Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Mô hình “Tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng” tại

2 xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang thực hiện từ năm

2009 đến năm 2011. Mô hình này đã xây dựng nhóm các bà mẹ nòng cốt ở từng thôn ấp

đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp giữa tình nguyện viên với nhóm bà mẹ nòng cốt,

đẩy mạnh các hoạt động truyền thông lan tỏa giữa bà mẹ nòng cốt với bà mẹ có con nhỏ

và phụ nữ có thai. Hoạt động của mô hình giúp các bà mẹ có điều kiện thuận lợi hơn

trong việc tiếp cận thông tin và chuyển đổi hành vi nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM)

theo hướng có lợi.

Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trang 1

Trang 1

Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trang 2

Trang 2

Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trang 3

Trang 3

Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trang 4

Trang 4

Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trang 5

Trang 5

Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trang 6

Trang 6

Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 4720
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
14 
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH 
TĂNG CƯỜNG THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở XÃ BÌNH THẠNH ĐÔNG VÀ PHÚ THỌ 
HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG 
 Huỳnh Văn Nên, Văn Hiển Tài 
Trần Thị Ngọc Hòa, Bùi Thị Diễm Thúy 
Trung tâm Truyền thông GDSK An Giang 
Tóm tắt nghiên cứu 
Mô hình “Tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng” tại 
2 xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang thực hiện từ năm 
2009 đến năm 2011. Mô hình này đã xây dựng nhóm các bà mẹ nòng cốt ở từng thôn ấp 
đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp giữa tình nguyện viên với nhóm bà mẹ nòng cốt, 
đẩy mạnh các hoạt động truyền thông lan tỏa giữa bà mẹ nòng cốt với bà mẹ có con nhỏ 
và phụ nữ có thai. Hoạt động của mô hình giúp các bà mẹ có điều kiện thuận lợi hơn 
trong việc tiếp cận thông tin và chuyển đổi hành vi nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) 
theo hướng có lợi. 
Sau hơn 2 năm triển khai mô hình tỷ lệ hiểu biết về lợi ích NCBSM của bà mẹ có 
con dưới 24 tháng tuổi tăng (75,6% → 97,5%), tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ 
đầu sau sinh tăng (52,2% → 74,5%), tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 
tăng (0% → 27,5%), tỷ lệ cho trẻ ăn uống thêm ngoài sữa mẹ giảm (nước: 
74,5%→52,9%, sữa bò: 37,3%→27,5%, mật ong hoặc nước đường: 11,8%→2%), tỷ lệ 
cho trẻ bú sữa mẹ là chính tăng (70,6%→94,1%) và tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài sau 
12 tháng tuổi tăng (77,2%→89,8%) . 
1. Đặt vấn đề 
Sữa mẹ là loại thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi mà không có loại 
thức ăn nào thay thế được. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu – không 
nước, không sữa bột, không thức ăn đồ uống nào khác – giúp nâng cao cơ hội sống sót 
của trẻ, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển thể chất và trí lực của trẻ. Dinh dưỡng 
tốt góp phần nâng cao thành tích học tập và thậm chí cả khả năng kinh tế của trẻ trong 
tương lai. 
Việc cho trẻ bú mẹ là phổ biến ở Việt Nam, nhưng chỉ có 19,6% trẻ nhỏ được bú 
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ở An Giang NCBSM cũng là thực hành chủ yếu của 
các bà mẹ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều thói quen chưa đúng nhất là trong 6 tháng 
đầu đời của trẻ như nặn bỏ sữa non, không cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh, cho trẻ 
uống thêm nước hoặc các loại sữa khác... Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 
(NCBSMHT) trong 6 tháng đầu hiện nay đang có khuynh hướng giảm dần theo thời gian do 
sự tác động của quảng cáo về sản phẩm dinh dưỡng, sữa cho trẻ khiến không ít các bà 
mẹ nghĩ rằng để con thông minh và phát triển tốt thì họ phải cho con ăn sữa ngoài bổ 
sung ngay từ những tháng đầu đời. Vì thế, họ sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng được 
15 
chế xuất thay cho sữa mẹ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như làm 
giảm sức đề kháng, gia tăng bệnh tật ở trẻ. 
Do vậy, để đảm bảo tất cả các bà mẹ đều NCBSM trong giờ đầu tiên sau khi sinh, 
NCBSMHT trong vòng 6 tháng đầu đời và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp cho trẻ ăn 
bổ sung với các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho tới năm trẻ hai tuổi, chương trình Phòng 
chống suy dinh dưỡng Quốc gia đã giới thiệu mô hình thúc đẩy NCBSM và áp dụng triển 
khai tại một số tỉnh, trong đó có An Giang. Nếu mô hình thành công sẽ được chương trình 
Phòng chống suy dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, mở rộng phạm vi áp dụng cho các địa 
phương khác. 
2. Mục tiêu 
2.1. Mục tiêu chung: Nâng cao hiểu biết và thực hành NCBSM của bà mẹ có con nhỏ 
dưới 24 tháng tuổi thông qua mô hình “Tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ 
dựa vào cộng đồng”. 
2.2. Mục tiêu cụ thể 
1. Xây dựng được một mô hình hỗ trợ phù hợp tại tuyến thôn/ấp dựa trên các bà mẹ nòng 
cốt để thúc đẩy việc nâng cao hiểu biết và thực hành của các bà mẹ về việc NCBSM. 
2. Đạt được hiệu quả mô hình thể hiện ở: 
- Tăng tỷ lệ hiểu biết về lợi ích NCBSM của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi từ 5-
10% hàng năm. 
- Tăng tỷ lệ cho trẻ bú sớm sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh từ 5-10% hàng năm. 
- Tăng tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu từ 5-10% hàng năm. 
- Giảm tỷ lệ cho trẻ ăn, uống thêm ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu từ 5-10% hàng năm. 
- Tăng tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ là chính trong 6 tháng đầu từ 5-10% hàng năm. 
- Tăng tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài sau 12 tháng tuổi từ 5-10% hàng năm. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi ở xã Phú Thọ và xã Bình 
Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 
3.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng – đánh giá trước và 
sau can thiệp. 
Mô tả mô hình “Tăng cường thực hành NCBSM dựa vào cộng đồng”: 
Hai xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ, huyện Phú Tân là hai xã nông thôn của 
tỉnh An Giang được đưa vào nghiên cứu can thiệp. Có 847 bà mẹ có con nhỏ dưới 24 
tháng tuổi và 402 phụ nữ có thai. Địa bàn hành chính gồm 160 tổ, 11 ấp. 
16 
Các nhân tố thực hiện mô hình bao gồm: nhân viên y tế xã (10 người), tình 
nguyện viên bao gồm tổ y tế ấp, cán bộ hội phụ nữ, đoàn thanh niên (16 người) và bà 
mẹ nòng cốt là những bà mẹ trong xã đã từng NCBSM thành công, thích giao tiếp, có 
hiểu biết và có niềm tin về NCBSM, tình nguyện tham gia (24 người). Các đối tượng 
này được tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông NCBSM. 
Tại các ấp thành lập các nhóm bà mẹ nòng cốt hoạt động với sự giúp đỡ của các 
tình nguyện viên. 
Thiết lập cơ chế phối hợp hoạt động giữa tình nguyện viên và nhóm bà mẹ nòng 
cốt. Tình nguyện viên đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, hỗ trợ, kịp thời bổ 
sung kiến thức, kỹ năng cho nhóm bà mẹ nòng cốt. 
Truyền thông lan tỏa giữa các bà mẹ nòng cốt với các bà mẹ có thai và bà mẹ có 
con nhỏ về việc thực hành NCBSM tại cộng đồng bằng các hình thức: họp nhóm, vãng 
gia, tranh thủ các cơ hội gặp nhau (như đi chợ, làm ruộng, làm việc, đi đám tiệc, dẫn trẻ 
vui chơi giải trí) để phổ biến kiến thức và hỗ trợ thiết thực việc NCBSM. 
3.3. Phương pháp theo dõi đánh giá mô hình 
Để đánh giá hiệu quả của mô hình, các cuộc điều tra cắt ngang được tiến hành tại 
các thời điểm khác nhau trên địa bàn 2 xã (thời điểm trước và sau khi triển khai mô hình 
hoạt động). Dưới đây là các thông tin chi tiết liên quan đến các cuộc điều tra. 
3.3.1. Cỡ mẫu: Trong phạm vi can thiệp này, chúng tôi xem hai xã Bình Thạnh Đông và 
Phú Thọ là một cộng đồng chung được can thiệp. Số lượng mẫu chung được xác định để 
đánh giá sử dụng theo công thức: n = 1.962p(1-p)/d2 
Với p = 0,12 (p là tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu năm 2009); d = 0,05 
Thay vào công thức tính được n = 162. Như vậy, mỗi đợt điều tra phỏng vấn ít 
nhất 162 bà mẹ. 
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn 30 cụm theo phương pháp chọn mẫu chùm (trong 
cả hai xã), mỗi cụm chọn 6-7 bà mẹ có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi. 
3.3.3. Thu thập số liệu 
- Công cụ: Sử dụng bộ câu hỏi được soạn sẵn (dựa vào bộ câu hỏi của Viện Dinh 
dưỡng Quốc gia, có bổ sung cho phù hợp với địa phương). Riêng về thực hành 
NCBSMHT, thông tin được thu thập và tính toán dựa trên định nghĩa của Tổ 
chức Y tế Thế giới (WHO) trong đó chỉ hỏi bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi và 
hỏi thông tin trẻ ăn uống trong 24 giờ qua. 
- Người phỏng vấn: Các cán bộ Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh 
An Giang được tập huấn về phương pháp điều tra. 
- Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con từ 01 ngày 
tuổi đến 24 tháng tuổi tại hộ gia đình theo phiếu điều tra được thiết kế trước. 
17 
3.3.4. Thời gian điều tra: tiến hành 3 đợt điều tra: Điều tra ban đầu vào tháng 08/2009, 
điều tra sau 1 năm: tháng 10/2010; điều tra sau 2 năm: tháng 10/2011 
3.3.5. Xử lý kết quả: Kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm Epi Info 6.04. So sánh 
kết quả điều tra ban đầu với điều tra sau 1 năm, 2 năm bằng kiểm định thống kê phù hợp. 
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Phần lớn các bà mẹ có độ tuổi từ 17 đến 35 (91,5%), biết đọc biết viết (trình độ 
học vấn từ cấp I trở lên chiếm 91,5%) và nghề nghiệp chính là nội trợ, làm ruộng 
(77,5%). Có thể thấy rằng đây là nhóm đối tượng đang ở độ tuổi lao động, có sức khỏe 
tốt, có thể đọc và tiếp nhận các thông điệp truyền thông bằng nhiều kênh khác nhau như 
truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp. Tuy nhiên cần lựa chọn các tiếp cận phù 
hợp cho nhóm các bà mẹ không biết chữ. 
4.2. Tình hình tiếp nhận thông tin NCBSM của bà mẹ 
Bảng 1: Nguồn tiếp nhận thông tin NCBSM của bà mẹ 
Nguồn 
2009 2011 
p Số người 
n=180 
Tỷ lệ 
(%) 
Số người 
n=200 
Tỷ lệ 
(%) 
Truyền thông trực tiếp 
Từ cán bộ y tế 135 75 176 88 
< 0,05 Từ tình nguyện viên 27 15 164 82 
Từ nhóm bà mẹ nòng cốt 0 0 36 18 
Truyền thông gián tiếp 
Truyền hình 131 72,8 162 81 
< 0,05 
Loa truyền thanh của xã 52 28,9 74 37 
Tài liệu truyền thông 9 5 54 27 
Trong 2 năm thực hiện mô hình, các hoạt động truyền thông triển khai đã được 
đối tượng tiếp nhận, đặc biệt là vai trò của tình nguyện viên và bà mẹ nòng cốt. Nguồn 
thông tin về NCBSM nhận được từ tình nguyện viên và từ nhóm bà mẹ nòng cốt tăng 
dần sau 2 năm (p<0,05). Với truyền thông gián tiếp, các bà mẹ tiếp nhận thông tin nhiều 
nhất từ truyền hình, tiếp đến là từ loa truyền thanh của xã và từ các tài liệu truyền thông. 
Các tài liệu truyền thông cũng đến tay bà mẹ ngày càng nhiều hơn. 
Chưa 
có 
thuốc 
điều trị 
18 
4.3. Hiệu quả của mô hình sau 2 năm triển khai hoạt động 
Bảng 2: Hiệu quả của mô hình 
Kết quả bảng 3 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành đúng theo các 
khuyến cáo về NCBSM của bà mẹ được nâng cao hàng năm. Cụ thể: Hiểu biết về 
NCBSM tăng từ 75,6% lên 97,5%; Thực hành cho trẻ bú sữa mẹ sớm sau sinh tăng từ 
52,2% lên 70% (sau 1 năm can thiệp) và 74,5% (sau 2 năm can thiệp). Tỷ lệ này cao hơn 
tỷ lệ cho trẻ bú sớm sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sanh tại bệnh viện Phụ sản Nhi bán 
công Bình Dương năm 2009 (29,7%). Tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu từ 0% lên 
13% (sau 1 năm can thiệp) và 27,5% (sau 2 năm can thiệp). Các thực hành khác như cho 
trẻ bú sữa mẹ là chính, cho trẻ bú kéo dài sau 12 tháng tuổi cũng được cải thiện đáng kể. 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Thực hành NCBSM của
mô hình tại AG(năm
2011)
Trung bình cả nước (năm
2010)
Tỷ lệ cho trẻ bú sớm sữa mẹ trong
vòng 1 giờ đầu sau sanh
tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu
tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ là chính
trong 6 tháng đầu
tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài sau
12 tháng tuổi
Trung bình cả nước
(năm 2010)
Biều đồ 1: So sánh các thực hành NCBSM với trung bình cả nước 
Hiệu quả 
2009 2011 
p Số người 
n=180 
Tỉ lệ 
(%) 
Số người 
n=200 
Tỉ lệ 
(%) 
1. Hiểu biết về NCBSM 136 75,6 195 97,5 <0,05 
2. Cho trẻ bú mẹ sớm trong 
vòng 1 giờ đầu sau sinh 
94 52,2 149 74,5 <0,05 
3. NCBSMHT 6 tháng đầu 0 0 14 27,5 <0,05 
4. Cho trẻ ăn uống thêm ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu 
- Nước 38 74,5 27 52,9 
<0,05 - Sữa bò 19 37,3 14 27,5 
- Mật ong, nước đường 6 11,8 1 2 
5. NCBSM là chính trong 6 
tháng đầu 
36 70,6 48 94,1 
<0,05 
6. Cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài 
sau 12 tháng tuổi 
64 77,2 88 89,8 <0,05 
19 
 Theo biểu đồ 1, các tỷ lệ thực hành NCBSM năm 2011 cao đều cao hơn mặt 
bằng cả nước năm 2010 (Tỷ lệ cho trẻ bú sớm sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sanh là 
74,5% so với trung bình cả nước là 61,7%, tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu là 27,5% 
so với trung bình cả nước là 19,6%, tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ là chính trong 6 tháng đầu là 
94,1% so với trung bình cả nước là 30,8%, tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài sau 12 tháng 
tuổi là 89,8% so với trung bình cả nước là 77%). 
 Tuy nhiên, hiện tại tỷ lệ thực hành NCBSM vẫn chưa cao. Để hiệu quả mô hình 
tốt hơn nữa cần vượt qua các rào cản sau: 
- Thói quen cho bé uống nước, sử dụng thêm sữa ngoài, thôi bú sớm vẫn còn 
phổ biến. 
- Niềm tin của bà mẹ về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu chưa vững vàng. 
- Quảng cáo các loại sữa ngoài sữa mẹ còn thường xuyên. 
- Lực lượng bà mẹ nòng cốt còn mỏng và thiếu kiến thức, kỹ năng. 
Tính thích hợp và khả năng tồn tại của mô hình: 
- Mô hình bước đầu đã được cộng đồng chấp nhận và ủng hộ. 
- Mô hình đã tồn tại từ năm 2009 và ngày càng phát triển đến nay. 
- Những chi phí chính hàng năm (tập huấn, sản xuất tài liệu truyền thông, hỗ trợ các 
buổi họp nhóm của bà mẹ nòng cốt) để duy trì mô hình là không lớn, có khả năng 
trang trải từ kinh phí chương trình Dinh dưỡng của trung ương và địa phương trong 
tương lai gần. 
- Mô hình đã được nhiều đoàn của các tỉnh bạn đến học tập chia sẻ kinh nghiệm, đặc 
biệt Chương trình phòng chống Suy dinh dưỡng trẻ em Quốc gia đã mời trình bày 
mô hình này trong các hội nghị khác nhau ở cấp quốc gia. 
- Mô hình đang được khuyến khích nhân rộng ra các huyện khác trong tỉnh. 
5. Kết luận và kiến nghị 
5.1. Kết luận 
- Mô hình “Tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng” tại 2 
xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân tỉnh An Giang thực hiện từ năm 
2009 – 2011 là một mô hình trong đó nhóm các bà mẹ nòng cốt được xây dựng ở 
từng thôn ấp đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp giữa tình nguyện viên với nhóm 
bà mẹ nòng cốt, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông lan tỏa giữa bà mẹ nòng cốt 
với bà mẹ có con nhỏ và phụ nữ có thai. 
- Sau hơn 2 năm triển khai mô hình tỷ lệ hiểu biết về lợi ích NCBSM của bà mẹ có 
con dưới 24 tháng tuổi tăng (75,6% → 97,5%), tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 1 
giờ đầu sau sanh tăng (52,2% →74,5%), tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 
20 
tháng đầu tăng (0%→27,5%), tỷ lệ cho trẻ ăn uống thêm ngoài sữa mẹ giảm (nước: 
74,5%→52,9%, sữa bò: 37,3%→27,5%, mật ong hoặc nước đường: 11,8%→2%), 
tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ là chính tăng (70,6%→94,1%) và tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ kéo 
dài sau 12 tháng tuổi tăng (77,2%→89,8%) . 
- Mô hình đã đáp ứng được mục tiêu đề ra ban đầu. 
- Hoạt động của mô hình giúp các bà mẹ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận 
thông tin và chuyển đổi hành vi NCBSM theo hướng có lợi, góp phần thực hiện tốt 
mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại địa phương, đảm bảo sự sống còn 
và phát triển của trẻ nhỏ. 
5.2. Kiến nghị 
Mô hình đang phát huy tác dụng, tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản. Cần tiếp tục 
đẩy mạnh các hoạt động truyền thông thường xuyên, liên tục. Xin đề xuất vài kiến nghị: 
1. Tăng cường tập huấn kỹ thuật NCBSM cho bà mẹ nòng cốt và phát triển lực 
lượng bà mẹ nòng cốt trong mỗi ấp để mở rộng cơ hội tiếp cận và giúp đỡ nhiều 
bà mẹ hơn. 
2. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông về NCBSM, đa dạng hóa các hình 
thức truyền thông như: truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp của cán bộ 
y tế, của tình nguyện viên, của bà mẹ nòng cốt và sản xuất nhiều loại tài liệu 
truyền thông về NCBSM. 
3. Phối hợp hoạt động với các chương trình y tế quốc gia, phòng chống suy dinh 
dưỡng trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình để phát huy hiệu quả và đảm bảo 
tính bền vững cho mô hình. 
4. Mở rộng hoạt động của mô hình đến các huyện còn lại trong tỉnh. 
5. Cần có kinh phí và chính sách hỗ trợ cho tình nguyện viên và bà mẹ nòng cốt từ 
dự án của UNICEF và chính quyền địa phương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo điện tử Phụ nữ, Chỉ có 10% trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ngày 20/7/2010. 
2. Huỳnh Văn Tú, Nguyễn Vũ Linh (2009), Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 
thời gian nằm viện sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Nhi bán công Bình Dương 2009. 
3. Unicef – Bài phát biểu của bà Lotta Sylwander –Lễ phát động tuần lễ NCBSM 2011 
tại Việt Nam ngày 31/7/2011. 
4. Unicef và Alive & Thrive, Kéo dài kỳ nghỉ thai sản lên 6 tháng. Đầu tư hôm nay cho 
tương lai vững mạnh mai sau, Tháng 04/2012. 
5. Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Điều tra Dinh dưỡng năm 2010. 
6. Việt báo – Báo điện tử, Chỉ có 10% trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu, ngày 
24/11/2006. 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_mo_hinh_tang_cuong_thuc_hanh_nuoi_con_bang_sua_me_d.pdf