Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của tẩy giun sớm và bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, dân tộc Pakoh và Vân Kiều (Quảng Trị). Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 6 tháng can thiệp. Tẩy giun và bổ sung đa vi chất cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có tác dụng tăng cân nặng, chiều cao, giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi của trẻ.

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh trang 1

Trang 1

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh trang 2

Trang 2

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh trang 3

Trang 3

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh trang 4

Trang 4

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh trang 5

Trang 5

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh trang 6

Trang 6

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh trang 7

Trang 7

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh trang 8

Trang 8

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Danh Thịnh 15/01/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12 - 36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh
 140 TCNCYH 82 (2) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG ĐA VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀ 
TẨY GIUN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ THẤP CÒI, 
12 - 36 THÁNG TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC VÂN KIỀU VÀ PAKOH 
Trần Thị Lan1, Nguyễn Xuân Ninh2, Lê Thị Hương3 
1Tổ chức Cứu trợ Trẻ em; 2Viện Dinh Dưỡng; 
 3Viện Đào tạo Y học dự phòng - Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội 
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của tẩy giun sớm và bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng 
thấp còi, dân tộc Pakoh và Vân Kiều (Quảng Trị). Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 6 tháng can thiệp. Tẩy 
giun và bổ sung đa vi chất cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có tác dụng tăng cân nặng, chiều cao, giảm suy 
dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi của trẻ. Bổ sung đa vi chất có hiệu quả tốt hơn tẩy giun đơn thuần. Can 
thiệp phối hợp bổ sung đa vi chất và tẩy giun có tác dụng hiệp đồng làm tăng hiệu quả tăng cân nặng, chiều 
cao của trẻ và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi. Can thiệp cho trẻ dưới 24 tháng tuổi có tác 
dụng tốt hơn so với trẻ > 24 tháng tuổi. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cần quan tâm bổ 
sung đa vi chất sớm kết hợp tẩy giun cho trẻ ở những vùng nhiễm giun và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. 
Từ khóa: suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em, đa vi chất, tẩy giun sớm 
Địa chỉ liên hệ: Lê Thị Hương, Viện Đào tạo Y học dự 
phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội. 
Email: hathuhuong@yahoo.com 
Ngày nhận: 06/01/2013 
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn phổ biến ở 
mức ý nghĩa với sức khỏe cộng đồng trên 
nhiều quốc gia trên Thế giới trong đó có Việt 
Nam. Bệnh suy dinh dưỡng gây nhiều hậu 
quả không tốt đến phát triển trí tuệ và thể lực 
những năm sau này [1]. Một trong những 
nguyên nhân chủ yếu của thiếu dinh dưỡng là 
thiếu ăn. Kèm theo ăn thiếu trẻ em ở các 
nước đang phát triển còn hay bị mắc các 
nhiễm khuẩn như viêm hô hấp, rối loạn tiêu 
hóa, tiêu chảy, nhiễm giun sán đường ruột... 
các bệnh này lại càng làm nặng thêm vấn đề 
suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng 
[2]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới 
(WHO) năm 2002, có đến 230 triệu trẻ em từ 
0 - 4 tuổi bị nhiễm giun [3]. Nhiễm ký sinh 
trùng đường ruột là yếu tố nguy cơ của suy 
dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng [4]. 
Ngoài việc tuyên truyền nâng cao kiến thức và 
thực hành cho người mẹ, cho người chăm sóc 
trẻ, tạo nguồn thực phẩm sẵn có những 
nghiên cứu về hiệu quả bổ sung vi chất dinh 
dưỡng đã cho thấy những kết quả tốt đến 
phát triển thể lực, chiều cao của trẻ, giảm tỷ lệ 
thiếu các vi chất dinh dưỡng. Dựa trên những 
kết quả này, các tổ chức quốc tế WHO/
UNICEF đã đưa ra các khuyến nghị phòng 
chống cho nhiều nước áp dụng [2]. Bên cạnh 
việc hướng dẫn bổ sung vi chất dinh dưỡng, 
WHO còn hướng dẫn tẩy giun cho trẻ ở 
những vùng có tỷ lệ nhiễm giun cao. Đề tài 
nghiên cứu nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu 
quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy 
giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 12 - 36 
tháng tuổi, bị suy dinh dưỡng thấp còi, dân tộc 
Vân Kiều và Pakoh huyện Đakrông, tỉnh 
Quảng Trị. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
 1. Thiết kế nghiên cứu 
Thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối 
chứng. 
 TCNCYH 82 (2) - 2013 141 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
2. Đối tượng 
Trẻ 12 - 36 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng 
thấp còi (HAZ < -2SD); không bị các bệnh 
bẩm sinh, bệnh mạn tính, nhiễm khuẩn cấp tại 
thời điểm tuyển chọn; không thiếu máu nặng 
(Hb > 70 g/L); Được bố mẹ đồng ý tham gia 
nghiên cứu. 
3. Cỡ mẫu 
Tính theo công thức n = Z2(α, β) = (2S2)/(µ1- 
µ2)2. Trong đó: n: cỡ mẫu; S: độ lệch chuẩn 
của µ; α = 0,05; β = 0,1; Z2(α, β) = 10,5; µ1 - µ2: 
sự khác biệt mong muốn so với nhóm chứng. 
Với chiều cao: S = 0,65 cm; sự khác biệt µ1 - 
µ2 = 0,38 cm => n = 63. Nếu áp dụng công 
thức tính cho sự khác biêth về Hb: S = 9g/dl 
µ1 - µ2 = 5,5g/dl => n = 60. Vậy sẽ chọn n = 63 
để đại diện cho nghiên cứu, dự phòng 10% trẻ 
bỏ cuộc, n = 70 trẻ/nhóm nghiên cứu. 
 4. Chọn mẫu 
Từ kết quả sàng lọc trên 680 trẻ về nhân 
trắc, xét nghiệm giun, có 452 trẻ suy dinh 
dưỡng thấp còi, trong đó 144 trẻ suy dinh 
dưỡng thấp còi và bị nhiễm giun; 308 trẻ suy 
dinh dưỡng thấp còi không bị nhiễm giun. 
Chọn ngẫu nhiên theo đơn vị thôn (26 thôn 
trong số 36 thôn của 4 xã thuộc huyện 
Đakrông, tỉnh Quảng Trị) được 284 trẻ, phân 
ra 4 nhóm sau: 
Nhóm chứng: (CTR, n = 73) suy dinh 
dưỡng thấp còi không bị nhiễm giun, chỉ hưởng 
các chăm sóc thường quy tại địa phương 
Nhóm tẩy giun: (TG, n = 70) suy dinh 
dưỡng thấp còi và bị nhiễm giun, được tẩy 
giun bằng 1 liều Mebendazole 500mg khi bắt 
đầu can thiệp 
Nhóm đa vi chất: (ĐVC, n = 72) suy dinh 
dưỡng thấp còi không bị nhiễm giun, được bổ 
sung gói đa vi chất 1gói/ngày x 7 ngày x 26 tuần. 
Nhóm Đa vi chất + Tẩy giun: (TG + ĐVC, n 
= 69) suy dinh dưỡng thấp còi và bị nhiễm 
giun, được tẩy giun 1 liều Mebendazole 
500mg, được bổ sung gói đa vi chất: 1 gói/
ngày x 7 ngày/tuần x 26 tuần. 
Trẻ của 4 nhóm nghiên cứu (kể cả nhóm 
chứng) được cung cấp mỗi ngày 1 gói cháo 
ăn liền trong suốt thời gian 26 tuần nghiên cứu. 
5. Vật liệu nghiên cứu 
Thuốc Mebendazole 500mg (Fugacar) được 
sử dụng, liều duy nhất cho trẻ 12 - 36 tháng theo 
hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2007 [5]. 
Đa vi chất do viện Dinh dưỡng sản xuất, 
đóng gói 10 gam/gói, có thành phần chính 
gồm 4 - 5 g protein, 300 - 400 IU vitamin A, 
0,02 - 0,03 mg vitamin B1, 1,5 - 2 mg vitamin 
C, 100 - 120 mg Calcium, 6 - 9 mg sắt, 3,2 - 
3,7 mg kẽm. 
Gói cháo ăn liền do công ty Hà Nội Food 
sản xuất trọng lượng 50 gram/gói có 176 
KCal; 2,5g Protein, 3g Lipid, 35,5g Glucid. 
6. Theo dõi và giám sát can thiệp 
 Hàng tuần cán bộ y tế xã phối hợp với y tế 
thôn bản tổ chức đi thăm từng hộ gia đình, 
phối hợp cấp phát mỗi trẻ 7 gói cháo ăn liền, 7 
gói đa vi chất cho trẻ. Y tế thôn bản và cán bộ 
y tế xã hướng dẫn sử dụng gói đa vi chất, 
theo dõi số lượng gói được sử dụng và tì ... vi chất và tẩy giun + đa vi chất; trong khi nhóm tuổi lớn hơn có hiệu quả can thiệp là 
0,1%; 8,7%; và 30,9%. 
Biểu đồ 2. Hiệu quả của 3 nhóm can thiệp tới tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân, 
theo nhóm tuổi 
35,6
0,1
14,5
40,1
8,7
20,3
35,1
30,9
39,7
0
10
20
30
40
50
H
iệ
u 
qu
ả 
ca
n 
th
iệ
p 
th
ự
c 
(%
)
TG ĐVC TG + ĐVC
< 24 tháng ≥ 24 tháng Chung
0,1
8,1
4,8
8,4
4,4
5,8
16,4
5,9
8,9
0
5
10
15
20
H
iệ
u 
qu
ả 
ca
n 
th
iệ
p 
th
ự
c 
(%
)
TG ĐVC TG + ĐVC
< 24 tháng ≥ 24 tháng Chung
Biểu đồ 3. Hiệu quả của 3 nhóm can thiệp tới lệ suy dinh dưỡng thấp còi, theo nhóm tuổi 
 TCNCYH 82 (2) - 2013 145 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Biểu đồ 3 cho thấy hiệu quả can thiệp thực của các dạng can thiệp tới suy dinh dưỡng thể 
thấp còi, theo nhóm tuổi. Hiệu quả can thiệp của các can thiệp tẩy giun và bổ sung đa vi chất tốt 
hơn trên nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi so với nhóm trên 24 tháng tuổi (trừ nhóm tẩy giun đơn 
thuần): Nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi có hiệu quả can thiệp lần lượt là 0,1%; 8,4% và 16,4% trong 
khi đó nhóm trẻ trên 24 tháng tuổi có hiệu quả can thiệp là 8,1%; 4,4% và 5,9% theo thứ tự cho 
các nhóm tẩy giun, đa vi chất và tẩy giun + đa vi chất. 
IV. BÀN LUẬN 
Chọn mẫu và phân nhóm can thiệp: Đối 
tượng cho nghiên cứu can thiệp của chúng tôi 
là trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, lứa tuổi 12 - 36 
tháng, trong đó có nhóm trẻ ở lứa tuổi 12 - 24 
tháng là lứa tuổi chưa được chỉ định tẩy giun 
đại trà ở Việt Nam. 284 trẻ suy dinh dưỡng 
thấp còi của 26 thôn bản, được chia ra 4 
nhóm trẻ ngẫu nhiên theo đơn vị thôn. Do vậy 
có 2 nhóm được tẩy giun là nhóm tẩy giun 
đơn thuần và nhóm tẩy giun + đa vi chất; 2 
nhóm không bị nhiễm giun là nhóm chứng 
(CTR) và nhóm bổ sung đa vi chất đơn thuần. 
Với thiết kế như vậy có thể đánh giá được 
hiệu quả của tẩy giun đơn thuần, hiệu quả của 
bổ sung đa vi chất đơn thuần và hiệu quả của 
phối hợp tẩy giun và đa vi chất trên trẻ suy 
dinh dưỡng thấp còi. 
Về hiệu quả của tẩy giun: So với nhóm 
chứng, nhóm tẩy giun đơn thuần có xu hướng 
tốt hơn tới tăng cân nặng, chiều cao, các chỉ 
số Z score, tuy sự khác biệt chưa có ý nghĩa 
thống kê (p > 0,05). Tương tự, chỉ số hiệu quả 
của tẩy giun cũng đạt 14,5% với suy dinh 
dưỡng nhẹ cân, và 4,8% với suy dinh dưỡng 
thấp còi. 
Hiệu quả chưa có ý nghĩa thống kê với 
tăng cân, tăng chiều cao của nhóm tẩy giun so 
với nhóm chứng. Điều này có thể giải thích 
bằng một số yếu tố liên quan: khẩu phần ăn 
của nhóm tẩy giun và nhóm chứng đều trong 
tình trạng nghèo nàn, thiếu nhiều chất dinh 
dưỡng (số liệu được công bố trong báo cáo 
khác), do vậy tẩy giun đơn thuần chưa đủ thúc 
đẩy tăng trưởng cân nặng chiều cao của trẻ. 
Mặt khác, tại địa bàn nghiên cứu, các yếu tố 
liên quan của nhiễm giun: môi trường, điều 
kiện vệ sinh, tập quán và thói quen ăn uống 
sinh hoạt của người dân còn lạc hậu, tái 
nhiễm giun xảy ra rất nhanh chóng. Một số 
nghiên cứu cho thấy nếu không thay đổi 
điều kiện môi trường, chỉ 6 tuần sau trẻ đã 
bị tái nhiễm như trước khi tẩy giun [6]. 
Nghiên cứu của chúng tôi có hạn chế là 
không đánh giá mức độ tái nhiễm của trẻ 
sau can thiệp, do vậy không khẳng định 
được sau bao lâu thì trẻ bị nhiễm giun trở 
lại. Tại những vùng nhiễm giun cao, như địa 
bàn nghiên cứu của chúng tôi, cần thử 
nghiệm áp dụng tẩy giun với khoảng cách gần 
hơn (ví dụ 4 tháng 1 lần) như WHO đưa ra 
khuyến nghị [3]. 
Hiệu quả của bổ sung đa vi chất: Nghiên 
cứu của chúng tôi cho thấy bổ sung đa vi chất 
đơn thuần có hiệu quả tốt hơn có ý nghĩa (p < 
0,01) so với nhóm chứng, cả về tốc độ tăng 
cân nặng, tăng chiều cao và cải thiện các chỉ 
số Z score. Bổ sung đa vi chất đơn thuần 
cũng cho hiệu quả tốt hơn ý nghĩa so với 
nhóm tẩy giun đơn thuần ở hầu hết các chỉ số 
nhân trắc, trừ chỉ số WHZ score. 
Kết quả này của chúng tôi, phù hợp với kết 
quả của một số tác giả khác ở Việt Nam, bổ 
sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng thấp 
còi hoặc trẻ nhỏ nguy cơ suy dinh dưỡng và 
thiếu vi chất dinh dưỡng cao nói chung. Các 
kết quả nghiên cứu chứng minh, gói đa vi chất 
sử dụng tại gia đình, trộn với bát bột hoặc 
cháo là một giải pháp hợp lý, có thể phát triển 
 146 TCNCYH 82 (2) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
trên diện rộng ở nước ta, tại các vùng nông 
thôn khó khăn [7, 8]. Kết quả của chúng tôi 
còn chứng minh: hiệu quả của bổ sung đa vi 
chất tốt hơn với trẻ lứa tuổi 12 - 24 tháng so 
với nhóm trẻ ≥ 24 tháng. Hiệu quả can thiệp 
thực của đa vi chất trên nhóm trẻ 12 - 24 
tháng là 40,1% và 8,4% trong khi nhóm tuổi 
24 - 36 tháng chỉ đạt 8,7% và 4,4%, cho suy 
dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp 
còi. Kết quả của chúng tôi có ý nghĩa rất quan 
trọng trong chiến lược can thiệp phòng chống 
suy dinh dưỡng bằng bổ sung vi chất sớm. 
Chính sách can thiệp sớm cũng được WHO 
khuyến nghị cho các nước áp dụng, các can 
thiệp bổ sung đa vi chất có thể tiến hành cho 
trẻ từ 6 tháng tuổi, thậm chí một số vi chất cần 
được bổ sung sớm hơn nếu có dấu hiệu thiếu 
rõ ràng. Trong những năm tới, nếu điều kiện 
kinh phí chưa cho phép, chương trình quốc 
gia nên tập trung đa vi chất can thiệp cho trẻ ở 
những vùng khó khăn có tỷ lệ suy dinh dưỡng 
cao, nhằm hạ nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng. 
Về hiệu quả của kết hợp tẩy giun và bổ 
sung đa vi chất: Một trong những điểm mới 
trong nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá 
hiệu quả của biện pháp kết hợp tẩy giun và 
bổ sung đa vi chất sớm cho trẻ thấp còi (12 - 
36 tháng tuổi), tại vùng dân tộc Pakoh và 
Vân Kiều, nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng và 
nhiễm giun cao. Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi đã cho thấy kết hợp 2 biện pháp 
cho hiệu quả hiệp đồng, tốt hơn rõ rệt so với 
từng biện pháp can thiệp đơn lẻ tẩy giun 
hoặc bổ sung đa vi chất. Các chỉ số tăng cân 
nặng, tăng chiều cao, thay đổi các chỉ số 
Z-score WAZ, HAZ, WHZ (bảng 3) đều tốt 
hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) so với 
nhóm chứng và nhóm tẩy giun đơn thuần. 
Trong khi so với nhóm đa vi chất đơn thuần, 
nhóm kết hợp 2 biện pháp tẩy giun + đa vi 
chất cũng tốt hơn rõ rệt (p < 0,01) ở chỉ số 
tăng cân nặng, tăng WAZ và tương đồng về 
chỉ số tăng chiều cao và tăng HAZ score. 
Tác giả Trần Thuý Nga và cộng sự năm 
2010 cũng công bố tác dụng hiệp đồng của 
tẩy giun và đa vi chất trên trẻ em lứa tuổi tiểu 
học. Các tác giả đã bổ sung bánh quy tăng 
cường vi chất trong thời gian 4 tháng kết hợp 
với tẩy giun cho trẻ 6 - 8 tuổi. Tác giả thấy 
rằng bổ sung kết hợp đa vi chất làm tăng hiệu 
quả của tẩy giun. Tỷ lệ tái nhiễm giun ở nhóm 
kết hợp với đa vi chất giảm thấp hơn rõ rệt so 
với nhóm không được bổ sung đa vi chất. Từ 
đó tác giả khuyến nghị có thể sử dụng bánh 
quy đa vi chất trong phòng chống thiếu vi chất 
dinh dưỡng ở trẻ em học đường, đồng thời 
góp phần giảm tái nhiễm giun ở lứa tuổi này 
[5]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng 
phù hợp với một số nghiên cứu khác tại Ấn 
Độ, Nepal, Kenya [9, 10, 11]. 
V. KẾT LUẬN 
Tẩy giun và bổ sung đa vi chất cho trẻ suy 
dinh dưỡng thấp còi có tác dụng tăng cân 
nặng, chiều cao, giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ 
cân và thấp còi của trẻ. Bổ sung đa vi chất có 
hiệu quả tốt hơn tẩy giun đơn thuần. 
Can thiệp phối hợp bổ sung đa vi chất và 
tẩy giun có tác dụng hiệp đồng làm tăng hiệu 
quả tăng cân nặng, chiều cao của trẻ và giảm 
tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi. 
Can thiệp cho trẻ dưới 24 tháng tuổi có tác 
dụng tốt hơn so với trẻ trên 24 tháng tuổi. 
Khuyến nghị 
Chương trình phòng chống suy dinh 
dưỡng trẻ em cần quan tâm bổ sung đa vi 
chất sớm kết hợp tẩy giun cho trẻ ở những 
vùng nhiễm giun và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. 
Lời cảm ơn 
Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân thành 
cảm ơn cán bộ Y tế, hộ gia đình và bà mẹ 
 TCNCYH 82 (2) - 2013 147 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
huyện Đăk Rông, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều 
kiện thuận lợi và tình nguyện tham gia nghiên 
cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Black RE, Allen LH, Bhutta ZA et al 
(2008). Maternal and child undernutrition: 
global and regional exposures and health 
consequences. Lancet, 371(9608), 243 - 260. 
2. Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Xuân 
Ninh, Pham Văn Hoan (2010). Hiệu quả bổ 
sung kẽm và Sprinkles đa vi chất trên chỉ số 
nhân trắc của trẻ thấp còi 6 - 36 tháng tuổi,. Y 
học dự phòng, tập XXI, 1(119), 102 - 110. 
3. WHO (2002). Prevention and control of 
schistosomiasis and soil-transmitted helminthi-
asis. Report of a WHO Expert Committee. 
Geneva, Technical Report Series, 912. 
4. WHO/CDS/CPE/PVC (2002). Report of 
the WHO informal consultation on the use of 
praziquantel during pregnancy/lactation and 
albendazole/ mebendazole in children under 
24 months. Geneva 8 - 9 April 2002. Geneva. 
5. Bộ Y tế (2007). Hướng dẫn bổ sung 
Vitamin A cho trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi kết 
hợp tẩy giun đường ruột cho trẻ 12 đến 60 
tháng tuổi. Ban hành kèm theo Quyế t 
định số145/QĐ- BYT ngày 11 tháng 10 
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 
6. Nga TT, Winichagoon P, Dijkhuizen 
MA et al (2009). Multi-micronutrient-fortified 
biscuits decreased prevalence of anemia and 
improved micronutrient status and effectiveness 
of deworming in rural Vietnamese school 
children. J Nutr, 139, 1013 - 1021. 
7. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Xuân Ninh, 
Nguyễn Công Khẩn (2011). Nghiên cứu công 
nghệ sản xuất gói đa vi chất và lyzin bổ sung 
vào bột /cháo cho trẻ em 6 - 24 tháng tuổi. Y 
học thực hành, 2(751), 34 - 38. 
8. Stephenson LS et al (1993). Physical 
fitness, growth and appetite of Kenyan school 
boys with hookworm, Trichuris trichiura and 
Ascaris lumbricoides infections are improved 
four months after a single dose of albenda-
zole. J Nutr, 123, 1036 - 1046. 
9. Bordignon GP, Shakya DR (2003). 
Soil-transmitted helminths in primary school 
children in Narayani, Central Nepal. In: DWT 
Crompton, A Montresor, MC Nesheim, L 
Savioli (eds): A de-worming programme in 
Nepal supported by the World Food Pro-
gramme. World Health Organization, Geneva, 
87 - 92. 
Summary 
THE EFFICACY OF MICRONUTRIENTS SUPPLEMENTATION AND 
DEWORMING TO NUTRITIONAL STATUS OF STUNTING CHILDREN 
OF 12 TO 36 MONTHS OLD VAN KIEU AND PAKOH ETHNIC GROUPS 
The objective of this study was to evaluate the efficacy of early de-worming and multi-
micronutrient supplementation for stunting children who are Pakoh and Van Kieu ethnics in 
Quang Tri province. Results: The results showed that children fed with deworming and micronu-
trients increased in weights and heights and reduced the rates of underweight (how many 
percent reduction?) and stunting compared with the controls. Merely micronutrient supplementa-
tion was more efficient than merely deworming. Combining both deworming and micronutrient 
supplementation caused a synergy effect to increase the weights and heights and decreased 
underweight and stunting rates of the children. The impact of intervention for children under 24 
months old was much better than above 24 months old. Conclusions: Based on these results, we 
 148 TCNCYH 82 (2) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
recommend that children living in areas with high rates of malnutrition and worm infections be 
subjected to a combined micronutrients and deworming supplements to increase normal growth 
and to reduce stunting rates. 
Key words: stunting children, micronutrient, early deworming 
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC TRẺ 
CỦA BÀ MẸ VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM TỪ 
12 - 24 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN TIÊN LỮ NĂM 2011 
Nguyễn Anh Vũ1, Lê Thị Hương2, Phạm Thị Thúy Hòa3, Đoàn Thị Thu Huyền2 
1Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, 2Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, 
3Viện Dinh Dưỡng 
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 330 trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi và các bà mẹ thuộc 8 xã của 
huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên nhằm mục tiêu đánh giá kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và 
tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Kết quả cho thấy: có 83% bà mẹ có kiến thức và 57,6% bà mẹ thực hành 
đúng cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh. 19% bà mẹ vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú lần đầu. 
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành đúng về thời gian cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn là 80,8% và 12,2%. 
Có 19,4% trẻ được ăn bổ sung sau 6 tháng tuổi. Số trẻ được ăn bổ sung sớm trước 6 tháng chiếm 80%. Tỷ 
lệ trẻ bị tiêu chảy và ho sốt trong vòng 3 tháng trước thời điểm điều tra tương ứng là 21,2% và 65,8%. Tỷ lệ 
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và gày còm lần lượt là 7,6%, 29,4% và 3,0%. Trẻ nam có tỷ lệ suy 
dinh dưỡng cao hơn so với trẻ nữ. Thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ từ 12 - 24 tháng tại huyện Tiên 
Lữ còn chưa tốt. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi khá cao. Trẻ nam có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn 
so với trẻ nữ. 
Từ khóa: suy dinh dưỡng, trẻ em, Tiên Lữ, Hưng Yên 
Địa chỉ liên hệ: Lê Thị Hương, Viện Đào tạo Y học dự 
phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội. 
Email: hathuhuong@yahoo.com 
Ngày nhận: 12/01/2013 
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiều nghiên cứu tại các nước đang phát 
triển, trong đó có Việt Nam cho thấy trẻ em có 
nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao nhất trong giai 
đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi [1; 7]. Suy dinh 
dưỡng protein năng lượng ở trẻ em có thể 
dẫn tới tình trạng chậm phát triển về thể chất 
và tinh thần nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới 
tử vong cho trẻ. Trong những năm gần đây, 
các chương trình phòng chống suy dinh 
dưỡng (PEM) đã giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng từ 
51,5% năm 1985 xuống còn 16,8% năm 2011 
[6]. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn được xếp vào 
nhóm các nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng 
cao trên thế giới và trong khu vực [8]. Nghiên 
cứu được thực hiện tại 8 xã của huyện Tiên 
Lữ - tỉnh Hưng Yên nhằm mô tả thực trạng 
suy dinh dưỡng của trẻ em từ 12 - 24 tháng 
tuổi và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Từ đó 
đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình 
trạng dinh dưỡng cho trẻ em tại đây. Đề tài 
nghiên cứu nhằm mục tiêu: 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_cua_bo_sung_da_vi_chat_dinh_duong_va_tay_giun_den_t.pdf