Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm

Vị trí: Mô đun ―Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm‖ là mô đun

chuyên ngành bắt buộc của chương trình đào tạo cao đẳng nghề Nuôi trồng

Thủy sản. Mô đun được giảng dạy sau khi sinh viên đã học các môn học cơ sở

ngành và chuyên ngành như: Thực vật nước, Động vật không xương sống ở

nước, Ngư loại; Sinh lý động vật thủy sản, Quản lý chất lượng nước trong

NTTS, Thức ăn trong NTTS.

- Tính chất: Nội dung môn học cung cấp cho người học những kiến thức

cơ bản về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một

số đối tượng thân mềm có giá trị kinh tế

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm trang 1

Trang 1

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm trang 2

Trang 2

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm trang 3

Trang 3

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm trang 4

Trang 4

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm trang 5

Trang 5

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm trang 6

Trang 6

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm trang 7

Trang 7

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm trang 8

Trang 8

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm trang 9

Trang 9

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 77 trang minhkhanh 17161
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm

Giáo trình Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC/MÔ ĐUN:SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT 
THÂN MỀM 
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) 
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 
2 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Giáo trình ―Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm‖ là tài liệu phục 
vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng 
Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử 
dụng với mục đích kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 
3 
LỜI GIỚI THIỆU 
Giáo trình ―Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm‖ là mô đun chuyên 
ngành bắt buộc của chương trình đào tạo cao đẳng nghề Nuôi trồng Thủy sản. 
Mô đun được giảng dạy sau khi sinh viên đã học các môn học cơ sở ngành và 
chuyên ngành như: Thực vật nước, Động vật không xương sống ở nước, Ngư 
loại; Sinh lý động vật thủy sản, Quản lý chất lượng nước trong NTTS, Thức ăn 
trong NTTS. 
Mô đun gồm 75 giờ, (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, 
bài tập: 58 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) 07 bài học: 
1 Bài mở đầu: 
2 Bài 1: Đặc điểm sinh học chủ yếu của động vật thân mềm 
3 Bài 2: Sản xuất giống động vật thân mềm hai mảnh vỏ 
4 Bài 3: Sản xuất giống động vật thân mềm chân bụng 
5 Bài 3: Nuôi động vật thân mềm thương phẩm trên bãi triều 
6 
7 
Bài 4: Nuôi động vật thân mềm thương phẩm trên biển 
Bài 5: Nuôi động vật thâm mềm thương phẩm trong ao, đầm 
4 
MỤC LỤC 
Danh mục Trang 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
2 
LỜI GIỚI THIỆU 3 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI 
ĐỘNG VẬT THÂM MỀM 
5 
Bài mở đầu: 6 
Bài 1: Đặc điểm sinh học chủ yếu của động vật thân mềm 
1. Đặc điểm hình thái cấu tạo 
2. Đặc điểm phân bố, sinh trưởng và dinh dưỡng 
 3. Đặc điểm sinh sản 
9 
Bài 2: Sản xuất giống động vật thân mềm hai mảnh vỏ 
1. Hệ thống công trình, thiết bị phục vụ cho sản xuất giống 
2. Tuyển chọn, nuôi động vật thân mềm hai mảnh vỏ bố mẹ và 
cho đẻ 
3. Kỹ thuật ươ ng nuôi ấu trùng 
15 
Bài 3: Sản xuất giống động vật thân mềm chân bụng 
1. Thiết kế xây dựng trại giống 
2. Tuyển chọn, nuôi động vật thân mềm chân bụng bố mẹ và cho đẻ 
3. Kỹ thuật ư ơng nuôi ấu trùng 
61 
Bài 4: Nuôi động vật thân mềm thương phẩm trên bãi triều 
1. Các yếu tố môi trường 
2. Lựa chọn và chuẩn bị bãi nuôi 
3. Chọn và thả giống 
4. Quản lý và chăm sóc 
5. Thu hoạch 
66 
Bài 5: Nuôi động vật thân mềm trên biển 
1. Lựa chon vị trí nuôi, chuẩn bị công trình nuôi 
2. Kỹ thuật chọn giống và thả giống 
3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý 
4. Thu hoạch 
69 
Bài 6: Nuôi động vật thâm mềm thương phẩm trong ao, đầm 
1. Lựa chon vị trí nuôi, chuẩn bị công trình nuôi 
2. Kỹ thuật chọn giống và thả giống 
3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý 
4. Thu hoạch 
73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 
5 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT 
THÂM MỀM 
Tên mô đun: Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm 
Tên mô đun: Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm 
Mã mô đun: MĐ 15 
Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ, (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí 
nghiệm, thảo luận, bài tập: 58 giờ; Kiểm tra: 2giờ) 
I. Vị trí, tính chất mô đun: 
 - Vị trí: Mô đun ―Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm‖ là mô đun 
chuyên ngành bắt buộc của chương trình đào tạo cao đẳng nghề Nuôi trồng 
Thủy sản. Mô đun được giảng dạy sau khi sinh viên đã học các môn học cơ sở 
ngành và chuyên ngành như: Thực vật nước, Động vật không xương sống ở 
nước, Ngư loại; Sinh lý động vật thủy sản, Quản lý chất lượng nước trong 
NTTS, Thức ăn trong NTTS. 
 - Tính chất: Nội dung môn học cung cấp cho người học những kiến thức 
cơ bản về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một 
số đối tượng thân mềm có giá trị kinh tế. 
II. Mục tiêu mô đun: 
- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về vai trò của ngành 
thân mềm; triển vọng phát triển nghề nuôi động vật thân mềm; kỹ thuật sản xuất 
giống và nuôi thương phẩm một số loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế: 
- Kỹ năng: Giúp sinh viên nhận dạng được một số loài động vật thân mềm 
có giá giá trị kinh tế; bước đầu làm quen với quy trình sản xuất giống, nuôi 
thương phẩm động vât thân mềm 
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chịu khó trong học tập; cẩn 
thận trong lao động sản xuất và có khả năng liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. 
III. Nội dung mô đun: 
6 
BÀI MỞ ĐẦU 
Ngành Thân mềm (Mollusca, còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là 
một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có 
vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay 
đổi. Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm 
động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt 
tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 
nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch 
tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. 
Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các 
vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà. Có độ đa dạng cao, không chỉ về kích thước 
mà còn về cấu trúc giải phẫu học, bên cạnh sự đa dạng về ứng xử và môi trường 
sống. Ngành này được chia thành 9 hoặc 10 lớp, trong đó 2 lớp tuyệt chủng hoàn 
toàn. Cephalopoda như mực, cuttlefish và bạch tuộc là các nhóm có thần kinh 
cao cấp trong tất cả các loài động vật không xương sống, và mực khổng 
lồ hay mực ống khổng lồ là những loài động vật không xương sống lớn nhất đã 
được biết đến. Năm 1877, người ta đã phát hiện xác củ oài này dạt vào ven 
bờ Đại Tây Dương, nó dài 18m (kể cả tua miệng), cả cơ thể nặng khoản một 
tấn. Động vật chân bụng (ốc sên và ốc) là nhóm có số loài nhiều nhất đã được 
phân loại, chúng chiếm khoảng 80% trong tổng số loài động vật thân mềm. 
Nghiên cứu khoa học về đ ...  mà thiết kế neo bè cho phù hợp, 
nếu khu vực đáy là đá tảng hoặc các rạn san hô thì dùng neo sắt để cố định bè. 
Khu vực có đáy cát bùn dùng phương pháp đóng cọc gỗ để neo bè. 
+ Kích thước bè: từ 81 m2: (9 x 9m). Mỗi bè dùng 2 neo ở 2 đầu (neo sắt 
hoặc cọc gỗ). Có thể kết hợp nhiều bè thành một mảng (dàn bè) lớn để nuôi 
- Các cây tre dùng treo dây Hàu được đặt theo chiều ngang của bè, khoảng 
cách giữa các thanh đà này từ 25 - 30cm. 
- Dây treo giống có các vật bám để hàu bám treo trên bè, độ dài dây tùy 
theo độ sâu nước vùng nuôi và khả năng tải của bè nuôi. 
2 . Chọn giống và thả giống 
2.1 . Chọn giống hàu 
- Lựa chọn con giống: Để chọn được giống hàu Thái Bình Dương có chất 
lượng ta nên tìm hiểu nguồn kỹ về gốc xuất xứ của hàu giống và cách lựa chọn 
dựa vào các yếu tố như uy tín của cơ sở sản suất, nguồn gốc giống hàu. 
- Lựa chọn con giống hàu TBD thông qua các tiêu chuẩn: 
Màu sắc: hàu giống có màu xám đen đặc trưng và đồng đều về màu sắc, 
không bị rong rêu bám vào. 
Vỏ hàu: Không bị vỡ, dập võ, các gờ tăng trưởng phân bố khá đều đặn, 
gai vỏ xuất hiện đều xung quanh trừ đỉnh vỏ, vỏ giống phân bố đều trên hai mặt 
vỏ. 
Điểm quan trọng nhất trong chọn giống hàu là kích cỡ phải đồng đều, 
thông thường hàu có kích thước tối thiểu từ 3 - 5mm là có thể nuôi thả. 
2. 2. Mùa vụ thả giống: 
Ở nước ta, miền Bắc hàu Thái Bình Dương được nuôi thành 02 vụ rõ rệt 
vào tháng 3 - 5 và tháng 8 - 10 hàng năm, tốt nhất là vào tháng 3 - 5. Ở miền 
Nam, hàu có thể thả giống quanh năm, tuy nhiên không nên thả giống vào mùa 
mưa bởi sự phát triển mạnh của các đối tượng cạnh tranh như: sun, hà,.. làm 
giảm tỉ lệ sống của hàu Thái Bình Dương. 
2. 3. Xác định mật độ nuôi: 
Mật độ thả phù hợp tạo điều kiện cho hàu sinh trưởng và phát triển tốt, 
nâng cao tỉ lệ sống của hàu nuôi, nâng cao năng suất nuôi hàu thương phẩm. 
70 
Xác định số lượng giống/vật bám: Số lượng giống/vật bám phụ thuộc vào 
kích cỡ hàu thả giống. Thông thường với kích cỡ giống hàu 3 - 5mm và 5 - 7 
mm, nên chọn chọn mật độ từ 25 - 30 con hoặc từ 30 - 40 con/vật bám. 
Bảng số lượng giống hàu trên vật bám theo kích cỡ 
TT 
Kích cỡ trung bình 
(mm) 
Tiêu chuẩn chọn giống (con/vật bám) 
Khoảng phù hợp 
Khoảng chấp 
nhận 
Khoảng không 
chấp nhận 
1 3-5; 5-7 25-40 40-50 và 20-25 > 50 và <20 
2 7-10; 10-15 25-35 35-45 và 15-25 > 45 và <15 
3 15-20 20-30 30-40 và 10-20 > 40 và <10 
4 20-30 15-25 25-35 và 10-15 > 35 và <10 
2.4. Thả giống: 
Sau khi lựa chọn giống đưa ra bè để dưỡng giống từ 10 - 15 ngày (mật độ khi 
dưỡng giống 80 - 100 võ/dây). Sau khoảng thời gian này cở giống đạt trên 1cm 
thì tiến hành san tách giống để nuôi thương phẩm. 
Phương pháp san tách giống: tách các võ vật bám ra từ 6 - 8 vỏ trên dây dài 
từ 1,5 - 1,8 m, khoảng cách các vỏ vật bám 15 - 17 cm. Sau khi tách cho dây 
giống vào dây cước tiến hành thả giống. 
Lượng giống thả nuôi thương phẩm từ 500 - 550 dây/bè (bè khoảng 80 
m2). Khoảng cách trung bình giữa các dây 35 - 40cm. Thả dây cách mặt nước 
50cm và cách đáy 30 cm. 
3. Chăm sóc, quản lý 
a. Chăm sóc 
- Định kỳ kiểm tra, gia cố hệ thống bè nuôi, đặc biệt là trước và trong mùa 
mưa bão. Có thể hạ sâu dây Hàu để hạn chế ảnh hưởng sóng gió. Khoảng 15- 20 
ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng phát triển của Hàu cũng như vệ sinh dây nuôi 
Hàu, loại bỏ những vật bám, rong, rêu và phù sa... 
- Trong quá trình nuôi phải chủ động phải san thưa dây Hàu để đảm bảo 
điều kiện thức ăn cho sinh trưởng và phát triển. Cần chú ý mật độ bám và vị trí 
bám của hàu trên dây nuôi. Nếu hàu bám nhiều ở tầng trên của dây nuôi chứng 
71 
tỏ nền đáy có vấn đề như: pH thấp hoặc bùn đáy quá dày, rong bám nhiều, đáy 
có nhiều khí độc,Khi đó, cần làm vệ sinh nền đáy, điều chỉnh vật bám thưa ra. 
- Thực hiện quan trắc một số yếu tố môi trường chính như pH, Ôxi hòa tan, 
độ mặn, độ kiềm... để có biện pháp kỹ thuật điều chỉnh kịp thời. 
Lưu ý: Ghi chép nhật ký đầy đủ, lưu giữ nhật ký để thuận lợi cho việc truy 
xuất nguồn gốc sản phẩm. 
4 . Thu hoạch 
- Sau khi nuôi khoảng 6 tháng nên thu tỉa bớt những con hàu lớn nhằm 
giảm mật độ nuôi để hàu sinh trưởng nhanh. 
- Sau 8 - 10 tháng nuôi thì có thể tiến hành thu hoạch. Mùa vụ thu hoạch 
Hàu có liên quan đến chất lượng sản phẩm.Thường vào mùa sinh sản khi tuyến 
sinh dục của Hàu phát thành thục thì chất lượng thịt cao nhất, lúc đó hàm lượng 
đạm cao và hàm lượng nước trong thịt thấp. 
- Trước khi vận chuyển hàu thương phẩm cần vệ sinh bên ngoài Hàu, loại 
bỏ những vật bám. Vận chuyển Hàu đến nơi tiêu thụ trong môi trường ẩm và 
mát./. 
72 
Bài 6: Nuôi động vật thâm mềm thương phẩm trong ao, đầm 
Mục tiêu: 
- Hiểu được yêu cầu của chọn vị trí, chuẩn bị công trình nuôi; 
- Biết được yêu cầu kỹ thuật về chọn và thả giống, chăm sóc, quản lý và 
thu hoạch động vật thân mềm; 
- Xác định được các tiêu chí hoặc chỉ tiêu kỹ thuật khi chọn vị trí, chuẩn 
bị hệ thống nuôi, tuyển chọn giống, nuôi động vật thân mềm ở trong ao, đầm. 
 - Có ý thức tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình nuôi 
Nội dung: 
1. Lựa chon vị trí nuôi, chuẩn bị công trình nuôi 
 Công trình nuôi được thiết kế đúng sẽ giúp ích nhiều cho việc chăm sóc 
quản lý thuận lợi hơn. Quy trình xây dựng đầm nuôi như sau: 
- Đê: bờ có hình thang, cao 1,2 – 1,5m, chân bờ rộng 3,3 – 3,5m, mặt bờ rộng 
2,1 – 2,4m. Tùy theo cao trình của mặt đất tự nhiên và biên độ thủy triều mà 
chúng ta xây dựng bờ ao có độ cao thích hợp, kích thước của bờ cũng tùy thuộc 
vào diện tích của đầm. 
- Bãi sò: là nơi cư trú của sò, vì thế cần làm phẳng, cao trình của bãi phải đảm 
bảo thấp để có thể điều tiết nước dễ dàng theo thủy triều trong quá trình nuôi. 
- Cống: tốt nhất ở mỗi đầm nên thiết kế hai cống, cống cấp và thoát nước riêng 
biệt và đặt ở hai bờ đối diện. Vật liệu xây dựng cống có thể làm bằng gỗ hoặc xi 
măng, khẩu độ cống phụ thuộc vào kích thước đầm nuôi nhưng nhưng phải đảm 
bảo yêu cầu cấp nước vào và tháo nước ra khỏi đầm nuôi, khẩu độ cống phổ 
biến 0,5 – 1,5m. Vị trí của cống cấp nước cao hơn đáy mương 0,2 – 0,3m, cống 
thoát nên nằm ở vị trí thấp nhất trong đầm với độ dốc nhỏ hơn 1% để cho phép 
thải toàn bộ nước trong đầm khi thu hoạch cũng như cải tạo đầm nuôi (thấp hơn 
đáy mương 0,2 – 0,3m). 
- Mương: gồm mương bao và mương dẫn nước từ bên ngoài vào và dẫn nước 
thoát khi trao đổi nước, cũng như bờ bao tùy điều kiện cụ thể mà qui mô xây 
dựng khác nhau. 
- Bờ cản: phía trước bãi nuôi và đối diện với cửa cống cấp nước xây một bờ 
ngăn cao 0,6m, rộng 1,5m, bề mặt 0,6m, mục đích làm phân tán dòng chảy, 
giảm lưu tốc chảy của nước từ cống cấp vào bãi đảm bảo cho bãi nuôi không bị 
xói mòn. 
- Diện tích nuôi: 1.000 – 20.000m2. 
73 
Sơ đồ một kiểu đầm nuôi 
2. Chuẩn bị đầm nuôi 
 Chuẩn bị đầm nuôi là một khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi sò huyết 
thương phẩm, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của vụ nuôi. 
Mục đích của chuẩn bị đầm là tạo cho đầm nuôi có nền đáy sạch và chất lượng 
nước ban đầu tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh môi trường nước 
trong suốt vụ nuôi. 
2.1. Cải tạo đầm nuôi 
 Tuỳ theo điều kiện đầm khác nhau, ta áp dụng các biện pháp cải tạo đầm 
nuôi thích hợp sau: 
* Đối với đầm cũ 
 Sau khi thu hoạch sò huyết, xả hết nước cũ trong đầm, tuỳ theo điều kiện 
của đầm nuôi để có biện pháp cải tạo đáy đầm như sau: 
- Đầm nuôi có thể tháo cạn nước thì tiến hành nạo vét bớt bùn đáy bằng 
máy hay bằng thủ công để đưa hết các chất lắng đọng hữu cơ ở đáy đầm ra khỏi 
đầm nuôi, bón vôi, cày lật và phơi đáy 10 – 15 ngày cho phân huỷ nhanh chất 
hữu cơ, thoát khí độc, diệt bớt sinh vật gây bệnh cho sò huyết. Lượng vôi bón từ 
7 – 15 kg/100m2. 
- Đầm nuôi không thể tháo cạn nước, phơi đáy được thì dùng phương 
pháp cải tạo ướt: tháo cạn nước đến mức có thể, dùng áp lực nước để bơm sục 
đáy đầm và rửa chất thải, bơm nước bùn sang ao lắng - xử lý (không tháo hoặc 
bơm ra mương, ra sông, ra biển,); sau đó bón vôi, chú ý rải vôi cả vùng bờ. 
Tốt nhất, sau khi đưa hết nước bùn ra ngoài, đóng kín cống đầm, chờ khi thuỷ 
Bãi sò 
Cửa cống 
Bờ cản 
Mương 
Đê 30m Bãi sò 
Cống thoát 
45m 
74 
triều lên, mực nước bên ngoài cao hơn nước trong đầm, nước sẽ theo các mạch 
vào ao qua nền đáy hoặc bờ ao. Các chất bẩn và mầm bệnh tồn tại trong lớp bùn 
đáy sẽ theo các mạch nước vào đầm; sau đó ta tháo cạn nước ra ngoài. Như vậy, 
mầm bệnh và các chất bẩn không chỉ trong bùn đáy, mà cả trong lớp đáy sâu 
cũng bị loại ra khỏi đầm. Phương pháp cải tạo ướt mất ít thời gian và hiệu quả 
cao hơn phương pháp cải tạo khô. Tuy nhiên phương pháp này cần có ao lắng - 
xử lý chất thải để tránh ô nhiễm cho kênh thoát nước và môi trường tự nhiên. 
Với các đầm này không thể tháo cạn đước nước nên không thể phơi đáy, lượng 
vôi dùng khi cải tạo đáy cần tăng là 15 - 20 kg/100m2. 
* Đối với đầm mới 
 Sau khi xây dựng đầm xong, cho nước vào đầy đầm ngâm 2 – 3 ngày, sau 
đó xả hết nước để tháo rửa. Tháo rửa như vậy 2 – 3 lần. Khi xả hết nước lần cuối 
thì rải vôi khắp đáy đầm và bờ đầm để khử chua. Số lượng vôi tuỳ thuộc vào pH 
đáy đầm và bờ đầm. Vôi cải tạo đầm nên dùng loại vôi nung CaO hoặc vôi tôi 
Ca(OH)2. Lượng vôi thường sử dụng là 7 – 15kg/100m
2, với đầm bị chua phèn 
liều lượng dùng có thể từ 15 – 20kg/100m2. 
 Sau khi rải vôi, kiểm tra pH đất, phơi đầm 5 – 6 ngày, cày xới tiếp tục 
lấy nước vào, rồi xả cạn bãi để bón phân hữu cơ gây màu nước. 
 Chú ý: tránh dùng hoá chất khi cải tạo ao. Hoá chất sẽ làm chết nhiều sinh 
vật có lợi, nhất là khu hệ sinh vật đáy. 
2.2. Diệt tạp 
- Dùng dây mật để diệt cua, tôm, ốc nhệch với liều lượng 7,5 kg/ha, bằng 
cách ngâm nước sau đó lấy bã giã nát, ngâm nhiều lần lấy nước vẩy khắp bãi 
theo chiều gió. 
- Dùng bã chè: rang khô, vò nát, nghiền thành bột đợi khi nước lên đem 
rắc 30 – 40 kg/ha. 
2.3. Bón phân gây màu 
 Đầm nuôi cần được bón phân gây màu để thực vật phù du phát triển tạo 
bóng râm cho đáy, ngăn cản sự phát triển của các loại rong có hại, đồng thời tạo 
nguồn thức ăn tự nhiên cho sò. Phân bón được sử dụng chủ yếu là phân hữu cơ, 
các loại phân hữu cơ được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản là phân 
gà, phân trâu, bò, heo, phân xanh, Các loại phân này trước khi bón cần được ủ 
hoai với vôi bột và khi bón thì ta rải đều khắp đáy đầm. Lượng phân hữu cơ 
thường dùng là 20 – 50 kg/100m2. 
3. Thả giống 
- Mùa vụ thả giống: mùa vụ thả sò giống để nuôi từ tháng 4 đến tháng 7. 
75 
- Chọn giống: sò tốt thường có màu sắc trắng hồng không lẫn tạp vật, sạch 
sẽ, không có mùi hôi và không có địch hại. 
- Mật độ nuôi: tùy thuộc vào kích cỡ của sò giống thả nuôi. Với kích cỡ sò 
giống từ 300 – 500 con/kg thì mật độ nuôi là 150 – 200 con/m2. 
- Thời gian thả giống: thả sò nên chọn thời gian thích hợp tốt nhất nên thả 
sò vào buổi chiều mát, nếu trời lạnh có thể thả vào buổi trưa. 
- Cách thả giống: nên thả giống khi mực nước ngập trong bãi từ 10 – 
30cm để tránh cho sò không bị phơi nắng khi chưa kịp chui xuống bùn và hạn 
chế các thương tổn khi sò tiếp xúc với nền đáy. Rải đều sò trên bãi và ở giữa bãi 
có thể thả dầy hơn vì sò có khuynh hướng di chuyển ra phía ngoài bãi. 
4. Chăm sóc, quản lý 
- Chăm sóc tốt hay xấu đều có quan hệ chặt chẽ tới năng suất và chất 
lượng sò thương phẩm. Vì màu sắc vỏ sò thay đổi theo điều kiện môi trường, 
nên có thể dựa vào màu vỏ để kiểm tra điều kiện tốt xấu của bãi nuôi. 
 + Nếu vỏ sò có màu xanh: chứng tỏ bãi nuôi cạn hay nước chảy không 
thông. 
 + Nếu vỏ sò có màu trắng: là biểu hiện của chất đáy bẩn, bùn thối. 
 + Nếu vỏ có màu đỏ: nghĩa là bãi nuôi nhiều cát, nước nông. 
 + Biểu hiện của sinh trưởng tốt là sò có rãnh đen, đỉnh trắng. 
 - Trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của sò 
giống thông qua việc quan sát màu sắc nền đáy. 
 + Nếu nền đáy có màu xanh: tảo đáy phát triển quá mạnh sẽ không tốt cho 
sự phát triển của sò. Phải sử dụng các biện pháp cơ học như cào đáy để hạn chế 
bớt sự phát triển của tảo đáy. 
 + Nếu nền đáy có màu trắng bạc: màu của vỏ sò khi bị chết, phải tiến 
hành thu sò và cải tạo lại bãi nuôi để chuẩn bị cho đợt nuôi sau. 
 + Nếu nền đáy có màu nâu hơi đen, phớt hồng: chứng tỏ sò sinh trưởng và 
phát triển tốt. 
- Định kỳ khơi mương thay nước cho bãi nuôi, bón vôi và bón phân hữu 
cơ ủ kỹ với liều lượng 10 – 30 kg/100m2/30 ngày. 
 - Trong quá trình nuôi phải thường xuyên kiểm tra độ mặn, điều chỉnh lại 
mật độ nuôi, kiểm tra bờ, cống của đầm nuôi để kịp thời sửa chữa nếu hư hỏng 
và tăng cường công tác bảo vệ khi gần thu hoạch. 
5. Thu hoạch 
 Nuôi sau 1 năm có thể thu hoạch, cỡ thu hoạch phổ biến là 40 – 60 
con/kg. Dùng nạo tay để thu hoạch sò nếu nước cạn, nếu bãi ngập nước thì phải 
dùng cào túi lưới để thu sò và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Thu hoạch có thể tiến 
76 
hành quanh năm tùy theo nhu cầu thị trường, nhưng tốt nhất nên thu hoạch vào 
thời điểm sò thành thục sinh dục sẽ cho sản phẩm chất lượng cao. 
- Ở phía Bắc mùa vụ thu hoạch tập trung vào tháng 1 đến tháng 4 dương 
lịch. 
- Ở phía Nam thường thu sớm từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. 
77 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Đăng Khoa, Phan Ngọc Kim. Kỹ thuật nuôi cấy trai nước ngọt. Nhà 
xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1993. 
2. Ngô Trọng Lư. Kỹ thuật nuôi Ngao, Nghêu, Sò huyết, Trai ngọc, Nhà 
xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 1996. 
3. Lê Đức Minh. Sinh học và kỹ thuật sản xuất giống bào ngư vành tai 
Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 2002. 
4.Ngô Anh Tuấn, Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm, NXB Nông nghiệp, 
2012. 
5. Nguyễn Thị Xuân Thu. Đặc điểm sinh học kỹ thuật sản xuất giống và 
nuôi ốc hương. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 2002 
6. Quayle D. B. & G.F. Newkirk. Farming Bivalve Molluscs Methods 
Study and Development. Advances in World Aquaculture. Published by The 
World 126 Aquaculture Society in Association with The International 
Development Research Center. 1989, volume I, 294p 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_san_xuat_giong_va_nuoi_dong_vat_than_mem.pdf