Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan

Hồ là những phần trũng của địa hình có nước tĩnh thường xuyên. Trên thế giới có khoảng 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong đó có 145 hồ có diện tích mặt nước trên 100km2, chứa 95% tổng lượng nước các hồ. Hồ hiện chứa 0,313% thể tích nước ngọt lục địa, gấp khoảng 6 lần lượng nước có trong các hệ thống sông.

Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan trang 1

Trang 1

Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan trang 2

Trang 2

Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan trang 3

Trang 3

Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan trang 4

Trang 4

Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan trang 5

Trang 5

Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan trang 6

Trang 6

Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan trang 7

Trang 7

Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan trang 8

Trang 8

Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan trang 9

Trang 9

Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 55 trang Danh Thịnh 09/01/2024 4100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan

Giáo trình Tài nguyên nước (Phần 2) - Nguyễn Thị Phương Loan
 54
Chương 3 
TÀI NGUYÊN NƯỚC HỒ VÀ HỒ CHỨA 
3.1 Tài nguyên nước hồ 
Hồ là những phần trũng của địa hình có nước tĩnh thường xuyên. Trên thế giới có khoảng 
2,8 triệu hồ tự nhiên, trong đó có 145 hồ có diện tích mặt nước trên 100km2, chứa 95% tổng 
lượng nước các hồ. Hồ hiện chứa 0,313% thể tích nước ngọt lục địa, gấp khoảng 6 lần lượng 
nước có trong các hệ thống sông. Riêng Bai Can, hồ sâu nhất thế giới, đã chứa 23.000km3 
nước, bằng gần 1/4 tổng lượng nước các hồ và bằng 1/10 lượng nước ngọt toàn cầu. Không 
phải tất cả các hồ trên thế giới đều chứa nước ngọt. Biển hồ Caxpiên là một hồ nước mặn, hồ 
Chết là hồ chứa loại nước mặn nhất thế giới. 
Đặc trưng hình thái quan trọng nhất của hồ là diện tích mặt nước và dung tích hồ. Chúng 
biến đổi theo sự thay đổi độ cao mặt nước hồ (hoặc độ sâu). Đối với những hồ có bờ đáy ổn 
định, quan hệ giữa diện tích mặt nước và dung tích hồ với độ sâu tương đối ổn định và được 
biểu diễn dưới dạng bảng hoặc đồ thị. Diện tích mặt hồ càng lớn, khả năng trao đổi chất và 
năng lượng với khí quyển càng lớn, trong đó đáng lưu ý là những quá trình như bốc hơi, xâm 
nhập ôxy từ khí quyển, đốt nóng, sóng... Chiều dài đà gió càng lớn thì sóng do gió càng cao, 
tạo ra sự xáo trộn sâu hơn trong tầng mặt và tạo nước dồn sinh dòng chảy do gió. Tỷ lệ dung 
tích trên độ sâu hồ càng lớn thì chế độ nước trong hồ càng ổn định, đồng thời sự phân bố các 
đặc trưng thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh và chế độ động lực càng kém đồng nhất. 
Bảng 3.1. 
Các hồ lớn trên thế giới 
Hồ Diện tích (km2) 
Độ sâu lớn 
nhất (m) Hồ 
Diện tích 
(km2) 
Độ sâu lớn 
nhất (m) 
Caxpiên 
Thượng 
Victoria 
Aran 
Hurôn 
371.795 
82.362 
69.485 
65.527 
59.570 
995 
406 
81 
68 
229 
Misigân 
Tanganyika 
Gấu lớn 
Baican 
Nyatxa 
58.016 
32.893 
31.792 
30.510 
29.604 
282 
1.417 
413 
1.620 
678 
Mực nước hồ là hàm của các yếu tố sau: 
Đặc điểm chu kì nước nhiều năm. 
Tương quan giữa lượng nước đến và nước đi. 
Đặc điểm mặt nước hồ. 
Chế độ động lực trong hồ. 
Hoạt động kiến tạo, địa chấn. 
Dao động mực nước hồ chia thành ba loại: 
Dao động tuyệt đối, có tính quy luật, là dao động có liên quan tới sự thay đổi trữ lượng 
nước hồ do các tác nhân khí hậu, biên độ dao động lớn. 
Dao động thế kỷ, liên quan tới hoạt động nâng lên hạ xuống của bề mặt Trái Đất, diễn ra 
chậm. 
 55
Dao động tương đối, bất thường, diễn biến nhanh, như sóng, nước dồn. Loại dao động 
thứ ba này có đặc điểm quan trọng là có thể mang tính khu vực, làm cho mặt nước hồ không 
bằng phẳng và không nằm ngang. 
Dòng chảy trong hồ có vai trò làm tăng xáo trộn trong khối nước, do đó nó là một nhân tố 
tích cực cho quá trình tự làm sạch và đồng nhất các đặc trưng thuỷ lý, thuỷ hoá theo không 
gian. Chế độ dòng chảy thường xuyên trong hồ có nhiều điểm phân biệt với chế độ dòng chảy 
trong sông như: 
Vận tốc không lớn. 
Dòng chảy thường khó phân bố trên toàn mặt cắt ngang 
Hướng dòng chảy phân tán, phụ thuộc phức tạp vào vị trí điểm nước vào ra hồ, lưu lượng 
nước, hình dạng hồ, gió, nhiệt độ... Đo đạc đầy đủ trên một số hồ lớn cho thấy hướng dòng 
chảy trong hồ phân hoá theo diện và độ sâu rất phức tạp. 
Điều kiện hình thành dòng phân tầng trong hồ là: 
Tỷ trọng của nước gia nhập so với nước hồ khác nhau đáng kể. 
Hồ tiếp nhận nước có độ sâu lớn, độ dốc thuận, đáy và chiều rộng không có những thay 
đổi đột biến. 
Khi có các điều kiện trên, dòng nước nhập vào sẽ có khả năng chuyển động thành tầng 
riêng, không hoà nhập, hoặc hoà nhập từ từ vào khối nước hồ. Các dòng phân tầng trên mặt 
có khả năng hoà trộn nhanh hơn do xáo trộn. Dòng phân tầng đáy vừa khó hòa nhập do xáo 
trộn kém, vừa tăng nguy cơ gây ô nhiễm đáy hồ. Dòng chảy không thường xuyên trong hồ 
bao gồm dòng trôi dạt do gió, dòng do chênh lệch áp suất không khí, dòng đối lưu nhiệt và 
dòng mật độ. 
Đối lưu nhiệt trong miền biến đổi nhiệt độ >4oC chỉ diễn ra trên tầng mặt khi nhiệt độ 
giảm do mất nhiệt từ trên mặt và trong miền biến đổi nhiệt độ <4oC chỉ xảy ra khi nhiệt độ 
tăng từ trên mặt do được cấp nhiệt. 
Trong các hồ nước sâu, dòng chảy nhỏ, có thể diễn ra hiện tượng phân tầng nhiệt như 
sau: 
Tầng sâu, Hypolimnion, nhiệt độ gần 4oC ổn định theo độ sâu và theo thời gian ngày, 
mùa do xáo trộn kém. 
Tầng mặt, Epilimnion (5 - 20m), nhiệt độ hầu như đồng đều theo độ sâu, do xáo trộn tốt 
bằng dòng do gió, đối lưu..., biến động nhiệt theo thời gian phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. 
Tầng giữa, Metalimnion, còn gọi là tầng nêm nhiệt, dày khoảng (2 - 7m), có nhiệt độ 
trung gian giữa hai tầng trên, do xáo trộn kém, với gradien nhiệt theo độ sâu là lớn nhất trong 
toàn khối nước. 
Khi nhiệt độ nước lớn hơn 4oC, phân tầng được gọi là thuận nhiệt, còn khi nhiệt độ nhỏ hơn 
4oC, phân tầng được gọi là nghịch nhiệt. Phân tầng nhiệt là yếu tố cản trở sự phát tán vật chất 
trong khối nước và đồng nhất hoá các giá trị đặc trưng thuỷ lý, thuỷ hoá, dẫn đến cản trở quá trình 
tự làm sạch của nước. 
Một hệ sinh thái hồ hoàn chỉnh có đủ các thành phần sinh vật tự dưỡng, dị dưỡng và sinh 
vật phân huỷ thích nghi với trạng thái nước tương đối tĩnh. Vùng bờ thoải là nơi sống lý tưởng 
của các vành đai thực vật thuỷ sinh thích nghi với các độ sâu khác nhau. Tầng mặt có ánh 
sáng là nơi sinh sống của nhiều loại thực vật phù du, tạo môi trường thuận lợi cho động vật 
 56
phát triển. Hệ động vật có mặt các loài ăn thực vật, động vật tầng mặt, tầng đáy, do đó đa 
dạng sinh học và năng suất sinh học đều cao. 
Vùng bờ hồ có thực vật phát triển có xu thế nông dần, bờ tiến vào vùng nước sâu rất 
nhanh, độ sâu khối nước và dung tích hồ giảm nhanh chóng, thậm chí tới mức biến hồ thành 
đầm lầy. Trầm tích hồ có thể trở thành nguồn gây ô nhiễm khối nước nếu xuất hiện những cơ 
chế cho phép cuốn chúng trở lại khối nước, như đối lưu, xáo trộn... Khả năng này tăng theo sự 
giảm độ sâu hồ. 
Cán cân nước hồ có đặc điểm là tỷ trọng dòng đến, dòng đi so với lượng nước trong hồ 
không lớn. Tiêu ... , lòng sông mở rộng, hội với 
sông Sài Gòn rồi đổ ra biển bằng nhiều nhánh chằng chịt, trong đó có Lòng Tào và Soài Rạp. 
Lòng Tào sâu, ít bãi bồi, là đường chính cho tàu bè vào cảng Sài Gòn. Tả ngạn Soài Rạp nhận 
thêm nước sông Vàm Cỏ ngay trước khi đổ ra biển. 
Thượng nguồn sông Đồng Nai có dòng chảy trung bình, 20 - 30 l/s.km2. Lưu vực sông 
Sài Gòn, sông Vàm Cỏ mưa ít, bốc hơi mạnh nên lượng nước kém, 10 - 20 l/s.km2. Trung lưu 
sông Đồng Nai, La Ngà và thượng nguồn sông Bé có nguồn nước dồi dào, trên 40 l/s.km2. 
Tổng lượng dòng chảy sông Đồng Nai là 33 km3/năm, trong đó dòng chính và sông Bé cung 
cấp 24,2 km3/năm, sông Sài Gòn 4,1 km3, sông Vàm Cỏ 4,5 km3 (3,1 km3/năm của hai sông 
này là nhận từ nước ngoài). Mùa lũ từ tháng 7 - 11, mức độ tập trung dòng chảy cao nhất 
nước, 80 - 85% tổng lượng dòng chảy năm, tháng có dòng chảy lớn nhất có thể là 9, 10, cấp 
25 - 30% tổng lượng nước năm. Dòng chảy mùa kiệt tương đối lớn, 20 - 30 l/s.km2. 
 108
Nguồn thuỷ năng của hệ thống sông Đồng Nai rất dồi dào, tính đến Trị An là 31 tỷ kW/h, 
còn trên sông Bé 9 tỷ kW/h. Lưu vực hiện có ba hồ chứa đa mục tiêu là Trị An, Đa Nhim, 
Thác Mơ và hồ Dầu Tiếng phục vụ cấp nước sinh hoạt và nông nghiệp. Các công trình trên 
chứa tổng cộng trên 6 km3 nước, đảm bảo cho trên 700 MW công suất lắp đặt thuỷ điện. Trị 
An và Dầu Tiếng hiện cấp 225 m3/s nước trong mùa khô, nhưng nước mặn có nồng độ tối đa 
trung bình 4.000ppm vẫn xâm nhập sâu 7km trên đoạn hợp dòng của sông Đồng Nai và Sài 
Gòn, gây nguy cơ làm giảm chất lượng nước Tp.Hồ Chí Minh và khu vực xung quanh. 
Đặc điểm dân cư kinh tế xã hội và hiện trạng khai thác tài nguyên nước 
Châu thổ sông Đồng Nai có vành đai kinh tế Tp. Hồ Chí Minh - Biên Hoà là trung tâm 
phát triển kinh tế lớn nhất ở Việt Nam. Phần lớn châu thổ, chiếm 10% diện tích cả nước, là 
nơi sinh sống của trên 10 triệu dân hoạt động trong ba khu vực công nghiệp - dịch vụ, cây 
công nghiệp - lâm nghiệp và sản xuất nông nghiệp (tập trung trong đồng bằng phù sa Long 
An). Thu nhập bình quân đầu người cao, gần gấp đôi trung bình cả nước. 
Không giống như nhiều vùng khác, châu thổ sông Đồng Nai hầu như không có bão, do 
vậy lụt không nghiêm trọng, trừ úng ngập xảy ra ở ven biển trong mùa mưa do khả năng tiêu 
thoát nước kém. Nhiệt độ, độ ẩm, nắng thuận lợi cho nông nghiệp. Diện tích đất có thể trồng 
trọt khoảng 1,2 triệu ha, chiếm 17% tổng diện tích đất nông nghiệp Việt Nam. Nông nghiệp 
chỉ tập trung trong các thung lũng hẹp, cung cấp 20% tổng sản lượng vùng, tương đương 2 
triệu tấn lương thực năm, hay 200kg/người.năm. Cao nguyên cung cấp 90% sản lượng cao su 
toàn quốc. 56% diện tích đất tiềm năng nông nghiệp đã được tưới tiêu. 
Hạn chế tài nguyên nước là một vấn đề nghiêm trọng. Lượng mưa lớn nhưng phân hoá 
cực đoan, trên 90% tập trung vào 7 tháng mùa mưa, từ tháng 5 - 11. Trong những tháng mùa 
khô lượng mưa chỉ khoảng 10 - 50 mm/tháng, dòng chảy nhỏ, xâm nhập mặn nặng nề. Ảnh 
hưởng phức tạp của chế độ triều cản trở tiêu thoát lũ, cản dòng chảy xuôi dòng chuyển tải 
chất thải đi khỏi Tp. Hồ Chí Minh và kích thích lan truyền ra diện rộng những nguồn ô nhiễm 
bất thường vùng cửa sông (Hộp 6.1) 
Hộp 6.3 
Một số sự cố tràn dầu lớn ở Tp. Hồ Chí Minh 
Ngày 8/5/1994 tàu Humanity (Taiwan) và Transco - 01 (Việt Nam) đụng nhau tại Tam thôn Hiệp, huyện Cần 
Giờ, gây tràn 139 tấn dầu FO, gây ô nhiễm 4 km2, phải bồi thường thiệt hại kinh tế 200.000 USD, 400.000 
USD. 
Ngày 3/10/1994 tàu Neptune Aries (Singapore) đụng vào cầu cảng A1, cảng Cát Lái, huyện Thủ Đức làm tràn 
1680 tấn dầu, gây ô nhiễm 40 km2, phải bồi thường thiệt hại 4.000.000 USD 
Ngày 27/1/1996 Tàu Gemini (Singapore) đụng vào cầu cảng A1, cảng Cát Lái, huyện Thủ Đức làm tràn 32 
tấn dầu thô nhẹ, gây ô nhiễm 1 km2, phải bồi thường thiệt hại 600.000 USD 
Chi tiết về vụ tràn dầu tàu Neptune Aries (Singapore): 
Sự cố xảy ra lúc 13 giờ 35 phút, làm sập cầu cảng, thủng thân tàu. Dầu tràn tạo thành lớp dày hàng chục cm, 
loang nhanh phủ kín cả một khúc sông. Thời điểm sự cố là lúc hai hồ Dầu Tiếng và Trị An đang xả lũ, nên mức 
nước ngập trong khu vực cao hơn bình thường 15 - 50 cm, dòng chảy mạnh. 
Chế độ triều thuộc loại bán nhật triều, biên độ trên 3 m, gây phức tạp thêm quá trình lan truyền và mở rộng diện 
lan truyền. Vài giờ sau sự cố, biên vết dầu loang đã theo triều lên ngược dòng Đồng Nai 6 km. Chiều cùng 
ngày, khi triều xuống, vết dầu loang lại bị kéo xuôi về. Trong vòng 24 giờ đã có 4 lần dầu tiến lui, lan truyền 
ngược dòng khoảng 10 km và xuôi dòng khoảng 40 km cách Cát Lái, theo các sông Đồng Nai, Sài Gòn, Soài 
Rạp, Ngã Bảy. 
Điểm xảy ra sự cố nằm trong khu vực mạng lưới sông rạch chằng chịt, đồng lúa và ao đầm nuôi thuỷ sản 
được cấp nước từ sông rạch bằng dòng tự chảy nhờ triều, nên ô nhiễm lan trên diện rộng nhanh. Cửa sông 
là rừng ngập mặn phòng hộ môi trường, diện tích trên 60.000 km2. 
Vết ô nhiễm dầu đạt cực đại vào ngày thứ 8, loang trên diện rộng khoảng 65.000 ha, trong đó diện tích bị ô 
 109
nhiễm nặng là 40.000 ha. 
Tổ chức ứng cứu gặp khó khăn do: dòng chảy mạnh làm phao quây bị dồn, xếp, đứt không phát huy tác 
dụng. VIETSO PETRO phải đi từ Vũng Tàu vào nên 1 giờ sáng hôm sau mới tới, gặp nước cạn không xoay 
trở được và không đủ đèn mạnh nên không làm việc đêm được. Đến 6 giờ sáng tàu mới làm việc được thì 
vết dầu đã quá mỏng và thiết bị không thích hợp nên ứng cứu không hiệu quả. Hơn 200 thuyền nhỏ của dân 
là lực lượng tham gia thu gom có hiệu quả nhất. 
Dầu tràn một phần bay hơi (tối đa khoảng 45%), phần còn lại hoà tan trong khối nước, dính bám vào thực 
vật, đất, lắng đọng trong trầm tích, gây ô nhiễm: Lúa và nhiều loại thực vật thuỷ sinh chết, thực vật ngập mặn 
có biểu hiện vàng lá, chậm lớn, bần con bị chết, động thực vật phù du giảm khoảng 50%. 
Kế hoạch sẽ phát triển thuỷ lợi 81.000 ha đất tiềm năng nông nghiệp còn lại trong thời 
hạn ngắn và trung bình. Tính toán cân bằng nước cho 30% kế hoạch trên đã cho thấy thiếu 
nước 10 - 15% mỗi tháng có thể xảy ra từ tháng 2 đến tháng 6, nước ở các vùng thấp sẽ hầu 
như cạn kiệt trong mùa khô, đe doạ phá vỡ mặt ngăn mặn hiện tại, đẩy xâm nhập mặn sâu 
hơn, nghĩa là cần thiết phải xây dựng các cửa cống và đê ngăn mặn. Nhu cầu nước cho công 
nghiệp và dân sinh cao, nước cho nông nghiệp thiếu nghiêm trọng vào mùa khô, xâm nhập 
mặn nặng nề ở vùng ven biển cộng với địa hình thuận lợi cho khai thác thuỷ điện là cơ sở thúc 
đẩy xây dựng kho nước, dự kiến gồm hai kho ở Đồng Nai, Đa Mi, Hàm Thuận, Bắc Lạc, Phúc 
Hoà, Bôn Rôn, sức chứa tổng cộng khoảng 2 tỷ m3 và công suất lắp đặt 1.300 MW. Khai thác 
nước ngầm vùng thấp và trung du cũng được tính đến trong chiến lược đáp ứng nhu cầu nước 
tương lai. 
6.2.8 Sông Mê Công 
Đặc điểm hệ thống sông và tài nguyên nước 
Sông Mê Công bắt nguồn từ độ cao 5.500m ở vùng núi tuyết Tangulashan, rìa cao nguyên 
Tây Tạng, chảy qua 6 nước Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia và Việt 
Nam, đổ ra biển qua 9 cửa. Diện tích lưu vực 795.000 km2 (đứng thứ 12 thế giới), dài 
4.183km (đứng thứ 7 thế giới), trong đó phần ở Việt Nam 71.000km2, dài 230km. Độ cao 
trung bình lưu vực 620m, độ dốc 35%, mật độ lưới sông 1,2km/km2, hệ số uốn khúc 1,7, tổng 
phụ lưu từ cấp I - VI là 287. Tổng lượng dòng chảy năm khoảng 533 tỷ m3, đứng hàng thứ 9 
thế giới, bình quân lượng nước theo diện tích đứng hàng thứ tư trên thế giới. Tại Kratie lưu 
lượng bình quân năm 14.116 m3/s, mùa lũ 52.000 m3/s, mùa kiệt 1.700 m3/s, nhỏ nhất 1.280 
m3/s. 70% tổng lượng nước tại đây là do 48% diện tích lưu vực thuộc vùng núi cao Tây 
Trường Sơn cung cấp. Tại PhnomPênh độ đục trung bình 232 g/m3, tổng lượng bùn cát 97,5 
triệu tấn/năm, tương đương xâm thực bình quân 147 tấn/km2. 
Có khoảng 1.300 loài cá được xác định là đang sống trong hệ thống sông Mê Công, trong đó 
có 50% là các loài đặc chủng của khu vực và 120 loài có giá trị quan trọng tại thị trường địa 
phương. Tổng sản lượng cá đánh bắt hàng năm khoảng 1 triệu tấn. Chu kỳ sống của nhiều loài 
cá, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế quan trọng, phụ thuộc vào sự ngập lụt quanh vùng 
rừng Tông Lê Sap và đường lưu thông ngược sông hàng nghìn km, xuôi dòng 300 km. 
Khoảng 300 triệu cư dân Đông Nam Á có cuộc sống phụ thuộc vào các sản phẩm của lưu vực. 
Phân phối dòng chảy không đồng đều theo thời gian. 70 - 80% lượng nước tập trung trong 
mùa lũ, từ tháng 7 - 10, lớn nhất vào tháng 9 (19%). Phân phối dòng chảy giữa các tháng mùa 
lũ không lệch nhau nhiều. Cường suất lũ lên nhỏ, trung bình 6 cm/ngày, lớn nhất không quá 
30 cm/ngày, biên độ lũ tại Tân Châu 4,5m. Tổng lượng nước 3 tháng kiệt nhất bằng 5,5% 
tổng lượng nước năm. Chế độ bán nhật triều Biển Đông và nhật triều Vịnh Thái Lan đồng 
thời tác động, trong đó ảnh hưởng của bán nhật triều Biển Đông trội hơn. Vào những tháng 
 110
kiệt nhất, triều có thể truyền sâu trên 400km. Tốc độ truyền triều trong vùng châu thổ ở Việt 
Nam 30 km/giờ. 
Lưu vực hiện chưa có công trình điều tiết dòng chảy nhân tạo lớn nào. Biển hồ Tông Lê Sap, 
diện tích gần 2.500 km2, sâu 1m vào mùa kiệt, mùa lũ mở rộng tới 16.000 km2, nước dâng 
cao 10m, dung tích đạt 80 tỷ m3, góp phần điều hoà lũ rất tốt. Sông Mê Công có khả năng rất 
lớn về điều tiết lũ dọc sông. Số liệu thực đo cho thấy một số đỉnh lũ xuất hiện ở thượng nguồn 
từ đầu tháng IX nhưng đến cuối tháng IX mới về đến Tân Châu. 
Trên dọc sông mới có duy nhất đập Mãn Loan tại khúc sông mang tên Lạn Xạng Giang ở tỉnh 
Vân Nam. Tương lai, Trung Quốc dự kiến xây dựng 15 đập thuỷ điện với tổng công suất 
20.730 MW và triển khai chương trình vĩ đại chuyển nước lên phía Bắc từ thượng nguồn Mê 
Công. Lào cũng có nhiều dự án thuỷ điện. Rừng trên lưu vực bị tàn phá 500.000 ha/năm. Biển 
hồ Tông Lê Sáp có nguy cơ bị bồi lấp hoàn toàn trong 100 năm nữa do nạn phá rừng làm tăng 
xói mòn sườn dốc. Đó là những nguy cơ đe doạ thay đổi chế độ thuỷ văn vùng châu thổ sông 
Mê Công, đặc biệt là sự thiếu nước vào mùa khô. 
Đặc điểm dân cư kinh tế xã hội và hiện trạng khai thác tài nguyên nước 
Châu thổ diện tích 39.000km2, chiếm 12% diện tích Việt Nam, hiện có 15 triệu dân cư (chiếm 
20% dân số cả nước), mật độ 400 người/km2, cung cấp trên 50% tổng sản lượng lúa, 40% sản 
lượng nông nghiệp, 60% sản lượng hoa quả, 27% GDP cả nước. Sông Mê Công cung cấp 
300.000 tấn thủy sản, trong đó có phần đáng kể giành cho xuất khẩu. Hiện nay khoảng 2,4 triệu 
ha đang được sử dụng trong nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Hầu hết diện tích canh tác hàng 
năm là trồng lúa. Tiềm năng mở rộng diện tích nông nghiệp hạn chế trong khoảng 0,2 triệu ha. 
Trong vùng đồng bằng châu thổ, diện tích rừng đã giảm từ 23% năm 1942 xuống còn 9% năm 
1991. Tốc độ mất rừng 0,8%/năm. 
Úng lụt kéo dài trên 25% diện tích châu thổ từ tháng 7 - 12, phía Bắc bị ngập do nước sông 
tràn bờ, phía Nam do địa hình trũng và tiêu thoát kém. Diện tích ngập lên đến 30.000km2, 
mức ngập từ 0,5 - 4 m. Ngập ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng và đời sống, nhưng cũng có 
vai trò đáng kể trong cấp bồi tích phù sa, rửa chua phèn, nuôi thuỷ sản. Mỗi năm ngập lụt 
vùng châu thổ làm chết vài ba trăm người. Thiếu nước cục bộ vào đầu và cuối mùa khô, thiếu 
nghiêm trọng vào giữa mùa khô. Xâm nhập mặn đang gây tác động tới 1,7 triệu ha đất nông 
nghiệp và dự báo sẽ có thể tăng diện bị tác động lên 2,2 triệu ha. 
Chiến lược hạn chế giảm nhẹ rủi ro: 1- Nâng cao hiệu quả kiểm soát nguồn nước nhờ hoàn 
thiện hệ thống kênh mương các cấp tưới và tiêu nước, đa dạng hoá cây trồng, điều tiết cho 
mùa kiệt bằng thuỷ điện; 2- Cải thiện hệ thống phòng chống lụt: đắp đê cao ở vùng đất nông 
nghiệp ngập nông (có thể dẫn tới nguy cơ mức ngập tăng 0,3 m), đắp bờ thấp ở các vùng ngập 
sâu nhưng ít chua mặn để bảo vệ lúa tránh lũ sớm, không đắp đê tại những vùng nhiễm mặn 
nghiêm trọng; 3- Hạn chế xâm nhập mặn bằng đê biển và các công trình thuỷ lợi; 4- Phát triển 
thận trọng trên đất phèn chua. 
Sông Srêpôc 
Sông Srêpôc là một trong những nhánh chính của sông Mê Công, bắt nguồn từ vùng cao 
nguyên phía Nam của Việt Nam, nhập vào sông chính tại Cam Pu Chia. Diện tích lưu vực 
30.000 km2, trong đó 18.200 km2 nằm ở Việt Nam, dân số trên 1 triệu người, chủ yếu thuộc 
dân tộc ít người, mật độ dân số thấp nhất Việt Nam. Lượng mưa 1400 - 2200 mm/năm. Dòng 
chảy 8,1 tỷ m3/năm. Dòng chảy phân hoá theo mùa và nhiều năm: Mùa khô 60 m3/s - tháng 
10, lớn nhất, có lưu lượng 552 m3/s, dòng chảy năm lớn nhất lớn gấp 4 lần dòng chảy năm 
trung bình. Rừng dày, che phủ trên 60% diện tích lưu vực, bảo vệ đất tốt cộng với đất bazan 
 111
thấm và chứa nước tốt làm bắt đầu mùa lũ chậm hai tháng so với bắt đầu mùa mưa và lượng 
nước ngầm phong phú. Lượng nước mùa khô dồi dào ở hầu hết các vùng thượng nguồn, trừ 
Krông Buk, Krông Ana và thung lũng dòng chính của sông Srêpôc. Ngoài ra, theo hiệp định 
về lưu vực sông Mê Công, giới hạn trần cho việc lấy thêm nước được ràng buộc với yêu cầu 
duy trì dòng chảy tối thiểu trong mùa khô ở mức 63 m3/s vào tháng 3 ở cửa sông. Tiềm năng 
thuỷ điện của lưu vực không lớn, trên các sông chính có thể cấp 500MW, vùng thượng lưu, 
25MW, thích hợp với thuỷ điện nhỏ. 
Diện tích đất tiềm năng nông nghiệp 320.000ha, đã khai thác 146.000 ha (45%). Dự kiến sẽ 
đưa phần còn lại vào khai thác trong chương trình ngắn hạn trong đó có 60.000 ha trồng cà 
phê. Đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp. Tưới cho cà phê hiện lệ thuộc 
nhiều vào nguồn nước ngầm (1/2 nhu cầu) và đã có những dấu hiệu khai thác quá mức làm hạ 
thấp mực nước và giảm lưu lượng cấp, gây cạn kiệt tài nguyên. 
Di cư tự do và khai thác rừng bừa bãi đang là những vấn đề nóng bỏng của lưu vực. Tăng dân 
số cơ học 4% , tự nhiên 3,3%, cô lập về kinh tế do hạ tầng giao thông vận tải kém phát triển 
và bị gián đoạn trong mùa lũ kéo dài góp phần biến lưu vực này thành vùng kinh tế kém phát 
triển nhất trong cả nước. Các dự án phát triển và cải thiện điều kiện cấp thoát nước bị hạn chế 
bởi lý do tài chính. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_nguyen_nuoc_phan_2_nguyen_thi_phuong_loan.pdf