Hiệu quả và tính an toàn phác đồ hóa xạ trị tuần tự trên bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ

Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị phác đồ TC và TCF ở bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản. Phương pháp Nghiên cứu thuần tập 74 bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn III, IV (Mo); trong đó 36 trường hợp được điều trị bằng phác đồ TCF và 38 bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ TC. Kết quả: Không có sự khác biệt về đáp ứng sau hóa chất trước và sau hóa xạ trị giữa TC và TCF (p>0,05). Bệnh nhân điều trị phác đồ TCF có nhiều độc tính hơn về bạch cầu, bạch cầu hạt, buồn nôn, nôn, viêm miệng, tiêu chảy và rụng tóc (p<0,05). Sau 36 tháng theo dõi, không có sự khác biệt nguy cơ tử vong giữa TCF và TC (logrank p>0,05). Kết luận: Bệnh nhân điều trị TC có tính an toàn hơn TCF

Hiệu quả và tính an toàn phác đồ hóa xạ trị tuần tự trên bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ trang 1

Trang 1

Hiệu quả và tính an toàn phác đồ hóa xạ trị tuần tự trên bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ trang 2

Trang 2

Hiệu quả và tính an toàn phác đồ hóa xạ trị tuần tự trên bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ trang 3

Trang 3

Hiệu quả và tính an toàn phác đồ hóa xạ trị tuần tự trên bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ trang 4

Trang 4

Hiệu quả và tính an toàn phác đồ hóa xạ trị tuần tự trên bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ trang 5

Trang 5

Hiệu quả và tính an toàn phác đồ hóa xạ trị tuần tự trên bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 14240
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả và tính an toàn phác đồ hóa xạ trị tuần tự trên bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả và tính an toàn phác đồ hóa xạ trị tuần tự trên bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ

Hiệu quả và tính an toàn phác đồ hóa xạ trị tuần tự trên bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
52 
HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN PHÁC ĐỒ HÓA XẠ TRỊ TUẦN TỰ 
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ HẠ HỌNG THANH QUẢN 
GIAI ĐOẠN KHÔNG MỔ 
ĐÀM TRỌNG NGHĨA1,TRẦN ĐĔNG KHOA2, LÊ CHÍNH ĐẠI3, NGUYỄN ĐÌNH PHÚC4 
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 
Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị phác đồ TC và TCF ở bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản. 
Phương pháp 
Nghiên cứu thuần tập 74 bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn III, IV (Mo); trong đó 36 trường 
hợp được điều trị bằng phác đồ TCF và 38 bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ TC. 
Kết quả: Không có sự khác biệt về đáp ứng sau hóa chất trước và sau hóa xạ trị giữa TC và TCF (p>0,05). 
Bệnh nhân điều trị phác đồ TCF có nhiều độc tính hơn về bạch cầu, bạch cầu hạt, buồn nôn, nôn, viêm miệng, 
tiêu chảy và rụng tóc (p<0,05). Sau 36 tháng theo dõi, không có sự khác biệt nguy cơ tử vong giữa TCF và TC 
(logrank p>0,05). 
Kết luận: Bệnh nhân điều trị TC có tính an toàn hơn TCF. 
SUMMMARY 
Efficacy and safety of induction regimen followed by chemoradiotherapy for patients with advanced 
laryngeal and hypopharyngeal cancer 
Objective: In order to compare outcomes of patients with advanced laryngeal, hypopharyngeal cancer, 
treated with either TC or TCF as induction chemotherapy followed by CRT. 
Methods: We conducted a longitudinal study, the data was collected from 74 patients with advanced 
laryngeal, hypopharyngeal cancer, stage III to IV(Mo), in which 36 patients received TC induction and 38 
patients received TCF induction. 
Results: There are no differences in the overall response rate after induction, CRT betweenTC and TCF 
(p>0,05). Patients with TCF are higher rate in toxicities of white blood cell, granulocyte, nausea, vomiting, 
stomatitis, diarrhea and hair loss (p<0,05). In survival analysis after 36 months, the hazard ratio was no 
significance beeween TCF and TC (logrank p>0,05). 
Conclusions: Patient receivedTC was safer than patients received TCF. 
1
 ThS.BS - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội 
2
 PGS.TS - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội 
3
 PGS.TS - Đại học Y Hà Nội 
4
 GS.TS - Đại học Y Hà Nội 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư hạ họng thanh quản có tỷ lệ bệnh mắc 
cao, ước tính nĕm 2012 có khoảng 115130 bệnh 
nhân mới mắc trên toàn cầu[1]. Ở Việt Nam, theo 
Nguyễn Tuấn Hưng, tỷ lệ mắc ung thư hạ họng 
thanh quản ở Nam: 2,8/100 000/nĕm, Nữ: 0,3/100 
000/nĕm[2]. 
Nghiên cứu điều trị ung thư hạ họng thanh quản 
trong 30 nĕm trở lại đây, cho thấy hóa trị kết hợp xạ 
trị là những phác đồ cơ bản[3]. Từ nghiên cứu TAX 
323 và TAX 324 chỉ ra rằng phác đồ có docetaxel, 
cisplatine, và 5-fluorouracil (TCF) cải thiện sống 
thêm tốt hơn so với phác đồ cisplatine và 5-
fluorouracil[4,5]. Phác đồ TCF là phác đồ hóa trị bổ trợ 
trước được chấp nhận nhiều nhất[6]. Mặc dù vậy, 
phác đồ này với tỷ lệ độc tính cao và bệnh nhân khó 
theo đủ liệu trình điều trị[4,7]. Nghiên cứu của 
Pointreau (2009) cho thấy phác đồ TCF đáp ứng tốt 
hơn, tuy nhiên có độc tính nhiều hơn so với PF[8]. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
53 
Trên thế giới hiện chỉ có tác giả Lauren C 
(2014) tiến hành nghiên cứu so sánh TC và TCF trên 
bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản, kết quả cho 
thấy TCF và TC có tỷ lệ đáp ứng là tương đương 
nhau[9]. Nhằm tìm kiếm thêm những bằng chứng 
khác biệt phác đồ TCF và TC về đáp ứng và tính 
an toàn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hiệu quả 
và tính an toàn phác đồ hóa xạ trị tuần tự trên 
bệnh nhân ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn 
không mổ” 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Gồm 74 BN được chẩn đoán là ung thư hạ 
họng thanh quản giai đoạn III, IV(Mo) được điều trị 
đủ 3 đợt hóa chất trước sau đó được tia xạ tại Bệnh 
viện K, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ tháng 1/2012 
đến tháng 12/2016. 
Thiết kế nghiên cứu tiến cứu: 
Phác đồ TC: Paclitaxel 175mg/m2, TM, ngày 1, 
Cisplatine 75mg/m2, TM, ngày 2 (chu kỳ 21 ngày). 
Phác đồ TCF: paclitaxel 175mg/m2 da, ngày 1; 
Cisplatine 75mg/m2 da, ngày 1; 5 Flourouracil (5FU) 
750mg/m2 da, ngày 2 đến ngày 5 (chu kỳ 28 ngày). 
Sau đợt 3 các bệnh nhân được nghỉ 3 tuần sau 
xạ trị:Liều tại U: 70Gy; tại hạch: 50Gy. Hóa trị 
Cisplatine 40mg/m2 da hàng tuần. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1. So sánh đáp ứng TC và TCF sau hóa trị 
bổ trợ trước 
Mức độ đáp ứng TCF TC 
SL % SL % 
Hoàn toàn 8 22,22 9 23,68 
Một phần 19 52,78 14 36,84 
Không đáp ứng 4 11,11 9 23,68 
Tiến triển 5 13,89 6 15,79 
Tổng 36 100 38 100 
Không có sự khác biệt về mức độ đáp ứng theo 
phác đồ TCF và TC (p>0,05). 
Bảng 2. So sánh đáp ứng TC và TCF sau hóa xạ trị 
đồng thời 
Mức độ đáp ứng TCF TC 
SL % SL % 
Hoàn toàn 7 19,44 4 14,81 
Một phần 11 30,56 5 18,52 
Không đáp ứng 13 36,11 12 44,44 
Tiến triển 5 13,89 6 22,22 
Tổng 36 100 27 100 
Mức độ đáp ứng giữa TCF và TC khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 
Bảng 3. So sánh độc tính tế bào máu giữa TC và TCF sau hóa trị bổ trợ trước 
Phác đồ 
Chỉ số máu 
TCF TC 
p 
OR 
(95%CI) SL % SL % 
Bạch cầu giảm Có 13 36,11 2 5,26 0,0012* 10,17 
(2,10-49,29) Không 23 63,89 36 94,74 
Bạch cầu hạt giảm Có 12 33,33 2 5,26 0,0026* 9 
(1,85-43,85) Không 24 66,67 36 94,74 
Hemoglobin giảm Có 14 38,89 11 28,95 0,366 1,56 
(0,59-4,12) Không 22 61,11 27 71,05 
Tiểu cầu 
Giảm 
Có 0 0 1 2,63 
- - 
Không 36 100 37 97,37 
TỔNG 36 100 38 100,00 
Sau hóa trị bổ trợ trước, kết quả phân tích cho thấy độc tố tế bào máu ở nhóm TCF cao hơn so với nhóm 
TC. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
54 
Bảng 4. So sánh độc tính tế bào máu sau hóa xạ trị đồng thời giữa TC và TCF 
Phác đồ 
Chỉ số 
TCF TC 
P 
OR 
95%CI SL % SL % 
Bạch cầu giảm Có 14 38,89 3 11,11 0,0209* 5,09 
(1,29-20,13) Không 22 61,11 24 88,89 
Bạch cầu hạt giảm Có 14 38,89 4 14,82 0,0496* 3,66 
(1,04-12,84) Không 22 61,11 23 85,19 
Hemoglobin giảm Có 17 47,22 13 48,15 0,9414 0,96 
(0,35-2,62) Không 19 52,78 14 51,85 
Tiểu cầu giảm Có 1 2,78 3 11,11 0,3051* 0,23 
(0,02-2,33) Không 35 97,22 24 85,19 
TỔNG 36 100 27 100 
Như vậy, chỉ số bạch cầu và bạch cầu hạt có mức độ giảm ở phác đồ điều trị TCF cao hơn ở phác đồ 
điều trị TC, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
Bảng 5. So sánh độc tính ngoài tế bào máu sau hóa trị bổ trợ trước TC và TCF 
Phác đồ 
Độc tính 
TCF TC 
P 
OR 
(95%CI) SL % SL % 
Nôn 
Có 19 52,78 8 21,05 
0,0046 
4,19 
(1,51-11,60) Không 17 47,22 30 78,95 
Buồn nôn Có 21 58,33 13 34,21 0,0374 2,69 
(1,05-6,91) Không 15 41,67 25 65,79 
Viêm miệng Có 17 47,22 8 21,05 0,0174 3,36 
(1,21-9,29) Không 19 52,78 30 78,95 
Tiêu chảy Có 14 38,89 6 15,79 0,0253 3,39 
(1,13-10,19) Không 22 61,11 32 84,21 
Rụng tóc Có 32 88,89 26 68,42 0,0475* 3,69 
(1,06-12,81) Không 4 11,11 12 31,58 
TỔNG 36 100 38 100 
Như vậy, sau hóa trị bổ trợ trước tất cả các biểu hiện như nôn, buồn nôn, viêm miệng, tiêu chảy và rụng 
tóc đều có sự khác biệt giữa 2 phác đồ TCF và TC (p<0,05). 
Bảng 6. So sánh độc tính ngoài tế bào máu sau hóa xạ trị đồng thời TC và TCF 
Phác đồ 
Độc tính 
TCF TC 
P 
OR 
(95%CI) SL % SL % 
Nôn 
Có 22 61,11 8 29,63 
0,0133 
3,73 
(1,29-10,81) Không 14 38,89 19 70,37 
Buồn nôn Có 24 66,67 11 40,74 0,0404 2,91 
(1,03-8,19) Không 12 33,33 16 59,26 
Viêm miệng Có 23 63,89 10 37,04 0,0347 3,01 
(1,07-8,47) Không 13 36,11 17 62,96 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
55 
Tiêu chảy Có 16 44,44 5 18,52 0,0308 3,52 
(1,09-11,37) Không 20 55,56 22 81,48 
Rụng tóc Có 33 91,67 21 77,78 0,155* 3,14 
(0,71-13,94) Không 3 8,33 6 22,22 
TỔNG 36 100 27 100 
Như vậy, sau hóa xạ trị đồng thời các biểu hiện như nôn, buồn nôn, viêm miệng và tiêu chảy có sự khác 
biệt giữa 2 phác đồ TCF và TC (p<0,05). 
Nguy cơ tử vong giữa phác đồ TC và TCF 
Phác đồ HR SE P>z 95%CI P Log-rank 
TCF (nhóm so sánh) 1 - - - - 
0,8725 
TC 1,08 0,53 0,873 0,42 2,81 
Khi tính nguy cơ tử vong theo thời gian thì tử vong ở phác đồ TC và TCF là tương đương nhau, kiểm định 
mô hình χ2=0,03, p=0,8722, so sánh nguy cơ HR=1,-8. 
0
.0
0
2
5.
00
5
0.
00
7
5.
00
1
00
.0
0
0 5 10 15 20 25
Time (months)
CP CPF
Kaplan-Meier survival estimates per 100
Biểu 1. So sánh thời gian sống giữa phác đồ TCF và TC 
Bảng 7. Thời gian sống của phác đồ TC và TCF 
Phác đồ Trung vị Trung bình SE 95%CI 
TCF 9,33 9,62 1,12 7,42 11,82 
TC 8,4 9,29 0,96 7,40 11,17 
Tổng 8,5 9,33 0,84 7,68 10,98 
Kết quả điều trị cho thấy thời gian sống thêm TCF và TC là gần tương đương nhau, trong đó thời gian 
sống thêm nhóm TCF là 9,62 tháng, nhóm TC là 9,29 tháng. 
BÀN LUẬN 
So sánh đáp ứng với phác đồ TC và phác đồ TCF 
Sau hóa trị bổ trợ trước cho thấy TCF có mức 
độ đáp ứng là 75%, trong đó đáp ứng hoàn toàn 
chiếm 22,22%, đáp ứng một phần chiếm 52,78%. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
56 
Mức độ đáp đáp ứng của phác đồ TC thấp hơn với 
tỷ lệ là 60,52%, trong đó đáp ứng hoàn toàn là 
23,68%, đáp ứng một phần là 36,84%. Sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điều đó cho thấy là 
TCF có mức độ đáp ứng tốt hơn so với TC sau giai 
đoạn hóa trị bổ trợ trước. 
Sau giai đoạn hóa xạ trị đồng thời, ở phác đồ 
TCF mức độ đáp ứng là 50%, trong đó đáp ứng 
hoàn toàn là 19,44%, đáp ứng một phần là 30,56%. 
Mức độ đáp ứng của phác đồ TC là 33,33%, trong 
đó đáp ứng hoàn toàn là 14,81%, đáp ứng một phần 
là 18,52%. Có sự khác biệt giữa mức độ đáp ứng 
giữa TCF và TC ở giai đoạn sau hóa xạ trị đồng thời 
với p=0,002. 
Tương tự với nghiên cứu của chúng tôi tác giả 
Lauren C và các cs (2014) mức độ đáp ứng giữa 
TCF và TC không có ý nghĩa thống kê với p=0,83[9]. 
So sánh độc tính giữa phác đồ TC và TCF 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy độc tố tế 
bào có sự khác biệt giữa TCF và TC ở các chỉ số 
bạch cầu, bạch cầu hạt ở cả 2 trường hợp sau hóa 
trị bổ trợ trước và sau hóa xạ trị đồng thời. 
Như vậy ở chỉ số máu có sự khác biệt ở việc 
giảm bạch cầu giữa hai phác đồ điều trị TC và TCF. 
Điều này có thể dẫn tới là sự khác biệt giữa 2 nhóm 
bệnh nhân về nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ 
hội là khác nhau. 
Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt khi so 
sánh với nghiên cứu của Lauren C và cs (2014), tác 
giả so sánh giữa 2 phác đồ hóa xạ trị đồng thời 
carboplatin-paclitaxel và docetaxel-cisplatine-5-
flurouracil ở những bệnh nhân ung thư đầu cổ tác 
giả cho thấy tỷ giảm bạch cầu trung tính dẫn đến 
hoãn điều trị 7,5% ở nhóm docetaxel-cisplatine-5-
flurouracil so với 23,3% ở nhóm carboplatin-
paclitaxel[9]. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho 
thấy độc tính ngoài máu sau hóa trị bổ trợ trướcTC 
và TCF có sự khác biệt ở tất cả các chỉ số ở cả hai 
trường hợp sau hóa trị bổ trợ trước và sau hóa xạ trị 
đồng thời (p<0,05) ngoại trừ rụng tóc sau hóa xạ trị 
đồng thời. Trong đó nhóm TCF đều có các chỉ số 
cao hơn so với nhóm TC. 
Phác đồ TC được sử dụng trong nghiên cứu 
của chúng tôi đã chứng minh được tính an toàn và 
có thể chấp nhận được với độc tố thấp trong 
giai đoạn điều trị. Thực tế phác đồ TCF có sự đáp 
ứng cao hơn TC, tuy nhiên độc tính TCF lại cao hơn 
so với TC, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy là 
nguy cơ tử vong và thời gian sống còn giữa hai phác 
đồ là gần tương đương nhau. Điều đó, cho thấy cần 
cân nhắc kỹ khi lựa chọn phác đồ điều trị cho mỗi 
bệnh nhân. 
So sánh nguy cơ tử vong giữa phác đồ TC và 
TCF 
Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác 
biệt giữa nguy cơ tử vong giữa 2 phác đồ TCF và 
TC với kiểm định Log-rank p=0,8725. Đo lường nguy 
cơ cho thấy nguy cơ tử vong của TC so với TCF là 
tương đương nhau với HR=1,08 (95%CI 0,42-2,81). 
Phân tích thời gian sống thêm giữa TCF và TC 
cho thấy kết quả là gần tương đương nhau, trong đó 
thời gian sống thêm nhóm TCF là 9,62 tháng, nhóm 
TC là 9,29 tháng. Trung vị giữa 2 nhóm TCF và TC 
lần lượt là 9,33 tháng và 8,4 tháng. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự khi 
so sánh với nghiên cứu của Lauren C và cs (2014)[9]. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu cho thấy mức độ đáp ứng nhóm 
TCF cao hơn nhóm TC, tuy vậy sự khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bệnh nhân điều trị 
phác đồ TCF có nhiều độc tính hơn. Sau 36 tháng 
theo dõi, không có sự khác biệt nguy cơ tử vong 
giữa TCF và TC. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. “GLOBOCAN 2012”. [Online]. Available at: 
2. Nguyễn Tuấn Hưng, “Đặc điểm dịch tể học mô 
tả ung thư cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 
2001-2005 2008-LUẬN ÁN TIẾN SĨ - Cơ sở dữ 
liệu toàn vĕn”, Luận án Tiến sỹ, Viện Vệ sinh 
Dịch tễ Trung ương., 2008. 
3. R. Haddad và c.s., “Docetaxel, cisplatine, 5-
fluorouracil (TCF)-based induction chemotherapy 
for head and neck cancer and the case for 
sequential, combined-modality treatment”, The 
Oncologist, vol 8, số p.h 1, tr 35-44, 2003. 
4. J. B. Vermorken và c.s., “Cisplatine, fluorouracil, 
and docetaxel in unreseCTable head and neck 
cancer”, N. Engl. J. Med., vol 357, số p.h 17, tr 
1695–1704, tháng 10 2007. 
5. M. R. Posner và c.s., “Cisplatine and fluorouracil 
alone or with docetaxel in head and neck 
cancer”, N. Engl. J. Med., vol 357, số p.h 17, tr 
1705-1715, tháng 10 2007. 
6. S. Billan và c.s., “Toxicity of induCTion 
chemotherapy with docetaxel, cisplatine and 5-
fluorouracil for advanced head and neck cancer”, 
Isr. Med. Assoc. J. IMAJ, vol 15, số p.h 5, tr 231-
235, tháng 5 2013. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
57 
7. R. Hitt và c.s., “A randomized phase III trial 
comparing induCTion chemotherapy followed by 
chemoradiotherapy versus chemoradiotherapy 
alone as treatment of unreseCTable head and 
neck cancer”, Ann. Oncol. Off. J. Eur. Soc. Med. 
Oncol., vol 25, số p.h 1, tr 216-225, tháng 1 
2014. 
8. Y. Pointreau và c.s., “Randomized trial of 
induCTion chemotherapy with cisplatine and 5-
fluorouracil with or without docetaxel for larynx 
preservation”, J. Natl. Cancer Inst., vol 101, số 
p.h 7, tr 498-506, tháng 4 2009. 
9. L. C. Herman và c.s., “Comparison of 
carboplatin-paclitaxel to docetaxel-cisplatine-5-
flurouracil induCTion chemotherapy followed by 
concurrent chemoradiation for locally advanced 
head and neck cancer”, Oral Oncol., vol 50, số 
p.h 1, tr 52-58, tháng 1 2014. 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_va_tinh_an_toan_phac_do_hoa_xa_tri_tuan_tu_tren_ben.pdf