Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII

Vào thế kỷ XIII, Đại Việt và Nhật Bản đồng thời đối mặt với nguy cơ xâm lược đến từ đế quốc Nguyên Mông.

Tuy nhiên tất cả các cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông vào Đại Việt và Nhật Bản đều thất bại. Bài viết với mục tiêu lý

giải nhân tố tài năng lãnh đạo của tướng lĩnh đã góp phần đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến, cụ thể qua trường hợp

Trần Quốc Tuấn (Đại Việt) và Hojo Tokimune (Nhật Bản). Bài viết trình bày cuộc đời, sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn, Hojo

Tokimune đặt trong bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Nhật Bản, Đại Việt vào thế kỷ XIII, những chiến lược và chiến thuật

được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Qua đó, bài viết phân tích, lập luận và chứng minh nhân

tố tài năng lãnh đạo là một trong những nguyên nhân đem lại chiến thắng cho Đại Việt và Nhật Bản trước đế quốc Nguyên

Mông hùng mạnh.

Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII trang 1

Trang 1

Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII trang 2

Trang 2

Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII trang 3

Trang 3

Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII trang 4

Trang 4

Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII trang 5

Trang 5

Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII trang 6

Trang 6

Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 11300
Bạn đang xem tài liệu "Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII

Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng 17
JSLHU JOURNAL OF SCIENCE 
OF LAC HONG UNIVERSITY www.jslhu.edu.vn Tạp chí Khoa học Lạc Hồng 2020 
HOJO TOKIMUNE VÀ TRẦN QUỐC TUẤN: TƯỚNG LĨNH TÀI BA 
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGUYÊN MÔNG THẾ KỶ XIII 
HOJO TOKIMUNE AND TRAN QUOC TUAN: TALENTED 
COMMANDERS IN THE WAR AGAINST THE MONGOL INVASIONS 
(13TH CENTURY) 
Văn Tường Vi 
Khoa Đông Phương học, Đại học Lạc Hồng, Việt Nam. 
 tuongvi@lhu.edu.vn 
TÓM TẮT. Vào thế kỷ XIII, Đại Việt và Nhật Bản đồng thời đối mặt với nguy cơ xâm lược đến từ đế quốc Nguyên Mông. 
Tuy nhiên tất cả các cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông vào Đại Việt và Nhật Bản đều thất bại. Bài viết với mục tiêu lý 
giải nhân tố tài năng lãnh đạo của tướng lĩnh đã góp phần đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến, cụ thể qua trường hợp 
Trần Quốc Tuấn (Đại Việt) và Hojo Tokimune (Nhật Bản). Bài viết trình bày cuộc đời, sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn, Hojo 
Tokimune đặt trong bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Nhật Bản, Đại Việt vào thế kỷ XIII, những chiến lược và chiến thuật 
được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Qua đó, bài viết phân tích, lập luận và chứng minh nhân 
tố tài năng lãnh đạo là một trong những nguyên nhân đem lại chiến thắng cho Đại Việt và Nhật Bản trước đế quốc Nguyên 
Mông hùng mạnh. 
TỪ KHOÁ. Đế quốc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn, Hojo Tokimune, nhà Trần, Mạc phủ Kamakura. 
ABSTRACT. In the 13th century, Viet Nam and Japan faced up to the invasion of the Mongol Empire. However, all of the 
Mongol invasions to Viet Nam and Japan ended in failure. We are trying to explain scientifically that the talent of leading 
the resistance of Tran Quoc Tuan (Viet Nam) and Hojo Tokimune (Japan) were one of the reasons leading to victory. In the 
content of the article, we make an overview of the life, policies and strategies of Tran Quoc Tuan and Hojo Tokimune through 
the economic, political, social background of Japan and Viet Nam in the 13th century to clarify the reason above. 
KEYWORDS. Mongol empire, Tran Quoc Tuan, Hojo Tokimune, the Tran dynasty, Kamakura shogunate.
1. DẪN NHẬP 
Sự trỗi dậy và bành trướng của đế quốc Nguyên Mông ở 
phía bắc đại lục châu Á vào thế kỷ XIII là một sự kiện lịch 
sử thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả trong và ngoài 
nước. Khi nghiên cứu về nguyên nhân thắng lợi của cuộc 
kháng chiến chống quân Nguyên Mông trường hợp Nhật Bản 
và Đại Việt, chúng tôi cho rằng có nhiều nhân tố đã góp phần 
vào chiến thắng này như yếu tố con người, sức mạnh quân 
sự, thể chế chính trị, quan hệ quốc tế và thời tiết khí hậu. 
Trong bài báo này, thông qua việc trình bày bối cảnh xã hội 
của Đại Việt dưới thời nhà Trần, Nhật Bản dưới thời Mạc 
phủ Kamakura, đồng thời trình bày nghiệp tích và tài năng 
thao lược của Trần Quốc Tuấn và Hojo Tokimune, qua đó 
làm nổi bật vai trò của hai vị tướng trong việc dẫn dắt dân 
tộc chiến thắng một tập đoàn quân sự hùng mạnh nhất thế 
giới lúc bấy giờ là đế quốc Nguyên Mông. 
Trong phạm vi nguồn tư liệu trong nước, chúng tôi tìm 
thấy nhiều tài liệu viết về cuộc kháng chiến chống Nguyên 
Mông của của Đại Việt. Qua những công trình nghiên cứu 
này, cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần vào thế kỷ XIII 
đã được tái dựng lại chi tiết từ các sự kiện lịch sử, thông tin 
về số lượng quân đội đến nghệ thuật quân sự cũng như các 
bài học kinh nghiệm đúc kết được. Nhân vật Trần Quốc Tuấn 
cũng được nhắc đến như một người anh hùng dân tộc với 
những chiến công, đức độ và tài năng thao lược. Trong đó 
tiêu biểu là cuốn “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên 
Mông: thế kỷ XIII” (1975) của tác giả Hà Văn Tấn, Phạm Thị 
Tâm. Công trình này đã đưa ra những lý giải rất khoa học và 
cụ thể về nguyên nhân chiến thắng của Đại Việt, trong đó 
nêu rõ vai trò lãnh đạo của quý tộc nhà Trần và sự đoàn kết 
chiến đấu của quân đội, “chính sức mạnh đoàn kết và tinh 
thần quyết chiến quyết thắng của toàn dân là yếu tố quyết 
định chiến thắng” [Hà Văn Tấn, 1968: 322]. Tuy nhiên, phần 
đề cập đến tài lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn vẫn còn dừng 
lại ở việc trình bày chiến công, chưa thấy đúc kết lại theo hệ 
thống. Phần phân tích chi tiết về chiến công, tài năng lãnh 
đạo và nghiệp tích của Trần Quốc Tuấn lại được trình bày 
khá chi tiết trong cuốn cuốn “Trần Quốc Tuấn và kháng 
chiến chống Nguyên Mông” (2014) do Đăng Khoa và Trần 
Thu biên soạn; cuốn “Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự 
Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định” (2000) do Viện 
lịch sử quân sự Việt Nam biên tập;.v.v.. Chúng tôi tìm thấy 
nhiều tư liệu hữu ích khi phân tích và tổng hợp nghệ thuật 
quân sự của Trần Quốc Tuấn từ những tác phẩm này như 
cách xác định vị trí chiến trường, lối chiến đấu linh hoạt căn 
cứ theo địa hình, nguồn tài nguyên có sẵn, Đồng thời, đức 
độ và cách đối nhân xử thế của Trần Quốc Tuấn cũng được 
khắc họa rõ ràng. Cuốn “Việt Nam và Đông Nam Á thời kỳ 
chống xâm lược Nguyên - Mông (Thế kỷ 13)” (1999) của tác 
giả Nguyễn Thị Thu Thủy là một trong số những tài liệu hiếm 
hoi viết bằng tiếng Việt đề cập đến cuộc kháng chiến chống 
Nguyên Mông trong phạm vi rộng hơn như Chiêm Thành, 
quần đảo Java, Nói tóm lại, các công trình nghiên cứu 
bằng tiếng Việt mà chúng tôi tiếp cận được đã phần nào đi 
sâu giải thích nguyên nhân chiến thắng của cuộc kháng chiến 
có sự góp mặt của nhân tố con người, cụ thể là tướng Trần 
Quốc Tuấn, nhưng vẫn chưa tìm thấy công trình nào so sánh 
đối chiếu nghệ thuật quân sự giữa Trần Quốc Tuấn với những 
tướng quân khác cùng thời, cùng kẻ thù là đế quốc Nguyên 
Mông. 
Received: April 19th 2020 
Accepted: July 23th 2020 
*Corresponding Author 
Email: tuongvi@lhu.edu.vn 
JSLHU JOURNAL OF SCIENCE
OF LAC HONG UNIVERSITY
JS
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng 2020, 11, 017-023 
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng18
Văn Tường Vi 
Khi nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên 
Mông của Nhật Bản vào thế kỷ XIII, chúng tôi tham khảo 
chủ yếu là các công trình nghiên cứu khoa học của các học 
giả Nhật Bản ... kyusho, 2003. 
(松村 劭, 海から見た日本の防衛,PHP研究所, 2003) 
[10] Suzuki Hiroki. Chiến lược học từ lịch sử. Nhà xuất bản 
Diamond, 2016. 
鈴木 博毅 ,戦略は歴史から学べ,ダイヤモンド社, 2016) 
[11] Hattori Hideo. Mông Cổ xâm lược. Nhà xuất bản Yamagawa, 
2014. 
(服部 英雄 (2014)、蒙古襲来、山川出版社) 
[12] Izawa Motohiko. Izawa Motohiko - Lịch sử Nhật Bản với 
những cuộc giao tranh xung đột. Nhà xuất bản Kadokawa, 
2015. 
(井沢 元彦 (2015)、井沢元彦の激闘の日本史 北条時宗と
元寇の危機、角川学芸出版) 
[13] Kitaoka Masatoshi. Mông Cổ xâm lược và cuộc chiến bảo vệ 
Tổ quốc. Nhà xuất bản Shoubunsha, 2018. 
(北岡 正敏 (2018)、モンゴル襲来と国土防衛戦、叢文社) 
[14] Matsumura Tsutomu, Công cuộc phòng vệ của Nhật Bản nhìn 
từ biển. Nhà xuất bản PHP Kenkyusho, 2003. 
(松村 劭 (2003)、海から見た日本の防衛、PHP研究所) 
[15] Murai Shosuke. Hojo Tokimune và cuộc xâm lược của Mông 
Cổ. Nhà xuất bản NHK, 2001. 
(村井 章介 (2001)、北条時宗と蒙古襲来、日本放送出版協
会) 
[16] Suzuki Hiroki. Chiến lược học từ lịch sử. Nhà xuất bản 
Diamond, 2016. 
(鈴木 博毅 (2016)、戦略は歴史から学べ、ダイヤモンド社) 
[17] Shinmura Izuru. Từ điển Kojien. Nhà xuất bản Iwanami, 
2008. 
(新村 出 (2008), 広辞苑、岩波書店)
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng 23
Văn Tường Vi 
điểm quân sự để tiến đánh các đảo còn lại thì chỉnh thể phòng 
ngự Nhật Bản chắc chắn sẽ bị tách rời, rất khó để tổ chức 
phản công và lần lượt bị thôn tính. Tóm lại, mặc dù đều căn 
cứ trên lợi thế có sẵn để xác định vị trí phòng thủ nhưng 
Tokimune thì chọn phương án tốc chiến tốc thắng, còn Trần 
Quốc Tuấn thì chọn phương án trường kỳ kháng chiến. Sự 
lựa chọn sáng suốt này đã cho thấy sự quyết đoán, tư duy 
nhạy bén và tầm nhìn chiến lược của hai vị tướng lĩnh trước 
tình thế khó khăn lúc bấy giờ. 
2.3.2.2 Phòng thủ và phản công 
Kết quả thành bại của một cuộc chiến tranh quyết định 
không chỉ bởi sự tương quan lực lượng hai bên. Một trong 
những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến kết quả cuộc 
chiến là khả năng đánh giá tình hình thực tế để vạch ra được 
một chiến lược phù hợp. Khi chiến đấu với quân Nguyên 
Mông, Trần Quốc Tuấn và Hojo Tokimune đều vận dụng 
linh hoạt các chiến lược và chiến thuật phù hợp đặt trong mối 
tương quan lực lượng với quân Nguyên Mông. 
Thứ nhất, chiến lược “không đối đầu trực tiếp với quân 
lực của địch”. Trong cả hai lần xâm lược Nhật Bản, quân 
Nguyên Mông đều thành công tiến sâu vào vịnh Hakata và 
đổ bộ lên bờ ở một số vị trí chiến lược như Hakozaki, 
Momochihara và Imazu. Phía Nhật Bản đã tổ chức phòng 
ngự bằng tường đá, sử dụng vũ khí cung tên đốt thuyền địch, 
dùng kỵ binh đối đầu với bộ binh. Trong cuộc chạm trán trên 
đất liền, các võ sĩ Nhật Bản đã chiến đấu theo từng nhóm 
nhỏ, đặt chiến trường ở nơi hiểm yếu, cố gắng rút ngắn 
khoảng cách với đối thủ để nhanh chóng đi vào cận chiến, 
qua đó vô hiệu hóa thói quen tấn công ồ ạt của quân Nguyên 
Mông. “Quân Nhật Bản có thói quen bắn tên lúc mở trận, 
sau khi gây ra tổn thất nặng nề cho quân địch mới tiến vào 
đánh giáp lá cà” [Matsumura Tsutomu 2003: 69]. Nhờ chiến 
lược này, quân Nhật Bản mặc dù có số lượng ít hơn nhưng 
đã giữ vững chiến tuyến một thời gian dài, kìm chế tốc độ 
tiến sâu vào đất liền của quân Nguyên Mông. 
Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, các võ sĩ Nhật Bản 
đã nhiều lần đối đầu trực tiếp với quân Nguyên Mông và bị 
thất bại. Tuy nhiên, đến cuộc kháng chiến lần thứ hai thì rất 
ít xảy ra những cuộc xung đột trực diện của quân đội Nhật 
Bản với cánh quân chủ lực Nguyên Mông, mà chủ yếu 
chuyển sang lối đánh du kích mang lại hiệu quả hơn. 
Trong cuộc kháng chiến của Đại Việt, khi quân Nguyên 
Mông tiến công ồ ạt từ nhiều phía, Trần Quốc Tuấn đã chủ 
trương rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng. Quân Đại 
Việt chủ động lựa chọn né tránh mũi nhọn tấn công của địch, 
bỏ thành Thăng Long nhưng cố thủ ở Nam Định, tránh đối 
đầu trực tiếp với thế tấn công hung mãnh của địch. Đồng 
thời, quân Nguyên Mông bị bối rối không xác định được vị 
trí cánh quân chủ lực của Đại Việt, do đó buộc phải phân tán 
lực lượng chiếm đóng ở nhiều vị trí, quân lính luôn trong 
trạng thái căng thẳng bị động phòng ngự, tạo cơ hội cho quân 
Đại Việt chủ động tổ chức phản công. 
Thứ hai, chiến lược “ngăn chặn nguồn tiếp tế, bổ sung 
lương thực, nước uống của địch”. Khi quân Nguyên Mông 
hành quân, ngoài số lương thực giới hạn được vận chuyển 
theo đoàn, thì còn liên tục bổ sung lương thực bằng cách 
chiếm đoạt vơ vét ở những nơi hành quân đi qua. Ngăn chặn 
không cho quân Nguyên Mông nhận được tiếp tế lương thực 
tại chỗ cũng đồng nghĩa với việc làm suy yếu năng lực chiến 
đấu của địch. 
Đối với bất kỳ một chuyến hàng hải nào, việc bổ sung 
nguồn nước luôn được ưu tiên hàng đầu. Nói như Cao Văn 
Liên, “một quân đội mà thiếu lương thực thì dù có hùng 
mạnh bao nhiêu chăng nữa cuối cùng vẫn bị tan rã” [Cao 
Văn Liên, 2017: 133]. Quân Nguyên Mông cũng biết rõ điều 
này. Sau khi tấn công và chiếm được đảo Tsushima, quân 
Nguyên Mông đã lưu lại nơi này khoảng một tuần. Bên cạnh 
việc chỉnh đốn quân sự, tu sửa chiến thuyền, mai táng binh 
sĩ tử trận, thì việc bổ sung lương thực và nước ngọt cũng 
rất được xem trọng. Tuy nhiên, số lượng nước ngọt quân 
Nguyên Mông có thể dự trữ mang theo là có hạn. Đồng thời, 
quân Nguyên Mông không thể luôn lênh đênh ngoài khơi vì 
số lượng nước uống và lương thực cung cấp cho toàn quân 
mỗi ngày là rất lớn. 
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung nước 
uống và lương thực, Tokimune đã ra lệnh ngăn cản địch trên 
bờ biển, cố gắng không cho địch tiến sâu vào đất liền. Việc 
ngăn cản không cho quân địch đổ bộ và tiến sâu vào bờ sẽ 
chặn đứng nguồn tiếp viện lương thực của địch, đặc biệt là 
nguồn nước ngọt. Nếu Nhật Bản thành công ngăn chặn quân 
Nguyên Mông không cho đổ bộ lên bờ, đồng nghĩa với việc 
cắt đứt nguồn tiếp viện nước ngọt và lương thực. Nói cách 
khác, giả sử quân Nhật có thể giữ chân được quân Nguyên 
Mông ngoài khơi trong thời gian đủ lâu thì cũng đồng nghĩa 
với việc Nhật Bản có thể “không chiến mà thắng”. 
Tương tự như vậy, năm 1285, khi phải đối mặt với sáu 
mươi vạn quân Nguyên Mông tiến đến ồ ạt, Trần Quốc Tuấn 
đã lựa chọn rút lui chiến lược và thực hiện kế sách “vườn 
không nhà trống” để bảo toàn lực lượng. Bên cạnh đó, quân 
Đại Việt cũng tổ chức tập kích đội quân tải lương thực của 
Trương Văn Hổ. Đây là đội quân hậu cần cung cấp lương 
thực cho đại quân Nguyên Mông nhưng lực lượng bảo vệ lại 
yếu. Quân Đại Việt không mất quá nhiều công sức để triệt 
hạ đội quân này nhưng lại gây tác động rất lớn đến quân 
Nguyên Mông. Quân Nguyên Mông buộc phải viễn chinh 
trong tình trạng thiếu thốn lương thực, từ đó trực tiếp làm 
suy giảm sức mạnh chiến đấu của quân lính. 
Thứ ba, chiến lược “linh hoạt lợi dụng lợi thế và sở 
trường để tấn công địch”. Nói như Suzuki Hiroki, “chỉ có 
ưu thế thì không thể chiến thắng, mà nó gắn liền với hành 
động tạo ra hoàn cảnh phát huy lợi thế” [Suzuki Hiroki, 
2016: 3]. Sức mạnh quân sự của quân Nguyên Mông nằm ở 
lối tiến quân ồ ạt, điều động toàn bộ binh lực xông lên phía 
trước và sử dụng nhiều vũ khí tiên tiến lúc bấy giờ như hỏa 
dược, pháo cối, máy bắn đá... Tuy nhiên, thế mạnh quân sự 
này không được phát huy hiệu quả đối với chiến trường Đại 
Việt và Nhật Bản. 
Khi xâm lược Nhật Bản, một mặt quân Nguyên Mông phải 
tổ chức hải quân vượt biển, một mặt máy bắn đá cồng kềnh 
khó vận chuyển vào bờ, do đó máy bắn đá không thể phát 
huy hiệu quả trong cuộc chiến này. Khi chiến thuyền quân 
Nguyên Mông tiến vào vịnh Hakata, binh lính sẽ từ thuyền 
lớn xuống thuyền nhỏ, rồi từ thuyền nhỏ tiếp cận bờ, mỗi lần 
như vậy thuyền nhỏ chỉ chở được khoảng mười lăm người 
và phải đối mặt với lực lượng phòng ngự của võ sĩ Nhật Bản 
đợi sẵn trên bờ. Đây là cơ hội cho các võ sĩ Nhật Bản chủ 
động phản công do quân Nguyên Mông bị phân tán, rất khó 
quy tụ sức mạnh tập thể, nếu tấn công vào thời điểm này thì 
sức mạnh công phá sẽ tăng cao. Hơn nữa, những thuyền nhỏ 
sau khi đưa quân Nguyên Mông đổ bộ lên bờ sẽ được kéo về 
chiến thuyền để chuẩn bị cho đợt đổ bộ tiếp theo. Việc di 
chuyển đi đi về về này tương đối mất thời gian, quân Nhật 
nhân cơ hội tiêu diệt lần lượt toán đổ bộ mà không phải đối 
mặt với đội quân chủ lực áp đảo về mặt số lượng ngay từ khi 
bắt đầu cuộc chiến. 
Khi chiến đấu ngăn cản không cho quân Nguyên Mông đổ 
bộ lên bờ, thành phần tham chiến về phía Nhật Bản là những 
Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn: tướng lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII 
võ sĩ Kamakura cưỡi ngựa và đoàn võ sĩ tùy tùng trong vai 
trò bộ binh. Trong khi quân Nguyên Mông rải rác khó quy tụ 
lực lượng do không thiết lập được cứ điểm trên bờ, thì quân 
đội Nhật Bản với số lượng ít hơn đã giành được ưu thế. Số 
lượng binh lính Nguyên Mông bị giết và bị thương trong trận 
đối đầu với kỵ binh Nhật Bản rất nhiều. Phía Nhật Bản đã 
tận dụng và phát huy lợi thế bờ biển để phát huy hiệu quả 
chiến lược giữ chân địch trên biển, ngăn không cho đổ bộ lên 
đất liền. 
Liên hệ trường hợp của Đại Việt, nhà Trần cũng nhận thức 
rõ thế mạnh của quân Nguyên Mông là kỵ binh, nên quân 
Đại Việt thường lợi dụng địa hình sông ngòi, kênh rạch để 
phản công, cố gắng không đối đầu với kỵ binh Nguyên Mông 
trên vùng địa hình bằng phẳng. Khi phải đối đầu với đại quân 
Nguyên Mông tấn công ồ ạt, phía Đại Việt cũng đã lựa chọn 
cách đánh tránh đối đầu trực diện với quân chủ lực. 
Uy lực của chiến lược sẽ thay đổi tùy vào tình hình thực 
tế, trong mối tương quan với đối thủ hay hoàn cảnh tổ chức 
thực hiện chiến lược. Đối mặt với lực lượng quân sự hùng 
mạnh là quân Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn và Hojo 
Tokimune đã rất sáng suốt khi lựa chọn chiến thuật “tránh 
nặng tìm nhẹ” nhờ đó bảo toàn lực lượng trong khi vẫn chiến 
đấu tiêu hao lực lượng địch. Lịch sử đã cho thấy không bao 
giờ có cái gọi là chiến lược tuyệt đối, ngay cả một chiến lược 
được cho là mạnh nhất cũng không phải vạn năng. 
3. KẾT LUẬN 
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược 
của Nhật Bản, Đại Việt và kết quả của nó khiến cả thế giới 
phải kinh ngạc. Nhiều người cho rằng kết quả cuối cùng này 
là một “thần tích” khi nhìn vào sự chênh lệch lực lượng và 
sức mạnh quân đội giữa bên xâm lược và bên kháng chiến. 
Trên thực tế, hai lần xâm lược của đế quốc Nguyên Mông 
vào thế kỷ XIII thực sự là một “nhân họa” mà dân tộc Nhật 
Bản, Đại Việt đã phải oằn mình chống đỡ. Bài viết với mong 
muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc khẳng định chiến 
thắng của Nhật Bản và Đại Việt trước quân Nguyên Mông 
hùng mạnh có một phần nguyên nhân xuất phát từ tài năng 
lãnh đạo kháng chiến của tầng lớp tướng lĩnh, đó là trường 
hợp của Hojo Tokimune và Trần Quốc Tuấn. Từ việc lãnh 
đạo toàn dân chuẩn bị kháng chiến đến những quyết sách, 
chiến lược, chiến thuật được sử dụng trong những lần đụng 
độ với quân Nguyên Mông đã chứng minh tài năng quân sự 
kiệt xuất của hai vị tướng lĩnh tài ba là Trần Quốc Tuấn và 
Hojo Tokimune. Đây chính là “những con người kiệt xuất 
mà một dân tộc văn minh sở hữu”, nói như Gustave Le Bon, 
“tất cả mọi thế hệ, toàn bộ quá khứ của một chủng tộc đã 
sinh ra những thiên tài tốt đẹp này, họ là những đóa hoa 
tuyệt vời của một chủng tộc. Họ là vinh quang đích thực của 
một quốc gia, và mỗi thành viên trong đó, cho đến kẻ khiêm 
tốn nhất, cũng có thể tự hào vì họ. Họ không xuất hiện tình 
cờ hay do phép màu, mà đại diện cho sự hoàn mỹ của một 
quá khứ dài lâu” [Gustave Le Bon, 2016: 202]. 
Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa đất nước, bên cạnh những cố gắng vươn mình bắt kịp 
trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới, chúng ta cần phải tiếp 
tục học hỏi những bài học từ quá khứ đấu tranh dựng nước 
và giữ nước của các dân tộc. Đó là những kinh nghiệm quân 
sự, chiến tranh vũ trang, đấu tranh ngoại giao, được đúc 
kết từ xương máu của bao thế hệ. Chỉ có sự kết hợp hợp lý 
giữa phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng mới 
có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững của đất nước. 
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Cao Văn Liên. Thủy hải chiến Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh 
niên, 2017. 
[2] Đăng Khoa, Trần Thu (biên soạn). Trần Quốc Tuấn và kháng 
chiến chống Nguyên Mông. Nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin, 
2014. 
[3] George Sansom, Lịch sử Nhật Bản. Nhà xuất bản Khoa học 
Xã hội Hà Nội, 1994. 
[4] Gustave Le Bon. Những qui luật tâm lý về sự tiến hóa của các 
dân tộc. Nhà xuất bản Thế giới, 2016. 
[5] Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm. Cuộc kháng chiến chống xâm 
lược Nguyên Mông: Thế kỉ 13. Nhà xuất bản Khoa học Xã 
hội, 1968. 
[6] Nguyễn Thị Thu Thủy. Việt Nam và Đông Nam Á thời kỳ 
chống xâm lược Nguyên - Mông (Thế kỷ 13). Nhà xuất bản 
Trẻ, 1999. 
[7] Phan Ngọc Liên, Lịch sử Nhật Bản. Nhà xuất bản Văn hóa 
Thông tin, 1997. 
[8] Viện lịch sử quân sự Việt Nam. Anh hùng dân tộc, thiên tài 
quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định. Nhà xuất 
bản Quân đội nhân dân, 2000. 
[9] Matsumura Tsutomu. Công cuộc phòng vệ của Nhật Bản nhìn 
từ biển. Nhà xuất bản PHP Kenkyusho, 2003. 
(松村 劭, 海から見た日本の防衛,PHP研究所, 2003) 
[10] Suzuki Hiroki. Chiến lược học từ lịch sử. Nhà xuất bản 
Diamond, 2016. 
鈴木 博毅 ,戦略は歴史から学べ,ダイヤモンド社, 2016) 
[11] Hattori Hideo. Mông Cổ xâm lược. Nhà xuất bản Yamagawa, 
2014. 
(服部 英雄 (2014)、蒙古襲来、山川出版社) 
[12] Izawa Motohiko. Izawa Motohiko - Lịch sử Nhật Bản với 
những cuộc giao tranh xung đột. Nhà xuất bản Kadokawa, 
2015. 
(井沢 元彦 (2015)、井沢元彦の激闘の日本史 北条時宗と
元寇の危機、角川学芸出版) 
[13] Kitaoka Masatoshi. Mông Cổ xâm lược và cuộc chiến bảo vệ 
Tổ quốc. Nhà xuất bản Shoubunsha, 2018. 
(北岡 正敏 (2018)、モンゴル襲来と国土防衛戦、叢文社) 
[14] Matsumura Tsutomu, Công cuộc phòng vệ của Nhật Bản nhìn 
từ biển. Nhà xuất bản PHP Kenkyusho, 2003. 
(松村 劭 (2003)、海から見た日本の防衛、PHP研究所) 
[15] Murai Shosuke. Hojo Tokimune và cuộc xâm lược của Mông 
Cổ. Nhà xuất bản NHK, 2001. 
(村井 章介 (2001)、北条時宗と蒙古襲来、日本放送出版協
会) 
[16] Suzuki Hiroki. Chiến lược học từ lịch sử. Nhà xuất bản 
Diamond, 2016. 
(鈴木 博毅 (2016)、戦略は歴史から学べ、ダイヤモンド社) 
[17] Shinmura Izuru. Từ điển Kojien. Nhà xuất bản Iwanami, 
2008. 
(新村 出 (2008), 広辞苑、岩波書店)

File đính kèm:

  • pdfhojo_tokimune_va_tran_quoc_tuan_tuong_linh_tai_ba_trong_cuoc.pdf