Hành vi tự gây tổn thương ở trẻ vị thành niên: Thực trạng, các mô hình lý giải, các chiến lược phòng ngừa và can thiệp trong trường học
HVTLTT, tiếng Anh Non-suicidal self-injury
không còn là một khái niệm xa lạ. Trên thế giới hiện
nay, HVTLTT đang là mối lo ngại ngày càng tăng đối
với các cán bộ làm việc trong lĩnh vực sức khỏe tâm
thần [12; tr.126], đặc biệt trong môi trường nhà trường
trung học và các cơ sở khác dành cho trẻ vị thành niên
(VTN). Có nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đáng lo ngại
về các HVTLTT ở lứa tuổi này: xấp xỉ trong khoảng 15-
25% trẻ VTN báo cáo từng có hành vi tự làm tổn
thương ít nhất một lần từ tổng hợp các nghiên cứu ở
Hoa Kì, Anh Quốc, Úc, và các nước Châu Á, theo thống
kê của Nock và cộng sự [13]. Điều này càng chứng tỏ
sự cấp thiết phải có công tác phòng ngừa và can thiệp
đối với HVTLTT ngay từ lứa tuổi VTN.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hành vi tự gây tổn thương ở trẻ vị thành niên: Thực trạng, các mô hình lý giải, các chiến lược phòng ngừa và can thiệp trong trường học
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN & GIÁO DỤC Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 1 (2016), 113-119 | 113 * Liên hệ tác giả Hồ Thu Hà Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Email: thuhaho@gmail.com Nhận bài: 07 – 12 – 2015 Chấp nhận đăng: 10 – 03 – 2016 HÀNH VI TỰ GÂY TỔN THƯƠNG Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: THỰC TRẠNG, CÁC MÔ HÌNH LÝ GIẢI, CÁC CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA VÀ CAN THIỆP TRONG TRƯỜNG HỌC Hồ Thu Hà Tóm tắt: Các hành vi tự làm tổn thương (HVTLTT) là sự phá hủy một cách có chủ đích các phần của cơ thể mà không kèm theo ý định tự sát. Bài viết này tổng hợp các nghiên cứu về HVTLTT ở trẻ vị thành niên (VTN), bao gồm định nghĩa, thực trạng, các mô hình lý giải, các chiến lược phòng ngừa và can thiệp dựa trên trường học. HVTLTT có tỉ lệ cao hơn và khởi phát sớm hơn ở trẻ VTN. Nhiều mô hình lý giải được đưa ra, chú trọng nhiều nhất là tiếp cận chức năng và mô hình năm khía cạnh. Ứng phó với HVTLTT cần các chiến lược phòng ngừa phổ thông và chuyên biệt với cảm xúc/ tư duy tiêu cực và các biện pháp can thiệp với sự tham gia của toàn trường. Trị liệu nhận thức hành vi được xem là có hiệu quả nhất. Từ khóa: hành vi tự làm tổn thương; phòng ngừa; can thiệp dựa trên trường học; sức khỏe tâm thần trường học; trẻ vị thành niên. 1. Đặt vấn đề HVTLTT, tiếng Anh Non-suicidal self-injury không còn là một khái niệm xa lạ. Trên thế giới hiện nay, HVTLTT đang là mối lo ngại ngày càng tăng đối với các cán bộ làm việc trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần [12; tr.126], đặc biệt trong môi trường nhà trường trung học và các cơ sở khác dành cho trẻ vị thành niên (VTN). Có nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đáng lo ngại về các HVTLTT ở lứa tuổi này: xấp xỉ trong khoảng 15- 25% trẻ VTN báo cáo từng có hành vi tự làm tổn thương ít nhất một lần từ tổng hợp các nghiên cứu ở Hoa Kì, Anh Quốc, Úc, và các nước Châu Á, theo thống kê của Nock và cộng sự [13]. Điều này càng chứng tỏ sự cấp thiết phải có công tác phòng ngừa và can thiệp đối với HVTLTT ngay từ lứa tuổi VTN. HVTLTT thường khởi phát vào khoảng tuổi 14-24 [5], ở trẻ VTN hành vi này có thể kéo dài và dày đặc hơn so với hành vi khởi phát ở tuổi trưởng thành, và thường khi khởi phát trẻ VTN cũng ít có xu hướng tìm trợ giúp hơn. Trước đây, quan niệm cho rằng hành vi tự tổn thương chỉ gắn liền với các rối loạn tâm thần, dẫn đến việc ít nhiều đánh giá thấp ảnh hưởng của nó và không chú trọng công tác can thiệp trong trường học, tuy nhiên nghiên cứu của Health và cộng sự, cho thấy tới 15-20% trẻ VTN không thuộc nhóm lâm sàng (không có bệnh lý tâm thần) có các hành vi này – như vậy, trong thực tiễn học đường cần phòng ngừa và can thiệp và quan tâm đến mức độ tiềm ẩn của nó trong mỗi học sinh [12]. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu chuyên biệt nào về trẻ VTN có HVTLTT. Số liệu có liên quan gần nhất mà chúng tôi thu thập được là kết quả báo cáo tỉ lệ tự gây thương tích ở thanh niên và vị thành niên (14-25 tuổi) xấp xỉ 7,5% [14]. Nhưng rõ ràng ngày càng nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông về những trường hợp trẻ VTN “tự hành xác”. Tìm kiếm cụm từ này trên Internet qua công cụ Google có thể cho ra khoảng hơn hai triệu kết quả về các trường hợp thực tế, các bài viết bình luận (tích cực hay tiêu cực) và các bài kiến thức thường thức về phòng ngừa và trị liệu. Một mặt, ta thấy được mối nguy hiểm của việc xuất hiện ngày càng nhiều các trường hợp trẻ phụ thuộc vào hành vi tự làm tổn thương Hồ Thu Hà 114 và phần nào lợi ích của truyền thông trong việc kêu gọi nhận thức về hiện tượng này; nhưng mặt khác, phải thừa nhận rằng việc thông tin không kiểm duyệt, thiếu tính khoa học và nhiều lúc chỉ là quan điểm cá nhân tiêu cực đã duy trì các nhận thức và niềm tin sai lệch về cơ chế và các yếu tố liên quan tới HVTLTT: điển hình cho nó là “thú vui man rợ”, “trào lưu” [15] Các định kiến và kỳ thị này cũng là vấn đề ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu không có biện pháp nhanh chóng hợp lý để xử lý vấn đề, e rằng chúng có thể gây nguy hại cho công tác hỗ trợ và điều trị cho các học sinh có các hành vi rất nguy hiểm cho bản thân này. Chính vì những lí do này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu lý luận về một số vấn đề xung quanh HVTLTT nhằm cung cấp các hiểu biết căn bản đã được chứng thực về các hành vi này, trước hết cho các chuyên viên chăm sóc sức khỏe tâm thần ở trường học cùng những cán bộ có liên quan nói riêng, cho những người làm chính sách, các lãnh đạo trong hệ thống giáo dục cũng như tất cả những người quan tâm tới lĩnh vực sức khỏe tâm thần học đường nói chung; với mục đích nâng cao nhận thức và tổng hợp các chiến lược ứng phó với HVTLTT. Bài viết sẽ đưa ra định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán, thực trạng, các mô hình lý giải, và các biện pháp phòng ngừa – can thiệp đối với HVTLTT. 2. Nội dung 2.1. Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán HVTLTT được hiểu là bất kì hành động phá hủy có định trước hướng vào đối tượng là chính bản thân chủ thể, dẫn tới thương tổn trực tiếp các mô của cơ thể mà không kèm theo ý định tự tử [2, tr.165]. Các hành vi này được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, như đánh/đấm vật thể nhằm gây thương tích cho bản thân, cắt tay, cào mạnh, cạo da, phá hoại quá trình ành vết thương và tự làm bỏng mình. Thậm chí HVTLTT bao gồm các hành động mang tính phá hủy hơn như bẻ xương, gây thương tích tới các chi, tổn thương mắt hoặc tự cắt bộ phận cơ thể. HVTLTT thường đi liền với nhiều vấn đề khác về sức khỏe tâm thần và thể chất, và dẫn tới những hậu quả bệnh lý nghiêm trọng hơn nhiều. Trước đây, HVTLTT thường được xem như một phần của Rối loạn nhân cách ranh giới, nhưng các nghiên cứu gần đây đã cho thấy HVTLTT đi cùng nhiều vấn đề tâm lý khác bao gồm lo âu, trầm cảm, ý tưởng tự sát, cũng như nhiều rối loạn nhân cách [6]. Nói ... ầu hết cá nhân, tất cả các khía cạnh này đều cùng đóng vai trò trong việc khởi phát và duy trì HVTLTT, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của mỗi khía cạnh sẽ khác nhau tùy tùng cá nhân. 2.4. Các chiến lược phòng ngừa và can thiệp trong trường học 2.4.1. Phòng ngừa Các chiến lược phòng ngừa phổ thông trong trường học không nhắm vào một hay một số loại khó khăn chuyên biệt với học sinh, mà hướng tới cung cấp một môi trường học đường an toàn và nuôi dưỡng khả năng phục hồi (resilience) ở học sinh. Nhà trường có thể tạo điều kiện cho sự phát triển các yếu tố thuận lợi cho khả năng phục hồi như: khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, sự liên kết giữa gia đình và trường học, các hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn, quan hệ bạn bè tích cực, sự phát triển các kĩ năng giải quyết vấn đề và ứng phó. Các chương trình của trường học cũng cần quan tâm tới việc phát huy các điểm mạnh, các tiềm năng cũng như các kĩ năng sống tích cực cho học sinh. Ví dụ như các chương trình phát huy tư duy và cảm xúc tích cực, căn cứ vào việc các trẻ có nguy cơ thường đối mặt với lối tư duy và cảm xúc tiêu cực; hay các chương trình giúp trẻ nhận biết tốt hơn các nguồn hỗ trợ xã hội và tính liên kết với nhà trường để giảm các trải nghiệm cô độc [12]. Các chiến lược chung này đồng thời cũng làm giảm khả năng xảy ra HVTLTT ở học sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các trẻ có HVTLTT có xu hướng chỉ trích bản thân, thể hiện thái độ thờ ơ, hoặc các liên kết xã hội, đặc biệt là gia đình, rất yếu, hay gặp khó khăn trong kiểm soát cơn giận dữ, hoặc khó biểu đạt cảm xúc [8]. Rõ ràng việc xây dựng một trường học an toàn và tôn trọng, thấu cảm là điều kiện tốt để tăng cường hoặc cải thiện các mối quan hệ xã hội, giúp trẻ VTN xây dựng hình ảnh bản thân tích cực, giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực và hạn chế những sự kiện nguy cơ. Các chương trình dạy kĩ năng thích nghi hay đương đầu có thể giúp trẻ thay thế các hành vi không thích nghi và tin tưởng vào tiềm năng bản thân. Đặc biệt, do HVTLTT có thể xuất phát từ những lệch lạc trong kiểm soát cảm xúc, các cán bộ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học có thể tổ chức các hoạt động nhóm về kiểm soát cảm xúc, cho phép trẻ có cơ hội khám phá các cách thức khác nhau để biểu đạt hoặc kiểm soát các cảm xúc của mình, nó có thể có tác dụng hỗ trợ trước khi trẻ định có hành vi tự hại. ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 1 (2016),113-119 117 Ngoài ra, nhiều nghiên cứu định tính cho thấy các cá nhân có HVTLTT thường trải nghiệm những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, như vậy, các nguồn hỗ trợ xã hội có thể có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tính kháng cự ở những cá nhân này. Tuy vậy, các thành viên gia đình và bạn bè thường phản ứng khó chịu hoặc tỏ thái độ không hiểu với các vết thương trên cơ thể của các cá nhân này. Nó thường sẽ dẫn tới những căng thẳng trong các mối quan hệ liên cá nhân, ít hỗ trợ xã hội hơn và có thể là xa cách xã hội [7]. Nghiên cứu định tính của McDonald, O‟Brien, và Jackson năm 2007 cho thấy tồn tại cảm xúc tội lỗi của phụ huynh có con có HVTLTT I; thậm chí 22,9% các phụ huynh không biết được rằng con mình rơi vào tình trạng này [11]. Với các mối quan hệ bạn bè, nghiên cứu cho thấy nhóm bạn bè cũng có kiến thức rất hạn chế về HVTLTT, tương tự với giáo viên, xấp xỉ một nửa không có kiến thức nếu gặp trường hợp học sinh rơi vào tình trạng này [9]. Như vậy, các chương trình phòng ngừa trong trường học cũng cần thiết phải quan tâm tới việc nâng cao nhận thức về HVTLTT, cung cấp các thông tin về những yếu tố nguy cơ hay dấu hiệu nhận biết, loại bỏ những niềm tin hay định kiến sai lầm về HVTLTT hay người có hành vi này. Nói cách khác, công tác phòng ngừa không chỉ hướng tới các học sinh có nguy cơ, mà còn làm việc với tất cả môi trường xung quanh bao gồm bạn bè, cán bộ trong nhà trường, những người liên quan như phụ huynh, cụ thể là tập huấn cho họ các cách phản ứng phù hợp (trợ giúp hoặc liên hệ với địa chỉ cụ thể nào) khi biết hoặc tiếp xúc với người có HVTLTT, hoặc làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của HVTLTT. 2.4.2. Can thiệp Về công tác can thiệp dựa trên trường học, khẳng định cán bộ trong trường học nhất thiết phải (1) hoàn toàn ý thức được các dấu hiệu của HVTLTT và cách nhận biết nó chính xác và (2) có khả năng đáp ứng ngay lập tức và hiệu quả với các học sinh có hành vi tự làm tổn thương [9]. Các tác giả khuyến nghị mỗi trường phải thiết lập một bản cam kết giữa các cán bộ trong nhà trường về việc họ sẽ giải quyết và báo cáo các trường hợp HVTLTT như thế nào. Bản cam kết này hướng dẫn quy trình cho các cán bộ trong trường học, đồng thời cũng tuyên bố các chính sách của nhà trường và định rõ trách nhiệm của mỗi cán bộ đối với học sinh có HVTLTT. Nhóm cũng đề xuất các nhà trường thành một một nhóm chuyên môn (crisis team), gồm các cán bộ đa ngành cùng tham gia vào việc chẩn đoán và trị liệu sức khỏe tâm thần ở trường học; họ cần được tập huấn trong việc đáp ứng ngay và can thiệp lâu dài với các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm HVTLTT. Trong nhóm, có thể có những người không trực tiếp tham gia trị liệu, hoặc chỉ góp một phần trong đánh giá, nhưng tất cả đều cần biết đầy đủ về các quá trình này, và nhất thiết phải thành thạo việc hỗ trợ học sinh ngay lập tức khi phát hiện hành vi tự làm tổn thương. Họ cũng cần nắm được tất cả những nguồn hỗ trợ chuyên biệt về HVTLTT, cũng như thiết lập các đường dây liên kết với những nguồn hỗ trợ cho học sinh. Can thiệp trong trường học cần lưu tâm tới một vấn đề khác, là hiện tượng “lây lan” của HVTLTT, là “một chuỗi các sự kiện mà một cá nhân có các hành vi tự gây tổn thương sau đó nó được bắt chước bởi những người khác trong cùng môi trường” [9]. Cần hiểu rằng nền tảng của hiện tượng này là mong muốn thiết lập cảm giác cố kết giữa các học sinh trong cùng nhóm, có được sự chấp nhận hoặc kết nạp vào nhóm, hay xây dựng một tình bạn/tình yêu giữa các em [9]. Nhóm tác giả khuyến nghị tách riêng nhóm học sinh cùng có HVTLTT để mỗi em được phụ trách bởi một cán bộ trong trường học; không sử dụng hình thức can thiệp nhóm hay truyền đạt thông tin rộng rãi giữa nhóm lớn. Walsh cũng đưa ra ba chiến lược để giảm thiểu nguy cơ của hiện tượng này, gồm (1) giảm các hình thức trao đổi về hành vi tự gây tổn thương giữa các thành viên của nhóm; (2) giảm việc lan truyền các hình ảnh những vết thương/vết sẹo gây ra do các hành vi này và (3) trị liệu cá nhân thay vì trị liệu nhóm [11]. Cuối cùng, khi nói về can thiệp cá nhân, phải khẳng định rằng các tác giả trong lĩnh vực can thiệp đều khuyến nghị nếu như học sinh đã được chẩn đoán có HVTLTT, thì học sinh cần được đưa tới các chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Trị liệu toàn diện đối với HVTLTT thường quá phức tạp (gồm các quy trình quản lý rủi ro, tập huấn hành vi thay thế, trị liệu nhận thức, làm việc với hình ảnh bản thân, trị liệu phơi nhiễm, can thiệp dựa trên gia đình, và trị liệu tâm-dược lý) [9] để có thể thực hiện được trong điều kiện nhà trường và với khả năng chuyên môn của nhà tâm lý trường học. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam việc đưa các em tới gặp Hồ Thu Hà 118 nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần không phải lúc nào cũng có thể, thêm nữa cho dù không thể thực hiện được trị liệu, thì những người làm về sức khỏe tâm thần trường học vẫn phải nắm được các biện pháp can thiệp dựa trên thực chứng đối với HVTLTT. Vậy nhưng nó cũng đi kèm với hiện thực là chưa có nhiều bằng chứng khẳng định được hiệu quả của các hình thức trị liệu đối với HVTLTT [12]. Các biện pháp can thiệp nhận thức – hành vi, tuy ít bằng chứng cho thấy hiệu quả trực tiếp đối với HVTLTT, nhưng lại có kết quả tích cực trong giảm hành vi tự sát hay các trạng thái liên quan như trầm cảm. Xem xét theo tiếp cận chức năng hay mô hình kiểm soát cảm xúc, có thể thấy HVTLTT gắn liền với các cảm xúc tiêu cực (trầm uất, lo âu,), các suy nghĩ không hợp lý và các hành vi không thích nghi; như vậy can thiệp nhận thức hành vi hoàn toàn là phù hợp. Hai liệu pháp nhận thức – hành vi mà Muehlenkamp cho là có nhiều bằng chứng chứng minh tính hiệu quả nhất là PST - trị liệu giải quyết vấn đề3 và DBT - trị liệu hành vi biện chứng4 [6]. 3. Kết luận Bài viết được thực hiện với mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về các hành vi tự làm tổn thương bản thân ở trẻ VTN để làm cơ sở cho công tác phòng ngừa và can thiệp ở trường học. Như đã trình bày, trẻ VTN, đặc biệt là ở môi trường học đường, là nhóm đối tượng được đặc biệt quan tâm trong nghiên cứu và can thiệp với HVTLTT, do tỉ lệ khởi phát, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của hành vi nguy hiểm hơn nhiều so với các lứa tuổi khác. Tuy có nhiều chênh lệch do vấn đề định nghĩa hay phương pháp, nhưng tỉ lệ hành vi này 3PST: Problem-solving therapy 4DBT: Dialectical Behavior Therapy ở trẻ VTN trong các nghiên cứu quốc tế cho thấy đều rất đáng báo động (xấp xỉ 15-25%); ở Việt Nam trích chỉ số thống kê quốc gia cũng không kém phần đáng ngại. Nhiều mô hình lý thuyết được đưa ra để giải thích cho các hành vi này, nhưng cần hiểu chúng trong mối quan hệ tương tác với nhau và các áp dụng hợp lý mô hình trong đánh giá và can thiệp, đây cũng là yêu cầu nhất thiết với các cán bộ sức khỏe tâm thần trường học. Cuối cùng, một số chiến lược trong phòng ngừa và can thiệp dựa trên trường học đối với HVTLTT được giới thiệu tổng quát để làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình riêng phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Trên cơ sở này, chúng tôi khuyến nghị cần có nghiên cứu chuyên biệt trên diện rộng về tỉ lệ trẻ VTN có các HVTLTT, cũng như các lãnh đạo nhà trường và cán bộ sức khỏe tâm thần trường học sớm có những biện pháp tương thích với hoàn cảnh hiện nay để đáp ứng việc phòng ngừa và trực tiếp hỗ trợ các học sinh có nguy cơ/hay có dấu hiệu HVTLTT. Tài liệu tham khảo [1] American Psychiatric Association (2013), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, Text Revision, Washington, DC: American Psychiatric Assocation. [2] Best, R. (2006), Non-suicidal self-injury in adolescence: A challenge for schools, British Journal of Guidance & Counseling, 34, 161-175. [3] Cu, L.L. & Blum, R.W., (2011), Intentional injury in young people in Vietnam: prevalence and social correlates, MEDICC Review, 13, 23-28. [4] Hilt, L.M., Nock, M.K., Lloyd-Richardson, E.E., & Prinstein, M.J. (2008), Longitudinal study of nonsuicidal self-injury among young adolescents: Rates, correlates, and preliminary test of an interpersonal model, Journal of Early Adolescence, 28(3), 455-469. [5] Jacobson, C.M., & Gould, M. (2007), The epidemiology and phenomenology of non-suicidal behavior among adolescents: A critical review of the literature, Archives of Suicide Research, 11, 129-147. [6] Klonsky, E.D., Muehlenkamp J.J. (2006), Self- injury: A research review for the practitioner, Journal of Clinical Psychology, 63. [7] Klonsky, E.D., Oltmanns, T.F., & Turkheimer, E. (2003), Non-suicidal self-injury in a nonclinical population: Prevalence and psychological correlates, American Journal of Psychiatry, 160, 1501-1508. [8] Laye-Gindhu, A. & Schonert-Reichl, K.A. (2005), Nonsuicidal self-injury among community adolescents: Understanding the whats and whys of self-injury, Journal of Youth and Adolescence, 34, 447-457. ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 1 (2016),113-119 119 [9] Lieberman, R.A. & al. (2009). Non-suicidal Self- injury in the schools: prevention and intervention, Self-injury in youth: The essential guide to assessment and intervention, 195-214. [10] Lloyd-Richardson, E.E., Perrine, N., Dierker, L., & Kelley, M.L. (2007), Characteristics and functions of non-suicidal self-injury in a community sample of adolescents, Psychological Medicine, 37, 1183-1192. [11] Messer J.M., Fremouw W.J. (2008), A critical review of explanatory models for self-mutilating behaviors in adolescents, Clinical Psychology Review, 28, 162-178. [12] Nixon, M.K., Health, N.L. (2009), Self-injury in youth: the essential guide to assessment and intervention, New York, Routledge. [13] Nock, M.K., Joiner, T.E., Gordon, K.H., Lloyd- Richardson, E., & Prinstein, M.J. (2006), Non- suicidal self-injury among adolescents: Diagnostic correlates and relation to suicide attempts. Psychiatry Research, 144, 65-72. [14] Điều tra Quốc gia Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam 2 / SAVY 2 (Survey Assessment of Vietnamese Youth) [15] luat/thoi-su/-28208/hai-hung-truoc-trao-luu-tu- hanh-xac. ADOLESCENT NON-SUICIDAL SELF-INJURY: STATUS QUO, EXPLANATORY MODELS, PREVENTION AND INTERVENTION STRATEGIES IN SCHOOL SETTINGS Abstract: Non-suicidal self-injury (NSSI) is the intentional destruction of body parts without any suicidal intent. This paper is a summary of researches on adolescent NSSI, including definition, status quo, explanatory models, school-based prevention and intervention strategies. NSSI appears earlier and shows a higher rate in adolescents than other ages. There have been many explanatory models, among which the functional approach and the five-dimension model have been the greatest focuses of attention. Dealing with NSSI in school settings requires universal and specific prevention strategies with negative emotions/thoughts as well as intervention strategies with the participation of all school staff members. The cognitive behaviour therapy is considered the most effective one. Key words: non-suicidal self-injury; prevention; school-based intervention; mental school health; adolescents.
File đính kèm:
- hanh_vi_tu_gay_ton_thuong_o_tre_vi_thanh_nien_thuc_trang_cac.pdf