Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn

Hà Nội là đề tài nổi bật nhất trong văn xuôi Đỗ Phấn, được thể hiện rất rõ nét

qua lối sống và thói quen sinh hoạt đặc trưng phố phường mà chính tác giả đã trải

nghiệm. Lối sống của cư dân đô thị được thể hiện khá thành công qua cách phục trang,

qua những đồ ăn, thức uống phố phường, qua văn hóa giao tiếp. Đỗ Phấn viết về Hà Nội

như một hành động giữ gìn văn hóa, giữ gìn những giá trị sống của người Thủ đô

Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn trang 1

Trang 1

Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn trang 2

Trang 2

Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn trang 3

Trang 3

Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn trang 4

Trang 4

Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn trang 5

Trang 5

Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn trang 6

Trang 6

Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn trang 7

Trang 7

Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn trang 8

Trang 8

Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 9360
Bạn đang xem tài liệu "Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn

Hà Nội trong văn xuoi Đỗ Phấn
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 61 
H NI TRONG VN XUI 9 PH?N 
Lê Trà My1(1), Phan Thị Minh Phương2 
1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
2Trường THPT Mê Linh, Hà Nội 
Tóm tắt: Hà Nội là đề tài nổi bật nhất trong văn xuôi Đỗ Phấn, được thể hiện rất rõ nét 
qua lối sống và thói quen sinh hoạt đặc trưng phố phường mà chính tác giả đã trải 
nghiệm. Lối sống của cư dân đô thị được thể hiện khá thành công qua cách phục trang, 
qua những đồ ăn, thức uống phố phường, qua văn hóa giao tiếp. Đỗ Phấn viết về Hà Nội 
như một hành động giữ gìn văn hóa, giữ gìn những giá trị sống của người Thủ đô. 
Từ khóa: Đỗ Phấn, Hà Nội, cư dân đô thị 
1. MỞ ĐẦU 
 Đỗ Phấn từng nói: “Dù tôi có xuất bản bao nhiêu đầu sách đi chăng nữa thì người đọc 
vẫn có thể hình dung rằng, cả đời Đỗ Phấn chỉ viết một cuốn sách duy nhất - cuốn sách về 
Hà Nội”. Văn xuôi Đỗ Phấn, từ tiểu thuyết đến tản văn, đều là những trang viết về mảnh 
đất và con người Hà Nội, thấm đẫm hồn cốt Hà Nội xưa cùng những trở trăn của Hà Nội 
nay. Có thể nói, Hà Nội chính là một đề tài nổi bật nhất trong văn xuôi Đỗ Phấn. Hay nói 
cách khác, đọc Đỗ Phấn chính là nhận ra Hà Nội được “ghim” bằng những con chữ. 
2. NỘI DUNG 
Đỗ Phấn vốn là một họa sĩ, 50 tuổi mới in cuốn sách đầu tiên. Ông sinh ra và lớn lên ở 
Hà Nội, gia đình nhiều đời sinh sống ở thủ đô. Hà Nội là quê hương ông, hơn nữa, nó là 
tâm hồn ông, là cuộc sống của ông. Đỗ Phấn chia sẻ, viết với ông chính là vẽ, là “vẽ” Hà 
Nội qua những con chữ. 
Hà Nội trong văn xuôi của Đỗ Phấn được thể hiện rất rõ nét qua lối sống và thói quen 
sinh hoạt đặc trưng phố phường mà chính tác giả đã trải nghiệm. Những cư dân đô thị có 
một lối sống khác với những thành viên ở các miền quê. Lối sống ấy được thể hiện qua 
trang phục, cách ăn uống và giao tiếp xã hội. Đặc biệt, khi viết về lối sống của con người 
1 Nhận bài ngày12.02.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.02.2017 
 Liên hệ tác giả: Lê Trà My; Email: tramyle2311@gmail.com 
62 TRNG I HC TH  H NI 
đô thị, Đỗ Phấn luôn luôn trăn trở, xót xa cho không gian văn hóa thị thành dần mờ mỏng, 
phai nhạt. Ông bộc lộ những xúc cảm chân thành, tha thiết khi tái hiện “sự giằng co giữa 
một bên là ý thức gìn giữ truyền thống và một bên là thôi thúc đổi mới” [4]. Ông viết văn 
vừa như để ôn lại kỷ niệm, vừa như phác họa lại con người, văn hóa đô thị qua những 
thăng trầm thời gian. Như đã có lần ông trải lòng, viết văn là một hình thức tìm lại những 
điều đã mất. 
Trong cuốn tản văn Ngồi lê đôi mách với Hà Nội, qua giọng văn hóm hỉnh của Đỗ 
Phấn, ta thấy những chuyện trang phục, lối sống, cư xử, thái độ, giao tiếp được coi là 
văn hóa đặc trưng của phố cổ Hà Nội. Một “lịch sử thời trang” của Hà Nội được hiện lên 
qua các trang vết. Xa xưa, thời trang của người Hà Nội là thời trang “tứ chiếng” đó là cách 
đọc trại đi của “Tứ trấn” trong “Thăng Long Tứ trấn”. Trang phục của người Hà Nội rất 
phong phú qua một nghìn năm hội nhập. Thời phong kiến có những qui định hà khắc với 
trang phục, mặc để phân biệt: dân ra dân, quan ra quan Hà Nội thời Pháp thuộc đã hình 
thành một phong cách ăn mặc mới lạ. Nam công chức áo vét nhạt màu, quần ka ki lơ vê 
gấu là thẳng tắp. Mùa hè mặc quần soóc đi giày bata. Những tiểu thư khuê các mặc áo dài 
lụa cổ cao kín đáo. Người lao động là quần ống xéo vải thâm hoặc nâu với áo cánh cùng 
màu. Sau hòa bình lập lại năm 1954, Hà Nội có thêm mốt mới do cán bộ, bộ đội mang từ 
chiến khu về: Áo đại cán bốn túi hoặc đồng phục công nhân. Phụ nữ thì mặc áo sơ mi may 
kiểu Tây nhiều màu sắc. Có thể khẳng định người Hà nội những ngày bao cấp tự hình 
thành cách ăn mặc của mình. Nhìn chung là kín đáo khiêm nhường và lịch sự. Com lê áo 
dài chỉ những dịp lễ tết. 
Đời sống thị thành hiện lên chân thực qua những gì thị dân khoác lên mình. Đầu tiên 
là những trang phục theo xu hướng thịnh hành của từng giai đoạn - cái vẫn được gọi ngắn 
gọn là mốt: “Thành phố cái gì cũng theo phong trào. Xưa đã thế mà nay vẫn vậy. Đã có 
thời cả thành phố đen sì một màu vi-ni-lông ướt trên những chiếc áo rét dài trùm kín đít. 
Trông cứ như một chiếc cọc đuồn đuỗn đen đúa đi lại trên đường” [8, tr.215]. Rồi những 
“chiếc quần bó sát” theo kiểu “thời trang bít tất” ồ ạt tràn về. 
Những cư dân cũ của thành phố phần lớn giữ được cái giản dị, thanh lịch cần thiết. 
Những phụ nữ như Phượng trong Vắng mặt thường “mặc một chiếc quần lửng có dây buộc 
túm gấu. Chiếc áo ba lỗ hở một khoảng ngực trắng ngần lấp ló hai bầu ngực căng tràn. Mái 
tóc xù buộc gọn sau gáy để lộ ra chiếc cổ nhỏ và cao” [5, tr.165]. Họ có vẻ đẹp toát ra từ 
thần thái, không phụ thuộc vào vải vóc đắp lên người. 
Làm nên diện mạo phố phường còn có một phần không nhỏ của những thị dân “dự bị”. 
Họ là đông đảo những cô gái ăn sương, cave lành nghề, hay những công dân mới của thành 
phố: “Mẹ Khánh Ly có cách ăn mặc trang điểm khá là cầu kì dị hợm quê mùa. Tóc búi cao 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 63 
cài chiếc trâm lủng lẳng hai con bướm bằng bạch kim nhỏ như hạt bưởi. Vàng đeo đỏ tay, 
cổ trĩu dây chuyền ngọc. Và đặc biệt là chiếc túi hàng hiệu có chữ LV sáng loáng luôn kề 
cận bên chỗ ngồi” [9, tr.139]. Ngoài ra, còn có những thanh niên nhuộm tóc xanh đỏ quần 
áo bó chẽn lố nhố, người sặc mùi mĩ phẩm đàn ông đắt tiền và “những bộ trang phục 
dữ dội khoe hàng. Đảm bảo cho những tưởng tượng toàn diện về “món hàng” bên trong” 
[10, tr.58]. 
Trong nhiều trang viết, nhân vật của Đỗ Phấn bị tóm gọn bằng chính đặc điểm ngoại 
hình. Thay vì tên riêng, họ được gọi bằng “đàn bà son phấn” như chị Tích vợ chủ tịch 
phường Bình Sơn trong Ruồi là ruồi. Hay các cô gái tiếp viên được gọi theo màu áo: 
Trắng - Đỏ - Tím thay cho những cái tên sến sẩm, mộng mơ mà chính họ còn không nhớ 
nổi. Có lẽ, khi hạn chế tiếp xúc và cởi mở với nhau, những thị dân hẳn chẳng còn cách nào 
khác để cảm nhận về đối phương qua phục trang, đồ đạc. Và từ đó nảy sinh những “ma nơ 
canh sống“ trưng bày hàng hiệu với sự phối hợp bất chấp kiểu dáng,  ... sự chỉn chu trong các công 
đoạn và cũng cần cả sự đồng điệu tâm hồn của người chế biến lẫn người thưởng thức. Dù 
chỉ là một cách thưởng thức gián tiếp nhưng đọc những bài văn nồng nàn hương vị xôi nếp 
của Đỗ Phấn, người đọc cũng thỏa lòng. 
Hầu hết các nhân vật thị dân lâu đời trong tác phẩm của Đỗ Phấn đều có một vốn kiến 
thức ẩm thực dày dặn. Tất cả các món ăn từ đơn giản đến phức tạp đều được họ chế biến, 
thưởng thức như một môn nghệ thuật. Đĩa bún đậu với: “bát mắm tím xứ Thanh vắt chanh 
pha đường và ớt bột hồng hào tươi tắn Bún lá dày dặn cắt miếng trắng phau. Đậu Mơ 
rán phồng giòn dai vừa vặn còn sủi tăm mỡ. Và rổ rau kinh giới kèm thêm những miếng 
dưa chuột thái mỏng” [8, tr.257]. Các nhân vật thưởng thức đồ ăn bằng cả khứu giác, thị 
giác và vị giác: “Mùi mắm tôm vắt chanh thơm lừng. Ớt đỏ và rau mùi tàu xanh sẫm gai 
gai mép. Vài nhánh húng mập mạp xếp gọn gàng cùng với hành hoa sống cắt ngắn. Đĩa 
lòng luộc vẫn còn hôi hổi bốc hơi” [6, tr.44]. 
Thậm chí: “Chỉ mấy củ lạc rang thôi anh cũng biết đến bốn cách làm. Rang mộc. Rang 
nước mắm. Rang lên xát vỏ đập giập chưng với mỡ, muối và hành xanh. Và dĩ nhiên làm 
muối vừng” [7, tr.58]. Đến những món có phần phức tạp hơn một chút như thịt gà ta luộc 
chấm muối chanh, cá chép tai trâu rán cả con thơm lừng mùi nếp, rô don hạt bưởi rán hai 
lửa giòn tan vàng sậm, nước mắm ớt gừng tỏi cay xé lưỡi 
Ẩm thực Hà Nội còn phải kể đến những đĩa ốc thơm nức mùi chanh bưởi. Gánh quà 
vặt cổng trường ngày trước không thể thiếu hàng ốc. Ốc loại nào thì có cách thưởng thức 
của loại ấy và đều rất hấp dẫn. Ăn ốc vặn thì dùng mảnh sắt tây cắt hình tam giác nhọn làm 
đồ nhể ốc. Ăn ốc mút thì dùng đồng hai xu bẻ chiếc đuôi nhọn để mút. Nhìn đĩa ốc nóng 
hổi được múc ra đặt cạnh bát nước mắm dấm đường gừng ớt hấp dẫn được pha chế bằng 
nước luộc ốc cho nhạt bớt. Ăn ốc thỉnh thoảng đệm thêm một ngụm nhỏ nước chấm cay 
sè... Ngoài ốc chấm còn có bún ốc cũng ngon không kém và chế biến cũng hết sức cầu kì. 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 65 
Từ chọn ốc nhồi rêu bám xanh rì ngâm kĩ hàng tuần với nước vo gạo. Hấp ốc bằng dẫm 
bỗng nếp cái hoa vàng, Mươi con ốc dùng chiếc mỏ thép đập đuôi nhể ra bấm ruột thả vào 
bát. Nước chấm trong veo múc bằng giuộc nứa chỉ vừa ấm gan bàn tay. Ăn với bún lá 
mỏng tèo trắng nõn. Tuyệt không dùng đến bất cứ thứ rau dưa gia vị nào. Nhìn tô bún ốc 
thơm lừng thật khó cưỡng lại, chắc hẳn ai cũng muốn đưa ngay vào miệng mà cảm nhận vị 
giòn giòn sật sật của ốc béo bùi, vị mát thơm của lát bún trắng. Không hẳn vì các đô thị 
giàu có nên cư dân ở đây thưởng thức, chế biến đồ ăn một cách cầu kì, mà ngay cả thời 
nghèo khó, họ đã coi việc nấu ăn như một nghi thức hưởng thụ mang tính văn hóa. Họ 
được cha ông dạy rằng: “Càng nghèo càng phải biết cách nấu ăn ngon thì mới sống được” 
[6, tr.169]. 
Trước khi muốn nấu được một món ăn ngon, người ta phải được thưởng thức chúng 
một cách đúng nghĩa. Và dù là kinh doanh, buôn bán nhưng người Hà Nội xưa không vì lợi 
nhuận mà quên đi việc bỏ tâm huyết, tình cảm của người chế biến. Mỗi món ăn ra đời được 
chắt chiu biết bao tâm huyết, tình cảm của người chế biến. 
Không chỉ ăn, mà thói quen uống của cư dân Hà Nội cũng khác biệt với nhiều vùng 
miền khác. Thói quen ăn sáng uống cà phê tồn tại như một điều thiết yếu của cuộc sống thị 
thành. Nó cũng bao gồm mùi vị, không gian và nét thư thái đặc trưng: “Hương thơm của 
nó có cảm giác như được dội lên từ đất” [5, tr.118]. “Mi nhấp một ngụm cà phê. Giữ lại 
giây lát trong miệng. Mùi cà phê ấm áp dâng đầy lên sống mũi” [5, tr.119]. Cà phê làm nên 
mùi phố. Mùi phố thoang thoảng hương cà phê. 
Điều bức bối duy nhất trong văn hóa ẩm thực đô thị là những trà trộn công nghiệp sặc 
mùi kinh tế. Nó làm mất đi hương vị của món ăn, làm phai nhạt kí ức của thị dân về thành 
phố và phá hủy một phần không nhỏ văn hóa tinh tế của thị thành. Tiền bạc bon chen ngấm 
cả vào đồ ăn thức uống “tạo hương vị nhậm nhằn khó nuốt” [10, tr.53]. Cách chế biến cẩu 
thả, thô thiển làm hỏng những món ăn có tiếng: bát phở công nghiệp có “màu nước dùng lờ 
lợ đục và những cọng hành nhừ nát. Thịt gà công nghiệp trắng bở và mùi hoi nồng gắt như 
nước vặt lông” [10, tr.104]. Nó đi liền với những thị dân mới, cách hưởng thụ của các đại 
gia sang trọng trong nhà hàng với tất cả kiểu cách cầu kì, trừ hương vị của món ăn. Và 
cộng thêm vào đó là những cải biên theo chiều hướng phong phú không thể kiểm soát: “Ở 
Hà Nội bây giờ bún riêu ốc đã cho thêm giò và thịt bò tái. Sẽ chẳng ngạc nhiên nếu mai kia 
trong bát bún ốc còn có cả vài con châu chấu rang lá chanh” [9, tr.34]. 
Có thể nói, lối sống của cư dân đô thị được thể hiện khá thành công qua cách phục 
trang, qua những đồ ăn, thức uống phố phường. Nó vừa tinh tế, thanh nhã, cầu kì, cao đạo 
như nền văn hóa ngàn năm nơi đây, vừa pha trộn nhiều xô bồ, toan tính của nền kinh tế thị 
trường ồ ạt. Một yếu tố nữa được Đỗ Phấn quan tâm là văn hóa giao tiếp của người Hà Nội. 
66 TRNG I HC TH  H NI 
Thời kì mở cửa tạo ra nhiều sự đan cài phức tạp trắng - đen, tốt - xấu. Các tác phẩm 
văn xuôi thời kì này đã phản ánh một cách sinh động bức tranh cuộc sống hỗn tạp nơi đô 
thị thông qua việc xây dựng một thế giới nghệ thuật thành thị với nhiều hạng người, nhiều 
cảnh ngộ đa dạng, nhiều phong tục, tập tục hỗn độn. Truyền thống và hiện đại là những 
yếu tố có mặt trong đời sống của xã hội, trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển, trong đó 
có lĩnh vực văn hóa giao tiếp - nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, truyền thống và 
hiện đại không bao giờ tồn tại một cách tĩnh tại, tách biệt nhau mà luôn ở trong thế vận 
động, liên hệ tác động lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau, làm thành diện 
mạo văn hóa của dân tộc. Nếu không nhận dạng và giải quyết tốt sự thống nhất biện chứng 
giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa giao tiếp, chúng ta không thể phát huy đầy đủ 
vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội. Văn hóa giao tiếp là biểu hiện của trình độ 
phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. 
Mối quan hệ xã hội của con người không chỉ thể hiện được đặc trưng của văn hóa xã 
hội mà còn thể hiện được tính cách, tâm lý của từng cá thể. Những mối quan hệ xã hội 
được dựng lên trong tác phẩm của Đỗ Phấn phản ánh đầy đủ các phương diện của xã hội 
thị thành với nền kinh tế phát triển như vũ bão. Ở đó, có cả lối nói chuyện nhã nhặn, thanh 
lịch, lẫn cái giả dối, trơ trẽn và thô thiển, bản năng. Đó là một đô thị phức tạp, nhiều chiều, 
một phông nền không ngừng biến động. 
Trước hết là lối giao tiếp thanh lịch của những thị dân lâu đời. Dẫu chỉ là một anh lái 
xe bình thường, Khai trong Ruồi là ruồi vẫn có sự lịch thiệp dễ mến, cách ăn tiêu “điềm 
đạm cân nhắc” chứ không hợm mình. Quang Văn trong Rừng người nhẹ nhàng với cả 
những anh xe ôm ngoài bến xe. Hoặc như Thông trong Con mắt rỗng, khi đi vào nhà hàng 
đông đúc “anh cúi người thận trọng luồn lách qua đám khách đông nghịt luôn miệng xin 
lỗi, xin lỗi Đúng là tác phong người Hà Nội nhưng ở ngay chính Hà Nội bây giờ tìm 
được một người như anh cũng rất hiếm”. Đặc biệt, những thị dân lâu đời có lối giao tiếp 
đầy tự trọng. Họ được dạy luôn biết rõ địa vị của mình, không nhận những đón rước thái 
quá, phù phiếm: “Lớn lên vào thời kì giáo dục dạy cho con người ta rất ý thức về vị trí 
trong xã hội, anh không cho phép mình có những cư xử vượt quá tầm vóc của mình. Nhún 
nhường đấy mà cũng là tự trọng” [7, tr.10]. 
Ở nơi phố phường đông đúc, chẳng có gì khó hiểu khi không phải thị dân nào cũng cư 
xử nhã nhặn, thanh lịch cả. Cư dân thành phố cũng có lối giao tiếp ngạo mạn, khinh người: 
“Người Hà Nội nổi tiếng khắp trong nam ngoài bắc về phong cách bán hàng như đuổi 
khách. Cái ngạo mạn của những thị dân đầu não dù kín đáo hay lộ liễu cũng chỉ là một mà 
thôi” [8, tr.22]. Thậm chí, trong lời ăn tiếng nói của họ có ý khách sáo quá đà, đến mức 
“giả dối và đầy cạm bẫy” [10, tr.313]. Tác giả viết những câu đầy chiêm nghiệm, với mong 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 67 
muốn góp tiếng nói làm cho lối ứng xử của con người tốt đẹp hơn, tránh xa hiện thực: “dân 
phố là thế. Luôn miệng hô khẩu hiệu học hỏi nhưng nếu được góp ý một chút thì lập tức xù 
lông phản pháo cũng bằng câu cửa miệng “Xin đừng dạy dỗ” [8, tr.213]. Ông còn đau xót 
nhận ra rằng: “Số người đóng kịch ở thành phố bao giờ cũng nhiều hơn những người sống 
thật” [10, tr.233]. Khó mà tránh được tình trạng đau lòng này khi mọi cư dân ồ ạt dồn ứ 
vào những thành phố lớn. Các mối quan hệ trở nên bão hòa, luôn luôn đổi mới tùy theo 
mục đích của con người. 
Mối quan hệ giữa con người với con người nơi phố thị bị tiền bạc chen vào, nhanh 
chóng trở nên thực dụng: “Dân phố khi xong việc thường không muốn có những tiếp xúc 
kéo dài mất thời gian” [10, tr.182]. Không chỉ vậy, mối quan hệ giữa người với người còn 
trơ trẽn đến tàn nhẫn như kiểu “biến bạn thành thực phẩm” [10, tr.90], hoặc ngập ngụa bon 
chen, giả dối, phiền lụy, ngờ vực của “những kẻ trơ trẽn đến mức thật thà? Hay giả dối đến 
độ lì lợm” [7, tr.12]. Thay vì nói chuyện, bắt tay, những cư dân sống ở những đô thị có một 
cách tạo lập, duy trì mối quan hệ xã hội rất đặc biệt - nhờ một phương tiện trung gian hiệu 
quả - tiền: “Hắn kín đáo chìa ra chỉ một loại giấy phép thôi Cái giấy phép của hắn cũng 
đang trong thời kỳ chuyển đổi. Từ rít rịt cotton sang polymer trơn chuội” [10, tr.40]. Thậm 
chí, tiền còn trở thành “vật liệu xây dựng” của mọi công trình lớn nhỏ. 
Mối quan hệ con người với con người trong tác phẩm của Đỗ Phấn bị cuốn vào vòng 
xoáy của việc kiếm chác và bán mua danh vọng. Hiếm hoi lắm mới bắt gặp một tình cảm 
giản dị, đẹp đẽ như lão Quảng với lão Hoạt và những người già, trẻ em cơ nhỡ ở Trung tâm 
bảo trợ xã hội. Nếu không phục vụ một tham vọng nào đó, các nhân vật chỉ cần thờ ơ với 
nhau, cũng là một cách duy trì khoảng trống cho riêng mình: “Cuối cùng thì chỗ trú ẩn an 
toàn nhất lại chính là thành phố đông đúc. Chẳng ai quen ai ở đấy. Không cần biết nhau 
hoặc biết rồi quên” [10, tr.39]. Đỗ Phấn khắc họa lối sống của con người với ngổn ngang 
bề bộn như chính “Hà Nội của hôm nay, trên và dưới, trước và sau, hùng hục, sùng sục, 
quần quật trong công cuộc mưu sinh, làm giàu, hưởng thụ, và cả tự hủy” [3]. 
Ông luôn “tiếc nuối về một văn hóa ứng xử của người Hà Nội. Một đứt gãy vĩnh viễn 
không thể hàn gắn lại được nữa khi mà dân số tăng vọt với cuộc nhập cư ào ạt như bây 
giờ” [11]. Tuy nhiên, không phải tác giả chỉ hướng cái nhìn một chiều mang tính chất hoài 
cổ hoặc tiêu cực về thành phố. Ông nhận thức sâu sắc rằng: “Hà Nội phải phát triển, những 
ngói nâu tường cũ mất đi cũng là điều tất yếu”. Dù có luyến tiếc “nếp sống bình dị êm ả, 
tao nhã lịch thiệp của một Hà Nội xưa đang dần bị mai một” nhưng Đỗ Phấn vẫn tràn đầy 
niềm tin vào “những thị dân cũ Hà Nội là hạt nhân đang cố sức giữ gìn nếp sống” - một 
dấu hiệu đáng mừng cho viễn cảnh “Hà Nội sẽ quay lại mạnh mẽ hơn với nếp sống thanh 
lịch, trật tự, tao nhã như ngày nào” [12]. 
68 TRNG I HC TH  H NI 
3. KẾT LUẬN 
Tại Hội sách Thành phố vì hòa bình 2014, nói về việc viết văn, Đỗ Phấn cho rằng đó 
là một hành động giữ gìn văn hóa. Cũng như Bùi Xuân Phái đã lưu giữ mái ngói tường rêu 
vào vĩnh cửu hội họa, thì nhà văn cần làm điều tương tự với chữ nghĩa. Để văn hóa của 
một thị thành trầm mặc không bao giờ mất đi: “vẻ đẹp ở Hà Nội từng có và từng mất 
nhưng người cầm bút phải nhắc lại và làm sống dậy những giá trị, phẩm chất ấy” [2]. Cái 
ông luôn trăn trở là lối văn hóa ứng xử lịch lãm của “người ở Hà Nội”, làm sao cho nó 
đừng phai nhạt, lai tạp, biến tướng. Ông cũng nói rất rõ rằng, quá trình đô thị hóa là tất 
yếu. Ông lưu giữ những mái ngói tường nâu trong văn chương, không có nghĩa là ông bài 
trừ cái mới. Đỗ Phấn “không quá tha thiết hay rên rỉ tiếc nuối khi mất đi những mái phố 
thâm nâu, những dãy phố cổ nhà ống mà ai ở trong đó cũng đều kêu khó, kêu khổ Điều 
ông ấn tượng nhất cũng không phải là xã hội thị dân Hà Nội đang sống bây giờ, mà chính 
là Hà Nội ở cái thời mà ông và nhiều người đã được may mắn sống. Ở đó, sự giao tiếp đã 
làm nên cốt cách của con người. Ở đó, sự văn minh công cộng làm người ta tử tế hơn Đó 
là những giá trị sống mà bây giờ, với tư cách người cầm bút, ông muốn viết ra, muốn mọi 
người đọc nó, và mong một ngày không xa, những giá trị ấy sẽ quay trở lại mảnh đất này” 
[1]. Với những ước nguyện ấy, Đỗ Phấn có thể được coi là một Pablo Picasso của Hà Nội, 
một Hà Nội lập thể, muôn mặt đời thường, nhưng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp riêng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Mai Hoàng (2014), Vẽ Hà Nội qua con chữ, 
noi-qua-con-chu/573068.antd. 
2. Mi Ly (2014), Đỗ Phấn đoạt giải Hội Nhà văn Hà Nội 2014: Nhà văn có những ký ức “ăn 
tiền”, 
nha-van-co-nhung-ky-uc-an-tien-n20141005025028504.htm. 
3. Hoài Nam (2013), Cuộc sống ở bên cạnh, 
canh-hoai-nam.vhtm. 
4. An Ngọc (2014), Họa sĩ, nhà văn Đỗ Phấn: “Cả đời, tôi sẽ chỉ viết sách về Hà Nội”, 
/285321.vnp. 
5. Đỗ Phấn (2010), Vắng mặt, Nxb Hội Nhà văn, Công ty Sách Bách Việt. 
6. Đỗ Phấn (2011), Chảy qua bóng tối, Nxb Trẻ. 
7. Đỗ Phấn (2011), Rừng người, Nxb Phụ Nữ. 
8. Đỗ Phấn (2013), Con mắt rỗng, Nxb Văn học. 
9. Đỗ Phấn (2013), Dằng dặc triền sông mưa, Nxb Trẻ 
10. Đỗ Phấn (2013), Hà Nội thì không có tuyết, (tản văn), Nxb Trẻ. 
11. Đỗ Phấn (2015), Ngẫm ngợi phố phường, (Tạp bút), Nxb Trẻ. 
12. Dương Tử Thành (2011), Đỗ Phấn: Gã thị dân lạc lõng giữa “Rừng người”, 
2135406.html. 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 69 
HA NOI IN THE PROSE OF DO PHAN 
Abstrast: Ha Noi was a prominent theme in the prose of Do Phan. Ha Noi in prose of Do 
Phan was expressed clearly through lifestyle and daily-living habit of the people in the 
city where the author had experienced. These were showed sucessfully through costume, 
cuisine and cultural communication. Do Phan had written about Ha Noi to preserve the 
cultural values of Hanoian. 
Keywords: Do Phan, Ha Noi, urban population 

File đính kèm:

  • pdfha_noi_trong_van_xuoi_do_phan.pdf