Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga hiện đại

Bài viết này trình bày kết quả khảo sát hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga hiện đại như một dạng quan hệ hình thức – ngữ nghĩa giữa các thành tố của danh từ ghép. Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga có thể xuất hiện ở các thành tố phụ hoặc ở thành tố chính, hoặc ở cả hai thành tố của từ ghép. Đồng nghĩa cấu tạo từ của các danh từ ghép tiếng Nga bao gồm các hiện tượng sau: đồng nghĩa của các thành tố trong từ ghép và đồng nghĩa của từ ghép. Trong các trường hợp khi các từ ghép có chung thành tố chính và chứa thành tố phụ đồng nghĩa, hoặc có chung thành tố phụ và chứa thành tố chính đồng nghĩa, hoặc chứa cả hai thành tố phụ và thành tố chính đồng nghĩa, thì bản thân các từ ghép này cũng trở nên đồng nghĩa với nhau. Các thành tố đồng nghĩa có sự phân bố trong hành chức về nghĩa khác nhau và mức độ sản sinh khác nhau trong cấu tạo từ ghép do tác động của các yếu tố khác nhau như ngữ nghĩa, văn phong, hình vị

Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga hiện đại trang 1

Trang 1

Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga hiện đại trang 2

Trang 2

Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga hiện đại trang 3

Trang 3

Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga hiện đại trang 4

Trang 4

Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga hiện đại trang 5

Trang 5

Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga hiện đại trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 9740
Bạn đang xem tài liệu "Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga hiện đại

Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga hiện đại
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 5 
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TẬP 2, SỐ 4, 2018 
Tóm tắt—Bài viết này trình bày kết quả khảo sát 
hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép 
tiếng Nga hiện đại như một dạng quan hệ hình thức 
– ngữ nghĩa giữa các thành tố của danh từ ghép. 
Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép 
tiếng Nga có thể xuất hiện ở các thành tố phụ hoặc ở 
thành tố chính, hoặc ở cả hai thành tố của từ ghép. 
Đồng nghĩa cấu tạo từ của các danh từ ghép tiếng 
Nga bao gồm các hiện tượng sau: đồng nghĩa của 
các thành tố trong từ ghép và đồng nghĩa của từ 
ghép. Trong các trường hợp khi các từ ghép có 
chung thành tố chính và chứa thành tố phụ đồng 
nghĩa, hoặc có chung thành tố phụ và chứa thành tố 
chính đồng nghĩa, hoặc chứa cả hai thành tố phụ và 
thành tố chính đồng nghĩa, thì bản thân các từ ghép 
này cũng trở nên đồng nghĩa với nhau. Các thành tố 
đồng nghĩa có sự phân bố trong hành chức về nghĩa 
khác nhau và mức độ sản sinh khác nhau trong cấu 
tạo từ ghép do tác động của các yếu tố khác nhau 
như ngữ nghĩa, văn phong, hình vị. 
Từ khóa—Đồng nghĩa, cấu tạo từ, ghép, danh từ 
ghép. 
Thuật ngữ “đồng nghĩa” trong tiếng Nga 
синонимия (có nguồn gốc Hi Lạp sin ‘cùng, với’ 
и onym ‘tên’) chỉ sự trùng lặp hoặc gần giống về 
nghĩa của các từ cũng như của các đơn vị ngôn 
ngữ khác như hình vị, cụm từ, cấu trúc cú pháp, 
câu. 
“Đồng nghĩa là sự trùng lặp chủ yếu là về nghĩa 
(nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt về sắc thái nghĩa 
và văn phong) của các hình vị, từ, cấu trúc cú 
pháp, đơn vị thành ngữ” [6, tr. 278]. 
Trong tiếng Nga, hiện tượng đồng nghĩa có thể 
thấy ở các cấp độ ngôn ngữ khác nhau như cấu tạo 
từ, từ vựng và cú pháp. 
Ở phạm vi cấu tạo từ ghép tiếng Nga, hiện 
tượng đồng nghĩa là một trong những loại quan hệ 
Ngày nhận bản thảo: 15-3-2018; Ngày chấp nhận đăng: 
28-10-2018; Ngày đăng: 31-12-2018. 
Bùi Mỹ Hạnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 
văn, ĐHQG-HCM (email: buimyhanh@hcmussh.edu.vn) 
hình thức – ngữ nghĩa chủ yếu giữa các thành tố 
của từ ghép. Hiện tượng này xuất hiện ở các từ 
ghép chứa các thành tố có nghĩa giống nhau hoặc 
gần giống nhau nhưng có thành phần âm vị khác 
nhau [8]. 
Danh từ ghép trong tiếng Nga, xét về thành 
phần, là danh từ có chứa hai căn tố hay nhiều hơn. 
Xét về phương thức cấu tạo, danh từ ghép tiếng 
Nga là danh từ được cấu tạo ít nhất từ hai từ khác 
bằng phương thức ghép thuần (лесовод, 
первоисточник, словообразование) và ghép kết 
hợp gia tiếp tố (кораблестроение, перво-
классник, чаепитие). Đối tượng khảo sát của bài 
báo này là các danh từ ghép xét về phương thức 
cấu tạo. 
Đồng nghĩa cấu tạo từ của các danh từ ghép 
tiếng Nga bao gồm các hiện tượng sau: đồng 
nghĩa của các thành tố trong từ ghép và đồng 
nghĩa của từ ghép. 
1 HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA GIỮA CÁC 
THÀNH TỐ CỦA CÁC TỪ GHÉP 
Trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga, hiện 
tượng đồng nghĩa chủ yếu xảy ra giữa các thành 
tố của các từ ghép chính phụ: cụ thể là giữa các 
thành tố phụ (thành tố đứng đầu) cũng như giữa 
các thành tố chính (thành tố trụ, thành tố đứng 
sau). 
Thông thường, một trong hai thành viên của 
cặp đồng nghĩa là thân từ hoặc từ có nguồn gốc 
thuần Nga, còn thành viên kia là thân từ hay từ có 
nguồn gốc vay mượn mà phần lớn là yếu tố ràng 
buộc có tính quốc tế: водо- và гидро-, сердце- và 
кардио-, солнце- và гелио-; лечение và терапия, 
мания và -филия, боязнь và -фобия. Tuy ít gặp 
hơn, nhưng cũng có tìm thấy các cặp đồng nghĩa 
chứa cả hai thành viên đều thuần gốc Nga như 
судо- và корабле-, -ведение và знание; hoặc cả 
hai thành viên có nguồn gốc nước ngoài như 
авиа- và аэро, макро- và мега-, микро- và мини, 
поли- và мульти-. Do những nguyên nhân khác 
nhau mà các thành viên của các cặp đồng nghĩa có 
Hiện tượng đồng nghĩa trong cấu tạo 
danh từ ghép tiếng Nga hiện đại 
Bùi Mỹ Hạnh 
6 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL- 
 SOCIAL SCIENCES & HUMANITIES, VOL 2, ISSUE 4, 2018 
thể thể hiện và thường thể hiện mức độ tích cực 
khác nhau trong cấu tạo từ ghép. 
1.1 Hiện tượng đồng nghĩa giữa các thành tố 
phụ 
Các thành tố phụ của từ ghép tiếng Nga hiện 
đại nằm trong mối quan hệ đồng nghĩa phổ biến 
hơn cả là: 
авиа- (< La Tinh avis ‘chim’) và аэро- (< La 
Tinh aer ‘không khí’): авиабилет ‘vé máy bay’, 
авиалиния ‘đường, tuyến bay; hàng không; hãng 
hàng không’, авиапочта ‘bưu điện hàng không’, 
авиасалон ‘salon máy bay’, авиасообщение 
‘truyền thông hàng không’, аэробус ‘airbus’; 
аэровокзал ‘nhà ga hàng không’, аэропорт 
‘cảng hàng không, sân bay’, аэроасани ‘máy di 
chuyển tự chế ở vùng tuyết’, аэроузел ‘cụm hàng 
không’; 
азо(то)- (< La Tinh a ‘không, bất, phi’ và zoos 
‘sống’) và нитро- (< La Tinh nitro ‘ni-tơ’): 
азотобактерия ‘khuẩn ni-tơ’, азотоген ‘phân ni-
tơ’, азотометр ‘dụng cụ đo độ a-mi-ắc trong đất 
ải’, азогруппа ‘nhóm ni-tơ’; нитробензол 
‘nitrobezen’, нитролак ‘sơn ni-tơ’, нитрометр 
‘dụng cụ đo ni-tơ’, нитроцеллюлоза 
‘nitrocellulose’, нитрошёлк ‘lụa ni-tơ’; 
водо- và гидро- (< Hi Lạp hidros ‘nước’, 
‘ẩm’): вододеление ‘[sự] cấp nước’, водолаз ‘thợ 
lặn’, водолечение ‘liệu pháp nước’, водопад 
‘thác nước’, водопровод ‘đường ống dẫn nước’; 
гидробур ‘máy khoan thủy lực’, гидрогенератор 
‘máy phát điện (thủy điện)’, гидромуфта ‘khớp 
nối thủy lực’, гидроэлектростанция ‘nhà 
máy/trạm thủy điện’, гидроэнергия ‘năng lượng 
nước’; 
воздухо- và аэро- (< ... độ tích cực sản 
sinh của hai thành tố phụ này có liên quan đến 
nghĩa từ vựng của chúng. Từ корабль hầu như 
trong tất cả các từ điển giải thích nghĩa tiếng Nga 
đều được xác định qua từ судно. Chính vì vậy từ 
судно đóng vai trò như “từ tổ” trong quan hệ với 
từ корабль. Một nguyên nhân nữa là yếu tố văn 
phong: từ ghép với thành tố кораблe- mang văn 
phong cao hơn so với các từ đồng nghĩa của 
chúng chứa thành tố судо-: судовождение – 
кораблевождениe ‘[khoa/ngành] hàng hải’, 
судостроитель – кораблестроитель ‘người 
đóng tàu’ [4] 
Như vậy là từ có nghĩa khái quát hơn, chung 
hơn (tức là “từ tổ”) hoặc có văn phong trung tính, 
về nguyên tắc, sẽ có tính sản sinh tích cực hơn 
trong cấu tạo từ. 
Một bộ phận các từ ghép có thành tố phụ đồng 
nghĩa với nhau và có thêm một đặc điểm là có 
chung thành tố chính thì bản thân chúng cũng 
đồng nghĩa với nhau và sẽ được khảo sát riêng ở 
mục 2.1. 
1.2 Hiện tượng đồng nghĩa giữa các thành tố 
chính 
Một trong những cặp thành tố chính đồng nghĩa 
phổ biến nhất trong cấu tạo danh từ ghép tiếng 
Nga hiện đại là hai danh từ терапия (< Hi Lạp 
therapeia ‘quan tâm’, ‘chăm sóc’, ‘trị liệu’) и 
8 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL- 
 SOCIAL SCIENCES & HUMANITIES, VOL 2, ISSUE 4, 2018 
лечение (‘[sự] chữa trị bệnh’). Có đến 65 danh từ 
ghép chứa thành tố chính терапия và 26 danh từ 
ghép chứa thành tố chính лечение [8]. 
Trong phần lớn các trường hợp, cả hai thành tố 
chính này đều kết hợp với thành tố phụ biểu thị 
phương tiện. Tuy nhiên, thành tố терапия kết 
hợp với các thành tố phụ chỉ phương tiện đa dạng 
hơn: từ các vật liệu và năng lượng cụ thể đến các 
tác động trừu tượng: ампелотерапия ‘trị liệu 
bằng nho’, гелиотерапия ‘nhật quang liệu pháp’, 
гипсотерапия ‘liệu pháp thạch cao’, 
инсулинотерапия ‘trị liệu bằng insulin’, 
рентгенотерапия ‘X-quang trị liệu’, 
серотерапия ‘trị liệu bằng huyết thanh’, 
торфотерапия ‘trị liệu bằng bùn’...; 
трудотерапия ‘dùng những quá trình lao động 
để điều trị bệnh’, гипнотерапия ‘thôi miên trị 
liệu’, музыкотерапия ‘trị liệu bằng âm nhạc’, 
отдыхотерапия ‘liệu pháp nghỉ ngơi’, 
талассотерапия ‘trị liệu tắm biển’, 
психотерапия ‘tâm lý trị liệu’, физиотерапия 
‘vật lý trị liệu’... Ngoài ra, thành tố chính 
терапия cũng có khả năng kết hợp với thành tố 
phụ chỉ cách thức hành động hoặc tên người phát 
minh ra phương pháp điều trị bệnh: 
автогемотерапия ‘tự trị liệu huyết áp’, 
автосеротерапия ‘tự trị liệu bằng huyết thanh’; 
финзенотерапия (Финзен từ Finsen – tên riêng) 
‘trị liệu bằng ống soi’. Thành tố chính лечение 
thường kết hợp với thành tố phụ chỉ các nguyên 
vật liệu cụ thể cho hành động như: газолечение 
‘khí trị liệu’, грязелечение ‘liệu pháp bùn’, 
кумысолечение ‘trị liệu bằng sữa ngựa chua’, 
парафинолечение ‘trị liệu bằng paraffin’, 
радиолечение ‘xạ trị’, теплолечение ‘trị liệu 
bằng nhiệt, xử lý nhiệt’, светолечение ‘trị liệu 
bằng quang tuyến’, электролечение ‘điện liệu 
pháp’, электросветоводолечение ‘liệu pháp 
thủy-quang-điện’. Do thành tố лечение vốn là một 
danh từ được cấu tạo từ động từ (лечить) nên nó 
cũng kết hợp với thành tố phụ chỉ đối tượng của 
hành động: зуболечение ‘chữa răng’. 
Cặp thành tố chính đồng nghĩa -ведение 
(suffixoid, bán tiếp tố có nguồn gốc từ động từ 
ведать) và знание (danh từ) của một loạt danh từ 
ghép Nga, chủ yếu là tên gọi các ngành khoa học, 
kỹ thuật và nghệ thuật: литературоведение ‘phê 
bình văn học’, языковедение ‘ngôn ngữ học’, 
почвоведение ‘thổ nhưỡng học’, правоведение 
‘luật học’, японоведение ‘Nhật Bản học’... (84 
từ); естествознание ‘tự nhiên học’, 
искусствознание ‘nghệ thuật học’, 
музыкознание ‘âm nhạc học’, обществознание 
‘nghiên cứu xã hội’, человекознание ‘nhân học’ 
và всезнание ‘biết tất cả’, многознание ‘biết 
nhiều’ (7 từ). Ở đây cũng có thể nhận thấy rõ ràng 
mức độ sản sinh tích cực khác nhau của hai thành 
tố này: từ ghép với thành tố chính -ведение nhiều 
gấp bội so với từ ghép chứa thành tố chính 
знание. Nguyên nhân chính của sự khác biệt này 
gắn liền với yếu tố hình thái: từ tên gọi các lĩnh 
vực nghiên cứu với thành tố chính -ведение dễ 
dàng tạo ra danh từ chỉ nhà nghiên cứu ngành hay 
lĩnh vực tương ứng, ví dụ: языковедение – 
языковед, правоведение – правовед; nhưng từ 
tên gọi với thành tố знание lại không thể cấu tạo 
được danh từ chỉ người nghiên cứu tương ứng: 
музыкознание – ? 
Một cặp thành tố chính đồng nghĩa là -метр 
(suffixoid, bán tiếp tố gốc Hi Lạp) và -мер (hình 
vị căn từ động từ мерить ‘đo đạc’) khá phổ biến 
trong các từ ghép chỉ dụng cụ đo đạc: амперметр 
‘ampe kế’, барометp ‘khí áp kế’, сахариметр 
‘máy đo mức độ đường’; глубиномер ‘máy đo độ 
sâu’, дождемер ‘máy đo mưa/vũ kế’, уровнемер 
‘thước đo mức’... 
Các từ ghép có thành tố chính đồng nghĩa với 
nhau và có chung thành tố phụ thì bản thân chúng 
cũng đồng nghĩa với nhau và sẽ được khảo sát 
riêng ở mục 2.2. 
2 HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA CỦA CÁC 
DANH TỪ GHÉP 
Khi khảo sát cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga 
hiện đại, chúng tôi quan sát được các loại từ ghép 
có quan hệ đồng nghĩa với nhau như sau: 
Các danh từ ghép có chung thành tố chính và 
có thành tố phụ đồng nghĩa với nhau. 
Các danh từ ghép có chung thành tố phụ và có 
thành tố chính đồng nghĩa với nhau. 
Các danh từ ghép có đồng thời thành tố phụ 
đồng nghĩa với nhau và thành tố chính đồng nghĩa 
với nhau. 
2.1 Danh từ ghép đồng nghĩa có chung thành tố 
chính và chứa các thành tố phụ đồng 
nghĩa 
Nhóm danh từ ghép loại này bao gồm các từ 
sau: 
азотобактерия – нитробактерия ‘khuẩn ni-
tơ’, азобензол – нитробензол, ‘benzen/benzol ni-
tơ’, азокраска – нитрокраска ‘thuốc màu, phẩm 
ni-tơ’, азокраситель – нитрокраситель ‘chất 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 9 
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TẬP 2, SỐ 4, 2018 
nhuộm ni-tơ’, азосоединение – 
нитросоединение ‘hợp chất azot/ni-tơ’; 
авиамаяк – аэромаяк ‘đèn pha hàng không’, 
авиапочта – аэропочта ‘bưu điện hàng không’, 
авиатранспорт – аэротранспорт ‘vận tải hàng 
không’; 
судовождение – кораблевождение ‘[khoa] 
hàng hải’, судостроитель – кораблестроитель 
‘người đóng tàu’, судостроение – 
кораблестроение ‘[sự/ngành] đóng tàu’; 
водоканал – гидроканал ‘kênh’, водоочистка 
– гидрочистка ‘[sự] lọc nước’ макроспора – 
мегаспора ‘đại bào tử’, микрогэс – мини-гэс 
‘nhà máy/trạm thủy điện nhỏ’. 
2.2 Danh từ ghép đồng nghĩa có chung thành tố 
phụ và chứa các thành tố chính đồng 
nghĩa: 
Nhóm này bao gồm các tiểu loại sau: 
Từ ghép đồng nghĩa chứa hai thành tố chính 
đồng nghĩa: электролечение – электротерапия 
‘liệu pháp điện’, радиолечение – радиотерапия 
‘xạ trị’, электромотор – электродвигатель 
‘động cơ điện’, автокар – автотележка ‘xe 
tải’, автомашина – автомобиль ‘ô tô’, 
автомагистраль – автотрасса ‘đường cao 
tốc‘, судовладелец – судохозяин ‘chủ tàu’, 
языкознание – языковедение ‘ngôn ngữ học’; 
Từ ghép chứa hai thành tố chính đồng nghĩa là 
hai danh từ có cùng căn từ: времясчисление – 
времяисчисление ‘[sự/cách] làm lịch/tính lịch’, 
времяпровождение – времяпрепровождение 
‘[sự/cách] dùng thời gian’, 
самосовершенствование – 
самоусовершенствование ‘[sự] tự hoàn thiện, 
звукоуловитель – звукоулавливатель, ‘dụng cụ 
bắt âm thanh máy bay’, шерстомойня – 
шерстомойка ‘nơi giặt len’, гололёд – 
гололедица ‘băng mỏng’. 
Một số từ ghép đồng nghĩa chứa các thành tố 
chính là những từ đồng nghĩa ngữ cảnh như: 
кинофильм – кинокартина (nghĩa 1) – 
кинолента (nghĩa 2) ‘[bộ] phim’, 
местонахождение – месторасположение ‘địa 
điểm’, искрогаситель – искроуловитель ‘[bộ] 
triệt/dập tia’, гамма-лучи – гамма-излучение ‘tia 
gamma’, пресс-бюро – пресс-центр ‘trung tâm 
báo chí’, теплозащита – теплоизоляция ‘[sự] 
cách nhiệt/giữ nhiệt’.Thành tố chính của những 
cặp từ ghép đồng nghĩa này là các danh từ không 
có quan hệ đồng nghĩa với nhau khi đứng riêng, 
nhưng khi kết hợp với cùng một thành tố phụ 
chúng lại tạo thành cặp từ ghép chỉ cùng một hiện 
tượng, tức cặp từ ghép đồng nghĩa. Vì vậy, có thể 
gọi các cặp thành tố chính của những từ ghép 
đồng nghĩa tiểu nhóm này là “những thành tố 
đồng nghĩa ngữ cảnh”. 
2.3 Danh từ ghép đồng nghĩa chứa đồng thời 
thành tố chính đồng nghĩa và thành tố phụ 
đồng nghĩa 
Nhóm từ ghép đồng nghĩa này bao gồm các cặp 
từ ghép mà trong đó một từ chứa các thành tố 
thuần gốc Nga, còn từ kia chứa các thành tố gốc 
vay mượn: водолечение – гидротерапия ‘thủy 
liệu pháp’, светолечение – фототерапия ‘liệu 
pháp ánh sáng’, теплолечение – термотерапия 
‘nhiệt liệu pháp’, высотомер – альтиграф ‘cao 
độ kế’, звездопоклонник – астролатрия ‘người 
thờ cúng sao’, киноискусство – 
кинематография ‘nghệ thuật điện ảnh’, 
землеописание (từ cũ) – география ‘địa lý’, 
првописание – орфография ‘chính tả’, 
человековедение – антропология ‘nhân học’... 
Trong các cặp từ ghép đồng nghĩa này, từ ghép 
chứa yếu tố vay mượn thường là các thuật ngữ 
khoa học hoặc có văn phong cao. 
3 KẾT LUẬN 
Hiện tượng đồng nghĩa như một dạng quan hệ 
hình thức – ngữ nghĩa giữa các thành tố của danh 
từ ghép tiếng Nga bao gồm các hiện tượng sau: 
(1) đồng nghĩa giữa các thành tố phụ của các từ 
ghép hoặc đồng nghĩa giữa các thành tố chính của 
các từ ghép, (2) đồng nghĩa giữa thành tố phụ của 
các từ ghép có cùng thành tố chính, hoặc ngược 
lại, đồng nghĩa giữa các thành tố chính của các từ 
ghép có cùng thành tố phụ, (3) đồng nghĩa ở cả 
hai thành tố của các từ ghép. Ở hai trường hợp 
sau, chính bản thân các từ ghép cũng là các từ 
đồng nghĩa với nhau. Các thành tố đồng nghĩa 
thường có nguồn gốc khác nhau (thuần Nga hay 
vay mượn), có tính phân bổ trong hành chức về 
nghĩa và có tính sản sinh khác nhau phụ thuộc vào 
các yếu tố ngữ nghĩa, hình vị và văn phong. Một 
số từ ghép có thể chứa thành tố có quan hệ đồng 
nghĩa ngữ cảnh với nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] АН СССР, Институт русского языка, Русская 
грамматика, Том 1, Москва: Наука, 1982. 
[2] АН СССР, Словарь современного русского 
литературного языка (ССРЛЯ). В 17-ти томах. Москва – 
Ленинград: Наука, 1948-1965. 
10 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL- 
 SOCIAL SCIENCES & HUMANITIES, VOL 2, ISSUE 4, 2018 
[3] Ахманова О.С., Словарь лингвистических терминов, 
Москва: Советская Энциклопедия, 1966. 
[4] Граудина Л.К., “Путь термина в литературном 
языке”, Русская речь, № 5, 1987, c. 64-72. 
[5] Захаренко Е.Н., Комарова Л.Н., Нечаева И.В., 
Новый словарь иностранных слов: 25 000 слов и 
словосочетаний. – М.: Азбуковник, 2003. 
[6] Институт русского языка, Русская грамматика, 
Москва: Руский язык, 1990. 
[7] Розенталь Д.Э., Теленкова М.А., Словарь-
справочник лингвистических терминов, 3-е издание, 
Москва: Просвещение, 1985. 
[8] РАН, Словарь русского языка (Малый 
академический словарь – МАС). В 4-х томах /Под ред. А. 
П. Евгеньевой, Москва: Русский язык, 1981-1989. 
[Электронный ресурс]. 
[9] Tихонов А.Н., Хашимов Р.И., Энциклопедический 
словарь-справoчник лингвистических терминов и понятий. 
Русский язык. Том 1, 2-е издание, Москва: ФЛИНТА, 
2014. [Электронный ресурс]. 
[10] Bùi Mỹ Hạnh, Словообразование сложных 
существительных современного русского языка (в 
сопоставлении с вьетнамским языком), Диссертация на 
соискание ученой степени кандидатских наук, г. 
Хошимин, 2001. 
Bùi Mỹ Hạnh, Tiến sĩ Ngữ văn hoc (Trường ĐH Khoa học 
Xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM) năm 2001. Cử nhân Ngữ 
văn Nga (ĐH Tổng hợp Quốc gia Kuban, Liên Xô cũ) năm 
1986. Cử nhân Anh văn (ĐH Tổng hợp TPHCM) năm 1993. 
Tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân 
văn – ĐHQG-HCM từ năm 1987. Lĩnh vực nghiên cứu: Ngôn 
ngữ và văn học Nga, Văn hóa Nga, Ngôn ngữ học so sánh đối 
chiếu. 
Synonymous in word-formatting of compound 
nouns in the modern Russian language 
Bui My Hanh 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
Corresponding author: buimyhanh@hcmussh.edu.vn 
Received: Mar 15th 2018; Accepted: Oct 28th 2018; Published: Dec 31st 2018 
Abstract—This article presents the results of the 
survey of synonymous in word-formation of 
compound nouns in the modern Russian language as 
a kind of formal-semantic relations between the 
components of compound nouns. Synonymous of 
Russian compound nouns can be found in 
subordinate components or in main components, or 
in both components of compound nouns. 
Synonymous of Russian compound nouns includes 
the following cases: synonymous of components in 
compound nouns and synonymous of compound 
nouns. In cases where compound nouns share the 
same main component and contain synonyms 
subordinate components, or which share the same 
subordinate component and contain synonymous 
main components, or contain both synonymous 
subordinate components and the synonymous main 
components, then the compound nouns themselves 
also become synonyms. Synonymous components 
have a distribution in the workplace of different 
meanings and productivity levels in the word-
formation of compound nouns due to the influence 
of different factors such as semantics, style and 
morphology.
Index Terms—synonymous, word formation, compound words, compound nouns.

File đính kèm:

  • pdfhien_tuong_dong_nghia_trong_cau_tao_danh_tu_ghep_tieng_nga_h.pdf