Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai với dân số trên 2,5 triệu người nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong các địa phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng.

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai trang 1

Trang 1

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai trang 2

Trang 2

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai trang 3

Trang 3

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai trang 4

Trang 4

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai trang 5

Trang 5

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai trang 6

Trang 6

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai trang 7

Trang 7

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai trang 8

Trang 8

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai trang 9

Trang 9

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang Danh Thịnh 09/01/2024 2780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Biên Hòa II tỉnh Đồng Nai
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
154 
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA II TỈNH ĐỒNG NAI 
 Nguyễn Hoàng Khánh Ngọc1 
TÓM TẮT 
Tỉnh Đồng Nai với dân số trên 2,5 triệu người nằm trong vùng kinh tế trọng 
điểm phía Nam là một trong các địa phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa 
nhanh chóng. Quá trình phát triển kinh tế tại địa phương gắn liền với việc hình 
thành các khu công nghiệp lớn, thu hút rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước 
đầu tư. Song song với quá trình phát triển kinh tế là sự gia tăng, ảnh hưởng tác động 
tiêu cực tới môi trường, lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng và phức 
tạp. Đặc biệt là chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp. Do đó, việc nghiên 
cứu về chất thải nguy hại cùng với biện pháp quản lý và xử lý là vấn đề cần thiết và 
cấp bách. 
Từ khóa: Chất thải nguy hại, khu công nghiệp, quản lý, xử lý 
1. Mở đầu 
Vấn đề quản lý chất thải nguy hại 
(CTNH) nói chung và xử lý chất thải 
nguy hại nói riêng hiện đang là vấn đề 
hết sức bức xúc đối với công tác bảo vệ 
môi trường của các nước trên thế giới 
cũng như của Việt Nam. Cùng với sự 
phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước, các đô thị, các ngành sản 
xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở 
rộng và phát triển nhanh chóng, một 
phần đóng góp tích cực cho sự phát 
triển kinh tế của đất nước, mặt khác tạo 
ra một số lượng lớn chất thải rắn bao 
gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công 
nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông 
nghiệp, chất thải xây dựng. Trong đó có 
một lượng đáng kể chất thải nguy hại đã 
và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm 
môi trường, từ quy mô nhỏ đến ảnh 
hưởng trên quy mô rộng lớn và tác động 
xấu tới sức khỏe, đời sống con người và 
chất lượng môi trường chung [1]. 
Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 
II - tỉnh Đồng Nai là KCN tiêu biểu đi 
đầu ở tỉnh với cơ cấu ngành nghề đa 
dạng, tập trung nhiều doanh nghiệp lớn 
với quy trình công nghệ hiện đại, đồng 
thời phát sinh lượng chất thải công 
nghiệp nhiều và đa dạng có thể đặc 
trưng cho ngành công nghiệp Đồng Nai 
thu nhỏ. Do vậy, việc lựa chọn KCN 
Biên Hòa II làm mô hình quản lý và đề 
xuất là hợp lý và thích hợp với tình hình 
thực tế. 
2. Nội dung 
2.1. Giới thiệu về khu công nghiệp 
Biên Hòa II 
KCN Biên Hòa II nằm trên địa phận 
phường Long Bình, thành phố Biên 
Hòa, đối diện với KCN Biên Hòa I theo 
trục đường xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa. 
Phía bắc và đông bắc giáp KCN Amata, 
phía đông - đông nam tiếp giáp với khu 
dân cư phường Long Bình. Nằm giữa 
ba trục đường xa lộ Sài Gòn - Hà Nội, 
quốc lộ 51 đi Bà Rịa - Vũng Tàu và 
đường Quốc lộ 15 nối liền Quốc lộ 1 
với Quốc lộ 51 đến Long Thành. Phía 
nam tiếp giáp với sông Đồng Nai và chỉ 
cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km nên 
rất thuận tiện về giao thông. Nền đất 
nằm trên một vùng đồi thấp đã được san 
ủi khá bằng phẳng có độ dốc thoai thoải 
1Trường Đại học Đồng Nai 
Email: khanhngocmt9999@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
155 
theo hướng tây bắc - đông nam rất tốt 
cho việc xây dựng hệ thống thoát nước 
về phía sông Đồng Nai. 
KCN Biên Hòa II do Công ty Phát 
triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) làm 
chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Đây là 
một trong những KCN hình thành rất 
sớm, trước khi Nhà nước ban hành 
khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng 
và phát triển KCN. KCN Biên Hòa II là 
KCN mới nên được xây dựng theo quy 
hoạch khá hoàn chỉnh. Cơ sở hạ tầng về 
giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát 
nước, thông tin liên lạc đã được hoàn 
thành. Hiện nay, KCN Biên Hòa II đã 
lấp đầy toàn bộ diện tích với trên 100 
dự án của các nhà đầu tư đến từ 19 quốc 
gia và vùng lãnh thổ [2]. 
2.2. Thành phần, khối lượng chất 
thải nguy hại phát sinh từ hoạt động 
của các doanh nghiệp tại khu công 
nghiệp Biên Hòa II 
2.2.1. Lượng chất thải phát sinh từ 
cơ sở sản xuất 
Tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất, 
sản lượng sản phẩm mà loại và lượng 
chất thải nguy hại phát sinh tại các 
doanh nghiệp rất khác nhau. Qua thu 
thập số liệu tại một số nhà máy đang 
hoạt động (20/111) trong KCN Biên 
Hòa II cho thấy các nhà máy phải chịu 
áp lực chung về xử lý chất thải, nhất là 
đối với một số ngành công nghiệp có 
chất thải khó xử lý (chi phí cao) thì vẫn 
còn rất khó khăn để đạt được tiêu chuẩn 
quy định. 
Bảng 1: Các dạng công nghiệp chính trong KCN Biên Hòa II 
STT Dạng công nghiệp Số doanh nghiệp Nguyên liệu chính 
1 Điện, điện tử 13 Bảng mạch, chì, linh kiện, bo 
mạch, vỏ nhựa... 
2 Gia công cơ khí 29 Sắt, gang, nhôm, tôn tấm, 
kẽm, đồng, thau, nhôm, nhựa 
3 Dược phẩm liên quan 
đến hóa chất 
13 Nhiều loại khác nhau 
4 Chế biến thực phẩm 13 Các loại nguyên liệu 
5 Gia công nhựa 13 Nhựa hạt 
6 May mặc, giày da, dệt 
sợi 
21 Vải sợi, da, vải, đế cao su,... 
7 Khác 9 Nhiều loại khác nhau 
Tổng cộng 111 
(Nguồn: [2]) 
Từ bảng 1 có thể nhận thấy KCN 
Biên Hòa II tập trung ngành nghề đa 
dạng. Các ngành cơ khí, may mặc, dệt 
sợi, da giày, dược phẩm, ngành nghề 
liên quan đến hóa chất chiếm tỷ lệ cao 
trong tổng số các ngành nghề đầu tư 
vào KCN. 
Theo số liệu từ hồ sơ đăng ký chất 
thải nguy hại của doanh nghiệp KCN 
Biên Hòa II trong năm 2015, thành 
phần và tổng khối lượng chất thải nguy 
hại phát sinh được trình bày như ở 
bảng 2. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
156 
Bảng 2: Thành phần, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất 
của các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II 
STT Tên doanh nghiệp 
Khối lượng CTNH 
(kg/ năm) 
Thành phần 
1 Công ty sản phẩm 
máy tính Fujitsu Việt 
Nam (FCV) 
810.216 Bùn thải công nghiệp, xỉ chì, dầu nhớt, mực 
in, thùng đựng hóa chất, giẻ lau, 
2 Công ty TNHH Muto 
Việt Nam 
51.804 Bo mạch, xỉ chì, bóng neon, dung môi hữu 
cơ, dầu nhớt, cặn sơn, bao bì chứa dung môi, 
giẻ lau, 
3 Công ty TNHH 
Mabuchi Motor Việt 
Nam 
154.956 Xỉ chì, dung môi  ... uy hại 
của các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II 
phụ thuộc vào công suất sản xuất của 
từng doanh nghiệp và hệ số phát thải 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
161 
của ngành nghề mà doanh nghiệp đó 
sản xuất [4]. 
2.3. Hiện trạng thu gom và xử lý 
chất thải nguy hại tại khu công nghiệp 
Biên Hòa II 
2.3.1. Thu gom chất thải nguy hại 
Quá trình thu gom chất thải tại 
nguồn được thực hiện bởi chính công 
nhân sản xuất trong một nhà máy. Tùy 
thuộc vào dây chuyền sản xuất và bố trí 
lao động mà mỗi nhà máy có thể có một 
phương thức vận hành khác nhau. Có 
thể thu gom theo từng ca, ngày hay tuần 
tùy thuộc vào quá trình sản xuất. Việc 
thu gom bởi công ty quản lý chất thải từ 
nhà máy đến khu xử lý sẽ được tiến 
hành theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất 
và chủ thu gom - xử lý chất thải. Phần 
lớn các chất thải nguy hại phát sinh đều 
được phân loại và thu gom ngay từ 
nguồn. Tại một số doanh nghiệp, chất 
thải lỏng (chủ yếu là hóa chất thải) được 
thu gom theo từng nhóm riêng, các 
thùng chứa hóa chất nguyên liệu sau khi 
sử dụng hết được dùng để chứa các hóa 
chất thải và có xóa nhãn nguyên liệu in 
trên bao bì hoặc bùn thải công nghiệp 
được thu gom vào các thùng chứa hoặc 
bao nhựa. 
Chất thải sau khi thu gom từ nguồn 
được các chủ nguồn thải lưu giữ tạm 
thời trong khuôn viên nhà máy trước 
khi được giao cho đơn vị xử lý dưới 
nhiều hình thức khác nhau: bùn thải 
được thu gom vào các thùng chứa hoặc 
bao nhựa và để ngoài trời, có che phủ 
bên trên, hóa chất thải sau khi thu gom 
được lưu giữ vào kho chứa có tường 
bao và mái che hoặc cho vào container 
trống, biển báo ghi rõ khu vực chứa 
chất thải cụ thể, nhân viên làm việc tại 
khu vực này cũng được trang bị các 
phương tiện bảo vệ cá nhân như đồ bảo 
hộ, thiết bị cứu hỏa, thiết bị vệ sinh cá 
nhân và các thiết bị an toàn khác và có 
các tài liệu ghi chép cụ thể về lượng 
chất thải này [5]. 
2.3.2. Hoạt động xử lý và tiêu hủy 
chất thải nguy hại 
Hiện nay có rất nhiều phương pháp 
xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại với 
mục đích nhằm giảm thiểu độc tính, 
thay đổi đặc tính, phân hủy chất thải 
hay loại chất thải ra khỏi nước ngầm, 
nước thải, chất thải rắn hay khí thải 
hoặc cô lập chất thải, nhìn chung bao 
gồm các quá trình sau: 
+ Lọc: là quá trình loại các cặn lơ 
lửng trong nước thải bằng cách sử 
dụng các vật liệu xốp. Thường được áp 
dụng để loại bỏ hàm lượng cặn trong 
dòng nước thải nguy hại sau xử lý bằng 
các phương pháp kết tủa - lắng, hay 
tuyển nổi. Bên cạnh đó cũng ứng dụng 
để tách bớt nước từ bùn sinh ra trong 
quá trình xử lý nước thải trước khi 
mang bùn đi đốt. 
+ Trung hòa: áp dụng để thay đổi 
đặc tính ăn mòn của chất thải nguy hại 
với hóa chất sử dụng có thể là kiềm 
(Ca(OH)2, NaOH) hay axit (HCl, 
H2SO4). Trong đó các ion H
+
 hay (OH
-
) 
gây nên đặc tính ăn mòn pH ≤ 2 (hay 
pH ≥ 12,5) sẽ được kết hợp với ion H+ 
(hay OH
-) để đạt pH trung hòa như 
phản ứng sau: 
H
+
 + OH
-
 = H2O 
+ Kết tủa: là quá trình được áp dụng 
nhằm loại bỏ thành phần kim loại nặng 
(Pb, Cd, Ni, Zn) có trong nước thải 
nguy hại bằng cách chuyển các ion kim 
loại từ dạng hòa tan thành dạng không 
hòa tan sau đó loại kết tủa bằng các quá 
trình lắng hay lọc. Tùy theo hóa chất 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
162 
được sử dụng để kết tủa kim loại mà 
các quá trình này sẽ có những tên gọi 
riêng khác nhau như kết tủa hydroxít, 
kết tủa sunfit hay kết tủa cabonat. 
Me
2+
 + 2OH
-
 → Me(OH)2↓ 
Me
2+ 
+ S
2- → MeS↓ 
Me
2+ 
+ CO3
2-
 →MeCO3↓ 
+ Oxy hóa - khử: là quá trình được 
sử dụng rộng rãi trong xử lý nước sinh 
hoạt, nước thải nguy hại và nước thải 
công nghiệp không độc hại hay nước 
thải sinh hoạt. Được dùng để oxy hóa - 
khử các thành phần hữu cơ có độc tính 
trong nước thải, chẳng hạn như phenol, 
chất bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ 
chứa clo, hợp chất đa vòng, benzen, 
toluen hay các thành phần vô cơ như 
sunfit, amoniac, xyanua và kim loại 
nặng. Các hóa chất được dùng trong quá 
trình có thể là clo và hợp chất của clo 
[Cl2, NaOCl, Ca(OCl)2], oxy già 
(H2O2), thuốc tím (KmnO4), ôzôn (O3). 
Ngày nay có xu hướng sử dụng ôxy già 
và ôzôn nhiều hơn là clo và hợp chất 
của clo. Bên cạnh đó, việc sử dụng oxy 
già và ôzôn còn được kết hợp với nhau 
và kết hợp với các yếu tố xúc tác khác 
(xúc tác sử dụng là đèn tia cực tím UV, 
Fe
2+
) nhằm tăng hiệu quả của quá trình 
oxy hóa chẳng hạn như quá trình sử 
dụng kết hợp ôzôn/H2O2, UV/H2O2, 
ôxôn/UV, ôzôn/UV/H2O2, H2O2/Fe
2+ 
+ Bay hơi: ngày nay, các quá trình 
bay hơi được sử dụng để loại các thành 
phần hữu cơ bay hơi trong nước thải, cô 
đặc nước thải hay bùn từ quá trình xi 
mạ. Quá trình bay hơi có thể thực hiện 
trong các thiết bị trao đổi nhiệt thông 
thường hoặc là kết hợp với kỹ thuật 
màng thường được áp dụng cho việc thu 
hồi các chất hữu cơ bay hơi có trong 
nước thải. 
+ Ổn định hóa rắn: là quá trình sử 
dụng các phụ gia có tính kết dính (xi 
măng, pozzolan, nhiệt dẻo, polyme hữu 
cơ, đất sét hữu cơ biến tính) trộn chung 
với chất thải làm tăng các tính chất vật 
lý của chất thải. Quá trình này thường 
được thực hiện trước khi đưa chất thải 
vào bãi chôn lấp. Trong quá trình này 
có thể xảy ra các cơ chế như sau: bao 
viên ở mức kích thước lớn 
(macroencapsulation), bao viên ở mức 
kích thước nhỏ (microencapsulation), 
hấp thụ, hấp phụ, kết tủa, khử độc. Cả 
hai trường hợp bao viên ở kích thước 
lớn và bao viên ở kích thước nhỏ, chất ô 
nhiễm được giữ lại trong kích thước của 
khối rắn bằng các liên kết vật lý. 
+ Phương pháp nhiệt (đốt): đây là 
kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại có 
nhiều ưu điểm được sử dụng để xử lý 
chất thải nguy hại không thể chôn lấp 
mà có khả năng cháy. Phương pháp này 
được áp dụng cho tất cả các dạng chất 
thải rắn, lỏng, khí. Trong phương pháp 
này, nhờ sự oxy hóa và phân hủy nhiệt, 
các chất hữu cơ sẽ được khử độc tính và 
phá hủy cấu trúc. Tùy theo thành phần 
của chất thải mà sinh ra từ quá trình đốt 
có thành phần khác nhau. Nhìn chung, 
thành phần khí thải cũng có các thành 
phần như sản phẩm cháy thông thường 
(bụi, CO2, CO, SOx, NOx). Bên cạnh ưu 
điểm là phân hủy gần như hoàn toàn 
chất hữu cơ (hiệu quả đến 99,9999%), 
thời gian xử lý nhanh, diện tích công 
trình nhỏ gọn, xử lý chất thải nguy hại 
bằng phương pháp nhiệt cũng có một 
nhược điểm là có thể sinh ra khí độc hại 
(dioxin và furan) khi đốt chất hữu cơ 
chứa clo trong điều kiện sử dụng lò đốt 
không đảm bảo. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
163 
+ Sinh học: là phương pháp sử 
dụng vi sinh vật để phân hủy và biến 
đổi thành phần hữu cơ trong chất thải 
nguy hại nhằm giảm các nguy cơ nguy 
hại của chất thải đối với môi trường. 
Trong xử lý chất thải nguy hại có thể sử 
dụng phương pháp sinh học để xử lý 
chất thải nguy hại nếu sử dụng đúng 
loài vi sinh vật thích hợp và kiểm soát 
quá trình vận hành hợp lý. 
+ Chôn lấp: Chôn lấp là công đoạn 
cuối cùng không thể thiếu trong hệ 
thống quản lý chất thải nguy hại. Chôn 
lấp là biện pháp nhằm cô lập chất thải 
làm giảm thiểu khả năng phát tán chất 
thải vào môi trường [5]. 
2.4. Đề xuất biện pháp quản lý và 
kiểm soát chất thải nguy hại tại khu 
công nghiệp Biên Hòa II 
2.4.1. Quy trình quản lý chất thải 
nguy hại tại các khu công nghiệp 
Hình 2: Quy trình quản lý chất thải nguy hại
2.4.2. Biện pháp quản lý và kiểm 
soát chất thải nguy hại 
Hiện nay có rất nhiều biện pháp 
quản lý và giảm thiểu chất thải nhưng 
biện pháp được ưu tiên nhất là giảm 
thiểu chất thải nguy hại tại nguồn và tận 
dụng chất thải. 
Quản lý chất thải nguy hại phải đảm 
bảo các yêu cầu về đóng gói, dán nhãn, 
vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tận dụng, 
tiêu hủy an toàn. Tùy theo trình độ nhận 
thức của con người về môi trường, mục 
tiêu quản lý chất thải nguy hại có thay 
đổi. Ban đầu người ta tìm các biện pháp 
pha loãng chất thải nhằm giảm nồng độ 
chất thải nguy hại trong môi trường. 
Sau đó, chiến lược quản lý chất thải 
nhắm đến giảm tải lượng phát thải vào 
môi trường. Tiếp theo là nhằm giảm 
lượng chất thải nguy hại phải xử lý. 
Giai đoạn cuối, quản lý chất thải hướng 
tới mục tiêu là nền kinh tế phát triển 
bền vững. 
Thông thường có hai biện pháp 
chính để giảm thiểu chất thải tại nguồn: 
thay đổi cách quản lý, vận hành sản xuất 
và thay đổi quá trình sản xuất. Những cải 
tiến căn bản trong quản lý và vận hành 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
164 
sản xuất là cải tiến cách thức vận hành 
cần thực hiện trong tất cả các lĩnh vực: 
sản xuất, bảo trì thiết bị, sử dụng và lưu 
trữ nguyên vật liệu thô, bảo quản sản 
phẩm, lưu trữ và quản lý chất thải. 
Các nội dung cải tiến trong quản lý 
và vận hành sản xuất gồm: quản lý, lưu 
trữ nguyên vật liệu và sản phẩm, những 
cải tiến về sản xuất, ngăn ngừa thất 
thoát và chảy tràn, tách riêng các dòng 
chất thải, huấn luyện dân sự, thay đổi 
quá trình sản xuất. 
Thay đổi về quá trình sản xuất bao 
gồm những thay đổi về nguyên vật liệu 
đầu vào, công nghệ và thiết bị. Tất cả 
những thay đổi này nhằm giảm phát thải 
các chất gây ô nhiễm trong quá trình 
sản xuất. Những thay đổi về quá trình 
có thể được thực hiện nhanh chóng hơn 
và ít tốn kém hơn là thay đổi về sản 
phẩm và kỹ thuật. 
Thay đổi nguyên liệu đầu vào, bao 
gồm cả việc sử dụng nguyên liệu sạch 
hoặc sử dụng nguyên liệu chất lượng 
cao cũng nhằm để hạn chế việc sinh ra 
chất thải nguy hại. 
Thay đổi về kỹ thuật và công nghệ: 
cải tiến quy trình sản xuất, điều chỉnh 
các thông số vận hành quá trình, những 
cải tiến về máy móc thiết bị, những cải 
tiến về tự động hóa. 
Tận dụng chất thải: tái sinh 
(recycle), tái sử dụng (reuse), tái chế 
(reclamation), phục hồi (recovery). Tái 
chế và tái sử dụng là những giải pháp 
tận dụng được ưu tiên sau giảm thiểu 
chất thải. 
Tái sử dụng là sử dụng lại một loại 
sản phẩm nhiều lần nếu có thể, nhằm 
giảm lượng chất thải và giảm các nguồn 
lực phải sử dụng để sản xuất sản phẩm 
mới. Tái sử dụng bao hàm cả việc bán 
cho sử dụng hay sửa chữa sản phẩm để 
dùng tiếp, hoặc sử dụng sản phẩm vào 
nhiều mục đích. 
Tái sinh và tái chế là quá trình chế 
biến chất thải tạo thành sản phẩm mới 
được sử dụng như nguyên vật liệu của 
sản xuất hay sản phẩm tiêu dùng nhằm 
tạo ra lợi nhuận và hiệu quả về kinh tế, 
xã hội, môi trường... 
3. Kết luận 
KCN Biên Hòa II – tỉnh Đồng Nai 
bước đầu đã thực hiện tốt công tác tập 
kết, phân loại chất thải ngay tại nguồn 
phát sinh; thực hiện nghiêm túc Quy 
chế quản lý chất thải nguy hại, như 
đăng ký quản lý chất thải nguy hại, hợp 
đồng với đơn vị có chức năng để thu 
gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý tiêu 
hủy chất thải nguy hại, quản lý chất thải 
nguy hại ngay từ nguồn phát sinh cho 
đến khi chúng được xử lý tiêu hủy hoàn 
toàn; từng bước cải thiện và nâng cấp 
các hệ thống tái chế, xử lý chất thải 
nguy hại đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi 
trường quy định; triển khai chương 
trình hợp tác về bảo vệ môi trường với 
các đơn vị có liên quan: Sở Tài nguyên 
và Môi trường tỉnh Đồng Nai, các tổ 
chức kinh tế, hiệp hội các nhà đầu tư, 
trường học, các viện nghiên cứu; 
thường xuyên mở các lớp tập huấn cho 
các doanh nghiệp bổ sung kiến thức về 
chất thải nguy hại. Thường xuyên phổ 
biến, cập nhật quy định về môi trường 
cho doanh nghiệp KCN. 
Tuy nhiên thực tế cho thấy: Chất 
thải nguy hại chưa được quản lý tốt, 
thiếu công nghệ, thiết bị nên xử lý kém 
hiệu quả, tiêu hủy chưa an toàn. Nhiều 
loại chất thải công nghiệp, hóa chất 
nguy hại bao bì, thuốc bảo vệ thực vật 
tồn lưu chưa được xử lý hoặc xử lý 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
165 
chưa đạt yêu cầu; việc nhập khẩu các 
công nghệ cũ, rác thải dưới nhiều hình 
thức vẫn chưa được kiểm soát, ngăn 
chặn triệt để; hạ tầng kỹ thuật bảo vệ 
môi trường còn lạc hậu, yếu và không 
đồng bộ. Hiện nay, trên 60% trong số 1 
triệu mét khối nước thải/ngày/đêm từ 
các KCN xả thẳng ra các nguồn tiếp 
nhận, không qua xử lý làm gây ô nhiễm 
môi trường trên diện rộng ở nhiều nơi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2006), Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, 
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội 
2. Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (2013), Báo cáo giám sát chất 
lượng môi trường KCN Biên Hòa II 
3. Phòng hành chính (2015), Báo cáo thống kê năm 2015, Sở Tài nguyên và 
Môi trường tỉnh Đồng Nai 
4. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Lê Thị Hồng Trân, Trịnh Ngọc Đào (2009), “Tính toán 
tải lượng, dự báo phát sinh chất thải nguy hại từ 7 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh 
Đồng Nai đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải 
nguy hại”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 12, 2, tr. 132-142 
5. Công ty môi trường Tầm nhìn xanh (2013), “Thu gom, lưu giữ và vận chuyển 
chất thải nguy hại”,  
(1/3/2018) 
CURRENT STATUS AND SOLUTIONS FOR HAZARDOUS WASTE 
MANAGEMENT IN BIEN HOA II INDUSTRIAL ZONE, 
DONG NAI PROVINCE 
ABSTRACT 
Dong Nai Province with a population of over 2.5 million located in the Southern 
Key Economic Zone is one of the provinces which has the rapid development in 
urbanization and industrialization. Local economic development is associated with 
the formation of large industrial zones, attracting many domestic and foreign 
investment. In parallel with the economic development process, it is the increase, 
negative impact on the environment, the more and more increasing amount of waste 
which is diverse and complex,especially hazardous waste from industrial activities. 
Therefore, research on hazardous waste together with management and treatment 
measures is a necessary and urgent issue. 
Keywords: Hazardous waste, industrial zones, management, treatment 
(Received: 15/4/2018, Revised: 29/5/2018, Accepted for publication: 19/3/2019) 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_va_giai_phap_quan_ly_chat_thai_nguy_hai_tai_khu_c.pdf