Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp

Logistics là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự sẵn có và đầy đủ của

hàng hóa, giúp các doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng phân phối và tiêu thụ hàng hóa. Hiện nay,

hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả và

khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm quan

sát, tổng hợp tài liệu, phỏng vấn doanh nghiệp và nghiên cứu trường hợp, bài viết chỉ ra một số

vấn đề còn tồn tại về hoạt động logistics của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam; tìm hiểu thực tế

hoạt động logistic của chuỗi siêu thị và cửa hàng Vinmart. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số

giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động logistics, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các

doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp trang 1

Trang 1

Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp trang 2

Trang 2

Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp trang 3

Trang 3

Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp trang 4

Trang 4

Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp trang 5

Trang 5

Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp trang 6

Trang 6

Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp trang 7

Trang 7

Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp trang 8

Trang 8

Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 9360
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp

Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Vấn đề và giải pháp
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 70-78 
70 
Original Article 
Logistics Activities in Vietnamese Retail Enterprises: 
Problems and Solutions 
Dang Thi Huong, Vu Thi Minh Hien* 
VNU University of Economics and Business, 
144 Xuan Thuy Str., Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam 
Received 14 March 2019 
Revised 12 September 2019; Accepted 12 September 2019 
Abstract: Logistics is one of the important factors to ensure the availability of goods, allowing 
retail businesses to deliver and consume goods quickly. However, logistics in Vietnamese retail 
businesses is identified as being limited, reducing the efficiency and competitiveness of 
enterprises. Using qualitative research methods (observation, document synthesis, interview and 
case studies), the paper points out some problems in the logistic activities of Vietnamese retail 
businesses and analyzes experience in logistic activities of the Vinmart store chain. Based on these 
results, the paper proposes some useful solutions to improve logistic activities and enhance the 
competitiveness of Vietnamese retail businesses in the context of integration. 
Keywords: Logistics, retail business, Vinmart. 
*
_______ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: huongdthvn@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4204 
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 70-78 
71 
Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: 
Vấn đề và giải pháp 
Đặng Thị Hương, Vũ Thị Minh Hiền* 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 14 tháng 3 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 12 tháng 9 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 9 năm 2019 
Tóm tắt: Logistics là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự sẵn có và đầy đủ của 
hàng hóa, giúp các doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng phân phối và tiêu thụ hàng hóa. Hiện nay, 
hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả và 
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm quan 
sát, tổng hợp tài liệu, phỏng vấn doanh nghiệp và nghiên cứu trường hợp, bài viết chỉ ra một số 
vấn đề còn tồn tại về hoạt động logistics của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam; tìm hiểu thực tế 
hoạt động logistic của chuỗi siêu thị và cửa hàng Vinmart. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số 
giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động logistics, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các 
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. 
Từ khóa: Logistics, doanh nghiệp bán lẻ, Vinmart. 
1. Lời mở đầu * 
Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành 
thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới 
(WTO) và hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế 
thế giới, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có sự 
tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Theo Chỉ 
số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) của Tập 
đoàn Tư vấn Thị trường A.T.Kearney (Mỹ), 
Việt Nam nhiều năm liền nằm trong số 30 nền 
kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế 
giới [1]. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 6 
trong danh sách này nhờ quy mô dân số và sự 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: huongdthvn@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4204 
cải thiện của thu nhập cũng như những bước 
tiến trong tiến trình mở cửa và hội nhập. Về 
giá trị, theo thống kê của Hiệp hội Các nhà 
bán lẻ Việt Nam năm 2018 tổng mức bán lẻ 
của thị trường liên tục tăng mạnh qua các 
năm. Năm 2010, tổng mức bán lẻ của thị 
trường đạt 88 tỷ USD, năm 2016 đạt xấp xỉ 
158 tỷ USD, năm 2017 đạt 172 tỷ USD, đến 
năm 2020 dự kiến đạt 180 tỷ USD [2]. 
Với tiềm năng và sự phát triển mạnh mẽ, 
thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là 
rất hấp dẫn và có sức hút lớn với các nhà đầu 
tư nước ngoài. Sự có mặt của hầu hết các nhà 
bán lẻ trên thế giới tại Việt Nam như Mega 
Market (MM), Big C, Lotte, Parkson, Aeon 
khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ 
trở nên vô cùng khốc liệt. Để tồn tại và phát 
D.T. Huong, N.T.M. Hien / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 70-78 
72 
triển trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp bán 
lẻ trong nước đã nỗ lực thay đổi nhằm không 
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu 
quả hoạt động. Mặc dù vậy, những điểm yếu 
về năng lực quản lý, kiểm soát quy trình, tính 
chuyên nghiệp của các doanh nghiệp bán lẻ 
Việt Nam đang ngày càng bộc lộ rõ. Một trong 
những vấn đề được nhiều chuyên gia nhận 
định là logistics (hệ thống hậu cần), theo đó 
còn rất yếu, chưa hiệu quả và chưa đáp ứng 
được yêu cầu của sự phát triển, khiến các 
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam khó cạnh tranh 
với các doanh nghiệp nước ngoài. Xuất phát từ 
thực tế này, bài viết tổng hợp, phân tích một số 
vấn đề tồn tại trong hoạt động logistics của 
doanh nghiệp bán lẻ; nghiên cứu, tìm hiểu hoạt 
động logistics của chuỗi siêu thị và cửa hàng 
tiện ích Vinmart; từ đó đề xuất một số giải 
pháp thúc đẩy hoạt động logistics tại các 
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. 
2. Logistics trong lĩnh vực bán lẻ và một số 
vấn đề trong hoạt động logistics tại các 
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 
2.1. Logistics trong lĩnh vực bán lẻ 
Logistics được định nghĩa là quá trình tối 
ưu hóa các hoạt động vận chuyển và dự trữ 
hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối 
cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế 
[3]. Logistics được coi là nền tảng cho dịch vụ 
kho vận, gồm 2 phần: xử lý đơn hàng và vận 
chuyển đến tay người mua. Một hệ thống 
logistics bài bản giúp giảm thiểu rủi ro trong 
mối quan hệ giữa người bán (đơn vị cung cấp 
sản phẩm) và người mua bằng việc đảm bảo các 
sản phẩm được giao cho khách hàng đúng yêu 
cầu, đúng lúc, đúng nơi [4]. 
Bán lẻ là hoạt động bán hàng trực tiếp cho 
người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng với 
mục đích cá nhân, không mang tính chất thương 
mại [5]. Bán hàng theo phương thức này có đặc 
điểm là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông 
và đi vào lĩ ...  đã mang 
lại lợi thế cạnh tranh lớn cho Vinmart. Tuy 
nhiên, việc vận chuyển, bổ sung hàng hóa vào 
các cửa hàng tại các khu phố nhỏ, đường sá 
đông đúc, liên tục tắc nghẽn khiến hoạt động 
này gặp nhiều khó khăn. 
D.T. Huong, N.T.M. Hien / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 70-78 
75 
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty bán lẻ uy tín năm 2018, tháng 10/2018.
Hệ thống Vinmart đã chủ động lập kế hoạch 
quản lý hàng hóa, đo lường lượng hàng cần bổ 
sung, kết nối chặt chẽ với các đơn vị cung ứng 
và vận tải, vận chuyển, bổ sung hàng hóa liên 
tục vào những thời điểm hợp lý. Bên cạnh đó, 
Vinmart đã quản lý tốt kênh phân phối thông 
qua tiêu chuẩn hóa hệ thống cửa hàng, liên kết 
hệ thống siêu thị và cửa hàng, nhà cung cấp, các 
trung tâm phân phối. Điều này giúp giảm thiểu 
những khó khăn trong vận chuyển, giao hàng, 
nhận hàng, giảm chi phí hậu cần không cần 
thiết, đồng thời đảm bảo cung cấp hàng hóa 
đúng yêu cầu, số lượng, chất lượng và 
thời gian. 
Thứ ba, Vingroup đã đầu tư xây dựng các 
kho hàng trung tâm tại các thành phố lớn để 
cung cấp hàng hóa cho hệ thống cửa hàng 
Vinmart. 
Hàng hóa trong hệ thống siêu thị và cửa 
hàng Vinmart được mua trực tiếp từ các nhà sản 
xuất, sau đó chuyển vào kho hàng trung tâm 
của công ty (tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố 
Hồ Chí Minh). Căn cứ vào nhu cầu của các cửa 
hàng, hàng hóa trong kho được xuất ra các siêu 
thị hoặc các cửa hàng tiện ích bằng phương tiện 
vận chuyển. Một số mặt hàng có tuổi thọ ngắn, 
dễ hư hỏng được chuyển thẳng từ nhà cung cấp 
đến các cửa hàng Vinmart. Các nhà cung cấp 
thiết lập nhu cầu hàng hóa cần bổ sung theo 
từng khu vực và sử dụng phương tiện vận 
chuyển hàng hóa phù hợp để chuyển hàng cho 
các cửa hàng trong khu vực đó. 
Việc xây dựng các kho hàng trung tâm giúp 
Vingroup quản lý tập trung hàng hóa, đảm bảo 
đầy đủ hàng hóa và chủ động phân phối hàng 
hóa đến các cửa hàng; đồng thời có thể hưởng 
lợi ích về giá khi mua với số lượng lớn. Tuy 
nhiên, là một tập đoàn kinh tế lớn với tiềm lực 
tài chính mạnh mẽ, Vingroup mới có khả năng 
tự xây dựng các kho hàng lớn cho mình. Đối 
với các doanh nghiệp bán hàng nhỏ lẻ, họ phải 
nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp hoặc từ các 
đầu mối trung gian. Việc phụ thuộc hàng hóa 
vào các nhà cung cấp hoặc thiếu hiệu quả trong 
quá trình vận chuyển của các nhà cung cấp có 
thể gây ra việc thiếu hàng, mất cơ hội bán hàng, 
hoặc không đảm bảo chất lượng hàng hóa để 
cung cấp cho các cửa hàng. 
Thứ tư, Vingroup chú trọng quản trị chuỗi 
cung ứng hàng hóa. 
 Các sản phẩm hàng hóa được bày bán 
trong hệ thống cửa hàng Vinmart đều có xuất 
D.T. Huong, N.T.M. Hien / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 70-78 
76 
xứ rõ ràng, được cung cấp từ các đối tác uy tín 
trong nước và quốc tế, đồng thời được kiểm 
soát kỹ lưỡng theo quy trình quản lý chất lượng 
nghiêm ngặt. Hàng hóa thực phẩm, hàng tươi 
sống, dễ hư hỏng (chiếm tỷ lệ lớn trong danh 
mục hàng hóa thiết yếu của cửa hàng) luôn đảm 
bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Để có được 
điều này, Vingroup đã chú trọng liên kết, hợp 
tác với các thành viên trong chuỗi cung ứng 
hàng hóa; ký hợp tác với các doanh nghiệp 
trong chuỗi cung ứng về sản xuất, phân phối, 
nhận diện thương hiệu; thực hiện tư vấn, hỗ trợ 
về công nghệ, quản trị với nhiều điều kiện ưu 
đãi hợp lý cho các doanh nghiệp. Điều này hỗ 
trợ các các doanh nghiệp tái đầu tư vào nâng 
cao chất lượng sản phẩm; giúp Vingroup có 
được nguồn sản phẩm đạt chất lượng cao, phù 
hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Sự hợp 
tác chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi cung ứng 
cũng giúp tăng sự thuận tiện, giảm chi phí, giảm 
hàng tồn kho, đồng thời mang lại rất nhiều giá trị 
gia tăng cho khách hàng. 
Thứ năm,Vingroup chú trọng đầu tư công 
nghệ thông tin trong quản trị chuỗi cung ứng và 
logistics. 
Hệ thống cửa hàng Vinmart đã áp dụng 
công nghệ thông tin trong việc kiểm soát hàng 
hóa, thu thập các đơn đặt hàng tại các cửa hàng, 
quản lý hàng tồn kho, quản lý kho hàng, kiểm 
soát và truyền tải dữ liệu trong hệ thống Nhờ 
áp dụng công nghệ và các phần mềm quản trị, 
toàn bộ dữ liệu liên quan đến hệ thống phân 
phối, đặt hàng, chuẩn bị hàng hóa, vận chuyển 
hàng hóa, nhập hàng về kho được lưu trữ và 
chia sẻ một cách thống nhất, cập nhật và chính 
xác, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc áp 
dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi 
phân phối và logistics cũng giúp giảm tải công 
việc, giảm các quy trình làm việc thủ công, tăng 
độ chính xác; hiệu quả và hiệu suất của quá trình. 
Thứ sáu, Vingroup ký kết hợp tác với các 
nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu. 
Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận 
hợp tác toàn diện trong lĩnh vực logistics với 
Sagawa Holdings - tập đoàn vận chuyển hàng 
đầu thế giới của Nhật Bản. Thỏa thuận nhằm 
phát triển mới và nâng cao năng lực giao nhận 
trên toàn hệ thống bán lẻ của Vingroup tại Việt 
Nam. Các gói dịch vụ bao gồm: vận chuyển 
hàng hóa trong nước và quốc tế thông qua 
đường hàng không, đường biển, đường bộ; dịch 
vụ hải quan; kho bãi 
Nhờ hợp tác với Sagawa, Vingroup đã cải 
tiến chất lượng dịch vụ logistics, rút ngắn thời 
gian vận chuyển, nâng cao chất lượng, quản trị 
thương hiệu và tổ chức vận hành cho các 
thương hiệu bán lẻ và nông nghiệp của 
Vingroup theo tiêu chuẩn quốc tế. Hợp tác với 
Sagawa, có được hệ thống kho bãi hiện đại với 
phần mềm quản lý kho tiên tiến; tối ưu hóa 
được các giải pháp vận tải kết hợp vận tải khô 
và lạnh với các thiết bị bảo ôn hiện đại, nhằm 
đảm bảo chất lượng các mặt hàng thực phẩm, 
rau củ quả, đồng thời tiết giảm chi phí vận tải. 
Bên cạnh đó, việc hợp tác toàn diện với Sagawa 
giúp nâng cao năng lực và phát triển hoạt động 
giao nhận trên toàn hệ thống, tạo động lực tăng 
trưởng cho lĩnh vực bán lẻ và nông nghiệp của 
Vingroup; đồng thời hướng chuỗi cung ứng 
dịch vụ logistics đạt chất lượng quốc tế, phục 
vụ khách hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn. 
3. Giải pháp thúc đẩy hoạt động logistics tại 
các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 
2016, chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam 
còn cao, tương đương khoảng 21% GDP, trong 
khi các nước phát triển trung bình chỉ ở khoảng 
10-14%. Đặc biệt, phí vận tải cao chiếm từ 40-
60% chi phí logistics đang là nút thắt, ảnh 
hưởng đến giá thành, chi phí chuỗi giá trị cũng 
như năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt 
Nam. Điều này trở thành yếu tố cản trở sự phát 
triển của cả nền kinh tế nói chung và thị trường 
bán lẻ nói riêng [14]. 
Từ việc nghiên cứu hoạt động logistics 
trong thị trường bán lẻ Việt Nam; quan sát và 
nghiên cứu tình huống điển hình tại hệ thống 
cửa hàng Vinmart, bài viết đề xuất một số giải 
pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động logistics của 
các doanh nghiệp tham gia thị trường bán lẻ 
như sau: 
● Doanh nghiệp bản lẻ cần thay đổi tư duy 
về dịch vụ logistics, tăng cường hợp tác với các 
D.T. Huong, N.T.M. Hien / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 70-78 
77 
doanh nghiệp trong các hoạt động cung ứng 
hàng hóa; chú trọng việc thuê ngoài dịch vụ 
logistics để tối ưu hóa chi phí, tăng sức cạnh 
tranh trên thị trường. Mặt khác, các doanh 
nghiệp bán lẻ cần học hỏi kinh nghiệm của các 
nước phát triển trong việc tham gia sâu vào 
chuỗi cung ứng hàng hóa, thiết lập chuỗi cung 
ứng của riêng mình và chủ động hơn trong việc 
đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định, và 
chất lượng cao cho hệ thống siêu thị, cửa hàng 
bán lẻ. 
● Doanh nghiệp bán lẻ cần chú trọng xây 
dựng chiến lược và mục tiêu phát triển, trong 
đó có chiến lược về quản trị chuỗi cung ứng và 
logistics. Việc xác định rõ chiến lược kinh 
doanh giúp doanh nghiệp có định hướng đầu tư 
và phát triển chuỗi cung ứng và hoạt động 
logistics. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chú trọng đầu 
tư nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất - 
kinh doanh nói chung cũng như chất lượng 
chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics hiệu quả để 
đảm bảo chất lượng phục vụ. 
● Đầu tư xây dựng hoặc liên kết với các 
trung tâm, phân phối hàng hóa. Các doanh 
nghiệp/nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể 
phối hợp đầu tư các kho hàng trung tâm/các 
trung tâm phân phối cho từng vùng và quản lý 
hệ thống phương tiện vận tải chung để giao 
hàng cho các cửa hàng. Nhu cầu về hàng hóa 
của các siêu thị, cửa hàng sẽ được tập hợp về 
các trung tâm phân phối hàng hóa. Các trung 
tâm phân phối sẽ là đơn vị độc lập thứ ba kết 
nối nhu cầu doanh nghiệp bán lẻ và nhà cung 
cấp để đảm bảo việc cung cấp và vận chuyển 
hàng hóa tới các cửa hàng theo đúng nhu cầu. 
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp khắc phục 
vấn đề tự đầu tư kho hàng, nhân lực, vật dụng 
quản lý kho hàng, nâng cao hiệu quả kinh tế 
nhờ quy mô, nâng cao tính thân thiện với môi 
trường. Đồng thời, cũng giúp các nhà bán lẻ 
không còn phụ thuộc quá nhiều vào năng lực 
nhà cung cấp trong việc vận chuyển hàng hóa. 
Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ đầu 
ngành có thể đứng ra khởi xướng các chương 
trình hợp tác nhằm chia sẻ thông tin trong chuỗi 
cung ứng của các ngành hàng; thiết lập các 
trung tâm phân phối lớn ở các đô thị lớn và 
mạng lưới phân phối đến tận các điểm bán lẻ, 
xây dựng các nhà kho chung cho một hoặc một 
số ngành hàng 
● Tăng cường ứng dụng công nghệ thông 
tin trong quản lý hoạt động logistics. Việc ứng 
dụng công nghệ hiện đại giúp các thông tin về 
nhu cầu hàng hóa, đặt hàng, chuẩn bị hàng hóa, 
vận chuyển và tiếp nhận hàng hóa giữa các bộ 
phận/doanh nghiệp được chia sẻ; đảm bảo sự 
chính xác, cập nhật; tăng hiệu quả kết nối. Đặc 
biệt, trong bối cảnh cuộc cánh mạng công nghệ 
4.0 đang phát triển với tốc độ mạnh mẽ, các 
doanh nghiệp cần liên kết tạo một nền tảng 
chung nhằm đa dạng hóa hoạt động phân phối, 
bán hàng, tăng cường quản lý, điều hành. Hiện 
nay, các phần mềm hỗ trợ quản lý doanh 
nghiệp, quản trị hoạt động logistics đã trở nên 
khá phổ biến như phần mềm quản trị nguồn lực 
ERP, Ecount ERP, giải pháp quản lý kho SWM, 
hệ thống quản trị vận tải TMS... Các doanh 
nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp logistics có thể lựa 
chọn và hợp tác để áp dụng, từ đó giúp tăng 
hiệu quả công việc và giảm chi phí, tăng năng 
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 
● Doanh nghiệp bán lẻ cần học hỏi kinh 
nghiệm của các nước phát triển trong việc 
tham gia sâu vào chuỗi cung ứng hàng hóa, 
thiết lập mối quan hệ hợp tác với các doanh 
nghiệp, các thành viên trong chuỗi cung ứng. 
Điều này giúp đảm bảo nguồn cung hàng hóa 
ổn định và chất lượng cao cho hệ thống siêu 
thị, cửa hàng bán lẻ. 
4. Kết luận 
Ngành bán lẻ nói chung đang được xác định 
là ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng phát triển 
và mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế. 
Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực và hiệu 
quả của các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực 
bán lẻ là rất cần thiết, trong đó việc nâng cao 
chất lượng và hiệu quả hoạt động logistics được 
coi là yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh cho các 
doanh nghiệp. Nghiên cứu hoạt động logistics 
của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, bài viết 
chỉ ra một số vấn đề còn hạn chế, đồng thời rút 
ra những bài học thành công từ chuỗi siêu thị và 
cửa hàng Vinmart. Từ đó, bài viết đã đưa ra 
D.T. Huong, N.T.M. Hien / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 70-78 
78 
một số gợi ý về hoạt động logistics cho các 
doanh nghiệp tham gia vào thị trường bán lẻ 
Việt Nam, bao gồm: thay đổi tư duy về hoạt 
động logistics; chú trọng xây dựng chiến lược 
và mục tiêu phát triển; đầu tư hoặc liên kết với 
các trung tâm phân phối hàng hóa; tăng cường 
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị 
hoạt động logistics 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trang thông tin điện tử Logistics Việt Nam , Thị 
trường bán lẻ Việt Nam: Sẽ ngày càng hiện đại, 
truong-ban-le-viet-nam-se-ngay-cang-hien-dai/, 
2017 (truy cập ngày 15/06/2019). 
[2] Báo điện tử Tri thức trẻ_TTVN, Bán lẻ Việt Nam: 
Sau 10 năm gia nhập WTO, chúng ta đã đi nhanh 
được một chút, nhưng các nước khác đã chạy rồi, 
nam-gia-nhap-wto-chung-ta-da-di-nhanh-nhanh-
duoc-mot-chut-nhung-cac-nuoc-khac-thi-da-chay-
roi-5201831154714118.htm/, 2018 (truy cập 
17/06/2019). 
[3] Đoàn Thị Hồng Vân, Logistics - Những vấn đề cơ 
bản, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2003. 
[4] Douglag M. Lambert, Fundamental of logistics, 
McGraw - Hill, 1998. 
[5] Phillip Kotler, dịch giả Vũ Trọng Hùng, Phan 
Thăng, Giang Văn Chiến, Marketing căn bản, 
NXB Lao động - Xã hội, 2007. 
[6] J. Fernie, L. Sparks, Logistics and retail 
management: insights into current practice and 
trends from leading experts, (2nd ed.), London: 
Kogan Page, 1998. 
[7] E. Frazelle, Supply chain strategy the logistics of 
supply chain management, New York: McGraw-
Hill, 2002. 
[8] S. Chopra, P. Meindl, Supply chain management: 
strategy, planning, and operation, 3. ed. 
(International ed.), Upper Saddle River, N.J. 
Prentice Hall, 2007. 
[9] S. Fugate, J. Mentzer, T. Stank, “Logistics 
performance efficiency, effectiveness and 
differentiation”, Journal of business logistics 31 
(1) (2010) 43-62. 
[10] Journal of Logistics Thailand, “Logistics of 
7-Eleven”, Journal of Logistics Thailand 3 (2005) 
16-33. 
[11] Phan Thị Minh Tuyên, Cơ hội và thách thức mới 
với thị trường bán lẻ Việt Nam, Tạp chí Tài chính, 
hoi-va-thach-thuc-moi-voi-thi-truong-ban-le-viet-
nam-114109.html/, 2017 (truy cập ngày 
17/09/2019 
[12] Vietnam Logistics Review, Thị trường bản lẻ yếu 
khâu logistics. 
1749.vlr/, 2014 (truy cập ngày 17/09/2019). 
[13] Vinmart +, Vinmart lập kỷ lục khai trương 117 
cửa hàng chỉ trong 1 ngày. 
ky-luc-nganh-ban-le-khai-truong-117-cua-hang-
chi-trong-1-ngay-tt/, 2018 năm (truy cập 
20/06/2019). 
[14] Báo Chính phủ, Chính phủ quyết giảm khoản chi 
phí chiếm 21% GDP, Nguồn: 
quyet-keo-giam-khoan-chi-phi-chiem-21 
gdp_t114c12n38436/, 2018 (truy cập 20/06/2019). 
[[[ơ 

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_logistics_trong_cac_doanh_nghiep_ban_le_viet_nam_v.pdf