Hiệu quả giảm đau bằng lidocain gel 2% bôi tại chỗ trong xạ trị áp sát suất liều cao ung thư cổ tử cung

Mục đích: Đánh giá mức độ giảm đau của bệnh nhân thư hiện thủ thuật xạ trị áp sát ung thư cổ tử

cung được vô cảm bằng gây tê tại chỗ lidocain 2%.

Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, can thiệp lâm sàng không ngẫu nhiên. Các bệnh nhân ung

thư cổ tử cung được xạ trị áp sát suất liều cao tử cung âm đạo được chia làm 2 nhóm vô cảm là bôi tê tại

chỗ Lidocaine 2% và gây mê tĩnh mạch. Tiêu chuẩn đánh giá chính là mức độ đau trong suốt quá trình

thực hiện thủ thuật.

Kết quả: Tổng cộng có 100 bệnh nhân với 177 lần xạ trị (89 lần được gây tê tại chỗ, 88 lần gây mê

tĩnh mạch). Điểm đau NRS trung bình của 2 nhóm lần lượt là 4,97 ± 2,23 và 4,90 ± 2,92. Các yếu tố làm

tăng mức độ đau ở bệnh nhân gây tê gồm: mức độ lo lắng trước điều trị, mức độ viêm âm hộ - âm đạo,

độ sâu lòng tử cung lớn hơn 60mm, giai đoạn bệnh trễ, và lần xạ trị đầu tiên so với lần sau. Các tác dụng

phụ, tai biến - biến chứng ghi nhận ở hai nhóm ít và ở mức độ nhẹ.

Kết luận: Gây tê tại chỗ sử dụng gel lidocain 2% có tác dụng giảm đau tốt, an toàn, trong xạ trị áp sát

suất liều cao ung thư cổ tử cung.

Hiệu quả giảm đau bằng lidocain gel 2% bôi tại chỗ trong xạ trị áp sát suất liều cao ung thư cổ tử cung trang 1

Trang 1

Hiệu quả giảm đau bằng lidocain gel 2% bôi tại chỗ trong xạ trị áp sát suất liều cao ung thư cổ tử cung trang 2

Trang 2

Hiệu quả giảm đau bằng lidocain gel 2% bôi tại chỗ trong xạ trị áp sát suất liều cao ung thư cổ tử cung trang 3

Trang 3

Hiệu quả giảm đau bằng lidocain gel 2% bôi tại chỗ trong xạ trị áp sát suất liều cao ung thư cổ tử cung trang 4

Trang 4

Hiệu quả giảm đau bằng lidocain gel 2% bôi tại chỗ trong xạ trị áp sát suất liều cao ung thư cổ tử cung trang 5

Trang 5

Hiệu quả giảm đau bằng lidocain gel 2% bôi tại chỗ trong xạ trị áp sát suất liều cao ung thư cổ tử cung trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 10420
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả giảm đau bằng lidocain gel 2% bôi tại chỗ trong xạ trị áp sát suất liều cao ung thư cổ tử cung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả giảm đau bằng lidocain gel 2% bôi tại chỗ trong xạ trị áp sát suất liều cao ung thư cổ tử cung

Hiệu quả giảm đau bằng lidocain gel 2% bôi tại chỗ trong xạ trị áp sát suất liều cao ung thư cổ tử cung
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 36 
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU BẰNG LIDOCAIN GEL 2% BÔI TẠI CHỖ 
TRONG XẠ TRỊ ÁP SÁT SUẤT LIỀU CAO UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 
TRẦN ĐẶNG NGỌC LINH1, PHẠM THÀNH LUÂN2, PHAN THỊ HỒNG ĐÁNG3 
Địa chỉ liên hệ: Trần Đặng Ngọc Linh 
Email: tranlinhub04@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 09/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 TS.BS. Trưởng Khoa Xạ trị Phụ khoa - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
 Trưởng Bộ môn Ung thư Đại học Y Dược TP. HCM 
2 Bệnh viện Quân Y 175 TP. HCM 
3 Đại học Y Dược TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư 
thường gặp nhất ở phụ nữ. Xạ trị là mô thức điều trị 
rất quan trọng trong ung thư cổ tử cung trong đó xạ 
trị áp sát giúp tăng liều tại chỗ giúp tăng tỉ lệ kiểm 
soát bướu tại chỗ, tăng thời gian sống còn cho bệnh 
nhân[1],[3]. 
Để đảm bảo chất lượng điều trị của xạ trị áp 
sát, vấn đề vô cảm để đặt bộ áp đúng vị trí rất quan 
trọng. Có nhiều biện pháp vô cảm được áp dụng 
như gây mê, gây tê tủy sống, gây tê vùng và gây tê 
tại chỗ với các ưu điểm và nhược điểm khác khau. 
Gây tê tại chỗ đơn giản, an toàn, dễ thực hiện và tiết 
kiệm nhân lực, chi phí, thời gian theo dõi hơn và vẫn 
có thể giảm đau đúng mức khi thực hiện thủ 
thuật[4],[5],[6],[7],[8]. 
Tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM hiện đang 
áp dụng 2 phương pháp vô cảm để thực hiện kỹ 
thuật xạ trị áp sát là gây mê tĩnh mạch và gây tê tại 
chỗ bằng lidocain. Vấn đề đặt ra là gây tê tại chỗ 
bằng lidocain 2% trong xạ trị áp sát suất liều cao ung 
thư cổ tử cung có giảm đau hiệu quả không? Để trả 
lời câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu 
(NC): “Đánh giá hiệu quả giảm đau bằng bôi tê tại 
chỗ lidocain 2% trong xạ trị áp sát suất liều cao ung 
thư cổ tử cung” với 2 mục tiêu sau: 
1. Xác định mức độ đau của bệnh nhân khi 
thực hiện kỹ thuật với biện pháp vô cảm 
gây tê tại chỗ, phân tích sự khác biệt của 
mức độ đau theo một số đặc điểm của 
nhóm bệnh nhân. 
2. Xác định mức độ đau của các bệnh nhân khi 
thực hiện kỹ thuật với vô cảm bằng gây mê 
tĩnh mạch đang thực hiện song song tại 
bệnh viện. 
TÓM TẮT 
Mục đích: Đánh giá mức độ giảm đau của bệnh nhân thư hiện thủ thuật xạ trị áp sát ung thư cổ tử 
cung được vô cảm bằng gây tê tại chỗ lidocain 2%. 
Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, can thiệp lâm sàng không ngẫu nhiên. Các bệnh nhân ung 
thư cổ tử cung được xạ trị áp sát suất liều cao tử cung âm đạo được chia làm 2 nhóm vô cảm là bôi tê tại 
chỗ Lidocaine 2% và gây mê tĩnh mạch. Tiêu chuẩn đánh giá chính là mức độ đau trong suốt quá trình 
thực hiện thủ thuật. 
Kết quả: Tổng cộng có 100 bệnh nhân với 177 lần xạ trị (89 lần được gây tê tại chỗ, 88 lần gây mê 
tĩnh mạch). Điểm đau NRS trung bình của 2 nhóm lần lượt là 4,97 ± 2,23 và 4,90 ± 2,92. Các yếu tố làm 
tăng mức độ đau ở bệnh nhân gây tê gồm: mức độ lo lắng trước điều trị, mức độ viêm âm hộ - âm đạo, 
độ sâu lòng tử cung lớn hơn 60mm, giai đoạn bệnh trễ, và lần xạ trị đầu tiên so với lần sau. Các tác dụng 
phụ, tai biến - biến chứng ghi nhận ở hai nhóm ít và ở mức độ nhẹ. 
Kết luận: Gây tê tại chỗ sử dụng gel lidocain 2% có tác dụng giảm đau tốt, an toàn, trong xạ trị áp sát 
suất liều cao ung thư cổ tử cung. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 37 
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Các bệnh nhân ung thư cổ tử cung được xạ trị 
bằng kỹ thuật xạ trị áp sát suất liều cao tại bệnh viện 
Ung Bướu TP. HCM gồm 2 nhóm vô cảm gây tê tại 
chỗ và gây mê tĩnh mạch. Các bệnh nhân đã chọn 
lựa biện pháp vô cảm từ trước tùy theo bác sĩ thực 
hiện thủ thuật, nghiên cứu viên không can thiệp vào 
quyết định lựa chọn biện pháp vô cảm. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên tiến cứu, can thiệp không ngẫu nhiên. 
Các bước tiến hành nghiên cứu 
Bước 1: Lựa chọn hồ sơ bệnh nhân đủ tiêu 
chuẩn vào nghiên cứu, BN kí đồng ý tham gia 
nghiên cứu. 
Bước 2: Ghi nhận các thông tin về đặc điểm 
bệnh nhân và bệnh sử điều trị theo hồ sơ bệnh án. 
Bước 3: Tại khoa Xạ 1, Xạ 2 ghi nhận mức độ 
đau (theo thang điểm NRS có giá trị từ 0 đến 10) và 
các tác dụng phụ, tai biến - biến chứng của bệnh 
nhân vào 3 thời điểm: Trước khi thực hiện kỹ thuật; 
ngay sau khi thực hiện kỹ thuật và 24 giờ sau thực 
hiện kỹ thuật. 
Bước 4: Nhập và xử lý số liệu. Viết báo cáo 
nghiên cứu. 
Phân tích và xử lý số liệu 
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata. Xử lý bằng 
phần mềm thống kê R, exel. 
Trị số p ≤ 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. 
Đạo đức nghiên cứu 
Thông tin thu thập trong nghiên cứu được giữ bí 
mật theo đúng quy tắc và luật Y đức, đã được 
Hội đồng Y đức bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
thông qua. 
KẾT QUẢ 
Trong thời gian từ tháng 6/2020 - 9/2020, nghiên 
cứu đã thu thập được 100 bệnh nhân với 177 lần 
thực hiện kỹ thuật (gây tê 89 lần và gây mê 88 lần). 
Đặc điểm lâm sàng và điều trị nhóm bệnh nhân nghiên cứu 
Bảng 1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 
Tuổi trung bình Nhóm gây tê Nhóm gây mê 53,9 ± 21 tuổi 53,6 ± 23,9 tuổi 
Giai đoạn Xâm lấn sớm 10,1% 11,3% 
Tiến xa 89,9% 88,7% 
ECOG 0 - 1 100% 100% 
ASA I 83,1% 71,6% II 16,9% 28,4% 
Phân liều HDR 
1 46,1% 36,4% 
2 33,7% 31,8% 
3 20,2% 31,8% 
Điều trị trước Xạ trị ngoài 44,6Gy 46,5Gy 
Hóa trị 73% 77,3% 
Tác dụng phụ của 
điều trị trước 
Viêm âm đạo 93,0% 85,2% 
Tiêu chảy 4,4% 5,6% 
Buồn nôn 1,1% 0% 
Lo lắng trước điều trị Không 11,2% 21,6% 
Nhẹ 61,8% 56,8% 
Vừa 27% 21,6% 
Độ sâu lòng tử cung 57,8 ± 7,3mm 58,5 ± 10,3mm 
Thời gian thực hiện thủ thuật 28,0 ± 7,5 phút 29,5 ± 9,2 phút 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 38 
Tất cả bệnh nhân nhóm gây tê đều được bôi tê 4ml gel lidocain 2% (80mg). Nhóm gây mê, sử dụng 
sulfentanyl (tỷ lệ 94,4%, 5 ± 0,0mcg) hoặc fentanyl (tỷ lệ 5,6%, 50 ± 0mcg) và 100% được kết hợp với propofol 
(62,2 ± 9,7mg). 
Mức độ đau khi thực hiện thủ thuật 
Bảng 2. Mức độ đau theo thang điểm NRS tại các thời điểm thực hiện thủ thuật 
Thời điểm Gây tê Gây mê 
Trước điều trị 1,36 1,25 
Trong điều trị 4,97 ± 2,23 4,90 ± 2,92 
Sau điều trị 24 giờ 1,56 1,57 
Bảng 3. Thời điểm đau nhất khi thực hiện thủ thuật 
Thời điểm đau nhất Gây tê (%) Gây mê (%) 
Khi đặt bộ áp 98,9 7,9 
Khi nạp nguồn 1,1 88,7 
Khi tháo bộ áp 0,0 2,3 
Thời điểm khác 0,0 1,1 
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau khi thực hiện thủ thuật dưới gây tê 
Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến mức độ đau của nhóm gây tê 
Yếu tố liên quan Điểm đau trung bình Trị số p 
Lần xạ đầu tiên so với lần sau 5,34 - 4,64 0,002 
Không lo lắng với lo lắng nhẹ, lo lắng vừa 3,90 - 4,94 - 5,71 < 0,02 
Độ sâu lòng tử cung dưới và trên 60mm 4,68 - 5,20 0,02 
Không viêm âm hộ âm đạo so với viêm độ 1 và viêm độ 2 3,14 - 4,94 - 5,42 p1, p2 < 0,001 p3 = 0,09 
Giai đoạn bệnh xâm lấn sớm so với giai đoạn tiến xa tại chỗ 4,22 - 5,05 0,077 
Tác dụng phụ, tai biến - biến chứng 
Thời điểm ngay sau thực hiện kỹ thuật: Nhóm 
gây tê có 1 bệnh nhân buồn nôn (đã có từ trước điều 
trị do ngày hôm trước có hóa trị), 1 trường hợp hạ 
đường máu. Nhóm gây mê có 1 trường hợp bị tăng 
huyết áp, buồn nôn và nôn, 4 trường hợp nghi hạ 
đường máu. Cả hai nhóm bệnh nhân đều có đau 
nhẹ niệu đạo do đặt thông tiểu. 
Thời điểm sau 24 giờ: Nhóm gây tê có 97,3% 
bệnh nhân tiểu buốt, nhóm gây mê có 90,5% bệnh 
nhân tiểu buốt và 1 bệnh nhân buồn nôn do được 
hóa trị cùng ngày. 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 
Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên 
cứu là 53 tuổi là độ tuổi thường gặp của ung thư cổ 
tử cung theo nhiều nghiên cứu là 50 - 60 tuổi[1,3]. 
Tất cả các bệnh nhân đều được phối hợp xạ trị 
ngoài với xạ trị áp sát với liều xạ trị ngoài trung bình 
44 - 46Gy. Đa số bệnh nhân ở giai đoạn tiến xa tại 
chỗ nên được hóa trị đồng thời với tỉ lệ 73% ở nhóm 
gây tê và 77% ở nhóm gây mê phù hợp với các 
phác đồ chuẩn được khuyến cáo cho điều trị ung thư 
cổ tử cung hiện nay[1,2,3]. 
Đa số bệnh nhân có viêm âm đạo do xạ trị 
ngoài tại thời điểm thực hiện thủ thuật và khoảng 
60% bệnh nhân có lo lắng nhẹ trước thủ thuật. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 39 
Mức độ đau trong thời gian thực hiện kỹ thuật 
Ở nhóm gây tê điểm đau NRS trung bình là 
4,97 ± 2,23, nhóm gây mê điểm đau NRS trung bình 
là 4,90 ± 2,92. Điểm đau của hai nhóm gây tê và gây 
mê tương đương nhau, tuy nhiên trong NC này khi 
chọn mẫu hai nhóm không được phân bố ngẫu 
nhiên do đó không tiến hành phân tích ý nghĩa thống 
kê của sự khác biệt. 
Theo nghiên cứu của Chen HC và cs[5] thực 
hiện trên 40 bệnh nhân. Kết quả cho thấy ở pha 
được vô cảm bằng lidocain điểm đau trung bình là 
4,99 ± 2,41 và ở pha dùng giả dược là 6,01 ± 2,48, 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so (p < 0,001). 
Điểm đau ở 2 nhóm trong NC này cũng tương đồng 
với NC của nhóm tác giả Chen. 
Bhanabhai và cs[4] đánh giá mức độ đau khi sử 
dụng vô cảm kết hợp gây mê tĩnh mạch với bôi tê tại 
chỗ. Kết quả điểm đau trung bình là 4,70 ± 2,5. Điểm 
đau của bệnh nhân trong nghiên cứu tác giả cũng 
tương đương so với 2 nhóm bệnh nhân trong nghiên 
cứu này (4,70 so với 4,97 và 4,90). 
Phân tích các yếu tố liên quan đến mức độ đau 
của nhóm gây tê 
Bệnh nhân xạ trị lần đầu và có lo lắng trước 
điều trị thường đau hơn, nguyên nhân của sự khác 
biệt này do ở lần điều trị đầu tiên bệnh nhân thường 
lo lắng nên co thắt cơ âm đạo và đáy chậu gây đau 
hơn, ở những lần sau mức độ lo lắng giảm và bệnh 
nhân đã biết quy trình nên phối hợp tốt hơn. Nguyên 
nhân thứ hai do thao tác nong cổ tử cung, đây là 
thao tác thường gây đau nhất cho người bệnh, ở lần 
thực hiện kỹ thuật đầu việc thăm dò tìm lỗ cổ tử 
cung khi bướu lớn khó khăn hơn, tốn thời gian và có 
thể gây đau hơn so với những lần sau đã biết trước 
đường vào nong cổ tử cung. Từ kết quả này cho 
thấy ở lần xạ trị đầu tiên cần sự động viên an tâm về 
tâm lý và có thể cân nhắc những biện pháp giảm 
đau bổ sung (ví dụ: thuốc giảm đau đường uống) 
nhằm cải thiện mức độ đau phải chịu đựng cho 
người bệnh. 
Ở những bệnh nhân có độ sâu lòng tử cung lớn 
hơn 60mm, điểm đau NRS trung bình cũng lớn hơn 
nhóm có độ sâu nhỏ hơn 60mm, (5,20 so với 4,68) 
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (với p = 0,02). 
Điều này chứng tỏ điểm đau sẽ tăng khi độ sâu lòng 
tử cung tăng, tuy nhiên việc bộ áp đặt sâu hay nông 
trên thực tế do hai khả năng xảy ra, thứ nhất do lòng 
tử cung của bệnh nhân sâu thực sự, thứ hai do bác 
sĩ đẩy bộ áp quá căng, việc điểm đau tăng theo độ 
sâu lòng tử cung có thể là do nguyên nhân thứ hai. 
Viêm âm hộ - âm đạo do điều trị trước đó chủ 
yếu là do xạ trị chiếu ngoài. Do đó với các bệnh 
nhân này, đặc biệt là nhóm có viêm độ 2 việc hỗ trợ 
giảm đau (có thể là giảm đau đường uống) cho bệnh 
nhân nên là vấn đề cần lưu tâm. 
Khi phân bệnh nhân nhóm có giai đoạn sớm ít 
đau hơn, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý 
nghĩa thống kê có thể là do tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn 
xâm lấn sớm thấp (p = 0,077). Do ở các bệnh nhân 
có giai đoạn tiến xa, bướu lớn và xâm lấn xung 
quanh nên khi thao tác làm căng âm đạo sẽ gây đau 
nhiều hơn. 
Thời điểm đau nhất trong quá trình thực hiện 
kỹ thuật 
Nhóm bệnh nhân gây tê thời điểm đau nhất chủ 
yếu xảy ra khi đặt bộ áp (98,9%), kết quả này cũng 
phù hợp vì lúc đặt bộ áp là thời điểm thực hiện nhiều 
thao tác gây đau nhất (đặt mỏ vịt thăm khám, sát 
trùng, nong cổ tử cung, đặt dụng cụ và chèn gạc). 
Sau thời điểm này hầu như bệnh nhân chỉ nằm cố 
định không có thao tác can thiệp nào thêm. 
Nhóm bệnh nhân gây mê đau nhất chủ yếu xảy 
ra trong thời gian sau khi đặt bộ áp đến lúc nạp 
nguồn xạ xong (88,7%), điều này do chỉ ở bước đặt 
dụng cụ bệnh nhân được sử dụng thuốc mê, hầu hết 
các bệnh nhân sau khi đặt dụng cụ đều đã hồi tỉnh 
khi chuyển qua các bước sau nên cảm nhận đau. 
Các tác dụng phụ, tai biến - biến chứng 
Nhóm bệnh nhân gây tê 
Chỉ ghi nhận một số trường hợp nhẹ không ảnh 
hưởng đến điều trị và hầu như không cần điều trị gì, 
vẫn có thể hoàn thành kỹ thuật. So với nghiên cứu 
của Chen và cs[5], khi xịt tê lidocaine 10% tác giả còn 
tiến hành đo nồng độ lidocaine hấp thu vào máu và 
kết quả cho thấy nồng độ này ở ngưỡng an toàn. 
Trong nghiên cứu này không đo được nồng độ 
lidocain như vậy nhưng với cùng lượng lidocaine 
được sử dụng (4ml) thì nồng độ lidocaine trong 
nghiên cứu này chỉ là 2% có thể nhận định nồng độ 
lidocaine trong máu cũng không cao hơn. Cũng 
trong nghiên cứu của Chen thì các tác dụng phụ trên 
tim mạch, huyết áp cũng không khác biệt giữa hai 
nhóm được gây tê hay không gây tê tại chỗ. 
Nhóm bệnh nhân gây mê 
Ghi nhận 1 trường hợp bị tăng huyết áp, buồn 
nôn và nôn sau khi gây mê. Bệnh nhân đã được xử 
trí bằng thuốc hạ áp và sau đó có thể tiếp tục điều trị 
hoàn thành kỹ thuật. Có 4 trường hợp nghi hạ 
đường máu do có thời gian nhịn ăn trước đó là 
14 - 15 giờ. Do đó so với gây tê tại chỗ thì bệnh 
nhân gây mê có khác biệt là cần phải nhịn ăn trước. 
Nên ở những bệnh nhân này sẽ có nguy cơ xảy ra 
hạ đường máu nếu nhịn ăn kéo dài đặc biệt nếu 
bệnh nhân có bệnh lý về đường máu kết hợp. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 40 
Theo nghiên cứu của nhiều các tác giả ghi nhận 
một số biến chứng của gây mê liên quan đến thuốc 
mê như: buồn nôn, nôn, giảm oxy máu, đau đầu, 
thay đổi huyết áp, rối loạn nhịp tim Các tác dụng 
phụ, tai biến - biến chứng này tuy nhẹ và đều được 
điều trị khỏi nhưng làm cho quá trình theo dõi, quản 
lý bệnh nhân đòi hỏi khắt khe và mất thời gian hơn 
gây áp lực cho hệ thống y tế[4],[6],[7],[8]. Trong nghiên 
cứu này ở chúng tôi không ghi nhận các biến chứng 
trên, thực tế do kỹ thuật gây mê được thực hiện 
trong nghiên cứu này thực chất chỉ là tiền mê ngắn 
khi đặt bộ áp nên tỷ lệ các biến chứng liên quan đến 
thuốc mê sẽ ít hơn. 
KẾT LUẬN 
Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu: Hầu hết bệnh 
nhân được hóa xạ đồng thời trước, có viêm âm hộ 
 - âm đạo và lo lắng trước khi điều trị. 
Nhóm bệnh nhân gây tê: Mức độ đau vừa 
(4,97 ± 2,23). Các tác dụng phụ ít và nhẹ. Mức độ 
đau tăng theo mức độ lo lắng, tình trạng viêm âm hộ 
- âm đạo, độ sâu lòng tử cung và lần xạ trị đầu tiên. 
Nhóm bệnh nhân gây mê: Đau mức độ vừa 
(4,90 ± 2,92). Một số bệnh nhân có tác dụng phụ 
nhẹ và được điều trị khỏi hoàn toàn. 
Bôi tê tại chỗ lidocain 2% trong xạ trị áp sát suất 
liều cao ung thư cổ tử cung có hiệu quả giảm đau 
tốt, an toàn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Đặng Ngọc Linh, (2013), Hiệu quả xạ trị 
trong ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB - IIIB, 
Luận án tiến sỹ y học, Đại học y dược TP. HCM. 
2. Trần Đặng Ngọc Linh, Nguyễn Anh Khôi, Cung 
Thị Tuyết Anh và cộng sự (2008), "Độc tính và 
đáp ứng của hóa xạ trị đồng thời trong ung thư 
cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB", Y học TP. HCM, 
số đặc biệt chuyên đề Ung Bướu học, 12 (4), 
tr. 340 - 347. 
3. Alain Gerbaulet, Richard Potter, Jean Jacques 
Mazeron, et al, (2002), The GEC ESTRO 
Handbook of Brachytherapy, The European 
Societyfor Therapeutic Radiology and Oncology, 
pp. 301 - 364. 
4. Bhanabhai H, Samant R, Grenier L, et al, (2013), 
"Pain assessment during conscious sedation for 
cervical cancer high-dose-rate brachytherapy", 
Curr Oncol, 20 (4), pp. 307 - 310. 
5. Chen H.C, Leung S.W, Wang C.J, Sun L.M, et 
al, (1998), "Local vaginal anesthesia during high-
dose-rate intracavitary brachytherapy for cervical 
cancer", Int J Radiat Oncol Biol Phys, 42 (3), pp. 
541 - 544. 
6. Leong Y H, Tan K H S, Choo B A, Koh V Y, et al, 
(2017), "Novel anesthetic technique for 
combined intracavitary and interstitial 
brachytherapy for cervix cancer in an outpatient 
setting", J Contemp Brachytherapy, 9 (3), pp. 
236 - 241. 
7. Lim K H, Lu J J, Wynne C J, Back M F, et al, 
(2004), "A study of complications arising from 
different methods of anesthesia used in high-
dose-rate brachytherapy for cervical cancer", Am 
J Clin Oncol, 27 (5), pp. 449 - 451. 
8. Yildirim Ilknur, (2019), Anesthesia Techniques in 
Brachytherapy, Turk J Oncol 2019, pp 99 - 101. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 41 
ABSTRACT 
Local anesthesia by lidocain gel 2% in cervical cancer high dose rate brachytherpy 
Purpose: To evaluate the pain relief efficacy of lidocaine gel 2% in cervical cancer high dose rate (HDR) 
brachytherapy procedure. 
Objects and methods: Prospective, non randomized controlled trial. Cervical cancer patients treated by 
high dose rate brachytherapy was enrolled into 2 groups:- local anesthesia with topical lidocaine gel 2% and - 
intravenous general anesthesia. The primary endpoint was pain score. 
Results: 100 patients with 177 HDR fractions (89 fractions with local anesthesia, 88 fractions with 
intravenous anesthesia). Average NRS pain scores during the procedure were were 4,97 ± 2,23 in local 
anesthesia group and 4,90 ± 2,92 in intravenous anesthesia groups. NRS depends on pre-treatment anxiety, 
vaginitis, uterine depth, advanced stages, fraction of HDR brachytherapy. Mild side effects were rarely 
reported. 
Conclusion: Local anesthesia with lidocaine gel 2% is effective, safe, and can be used in cervical cancer 
HDR brachytherapy, to reduce the burden on the medical system. 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_giam_dau_bang_lidocain_gel_2_boi_tai_cho_trong_xa_t.pdf