Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá biển
Vị trí: Sản xuất giống và nuôi cá biển là một mô đun chuyên ngành, là mô
đun bắt buộc của chương trình khung trình độ Cao đẳng, Trung cấp nghề Nuôi
trồng thủy sản, được giảng dạy cho người học sau khi đã học các mô đun kỹ thuật
cơ sở.
- Tính chất: Sản xuất giống và nuôi cá biển là sự kết hợp giữa cơ sở khoa
học với ứng dụng trong thực tiễn sản xuất giống và nuôi cá biển.
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun:
Nước ta có tiềm năng nuôi biển rất lớn. Với bờ biển: 3260 km, 1 triệu km2
vùng đặc quyền kinh tế, hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều eo, vịnh và 460,000 ha
có thể quy hoạch nuôi biển trải dài từ Bắc vào Nam, có điều kiện tự nhiên thuận
lợi: Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Kiên
Giang để phát triển nuôi cá biển. Cá biển là một trong những đối tượng chiến lược
phát triển của ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng, đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu và nhu cầu con giống cá biển ngày càng lớn.
Vì vậy mô đun Sản xuất giống và nuôi cá biển có vai trò rất quan trọng trong
chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản, cung cấp cơ sở lý luận và thực
tiễn về kiến thức, kỹ năng sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá biển trong ao,
lồng trên biển cho người học, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của người sử dụng lao
động có kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sản xuất giống và nuôi cá biển
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG - TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Giáo trình “Sản xuất giống và nuôi cá biển” là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 3 MỤC LỤC BÀI MỞ ĐẦU..5 BÀI 1. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN..6 BÀI 2. NUÔI CÁ BIỂN TRONG AO ĐẦM NƯỚC LỢ ................................... 27 BÀI 3. NUÔI CÁ BIỂN TRONG LỒNG TRÊN BIỂN ..................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO.47 4 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sản xuất giống và nuôi cá biển Mã mô đun: -Trình độ Cao đẳng: MĐ19 - Trình độ Trung cấp: MĐ14 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Sản xuất giống và nuôi cá biển là một mô đun chuyên ngành, là mô đun bắt buộc của chương trình khung trình độ Cao đẳng, Trung cấp nghề Nuôi trồng thủy sản, được giảng dạy cho người học sau khi đã học các mô đun kỹ thuật cơ sở. - Tính chất: Sản xuất giống và nuôi cá biển là sự kết hợp giữa cơ sở khoa học với ứng dụng trong thực tiễn sản xuất giống và nuôi cá biển. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Nước ta có tiềm năng nuôi biển rất lớn. Với bờ biển: 3260 km, 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều eo, vịnh và 460,000 ha có thể quy hoạch nuôi biển trải dài từ Bắc vào Nam, có điều kiện tự nhiên thuận lợi: Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang để phát triển nuôi cá biển. Cá biển là một trong những đối tượng chiến lược phát triển của ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu và nhu cầu con giống cá biển ngày càng lớn. Vì vậy mô đun Sản xuất giống và nuôi cá biển có vai trò rất quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về kiến thức, kỹ năng sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá biển trong ao, lồng trên biển cho người học, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của người sử dụng lao động có kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. - Mục tiêu của mô đun: + Về kiến thức: Trình bày được qui trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng cá biển có giá trị kinh tế được nuôi phổ biến. + Về kỹ năng: Thực hiện được qui trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng cá biển có giá trị kinh tế. + Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tuân thủ chặt chẽ các bước trong qui trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm 5 - Nội dung của mô đun: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành, thí nghiệm thảo luận, bài tập Kiểm tra 1 Bài mở đầu 1 1 2 Bài 1. Kỹ thuật sản xuất giống cá biển 24 6 18 3 Bài 2. Nuôi cá biển trong ao đầm nước lợ 24 4 20 4 Bài 3. Nuôi cá biển trong lồng trên biển 26 4 20 2 Cộng 75 15 58 2 6 BÀI MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng của mô đun Biển và đại dương chiếm 70% diện tích địa cầu, nhưng mới chỉ đóng góp khoảng 1,7% khối lượng thực phẩm của thế giới, trong đó, sản phẩm nuôi biển chỉ mới chiếm chưa đầy 0,5%. Trong nhiều thập kỷ qua ngành công nghiệp khai thác hải sản đã phát triển với cường lực quá cao, với công nghệ ngày càng hiện đại, gây hiện tượng lạm dụng khai thác với đa số các loài hải sản có giá trị kinh tế. Nguồn lợi sinh vật của đại dương đang bị khai thác quá mức, giảm khả năng tự tái tạo, ảnh hưởng rất xấu đến tính cân bằng của hệ sinh thái biển và đại dương. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hải sản đang tăng cao và rất đa dạng, khiến cho mâu thuẫn cung - cầu về hải sản trên thị trường thế giới ngày càng trở nên gay gắt. Theo FAO, đến năm 2030, thế giới cần thêm 19 triệu tấn hải sản so với 2015 mới bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng. Do đó, để tận dụng lâu bền nguồn lợi từ biển trong thế kỷ 21, nhân loại cần canh tác biển và đại dương, gọi tắt là nuôi biển. So với nuôi động vật trên cạn, nuôi biển được đánh giá cao hơn về hiệu quả kinh tế - môi trường, do có năng suất cao hơn, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn (FCR của cá biển sử dụng thức ăn viên chỉ từ 1,0 – 2,5; trong khi động vật trên cạn 4,0 - 8,0), lại ít gây tác hại tới môi trường. Việt Nam có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, bên cạnh đó là đường bờ biển dài trên 3.260 km với hơn 3.000 hòn đảo và các quần đảo cùng nhiều eo, vịnh. Từ các điều kiện này mở ra tiềm năng và lợi thế lớn cho Việt Nam trong phát triển kinh tế biển, trong đó là nghề nuôi hải sản nói chung và nuôi cá biển nói riêng. Để chủ động có nguồn nhân lực lao động có tay nghề, có trình độ thì việc đào tạo về sản xuất giống và nuôi cá biển là rất cần thiết. Mô đun Sản xuất giống và nuôi cá biển là mô đun chuyên môn rất quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ thuật viên Nuôi trồng thủy sản. Mô đun cung cấp cho người học kiến thức về các đặc điểm sinh học chủ yếu, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài cá biển có giá trị kinh tế, nhằm giúp người học hiểu được cơ sở khoa học và ứng dụng các quy trình sản xuất giống, nuôi thương phẩm. 2. Nội dung chương trình mô đun Nội dung chương trình của mô đun được chia thành 4 bài: Bài mở đầu Bài 1. Kỹ thuật sản xuất giống cá biển Bài 2. Nuôi cá biển trong ao đầm nước lợ Bài 3. Nuôi cá biển trong lồng trên biển. 7 3. Mối quan hệ mô đun với các mô đun khác Sản xuất giống và nuôi cá biển là một mô đun chuyên ngành, là mô đun bắt buộc của chương trình khung trình độ trung cấp nuôi trồng thủy sản. Mô đun này được giảng dạy cho người học sau khi đã học các mô đun ... ào lúc trời mát, chọn cá cùng cỡ thả trong một lồng để tránh cạnh tranh mồi và ăn thịt lẫn nhau. Cỡ giống 8 12 cm (TB 50g/con), thả 40 60 con/m3. Cỡ giống 100 150g/con, thả 20 30 con/m3. 4. Cho ăn và quản lý cho ăn - Loại thức ăn + Thức ăn là cá tạp hoặc giáp xác tươi (cá trích, cá cơm, cá đù, cá liệt, mực, cua, ghẹ ...) rửa sạch. Thời kỳ đầu cá tạp được băm thành cỡ 1 3cm tuỳ theo cỡ cá nuôi, khi cá trên 2kg/con trở lên có thể cho cá ăn cá tạp cỡ 1015cm (để nguyên con). + Thức ăn hỗn hợp : Có hàm lượng protein 42%. Dùng máy đùn viên dạng sợi ẩm, đường kính sợi khác nhau tuỳ theo kích cỡ cá nuôi : Nhóm cá 90 200g/cá thể, đường kính sợi thức ăn là 5mm. Nhóm cá 200 800g/cá thể, đường kính sợi thức ăn là 8mm. Nhóm cá trên 800g/cá thể, đường kính sợi thức ăn là 10mm. + Khi cá đạt trọng lượng 2kg/con trở lên đường kính sợi thức ăn là 2cm cá mới bắt mồi hiệu quả. Trường hợp không có máy đùn viên cỡ to như vậy thì ta cho cá ăn cá tạp nếu không sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá, hệ số thức ăn sẽ cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. + Nếu có điều kiện có thể nuôi thêm cá dìa (Siganus spp) cỡ 5 8cm vào lồng nuôi cá giò làm mồi sống cho cá ăn. - Lượng thức ăn và số lần cho ăn + Cá dưới 1kg : Lượng thức ăn hàng ngày bằng 8% khối lượng cá nuôi. Cho ăn 2 lần vào lúc 9 và 17 giờ. + Cá dưới 2kg : Lượng thức ăn hàng ngày bằng 5% khối lượng cá nuôi. Cho ăn 2 lần vào lúc 9 và 17 giờ. + Trước khi cho ăn gõ nhẹ vào khung lồng để tạo phản xạ bắt mồi cho cá. Rải thức ăn từ từ và đều khắp diện tích mặt lồng nuôi. 39 Chú ý : Mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới 180C mỗi ngày chỉ cho cá ăn 1 lần. Nếu nhiệt độ xuống dưới 150C phải dừng việc cho ăn. 5. Quản lý lồng cá và phòng trừ dịch bệnh 5.1. Quản lý lồng cá - Trên miệng các lồng nuôi phải căng lưới che kín để cá không vượt ra ngoài. - Hàng ngày theo dõi tình trạng hoạt động và mức độ bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau 1 giờ cho cá ăn, kiểm tra nếu thấy thức ăn còn thừa ở dáy lồng, cần vớt bỏ để tránh gây nhiễm bẩn môi trường nuôi. - Hàng tháng tiến hành phân lọc cá thể theo từng nhóm kích thước. Nuôi riêng để tránh cá lớn tranh cá bé. - Nếu thấy môi trường xấu, cá kém ăn, hoặc xuất hiện dịch bệnh cần có biện pháp xử lý kịp thời. - Thường xuyên kiểm tra lông nuôi, nếu lưới bị rách cần được sửa chữa ngay, hoặc chuyển cá sang lồng khác. - Khoảng 2 3 tháng làm vệ sinh lưới 1 lần. - Khi có bão, hoặc khu vực nuôi môi trường bị nhiễm bẩn cần di chuyển bè tới nơi khác để đảm bảo an toàn. 5.2. Phòng và trị một số bệnh thường gặp: * Phòng bệnh: - Trong quá trình nuôi, phải luôn giữ cho môi trường nước sạch sẽ, lồng lưới thông thoáng. - Chỉ được phép sử dụng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn tươi, không cho cá ăn thức ăn ươn. - Định kỳ 2 tháng tắm cho cá 1 lần bằng dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 5ppm trong thời gian 15 20 phút. - Khi phát hiện thấy cá có bệnh, cần nhốt cách ly, xác định rõ bệnh và có biện pháp chữa trị phù hợp. - Tất cả các cá chết đều phải vớt lên và xử lý diệt trùng, không vứt ra biển tạo điều kiện cho bệnh lan truyền. * Cách trị một số bệnh thường gặp: 40 a. Các bệnh do virus Virus là tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ nhất, thông thường bằng 1/20 kích thước của vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào sinh vật sống, sinh sản bên trong ký chủ và gây nệnh bằng cách làm tổn hại các mô của ký chủ. ở cá song có hai loại virus được báo cáo là virus gây bệnh hoại tử thần kinh (VNN) và irido virus. * Cơ quan bị nhiễm: Não bộ, mắt, mang, lách và các cơ quan nội tạng * Dấu hiệu: màu của thân tối, bơi kiểu xoay, cá bơi yếu gần mặt nước hoặc đáy ao, thỉnh thoảng đớp không khí ở mặt nước, mang có màu lợt. * Hậu quả: Bị chết nhiều * Nguyên nhân: - Tác nhân truyền bệnh là cá bố mẹ và cá con. - Do sốc độ mặn và nhiệt độ. - Trong điều kiện môi trường xấu như có kim loại nặng. - Cá bị sốc do dinh dưỡng. * Biện pháp phòng bệnh - Chọn cá không có virus, bằng cách nhờ phòng thí nghiệm. - Tiệt trùng các bể và phương tiện khác trước khi sử dụng - Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống. - Thực hiện việc nuôi cá tốt như cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cá, loại trừ các con yếu. - Qui định việc mua bán cá và cá con để ngăn ngừa bệnh lây nhiễm. - Kiểm dịch và có giấy chứng nhận cá nhập khẩu. b. Các bệnh do vi khuẩn Vi khuẩn là vi sinh vật không htể nhìn thấy bằng mắt thường, không phải tất cá vi khuẩn đều có hại. Chúng được xem là các tác nhân gây bệnh cho cá khi sức khoẻ kém do sự chăm só hoặc do điều kiện môi trường. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh cho cá mú thuộc nhóm vibrio. * Cơ quan bị nhiễm bệnh: vây và đuôi, thân, mắt. * Dấu hiệu bệnh lý: Vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u, màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có xuất huyết hoặc không. 41 * Hậu quả: cá chết ở đáy. * Nguyên nhân: - Do mật độ cá quá cao, chất lượng dinh dưỡng và nước kém. - Nhiễm ký sinh trùng và chúng tạo vết thương, đó chính là lối vào cho vi khuẩn xâm nhập. - Ô nhiễm chất hữa cơ vì thức ăn thừa và nước kém lưu chuyển. - Cá bị thương * Phòng ngừa: - Duy trì mật độ cá và sinh khối thích hợp bên trong hệ thống nuôi. - Duy trì sự lưu thông nước cho lồng nuôi bằng cách vệ sinh và thay lồng để giảm thiểu sinh vật bám trên lưới. - Thức ăn tươi hoặc nhân tạo cho cá phải được bảo quản tốt. * Biện pháp xử lý: - Tắm cho cá trong nước ngọt, không kéo dài quá 15 phút. - Trị bệnh : Dùng các loại thuốc Formol 50 100mml cho vào thùng chứa1000 lít nước ngọt để hòa tan rồi tắm cho cá (có sục khí), thời gian tắm 2 5 phút tuỳ thuộc vào phản ứng của cá, tắm liên tục 4 5 ngày (chú ý tắm qua nước ngọt trước khi tắm thuốc). Khi thấy cá bị bệnh phải lọc chuyển sang nuôi cách ly để xử lý. c. Các bệnh do nấm Nấm là vi sinh vật có dạng sợi, tăng trưởng không cần ánh sáng, chúng tạo năng lượng bằng cách tiêu thụ chất hữu cơ. Ichthyophonus sp là loại nấm gây bệnh cho cá song. * Cơ quan nhiễm bệnh: Cơ; các cơ quan bên trong. * Dấu hiệu: Đám màu trắng có đường kính 2 mm ở các cơ quan bị nhiễm. * Hậu quả: ăn mòn sâu vào mô của ký chủ; ảnh hưởng giá trị của cá. * Phòng ngừa: - Tránh làm cá bị thương. - Chuyển ngay cá có dấu hiệu bị nhiễm nấm khỏi hệ thống nuôi. 42 - Không cho cá thức ăn bẩn và hư. - Bảo quản tốt thức ăn nhân tạo d. Bệnh do ký sinh trùng Ký sinh trùng là những sinh vật sống bám trên ký chủ đang sống. Ký sinh trùng được xem là tác nhân gây nhiều bệnh cho cá song. Những ký sinh trùng chính ở cá song gồm các loại sau: * Protozoa: là những sinh vật đơn bào, có cấu tạo đặc biệt để di chuyển, thu thức ăn và bám vào ký chủ. Chúng có thể ký sinh bên ngoài hoặc bên trong cơ thể của cá. Các loại Protozoa chính ký sinh trên cá song: Dinoflagellata; Ciliata; Myxosporea * Giun dẹp: là các loài ký sinh bên ngoài và bên trong cá. Phía trước có cấu tạo đặc biệt để bám vào ký chủ. Phần lớn giun dẹp có thể thấy bằng mắt thường, một số khác có kích thước hiển vi. Các loài chính là: Sán lá ở mang (VD: Pseudorhabdosynochus, Haliotrema, Diplectanum); Sán lá ở da (VD: Benedenia; Neobenedinia)... * Giun tròn: là ký sinh trùng bên ngoài cá, thân không phân dốt. Giun trưởng thành có thể thấy bằng mắt htường. * Giáp xác: ký sinh bên ngoài cơ thể cá. Thân phân đốt, có vỏ và các phụ bộ. Một số ký sinh giáp xác có kích thước hiển vi (copepod), số khác kích thước lớn (isopod). * Đỉa: Ký sinh bên ngoài, than phân đốt giả và có 2 giác hút để di chuyển và ăn. Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp: - Dinoflagellata: là một loại nguyên sinh động vật ký sinh, có hình dáng dài giống như sợi tóc, di chuyển được, kích thước hiển vi. Amloodinium là loài ký sinh quan trọng nhất, đường kính thân 120 m, chúng bám vào mang hoặc thân, gây ảnh hưởng cho sức khoẻ cá song. + Cơ quan bị ảnh hưởng: Mang; thân + Dấu hiệu: Cá tập trung tại mặt nước hoặc gần nơi sục khí; mang có màu lợt; màu sắc của thân đậm hơn, trên thân xuất hiện những đốm như nhung. + Hậu quả: Da và mang cá bị hoại tử; cá chết nhiều nếu không được điều trị. 43 + Điều trị: Tắm cho cá bằng Sulfat đồng (CuSO4), hàm lượng 0,5 ppm trong 3 - 5 ngày, sục khí mạnh. Thay nước và hoá chất hàng ngày, cách pha hoà 0,5 mg CuSO4 trong 1 lít nước hoặc 0,5 g trong 1000 lít nước hoặc: Tắm cá bằng formalin, hàm lượng 200 ppm trong 1 giờ, sục khí mạnh. Cách pha 20 ml trong 1000 lít nước. Chuyển cá vào bể nước sạch 2 lần trong 3 giờ xử lý cá. Sau khi xử lý, hút bỏ nước và thay bằng nước sạch. - Trùng lông tơ (Ciliata): là loại nguyên sinh động vật ký sinh có lông tơ (cilia) được dùng để di chuyển. Những loài lông tơ ký sinh ở cá song là Cryptocaryon, Trichodina, Brooklynella. Cryptocaryon là loài ký sinh quan trong jnhất trong nghề nuôi cá song vì chúng có thể giết sạch đàn cá nuôi. Chúng có hình quả lê, kích thước 0,5 mm với lớp lông tơ trên bề mặt. + Cơ quan bị nhiễm: Bề mặt thân; mắt cá. + Các dấu hiệu của bệnh: Các chấm trắng trên da cá; cá cọ mình vào các vật cứng khi bơi; trên thân cá xuất hiện nốt nhày. + Hậu quả: ảnh hưởng hô hấp của cá; gây nhiễm trùng thứ cấp; cá chết nhiều nếu không xử lý. +Nguyên nhân: Mật độ cá cao; nhiệt độ nước giảm; cá bị sốc +Điều trị: Tắm 0,5 ppm CuSO4 (0,5 g CuSO4 trong 1000 lít nước) 5- 7 ngày, sục khí mạnh, thay nước đã xử lý và hoá chất hàng ngày. Tắm cá bằng nước cá 25 ppm formalin (25 ml formalin trong 1000 lít nước) 5 - 7 ngày, sục khí mạnh, thay nước đã xử lý và hoá chất hàng ngày. Chuyển cá đã xử lý vào bể nước sạch 2 lần trong vòng 3 ngày. - Trichoina: có thân hình dĩa, khích thước 100 (đường kính thân), lông tơ mọc bao quanh thân. +Cơ quan bị nhiễm: mang; bề mặt thân. +Dấu hiệu: mang có màu lợt; cá cọ mình vào vật cứng; tạo nhiều niêm dịch trên mang và bề, mặt thân; cá yếu trong thời kỳ nhiễm bệnh. 44 +Hậu quả: ký sinh trùng vận động qua phá huỷ mô của ký chủ; dịch nhầy bám trên mang gây khó khăn cho hô hấp của cá. +Nguyên nhân: Hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao; ít thay nước, chất lượng nước kém. +Điều trị: Tắm cá với dung dịch formalin 200 ppm (200 ml trong 1000 lít nước) trong 30- 60 phút, sục khí mạnh. Tắm cá với dung dịch formalin 25 ppm (25 ml trong 1000 lít nước) trong 1- 2 ngày, sục khí mạnh. - Sán lá ở da: là loài sán ký sinh bên ngoài cơ thể, có chiều dài 2- 6 mm. Hầu hết các loài sán ký sinh trên da cá song là Benedenia và Neobenederia. + Cơ quan bị nhiễm: bên ngoài cơ thể; mắt. + Dấu hiệu: chết khi đang bơi; cá cọ thân vào vật cứng; mắt đục; da loét. + Hậu quả: mù; nhiễm trùng thứ cấp; cá chết nhiều. + Nguyên nhân: Mật độ cá nuôi cao Có sự truyền bệnh qua các thế hệ của cá nuôi. + Điều trị: Tắm cá trong nước ngọt 10- 30 phút hoặc: Tắm cá trong dung dịch oxy già 150 ppm (150 ml dung dịch H2O2 trong 1000 lít nước) trong 10 - 30 phút, sục khí mạnh. - Sán lá ở mang: là loại sán ký sinh bên ngoài cơ thể cá, dài 0,5- 1 mm. Các loài sán thông thường ký sinh ở mang là Pseudorhabdosynochus, Haliotrema, Diplectanum. + Cơ quan bị nhiễm: mang cá. + Dấu hiệu: mang có màu lợt; tập tính bơi bị lổi trên mặt nước; thân bị trắng; cá kém ăn. + Hậu quả: hô hấp khó khăn; cá chét nhiều. + Nguyên nhân: Mật độ cá nuôi cao; vệ sinh lồng kém. + Điều trị: 45 Tắm cá trong dung dịch oxy già 200 ppm (200 ml H2O2 trong 1000 lít nước) trong 1 giờ, sục khí mạnh, hoặc: Tắm cá trong dung dịch formalin 100 - 200 ppm (100 - 200 ml formalin trong 1000 lít nước) 30 - 60 phút, sục khí mạnh. - Copepod (chân chèo): Caligus hình ovan, kích thước: dài 3mm, ngang 1,6 mm, cá một cặp giác hút ở trán và 4 cặp chân. + Cơ quan bị nhiễm: bề mặt cơ; mang cá. + Dấu hiệu: bề mặt thân có u; cá bơi chậm chạp trên mặt nước; cá kém ăn; cá yếu khi nhiễm nặng. + Hậu quả: Da và cơ bị mòn; nhiễm trùng thứ cấp; chết nhiều. + Nguyên nhân: chất lượng nước kém, ít thay nước. + Điều trị: Tắm cho cá với dung dịch oxy già150 ppm (150 ml H2O2 trong 1000 lít nước) trong 30 phút, sục khí mạnh, hoặc: Tắm cá bằng nước ngọt 10 - 15 phút; hoặc: Tắm cá trong dung dịch formalin 200ppm (200 ml formalin trong 1000 lít nước) trong 1 giờ, sục khí mạnh. Chuyển cá đã xử lý vào bể nước sạch, không có ký sinh trùng. e. Bệnh do dinh dưỡng - Cơ quan nhiễm: gan - Dấu hiệu: màu sắc của gan nhạt; cá lờ đờ; mắt đục; cơ thể biến dạng. - Hậu quả: chậm lớn; tỷ lệ sống thấp. - Phòng ngừa: + Không cho cá ăn thức ăn ươn thối. + Không cho cá ăn thức ăn bị mốc meo. f. Các bệnh do môi trường - Cơ quan nhiễm: bong bóng; mang. - Dấu hiệu: bụng cá bị căng phồng; cá bơi chúc đầu xuống hoặc hướng về phía bên gần mặt nước; có bong bóng trong lá mang. 46 - Hậu quả: cá bị nổi thụ động, bị bỏng nắng; cá chết. - Nguyên nhân: môi trường nuôi ảnh hưởng tới sức khoẻ của cá. Những trận mưa rào có thể thúc đẩy là tảo nở hoa. Đối với cá nuôi lồng, sinh vật bám trên lưới làm chậm sự lưu chuyển của nước và làm đảo lộn các yếu tố môi trường. - Điều trị: nếu cá lớn thu hoạch và bán ngay; không để nhiễm trùng thứ cấp, dẫn đến cá chết. 6. Thu hoạch - Khi thu phải kéo lưới lên, dùng sào luồn dưới đáy lồng để dồn cá vào một góc, rồi dùng vợt bắt cá con. Thao tác nhanh, nhưng nhẹ nhàng để tránh tổn thương cho cá. - Thu hoạch xong phải tiến hành làm vệ sinh lại lồng, bè (lưới, phao, khung bè ...) cho sạch sẽ. Lưới được phơi khô và bảo quản nơi khô ráo. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Nguyễn Tường Anh. Một số vấn đề về nội tiêt học sinh sản cá. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1999. - Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Văn Quyền. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển, NXB Nông nghiệp. 2007. - Nguyễn Thanh Phương (dịch). Sinh học và kỹ thuật nuôi cá chim. NXB Nông nghiệp Hà Nội. - Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật nuôi trồng một số đối tượng thủy sản biển, 2003. - DANIDA- Bộ Thủy sản. Danh mục các loài nuôi nuôi biển và nước lợ ở Việt Nam, 2003.
File đính kèm:
- giao_trinh_san_xuat_giong_va_nuoi_ca_bien.pdf