Hiệu quả điều trị giảm đau ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ sm - 153 edtmp

Giới thiệu: Di căn thường gặp ở giai đoạn cuối của các bệnh lý ác tính như ung thư vú, tiền liệt tuyến

và phổi. Các biến chứng di căn xương bao gồm đau dữ dội, gãy xương bệnh lý và tăng canxi máu. Trong

đó đau do di căn xương là biến chứng di căn xương là hay gặp nhất, đau làm giảm chất lượng sống của

bệnh nhân. Điều trị giảm đau do di căn xương là phương pháp điều trị đa mô thức, bao gồm hóa trị, xạ trị,

chống tiêu xương bằng các thuốc bisphosphonate, phẫu thuật và thuốc phóng xạ nhắm đích ở xương.

Điều trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ được xem như là phương pháp bổ khuyết cho xạ trị ngoài do có

ưu điểm điều trị giảm đau cùng lúc nhiều vị trí.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm đau di căn xương bằng thuốc phóng xạ Sm-153

EDTMP.

Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả. Phân tích sự khác biệt các biến định tính bằng phép kiểm

Chi bình phương, các biến định lượng bằng phép kiểm T-test.

Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân đã điều trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ Sm-153

EDTMP từ 8/2018 đến tháng 5/2020. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.

Kết quả: 27 bệnh nhân được thu thập. Ung thư vú chiếm 14/27 trường hợp, ung thư phổi và tiền liệt

tuyến có tỉ lệ ngang nhau là 4/27 trường hợp. Tỉ lệ đáp ứng toàn bộ là 74%, trong đó tỉ lệ đáp ứng hoàn

toàn là 33,3%, đáp ứng một phần là 40,7%. Thời gian duy trì giảm đau kéo dài là 15,8 tuần. Độc tính

huyết học thấp dưới 25%, chủ yếu ở mức grade 1 và grade 2. Hầu hết hồi phục sau 8 tuần.

Kết luận: Điều trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ Sm-153 EDTMP cho thấy có hiệu quả với tỉ lệ đáp

ứng cao, thời gian duy trì giảm đau kéo dài. Độc tính huyết học thấp, chủ yếu thoáng qua và đa số hồi

phục sau điều trị.

Hiệu quả điều trị giảm đau ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ sm - 153 edtmp trang 1

Trang 1

Hiệu quả điều trị giảm đau ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ sm - 153 edtmp trang 2

Trang 2

Hiệu quả điều trị giảm đau ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ sm - 153 edtmp trang 3

Trang 3

Hiệu quả điều trị giảm đau ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ sm - 153 edtmp trang 4

Trang 4

Hiệu quả điều trị giảm đau ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ sm - 153 edtmp trang 5

Trang 5

Hiệu quả điều trị giảm đau ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ sm - 153 edtmp trang 6

Trang 6

Hiệu quả điều trị giảm đau ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ sm - 153 edtmp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10260
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả điều trị giảm đau ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ sm - 153 edtmp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả điều trị giảm đau ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ sm - 153 edtmp

Hiệu quả điều trị giảm đau ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ sm - 153 edtmp
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 127 
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG BẰNG 
THUỐC PHÓNG XẠ SM-153 EDTMP 
VÕ KHẮC NAM1, VŨ HOÀNG MINH CHÂU2, NGUYỄN HUỲNH KHÁNH AN2, 
TRẦN ĐẶNG NGỌC LINH3, NGUYỄN HOÀNG ANH4 
Địa chỉ liên hệ: Võ Khắc Nam 
Email: khacnam05@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 08/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1ThS.BS. Trưởng Khoa Y học Hạt nhân - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
2 BS. Khoa Y học Hạt nhân - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
3 TS.BS. Trưởng Khoa Xạ trị Phụ khoa - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
 Trưởng Bộ môn Ung thư Đại học Y Dược TP.HCM 
4 Điều dưỡng Khoa Y Học Hạt Nhân - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tổn thương di căn xương hay gặp ở giai đoạn 
tiến triển trong các bệnh ung thư tiền liệt tuyến, ung 
thư vú và ung thư phổi Di căn xương có thể gây ra 
các biến chứng nghiêm trọng như đau dữ dội, gãy 
xương bệnh lý và tăng canxi máu. Trong đó, đau do 
ung thư di căn xương làm giảm chất lượng sống 
đáng kể và thời gian sống còn của bệnh nhân. Hiện 
nay, điều trị đau là phương pháp điều trị phối hợp đa 
mô thức, và mỗi mô thức riêng lẽ đều có những mặt 
ưu và bất lợi riêng nên làm hạn chế việc sử dụng 
chúng. Hiện nay, morphin vẫn là tiêu chuẩn vàng và 
là thuốc đầu tay trong điều trị giảm đau di căn 
xương. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc nhóm 
opioid thường gây các tác dụng phụ như gây ngủ 
nhiều, táo bón và buồn nôn nhiều, làm ảnh hưởng 
nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân. Điều trị 
TÓM TẮT 
Giới thiệu: Di căn thường gặp ở giai đoạn cuối của các bệnh lý ác tính như ung thư vú, tiền liệt tuyến 
và phổi. Các biến chứng di căn xương bao gồm đau dữ dội, gãy xương bệnh lý và tăng canxi máu. Trong 
đó đau do di căn xương là biến chứng di căn xương là hay gặp nhất, đau làm giảm chất lượng sống của 
bệnh nhân. Điều trị giảm đau do di căn xương là phương pháp điều trị đa mô thức, bao gồm hóa trị, xạ trị, 
chống tiêu xương bằng các thuốc bisphosphonate, phẫu thuật và thuốc phóng xạ nhắm đích ở xương. 
Điều trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ được xem như là phương pháp bổ khuyết cho xạ trị ngoài do có 
ưu điểm điều trị giảm đau cùng lúc nhiều vị trí. 
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm đau di căn xương bằng thuốc phóng xạ Sm-153 
EDTMP. 
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả. Phân tích sự khác biệt các biến định tính bằng phép kiểm 
Chi bình phương, các biến định lượng bằng phép kiểm T-test. 
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân đã điều trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ Sm-153 
EDTMP từ 8/2018 đến tháng 5/2020. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. 
Kết quả: 27 bệnh nhân được thu thập. Ung thư vú chiếm 14/27 trường hợp, ung thư phổi và tiền liệt 
tuyến có tỉ lệ ngang nhau là 4/27 trường hợp. Tỉ lệ đáp ứng toàn bộ là 74%, trong đó tỉ lệ đáp ứng hoàn 
toàn là 33,3%, đáp ứng một phần là 40,7%. Thời gian duy trì giảm đau kéo dài là 15,8 tuần. Độc tính 
huyết học thấp dưới 25%, chủ yếu ở mức grade 1 và grade 2. Hầu hết hồi phục sau 8 tuần. 
Kết luận: Điều trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ Sm-153 EDTMP cho thấy có hiệu quả với tỉ lệ đáp 
ứng cao, thời gian duy trì giảm đau kéo dài. Độc tính huyết học thấp, chủ yếu thoáng qua và đa số hồi 
phục sau điều trị. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 128 
giảm đau di căn xương bằng thuốc phóng xạ phát tia 
beta nhắm đích ở xương được cho là phương pháp 
thay thế bổ sung cho xạ trị ngoài[2][5][6][7][8]. Ưu điểm 
của phương pháp này chính là có khả năng điều trị 
giảm đau đồng bộ ở nhiều vị trí, không xung đột với 
các phương pháp điều trị khác, thời gian tác dụng 
giảm đau kéo dài. Hai đồng vị phóng xạ đã được 
Châu âu và Hoa Kỳ chấp thuận và sử dụng nhiều 
nhất hiện nay gồm Strontium-89 (Sr-89) và 
Samarium-153 (Sm-153)[1][3]. Trong đó, thuốc phóng 
xạ Sm-153 Ethylene-Diamine-Tetramethylene-
Phosphonic acid (Sm-153 EDTMP) được ứng dụng 
lâm sàng nhiều hơn do có thời gian bán hủy ngắn 
hơn. Sm-153 EDTMP được chỉ định điều trị giảm 
đau đối với các trường hợp di căn xương lan nhiều 
vị trí thể tạo xương hoặc thể hỗn hợp (vừa có tạo 
xương, vừa có hủy xương) mà có tăng hấp thu 
thuốc phóng xạ trên xạ hình xương[9]. 
Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM đã đưa vào điều 
trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ Sm-153 EDTMP 
cách đây khoảng 5 năm. Vậy vai trò giảm đau của 
điều trị thuốc phóng xạ Sm-153 EDTMP ra sao, đáp 
ứng như thế nào nên chúng tôi thực hiện đề tài này 
nhằm đánh giá tính hiệu quả trong điều trị giảm đau 
ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ Sm-153 
EDTMP và cũng như khảo sát những độc tính tác 
dụng phụ không mong muốn của nó trên lâm sàng. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả bệnh nhân ung thư di căn xương đa ổ 
đã được điều trị bằng Sm-153 EDTMP tại Bệnh viện 
Ung bướu TP. HCM từ tháng 07/2018 đến tháng 
05/2020. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bao gồm các bệnh nhân ung thư di căn xương 
đa ổ đã điều trị bằng Sm-153 EDTMP thỏa tất cả các 
điều kiện sau: 
+ Bệnh nhân bị ung thư di căn xương thuộc 
dạng tăng tạo cốt bào hoặc dạng hỗn hợp. 
+ Có nồng độ Hb >90g/L. BC >2,5 x 109/L. 
Tc >100 x 109/L 
+ Chức năng thận: Bình thường 
+ KPS ≥60. 
+ Bệnh nhân nhận thức được không gian, thời 
gian, bản thân và người xung quang, hiểu và tự 
đánh giá được mức độ đau theo thang điểm số sau 
khi được Bác sĩ tư vấn. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
+ Phụ nữ có thai, đang cho con bú. 
+ Có bằng chứng tổn thương chèn ép tủy cần 
can thiệp cấp cứu, hoặc có gãy xương bệnh lý. 
+ Xạ hình xương có dạng super scan. 
+ Có xạ trị nữa thân người trong suốt 3 tháng 
gần nhất hoặc có hóa trị kéo dài trong thời gian 4 
tuần gần nhất. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. 
Cỡ mẫu và phương pháp tiến hành 
Tất cả các trường hợp ung thư di căn xương đa 
ổ đã được điều trị giảm đau di căn xương bằng Sm-
153 EDTM ... rị 
Thời điểm Chỉ số KPS trung bình P 
Trước điều trị 78,5 ± 8,6 0,007 Sau điều trị 84,8 ± 12,2 
Phân loại mức độ đau trước điều trị 
Mức độ đau Số điểm Số lượng Tỉ lệ (%) 
Đau nặng 7 - 10 điểm 22 81,5% 
Đau vừa 4 - 6 điểm 5 18,5% 
Phân loại mức độ đau sau điều trị giảm đau 3 
bậc 
Mức độ đau Số điểm Số lượng Tỉ lệ (%) 
Đau nặng 7 - 10 điểm 4 14,8 % 
Đau vừa 4 - 6 điểm 18 66,7 % 
Đau nhẹ 1 - 3 điểm 5 18,5% 
Phân độ đau theo mức độ sau điều trị Sm-153 
EDTMP 
Mức độ đau Số điểm Số lượng Tỉ lệ (%) 
Đau nặng 7 - 10 điểm 5 18,5 % 
Đau vừa 4 - 6 điểm 5 18,5 % 
Đau nhẹ 1 - 3 điểm 8 29,6% 
Không đau 0 điểm 9 33,3% 
So sánh mức độ giảm đau trước và sau điều trị 
thuốc giảm đau 3 bậc 
Thời điểm 
Điểm số 
đau trung 
bình 
P 
Trước điều trị thuốc đau 3 bậc 8,3 ± 0,3 ≤0,001 Sau điều trị thuốc đau 3 bậc 4,1 ± 0,3 
Nhận xét: Mức độ đau sau điều trị thuốc giảm 
đau 3 bậc giảm rõ có ý nghĩa so với trước điều trị. 
So sánh mức độ giảm đau trước và sau điều trị 
Sm-153 EDTMP 
Thời điểm Điểm số đau trung bình P 
Sau điều trị thuốc giảm đau 3 bậc 4,1 ± 0,3 0,05 Sau điều trị Sm-153 EDTMP 2,96 ± 0,5 
Nhận xét: Mức độ đau sau điều trị Sm-153 giảm 
có ý nghĩa so với trước điều trị. 
So sánh liều thuốc giảm đau 3 bậc trung bình 
trước và sau điều trị 
Liều Liều morphin trung bình/ngày 
Trước điều trị 101,4 ± 21,4mg/ngày P < 0,001 Sau điều trị 46,1 ± 13,7mg/ngày 
Thời điểm bắt đầu có tác dụng giảm đau và thời 
gian duy trì giảm đau sau điều trị Sm-153 EDTMP 
Thời gian Trung bình 
Thời điểm giảm đau 11,5 ± 7,3 [3 - 21] ngày 
Thời gian giảm đau 15,8 ± 4,5 [0 - 120] tuần 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 130 
Nhận xét: Thời điểm giảm đau sau điều trị Sm-
153 EDTMP trung bình bắt đầu khoảng 12,7 ± 7,2 
ngày, những trường hợp không đáp ứng thì không 
được ghi nhận. Đáp ứng sớm nhất là 3 ngày và 
chậm nhất là 21 ngày. Thời gian giảm đau kéo dài 
trung bình được 16 tuần. Trong đó kéo dài nhất là 
được đến 120 tuần. 
Đánh giá đáp ứng 
Phân loại Số lượng Tỉ lệ % 
Đáp ứng hoàn toàn 9 ca 33,3% 
Đáp ứng một phần 11 ca 40,7% 
Không đáp ứng 7 ca 26% 
Phân độ độc tính huyết học trước và sau điều trị 
Sm-153 
Hemoglobin 
 Grade 
0 
Grade 
1 
Grade 
2 
Grade 
3 
Hemoglobin 
Trước 
điều trị 10 7 10 0 
Sau 
điều trị 
≥2 tuần 
10 3 11 2 
Sau 
điều trị 
≥8 tuần 
6 4 6 1 
Bạch cầu 
 Grade 
0 
Grade 
1 
Grade 
2 
Grade 
3 
Bạch 
cầu 
Trước 
điều trị 26 1 0 0 
Sau điều 
trị ≥2 tuần 21 2 3 0 
Sau điều 
trị ≥ 8 tuần 16 1 0 
Tiều cầu 
 Grade 0 Grade 1 Grade 2 Grade 3 
Tiểu 
cầu 
Trước 
điều trị 
26 1 0 0 
Sau điều 
trị ≥ 2 
tuần 
19 4 3 0 
Sau điều 
trị ≥ 8 
tuần 
16 1 
BÀN LUẬN 
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi 
là 55 tuổi. Trong đó tuổi lớn nhất là 76 tuổi và nhỏ 
nhất là 35 tuổi. Điều trị ung thư di căn xương được 
thực hiện chủ yếu trên bệnh nhân ung thư vú, tiền 
liệt tuyến, ung thư phổi và một số nhỏ các ung thư 
khác. 
Qua khảo sát vị trí di căn xương trên xạ hình 
xương cho thấy chủ yếu di căn ở các xương trục, 
nổi bậc là đốt sống, xương chậu, xương sườn, 
xương sọ và xương ức, chiếm tỉ lệ cao lần lượt là 
88,7%, 81,7, 77,8%, 51,9% và 37%. Trong khi đó di 
căn các xương đùi và xương cánh tay có tỉ lệ là 63% 
và 51,9%, thấp nhất là xương vai 18,5%. Ở người 
trưởng thành, các xương trục chứa tủy đỏ, là nơi 
hoạt động tạo máu diễn ra một cách tích cực, với 
đặc điểm có hệ thống tuần hoàn phong phú, thành 
phần tế bào và chất nền xương, tạo môi trường tốt 
cho hiện tượng hình thành và phát triển ổ di căn. 
Qua khảo sát, số điểm đau theo thang điểm số 
trung bình trước điều trị thuốc giảm đau 3 bậc 
là 8,3 ± 0,3 điểm, trong đó điểm thấp nhất là 5 điểm 
và điểm cao nhất là 10 điểm. Trong đó, đau nặng 
(7 - 10 điểm) chiếm tỉ lệ cao đến 81,5% và đau mức 
độ trung bình 18,5%. Việc đánh giá mức độ đau có 
thể tham chiếu qua sử dụng thuốc giảm đau 3 bậc 
như kết quả một số nghiên cứu cho thấy thuốc giảm 
đau bậc 1 (đau nhẹ, paracetamol, non-steroid), bậc 
2 (đau vừa: opioid nhẹ, codein), bậc 3 (đau nặng, 
morphin chia làm 3 mức độ: morphin <40mg/ngày, 
40 - 100mg/ngày và >100mg/ngày). 
Qua khảo sát số liệu cho thấy, thuốc morphin 
có cấp độ liều dùng 40 - 100mg/ngày chiếm tỉ lệ cao 
nhất là 12/21 trường hợp, mức dưới 40mg/ngày và 
mức trên 100mg/ngày chiếm tỉ lệ lần lượt là 4/21 và 
5/21 trường hợp. Liều trung bình trong nghiên cứu 
này là: Ultracet: 4,5 ± 0,5 viên/ngày (3 - 6 viên/ngày) 
và morphin là: 101,4 ± 21,2mg/ngày 
(30 - 360mg/ngày). 
Sau điều trị thuốc giảm đau 3 bậc, đánh giá 
hiệu quả cho thấy đau cải thiện đáng kể, trong đó 
đau nặng chỉ còn 14,8% và đau mức độ vừa 66,7% 
cao hơn rõ so với trước điều trị. Điều này được lý 
giải là do sau điều trị bệnh nhân cải thiện đáng kể 
điểm số đau, từ mức độ đau nặng, giảm còn số điểm 
đau vừa hoặc đau nhẹ (1 - 3 điểm). Trung bình điểm 
số đau sau điều trị thuốc giảm đau 3 bậc chỉ còn là 
4,1 ± 1,9 điểm. Trong đó điểm cao nhất là mức 8 
điểm (mức đau nặng). Điều này phù hợp y văn về 
tình trạng đau do ung thư di căn xương có thể gây ra 
những cơn đau dữ dội mà các thuốc opioid đôi khi 
cũng không thể chế ngự được hoàn toàn. Muốn 
khống chế những cơn đau như thế đôi khi phải sử 
dụng thuốc opiod liều cao, điều này có thể gây các 
tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như ức 
chế thần kinh, buồn nôn, táo bón, bí tiểu.. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 131 
So sánh theo thang điểm số trước và sau điều 
trị thì thấy việc sử dụng thuốc giảm đau 3 bậc giúp 
cải thiện triệu chứng đau một cách đáng kể 
(P <0,001). 
Liều Sm-153 EDTMP trung bình trong nghiên 
cứu của chúng tôi là 54,2 ± 8,5mCi [40 - 65]mCi. 
Sau điều trị Sm-153 EDTMP, đánh giá phân loại 
mức độ đau thấy có đến 9 ca (chiếm tỉ lệ 33,3%) đáp 
ứng hết đau hoàn toàn. Đau nhẹ, đau vừa và đau 
nặng chiếm tỉ lệ lần lượt là 29,6%, 18,5% và 18,5%. 
So sánh với phân loại đau trước điều trị thấy mức độ 
đau vừa giảm nhiều từ 66,7% chỉ còn 18,5%. Điều 
này cũng được cho là do tác dụng hiệu quả điều trị 
làm giảm mức điểm số đau. 
Theo y văn, thời gian đáp ứng giảm đau thay 
đổi tùy theo thuốc phóng xạ sử dụng. Thời gian đáp 
ứng của thuốc phóng xạ P-32 phosphate khoảng 
5 - 14 ngày, Sr-89 chloride khoảng 2 - 4 tuần và 
Sm - 153 EDTMP là 2 - 7 ngày. Khảo sát số liệu 
nghiên cứu của chúng tôi thấy thời gian bắt đầu có 
tác dụng lâu hơn, trung bình là 11,5 ± 7,3 ngày 
(n = 18). Trong đó những trường hợp không đáp 
ứng với điều trị từ ngày đầu cho đến khi tử vong 
hoặc đến khi kết thúc nghiên cứu, hoặc bệnh nhân 
khai không rõ ngày thì không được đánh giá (có 9 
trường hợp), thời gian bắt đầu có tác dụng sớm nhất 
là 3 ngày và chậm nhất là 21 ngày[4][5][6][7][8]. 
So sánh liều morphin trước điều trị Sm-153 
(101,4 ± 21,2mg/ngày) với liều sau điều trị tại thời 
điểm trước tái phát đau (46,1 ± 13,7mg/ngày) thấy 
liều giảm rõ rệt và có ý nghĩa (P < 0,001). Điều này 
chứng tỏ điều trị giảm đau bằng Sm-153 có hiệu quả 
rõ rệt và từ đó giúp giảm liều hoặc ngưng toàn bộ 
các thuốc giảm đau, từ đó giảm được tác dụng phụ 
không mong muốn của thuốc. 
Khi phân loại sự thay đổi liều thuốc giảm đau 
sau điều trị Sm-153 EDTMP, thấy nhóm ngưng toàn 
bộ và nhóm giảm liều từ 25% trở lên sau điều trị 
chiếm tỉ lệ khá cao lần lượt là 40,7% và 33,3%. Theo 
tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng của Hội đồng thuận 
quốc tế về di căn xương[3] thì những trường hợp 
giảm liều thuốc từ 25% trở lên hoặc ngưng toàn bộ 
mà không làm gia tăng triệu chứng đau hoặc hết đau 
hoàn toàn thì thuộc nhóm có đáp ứng với điều trị và 
tổng cộng có 74%. Trong khi đó nhóm giảm liều 
dưới 25% hoặc phải tăng liều thì được phân thành 
nhóm không đáp ứng, chiếm 26%. 
Từ các kết quả trên cho thấy tác dụng phụ trên 
mỗi nhóm tế bào máu chỉ là thoáng qua, và hầu hết 
ở mức độ nhẹ grade 1 và grade 2 với tỉ lệ thấp dưới 
25% và phần lớn hồi phục sau điều trị. 
Khảo sát chung cả 03 dòng tế bào máu, thấy 
trước điều trị không có trường hợp nào giảm cả 2 
hoặc 3 dòng. Sau điều trị có 05 trường hợp giảm cả 
2 dòng hồng cầu và tiểu cầu (chiếm tỉ lệ 19,2%), 02 
trường hợp giảm 2 dòng bạch cầu và tiểu cầu 
(chiếm 7,6%) và 03 trường hợp giảm 2 dòng hồng 
cầu và bạch cầu (7,6%). Không có trường hợp nào 
giảm cả 03 dòng. 
Sau 8 tuần, có 17 trường hợp thực hiện xét 
nghiệm, đối với 05 trường hợp giảm 2 dòng hồng 
cầu và tiều cầu thì có đến 4/5 trường hợp hồi phục 
và 1/5 trường hợp không hồi phục (hồng cầu ở mức 
grade 3 và tiều cầu ở mức grade 2). 
Đối với 02 trường hợp giảm 2 dòng bạch cầu và 
tiều cầu, thì 01 trường hợp hồi phục dòng tiều cầu 
và dòng bạch cầu cải thiện từ mức grade 2 còn ở 
mức grade 1. Trường hợp còn lại không xét nghiệm 
lại. 
Trong khi đó, 03 trường hợp giảm 2 dòng hồng 
cầu và bạch cầu, thì 2 trường hợp bệnh nhân không 
thực hiện xét nghiệm lại, 01 trường hợp bạch cầu 
hồi phục về bình thường, hồng cầu từ mức grade 2 
thành mức grade 1. Tuy nhiên, xuất hiện thêm một 
trường hợp khác giảm 2 dòng hồng cầu và bạc cầu. 
Khảo sát tác dụng phụ của thuốc điều trị đối với 
dòng bạch cầu và tiểu cầu chỉ ở mức grade 1 và 2 
(tỉ lệ lần lượt là 19,2% và 25,9%). Sau điều trị, kết 
quả xét nghiệm 17 trường hợp thấy dòng bạch cầu 
và tiểu cầu chỉ còn ở mức grade 1 với tỉ lệ là 1/17 
trường hợp (5,8%). Trong khi đó, đối với dòng hồng 
cầu thì sau điều trị có 02 trường hợp chuyển mức 
grade 3. Sau 8 tuần điều trị còn 01 trường hợp còn 
ở mức grade 3. 
Tham khảo nghiên cứu của tác giả Sapienza 
MT trên 73 bệnh nhân điều trị Sm - 153 EDTMP thấy 
có đến 73,5% bị ức chế tủy xương và thường hồi 
phục sau 8 tuần[10]. 
Trong khi đó, nghiên cứu của tác giả Srivastava 
trên 20 bệnh nhân với liều Sm-153 EDTMP là 1 
mCi/kg cũng cho thấy thấy độc tính huyết học trên 
nhóm bạch cầu và tiểu cầu có mức độ ≥grade 2 với 
tỉ lệ thấp lần lượt là 15% và 25%. Trong khi đó tác 
dụng phụ của thuốc phóng xạ Strontium-89 khá cao 
là 37 và 61%[10]. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị giảm 
đau di căn xương bằng thuốc phóng xạ Sm-153 
EDTMP tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM thời gian 
từ tháng 07/2018 đến tháng 05/2020. Chúng tôi rút 
ra một số kết luận sau: Điều trị Sm-153 EDTMP giúp 
giảm đau có hiệu quả, tỉ lệ đáp ứng cao, thời gian 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 132 
giảm đau được duy trì kéo dài, giúp giảm liều 
morphin mà vẫn duy trì giảm đau hiệu hiệu quả. Độc 
tính huyết học chỉ thoáng qua, hầu hết hồi phục sau 
điều trị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bodei L (2008). “EANM procedure guideline for 
treatment of refractory metastatic bone pain”. 
Eur J Nucl Med Mol Imaging. 
2. Choi Y J (2018). “Treatment of Bone Metastasis 
with Bone-Targeting Radiopharmaceuticals”. 
Nucl Med Mol Imaging; 52(3): 200 - 207. 
3. “Criteria for Palliation of Bone Metastases - 
Clinical Applications”, IAEA 2007 
4. Handkiewicz-Junak D (2018). “EANM guidelines 
for radionuclide therapy of bone metastases with 
beta-emitting radionuclides”. Eur J Nucl Med Mol 
Imaging. 45(5): 846 - 859. 
5. Kazuma Ogawa (2014). “Well-Designed Bone-
Seeking Radiolabeled Compounds for Diagnosis 
and Therapy of Bone Metastases”. BioMed 
Research International. 
6. Mai Elzahry (2018). “The Optimal Efficacy of a 
Single Therapeutic Dose of Sm - 153 EDTMP in 
the Treatment of Painless Skeletal Metastases”. 
J Clin Exp Radiol 
7. Narayan R (2017). “Role of samarium-153-
ethylene diamine tetramethylene phosphonate 
radionuclide bone pain palliation in patients with 
metastatic bone disease”. J Clin Sci Res. 6: 
89 - 94. 
8. Parlak Y (2015). “Samarium-153 therapy for 
prostate cancer: the evaluation of urine activity, 
staff exposure and dose rate from patients”. 
Radiation Protection Dosimetry ,163, 4, pp. 
468 - 472 
9. Ramachandran K (2011). “Comparison of Tc-
99m MDP andSm - 153 EDTMP bone scan”. 
Indian Journal of Nuclear Medicine, 26(3). 
10. Srivastava SC (2007). “The Role of Electron-
Emitting Radiopharmaceuticals in the Palliative 
Treatment of Metastatic Bone Pain and for 
Radiosynovectomy: Applications of Conversion 
Electron Emitter Tin-117m”. Brazilian Archives of 
Biology and Technology. 50. P.49 - 62. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 133 
ABSTRACTS 
Therapeutic efficacy of sm-153 EDTMP for painful bone metastases 
Introduction: Bone metastases are common in progression of various tumor such as breast cancer, 
prostate ang lung carcinoma. Metastatic bone pain, a common complication, reduces life quality of patients. 
Treatment of painful bone metastases includes multidisplinary approach, such as: chemotherapy, external 
radiotherapy, bisphosphonates and surgery. Palliative treatment with Sm-153 EDTMP is considered as 
adjuvant to palliative external beam radiotherapy. Advantage of bone - targeting radiopharmaceuticals is that 
simultaneous palliation of multiple metastatic foci. 
Purpose: The aim of this study was to evaluate therapeutcal efficacy of Sm-153 EDTMP for painful bone 
metastases. 
Methods: A retrospective study is conducted from August 2018 to May 2020. Data Processing with SPSS 
20.0 software. 
Results: 27 patients were enrolled in the study. Overall response rate is 74%, in which complete response 
accounted for 33,3% and partial response is 40,7%. Average duration of Pain relief is 15,8 weeks. Bone 
marraw toxicity with relatively low rate under 25% is transitory, most of them is recovery after 8 – week 
treatment duration. 
Conclusions: Palliative treatment with Sm-153 EDTMP demonstrates effacy with high response rate. 
Duration of pain relief is prolonged. Hemotoxicity is relatively low, transitory and almost recovery after 8 - week 
treatment duration. 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_dieu_tri_giam_dau_ung_thu_di_can_xuong_bang_thuoc_p.pdf