhân và thảo luận 
nhóm đã được thực hiện. Người dân ở các thôn vùng dự án, bao gồm cả hộ bị ảnh 
hưởng đều tham gia thảo luận và chia sẻ thông tin. Phụ nữ, người dễ bị tổn thương 
và thanh niên được mời tham gia và khuyến khích đóng góp ý kiến. Các nhóm dân 
tộc thiểu số ở các xã vùng dự án đều được tham vấn. Các tổ chức đại diện của họ 
như Hội Phụ nữ, Hợp tác xã, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên cấp xã và cấp thôn 
cũng được tham vấn. 
Các cuộc tham vấn cộng đồng DTTS được thực hiện cho tất cả các xã vùng 
dự án có DTTS, đã đề cập các nội dung sau: a) những tác động tích cực và tiêu cực 
của dự án đối với hộ gia đình và cộng đồng, b) trên cơ sở các tác động tiêu cực, 
thảo luận với cộng đồng các biện pháp tránh hoặc giảm thiểu, và c) cơ hội kinh tế - 
xã hội mà dự án sẽ đem lại cho các hộ/cộng đồng DTTS. 
Các cuộc họp tham vấn cũng đã được tổ chức với sự tham dự của đầy đủ các 
bên liên quan đến dự án bao gồm Ban Dân tộc tỉnh, đại diện các phòng ban của 
huyện, bao gồm phòng dân tộc, Phòng tài nguyên và môi trường, Chi nhánh Văn 
phòng Đăng ký đất đai, hội phụ nữ, đại diện đoàn thể các xã vùng dự án có DTTS 
để tìm hiểu, trao đổi với Ban Dân tộc tỉnh, phòng dân tộc các huyện của dự án một 
số chính sách đã ban hành cho người DTTS và các chương trình đã và đang thực 
hiện trên địa bàn tỉnh, huyện xã vùng dự án liên quan đến sử dụng đất. 
Cơ chế tham vấn và tham gia của người DTTS trong quá trình thực hiện dự 
án: Tham vấn trước, tự do không ép buộc và cung cấp đầy đủ thông tin dẫn đến sự 
đồng thuận rộng rãi của cộng đồng DTTS đối với các hoạt động của dự án cần 
được thực hiện suốt quá trình thực hiện dự án và được ghi lại bằng biên bản. Các ý 
kiến phản hồi của cộng đồng cần được xem xét đưa vào dự án. Các phương pháp 
Trang 25 
tham vấn và tham gia có thể sử dụng như thảo luận nhóm, phỏng vấn người chủ 
chốt, người có uy tín trong cộng đồng, trình diễn mô hình. Phương pháp tham vấn 
và sự tham gia của cộng đồng DTTS cần đảm bảo phù hợp với văn hóa của họ và 
đảm bảo các yếu tố về giới, liên thế hệ và bao gồm cả nhóm dễ bị tổn thương. 
VII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 
Cơ chế giải quyết khiếu nại được thiết lập cho Dự án này là cơ chế hai cấp: 
Cấp cộng đồng và cấp chính quyền. Tại mỗi xã dự án, một Ban hòa giải sẽ được 
thành lập để tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc hay tranh chấp của người dân 
bằng biện pháp hòa giải theo thể thức truyền thống. Nếu các khiếu nại không thể 
giải quyết ở cấp cộng đồng thì sẽ được gửi lên cấp chính quyền thông qua bộ phận 
một cửa ở cấp xã, huyện và tỉnh và cuối cùng là cấp tòa án. 
Cán bộ xã hội của Ban QLDA tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại của 
người dân (nếu có) và làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và 
theo dõi quá trình giải quyết cho đến khi kết thúc. Kết quả giải quyết cần được 
thông báo kịp thời bằng văn bản đến người có khiếu nại. Khiếu nại và kết quả giải 
quyết khiếu nại cần được báo cáo cụ thể trong các báo cáo về thực hiện EMDP cho 
Ban QLDA Trung ương và cho Ngân hàng thế giới. 
VIII. KINH PHÍ DỰ KIẾN 
Chi phí ước tính để thực hiện Kế hoạch Hành động Dân tộc thiểu số này bao 
gồm các chi phí cho những hoạt động liên quan đến dân tộc thiểu số. Kinh phí 
này được tính vào nguồn kinh phí thực hiện dự án. Ngân sách để thực hiện Kế 
hoạch này sẽ được lấy từ nguồn ngân sách đối ứng của địa phương. 
Tổng kinh phí dự kiến: 263.124.000 đồng (Hai trăm sáu mươi ba triệu một 
trăm hai mươi bốn ngàn đồng), tương đương 12.000 USD (quy đổi 1USD = 
21.927 đồng theo Quyết định số: 1589/QĐ-BTNMT ngày 06/05/2019 của UBND 
tỉnh Long An). Quá trình triển khai thực hiện sẽ theo dự toán được cơ quan có 
thẩm quyền phê duyệt cụ thể: 
Trang 26 
STT Nội dung 
Đơn 
vị tính 
Số 
lượng 
Đơn giá 
(USD) 
Thành tiền (USD) 
Tổng cộng 12,000 
Hoạt 
động 1: 
Nhóm tham vấn cộng 
đồng và tổ chức hội thảo 
2 lần một năm 
 4,000 
- 
Thù lao cho Nhóm tham 
vấn cộng đồng (Cán bộ cơ 
quan tài nguyên môi 
trường, cơ quan quản lý 
công tác dân tộc địa 
phương, cơ quan văn hóa 
địa phương, đại diện cộng 
đồng dân tộc thiểu số,.... ) 
Làm việc và hưởng lương theo chế 
độ kiêm nhiệm 
- Chi khác (đi lại, in ấn, ) 4 1,000 4,000 
Hoạt 
động 2: 
Sử dụng các công cụ 
truyền thông hiện đại và 
hiệu quả 
Lồng ghép vào tiểu HP 1.3 HP1 
- 
Xây dựng nội dung truyền 
thông (dười hình thức 
nghe nhìn DVD) 
- Phát sóng và in DVD 
Hoạt 
động 3: 
Đào tạo cho trưởng thôn, 
xóm, bản Tổ chức 01 hội 
nghị để đào tạo cho các 
trưởng thôn, xóm (52 
người x 1 ngày ) 
Hội 
nghị 
1 2,000 2,000 
Hoạt 
động 4 
Tổ chức họp dân ở các 
thôn và xã (25 cuộc 
họp/năm x 3 năm) 
Cuộc 
họp 
75 40 3,000 
Hoạt 
động 5 
Đào tạo cán bộ quản lý 
đất đai (Tổ chức hội thảo 
định hướng cho các cán bộ 
quản lý đất đai trong việc 
tiếp cận với người dân tộc) 
(2 Hội nghị/tỉnh) 
Lồng ghép vào các chương trình 
đào tạo của dự án và các chương 
trình khác của TW và địa phương 
Hoạt 
động 6 
Thiết lập dịch vụ hỗ trợ 
tiếp cận thông tin đất đai 
và đăng ký đất ở các cộng 
đồng nơi có các nhóm 
dân tộc thiểu số sinh 
sống. 
Kinh phí từ nguồn chi hoạt động 
thường xuyên của VPĐK 
Trang 27 
STT Nội dung 
Đơn 
vị tính 
Số 
lượng 
Đơn giá 
(USD) 
Thành tiền (USD) 
- 
Kinh phí hỗ trợ cho 
VPĐKĐĐ tổ chức thực 
hiện dịch vụ hỗ trợ tiếp 
cận thông tin đất đai và 
đăng ký đất cho các nhóm 
dân tộc thiểu số tại các 
vùng sâu, vùng xa (20 xã * 
2 năm/lần) 
- 
Văn phòng đăng ký đất đai 
tập huấn cán bộ cấp xã hỗ 
trợ tiếp cận và sử dụng hệ 
thống thông tin đất đai qua 
mạng Internet 
Hoạt 
động 7 
Ban hòa giải cộng đồng 3,000 
- 
Tổ chức hội nghị tập huấn 
nâng cao kỹ năng giải 
quyết tranh chấp của các 
Công chức Địa chính - 
Nông nghiệp - Xây dựng 
và Môi trường và tổ hòa 
giải ở thôn, ấp (100 người 
x 1 ngày *1 năm/lần) 
 Hội 
nghị 
3 1,000 3,000 
Hoạt 
động 8 
Công tác theo dõi, đánh 
giá 
Lồng ghép vào tiểu HP3 - 
Theo dõi, đánh giá liên 
quan đến các hoạt động 
của dự án tại các địa bàn 
trong tỉnh theo nhóm dân 
tộc, trình trạng nghèo/cận 
nghèo/không nghèo và 
giới tính. 
IX. TỔ CHỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ: 
Ban Quản lý Dự án VILG cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện chung và 
giám sát nội bộ kế hoạch phát triển DTTS. Báo cáo giám sát sẽ được trình lên 
Ngân hàng Thế giới để xem xét và có ý kiến. Hoạt động giám sát, đánh giá cần 
phải được tiến hành một năm hai lần trong quá trình thực hiện dự án để xác định 
đúng lúc các vấn đề mà có thể cần có hành động ngay từ phía Ban quản lý dự án 
VILG cấp tỉnh. 
Các hoạt động giám sát, đánh giá gồm: 
Trang 28 
BẢNG 1: TIÊU CHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 
Hoạt động giám sát và 
đánh giá 
Các chỉ số cơ bản 
1. Tiến độ thực hiện 
EMDP 
● Bản kế hoạch phải được chia sẻ đến cộng đồng; 
● Kế hoạch phải đáp ứng nhu cầu của người DTTS; 
● Nguồn nhân lực đầy đủ để thực hiện kế hoạch. 
2. Thực hiện tham vấn 
cộng đồng và sự tham 
gia của người dân địa 
phương 
● Cộng đồng DTTS, chính quyền xã, lãnh đạo thôn, 
bản, ấp... và các tổ chức quần chúng tại địa phương sẽ 
được cung cấp đầy đủ thông tin về EMDP và cơ chế 
khiếu nại. 
● Cộng đồng DTTS, đại diện các thôn, bản, ấp... và 
các tổ chức đoàn thể địa phương phải được tham vào 
hoạt động giám sát việc thực hiện EMDP. 
3. Thực hiện các biện 
pháp giảm thiểu tác 
động tiêu cực tiềm ẩn 
● Toàn bộ biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ 
Dự án phải được thực hiện một cách hiệu quả. 
4. Thực hiện các can 
thiệp phát triển cụ thể 
đối với cộng đồng 
DTTS địa phương 
● Toàn bộ các hoạt động hỗ trợ đào tạo phải được 
thực hiện một cách hiệu quả. 
5. Cơ chế khiếu 
nại/khiếu kiện 
● Cộng đồng DTTS hiểu rõ về cơ chế khiếu nại/khiếu 
kiện và các tài liệu tổ chức liên quan và loại báo cáo, 
và các giải pháp đạt được. 
Trang 29 
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 
STT Họ và tên Địa chỉ/ Đơn vị công tác Nam Nữ 
Tổng 43 9 
I. Huyện Cần Đước 10 7 
1 Lê Thị Huyền Thơ Xã Mỹ Lệ 1 
2 Nguyễn Thành Trung Xã Phước Vân 1 
3 Phan Thị Ngọc Hiệp Xã Phước Tuy 1 
4 Nguyễn Thị Thùy An Xã Phước Đông 1 
5 Hồ Thị Ái Loan Xã Tân Ân 1 
6 Lê Ngọc Trang Xã Tân Lân 1 
7 Lê Quang Vinh XãTân Chánh 1 
8 Bùi Thanh Dũng Xã Tân Trạch 1 
9 Lê Tùng Phi Xã Long Hựu Đông 1 
10 Nguyễn Thanh Long Xã Long Khê 1 
11 Dương Thị Thùy Trang Xã Long Cang 1 
12 Phạm Văn Hòa Xã Long Hòa 1 
13 Nguyễn Văn Lực Xã Long Sơn 1 
14 Lê Minh Tâm Xã Long Định 1 
15 Nguyễn Thị Thu Nga Xã Long Trạch 1 
16 Nguyễn Hữu Ơn Xã Long Hựu Tây 1 
17 Nguyễn Tấn Sang Thị trấn cần đước 1 
II. Huyện Cần Giuộc 33 2 
1 Nguyễn Văn Thọ Trưởng ấp Nam, xã Đông Thạnh 1 
2 Trần Văn Bảy Trưởng ấp Bắc, xã Đông Thạnh 1 
3 Nguyễn Văn Mau Trưởng ấp 4, xã Đông Thạnh 1 
4 Bùi Văn Nghĩa Trưởng ấp 2/5, Xã Long Hậu 1 
5 Phạm Văn Bảy Trưởng ấp 1, Xã Long An 1 
6 Nguyễn Văn Lung Trưởng ấp 3, Xã Long An 1 
7 Nguyễn Thị Bé Năm Trưởng ấp Tây Phú, Xã Long Phụng 1 1 
8 Nguyễn Văn Mười Trưởng ấp Phú Thạnh, Xã Long Phụng 1 
9 Đổ Văn Ba Trưởng ấp Lũy, Xã Phước Lại 1 
10 Nguyễn Ngọc Mến Trưởng ấp Mương Chài, Xã Phước Lại 1 
11 Phạm Thành Phương Trưởng ấp Vĩnh Thạnh, Xã Phước Vĩnh Đông 1 
12 Võ Văn Đấu Trưởng ấp Đông An, Xã Phước Vĩnh Đông 1 
13 Lê Chí Trung Trưởng ấp 1, Xã Phước Vĩnh Tây 1 
14 Nguyễn Văn Sáu Trưởng ấp 2, Xã Phước Vĩnh Tây 1 
15 Ngô Tấn Phước Trưởng ấp Kim Điền, Xã Tân Kim 1 
16 Lê Hồng Điển Trưởng ấp Long Phú, Xã Tân Kim 1 
17 Nguyễn Ngọc Chờ Trưởng ấp Tân Hòa, Xã Tân Tập 1 
Trang 30 
STT Họ và tên Địa chỉ/ Đơn vị công tác Nam Nữ 
18 Nguyễn Văn Mạnh Trưởng ấp Vĩnh Hòa, Xã Tân Tập 1 
19 Nguyễn Văn Chiến Trưởng ấp Hòa Thuận, Xã Trường Bình 1 
20 Hồ Văn Hải Trưởng ấp Kế Mỹ, Xã Trường Bình 1 
21 Nguyễn Ngọc Anh Dũng Trưởng Khu phố 1, Thị Trấn Cần Giuộc 1 
22 Lê Văn Tường Trưởng Khu phố 2, Thị Trấn Cần Giuộc 1 
23 Bạch Ngọc Thanh Trưởng ấp Phước Kế, xãPhước Lâm 1 
24 Ngô Văn Tư Trưởng ấp Phước Hưng 1, xãPhước Lâm 1 
25 Phạm Thanh Vân Trưởng ấp Ngoài, Xã Phước Hậu 1 
26 Đinh Thanh Hoàng Trưởng ấp Trong, Xã Phước Hậu 1 
27 Trương Văn Hai Trưởng ấp Nam, Xã Thuận Thành 1 
28 Nguyễn Thanh Nhàn Trưởng ấp Thuận Tây 1, Xã Thuận Thành 1 
29 Biện Tùng Lâm Trưởng ấp Thanh Ba, Xã Mỹ Lộc 1 
30 Nguyễn Hà Ninh Trưởng ấp Lộc Tiền, Xã Mỹ Lộc 1 
31 Huỳnh Long Minh Trưởng ấp Phú Thành, Xã Phước Lý 1 
32 Đỗ Thị Phương Hoàn Trưởng ấp Phú Ân, Xã Phước Lý 1 
33 Thái Thanh Hòa Trưởng ấp Tân Điền, Xã Long Thượng 1 
34 Trương Văn Lúa Trưởng ấp Long Thới, Xã Long Thượng 1 
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CÁN BỘ 
LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ/CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ 
TT Họ và tên Chức vụ/Đơn vị công tác Nam Nữ 
1 Trần Quốc Cường Doanh nghiệp 1 
2 Trần Linh Nguyên Doanh nghiệp 1 
3 Trịnh Thanh Vinh Doanh nghiệp 1 
4 Nguyễn Hoàng Sơn Doanh nghiệp 1 
5 Nguyễn Văn Thuấn Doanh nghiệp 1 
6 Đoàn Hùng Dũng Doanh nghiệp 1 
7 Nguyễn Thái Bình CB địa chính 1 
8 Đào Hữu Tấn Phòng TNMT huyện Cần Đước 1 
9 Hồ Hoàng Hưng VPĐK, CN tại huyện Cần Đước 1 
10 Võ Văn Thơ Phòng TNMT huyện Cần Giuộc 1 
11 Đặng Gia Hữu Phước 
VPĐK, CN tại huyện Cần 
Giuộc 
1 
12 Trần Lê Phước Thiện VPĐK tỉnh 1 
Tổng số 12 0 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_phat_trien_dan_toc_thieu_so_du_an_tang_cuong_quan_l.pdf