Giáo trình Phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
- Vị trí: Là môn học chuyên môn cơ sở của ngành hướng dẫn du lịch hệ cao đẳng
được bố trí giảng dạy đồng thời với các môn cơ sở khác của ngành.
- Tính chất: Là môn học lý thuyết bắt buộc cung cấp những kiến thức cơ sở cho
ngành hướng dẫn du lịch.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Là môn học giúp sinh viên làm giàu vốn tri thức
và hiểu biết của bản thân, phục vụ trong đời sống xã hội. Đồng thời cũng giúp sinh
viên có vốn kiến thức nền vận dụng vào chuyên ngành du lịch, biết cách khai thác
tài nguyên về phong tục tập quán, lễ hội Việt Nam để xây dựng chương trình phục
vụ cho nghề nghiệp ngành lữ hành hướng dẫn
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam
1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI VIỆT NAM NGÀNH: HƯỚNG DẪN DU LỊCH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG HƯỚNG DẪN DU LỊCH (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐLC ngày.tháng.năm ........ của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai Lào Cai, năm 2020 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam” là tài liệu biên soạn để phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, sinh viên ngành Hướng dẫn du lịch trường Cao đẳng Lào Cai về kiến thức cơ sở ngành về hai lĩnh vực: Phong tục tập quán, tín ngưỡng và Lễ hội Việt Nam. Giáo trình được biên soạn theo đề cương môn học ở bậc Cao đẳng đã được Hội đồng khoa học và Đào tạo thông qua. Giáo trình gồm 4 chương nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về phong tục tập quán Việt Nam, tín ngưỡng dân gian Việt Nam trong đời sống tâm linh của người Việt. Đồng thời tìm hiểu các lễ hội tiêu biểu nhằm tăng thêm sự hiểu biết về một nền văn hoá đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với địa phương Lào Cai. Chương 1. Phong tục tập quán Việt Nam Chương 2. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam Chương 3. Lễ hội Việt Nam Chương 4. Phong tục lạ và lễ hội đặc sắc Lào Cai Giáo trình không những là tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập học phần “Phong tục tập quán và lễ hội Việt Nam” mà còn là tài liệu tham khảo, bổ trợ cho sinh viên ngành du lịch và những ai quan tâm đến văn hóa truyền thống Việt Nam. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Lào Cai, ngày 10 tháng 6 năm 2020 Người biên soạn GVC, Th.s. Nguyễn Thị Kim Hoa 4 5 MỤC LỤC Chương 1. PHONG TỤC TẬP QUÁN VIỆT NAM ...................................................... 8 1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN ....................................................................... 8 1.1. Khái niệm ........................................................................................................................... 8 1.2. Đặc điểm ........................................................................................................................... 11 2. PHONG TỤC TẬP QUÁN CỔ TRUYỀN 2.1. Tục ăn trầu ........................................... 11 2.2. Tục cưới hỏi ..................................................................................................................... 13 2.3. Tục ma chay ..................................................................................................................... 14 2.4. Tục thờ cúng tổ tiên ........................................................................................................ 19 Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 21 Chương 2. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM .................................................................. 23 1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG ......................................................................................... 23 1.1. Khái niệm ......................................................................................................................... 23 1.2. Đặc điểm ........................................................................................................................... 24 2. MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM ............................................................ 24 2.1. Tín ngưỡng phồn thực .................................................................................................... 25 2.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ........................................................................................ 26 2.3. Tín ngưỡng sùng bái con người ..................................................................................... 27 2.4. Tín ngưỡng sùng bái Thần linh ...................................................................................... 29 Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 30 Chương 3. LỄ HỘI VIỆT NAM ................................................................................................... 31 1. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI 1.1. Khái niệm lễ hội ............................................................. 31 1.2. Mục đích, ý nghĩa của lễ hội ........................................................................................... 32 1.3. Cấu trúc của Lễ hội ......................................................................................................... 32 2.CÁC LOẠI HÌNH LỄ HỘI .................................................................................................... 33 2.1. Lễ Tết cổ truyền ............................................................................................................. 33 2.2. Lễ hội lịch sử cách mạng ................................................................................................ 35 2.3. Lễ hội tín ngưỡng dân gian............................................................................................. 39 2.4. Lễ hội đương đại .............................................................................................................. 41 Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 43 Chương 4. PHONG TỤC LẠ & LỄ HỘI ĐẶC SẮC LÀO CAI ................................................ 45 1.GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHONG TỤC LẠ TRONG ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ LÀO CAI .............................................................................................................................. 45 1.1. Khái niệm phong tục lạ ................................................................................................... 45 6 1.2. Một số phong tụ ... Các nơi này mỗi nơi đều có quán xử (chủ sự) quản lý chung. Ngoài ra cần có xừ quan (quản lý) chăm lo việc ăn uống, có hấu pầu tờ (quản củi đuốc), hấu pầu giê (trông nom xay giã dần sàng) cùng với xừ quan. Nơi bắn nỏ, nơi bắn cung, sân múa khèn, đường đua ngựa, đám bắn thi cung nỏ, đám chọi quay, đám hát gầu plềnh, hát tình ca, đối đáp, trao duyên, hát vui hội hè... 2.2.2.Lễ cấp sắc của người Dao Theo quan niệm của người Dao, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của người đàn ông người Dao. Đối với người đàn ông dân tộc Dao được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành, được làm lễ cúng bái và được giao tiếp với cõi âm. Lễ cấp sắc có nhiều bậc: 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã, đây là nghi thức thông thường được diễn ra trong lễ cấp sắc của người Dao. Để chuẩn bị cho lễ cấp sắc 3 đèn cần 6 tháng, nếu chuẩn bị ở cấp cao hơn thì chuẩn bị từ 1-2 năm, thậm chí còn lâu hơn. Việc đầu tiên phải chuẩn bị là nuôi hai con lợn dùng cho việc tế lễ. Cùng với việc nuôi lợn phải tích cực sản xuất để có nhiều lương thực, thực phẩm phục vụ cho những ngày lễ. Khâu chuẩn bị tiếp theo là, thêu lễ phục cho người thụ lễ. Cách may, trang trí lễ phục của nhóm Dao là khác nhau. Các công việc như làm ghế để người thụ lễ ngồi khi thụ lễ, tu sửa kiểm tra những nhạc cụ hoặc các vật dụng khác có liên quan. Gần đến ngày thụ lễ, gia đình làm lễ càn tiến hành giã gạo, cất rượu, mua hương sắm giấy đỏ để làm tiền âm phủ, chuẩn bị nến hoặc đốt dầu đèn thật kỹ. Sau đó, cử người đi tìm thầy cúng kể cả người giúp việc. Số thầy cúng được mời đến phải bằng cấp số bậc của nghi lễ. Nghĩa là lễ cấp sắc 3 đèn thì cần mời 3 thầy cúng, 7 đèn thì mời 7 thầy cúng. Ngoài ra còn mời một số thanh niên nam và nữ chưa có gia đình đến hát trong lúc làm lễ. Tiến trình của lễ cấp sắc: - Bước thụ đèn: Mở đàu cho bước này người ta trang trí bàn cúng, treo tranh thờ. Để 2 bàn cúng ở gian giữa của nhà đối diện với cửa chính trên bàn cúng có một bát hương, 3 chiếc bát con để rót rượu mời các thần linh, 1 bát gạo, 1 bát nước, 1củ gừng tươi. Riêng bàn cúng của ông thầy cúng thứ nhất có thêm 3 bát con, trong mỗi bát đựng một ít dầu và có bấc để soi sáng người thụ lễ. Phía trên cửa chính gian giữa nhà là nơi diễn ra các chi tiết của lễ cấp sắc, ở trên tường phía sau bàn cúng treo 10 tờ tranh do thầy cúng mang đến. Sau khi chuẩn bị xong, người giúp việc lấy một chiếc chổi mới vừa đọc thần chú vừa giả vờ quét nhà nhằm mục đích tẩy uế, xua đuổi những điềm xấu ra khỏi nhà để lễ cấp sắc diễn ra thuận buồm xuôi gió. Kể từ thời điểm này tất cả mọi thứ trong gia đình phải tuân thủ một số tập quán kiêng 52 kỵ khá nghiêm ngặt như là: không mang áo tang, nam nữ không được trêu ghẹo, nói tục, không cãi nhau Tiếp theo, hai thầy cúng chủ trì mặc lễ phục để cúng mời các tổ tiên thần phật và các thần linh khác đến dự. Trong nghi thức này và các nghi lễ tiếp theo thầy cúng chủi trì thứ nhất và thầy cúng chủ trì thứ hai chỉ được phép cúng ở bàn cúng của mình, còn trên bàn thờ tổ tiên đẻ bày các lễ vật. Ngoài việc cúng Bàn vương, cúng tổ tiên, thần chăn nuôi các thầy cúng còn phải cúng để mời các thần linh của mình như ma của các thầy cấp sắc, các loại âm binh được cấp sắc, các thần linh được vẽ trong tranh. Sau lễ cúng này, anh em họ hàng múa những bài múa cổ truyền về tổ tiên trong tiếng chiêng, trống và chuông nhạc đệm làm cho không khí rộn ràng như trong ngày hội. Tiếp đến hai thầy cúng tiếp tục cúng để xin phép các thần linh phù hộ và chứng kiến lễ soi đèn cho người thụ lễ. Sau đó, người ta đặt một cái ghế giữa nhà cho người thụ lễ ngồi, thầy cúng thứ nhất đọc lại lịch của anh ta và yêu cầu các thần linh cởi bỏ những sự dốt nát trong người thụ lễ thay vào đó là sự thông minh. Tiếp theo, người giúp việc đốt 3 cái bấc trong 3 bát dầu đã được đặt sẵn ở trên bàn cúng để cho hai thầy cúng và người bố đẻ của người thụ lễ đặt lên đỉnh đầu và hai vai của người thụ lễ. Nếu bố đẻ của người thụ lễ chết thì phải chọn một người khác có uy tín và sau khi người này chết thì âm hồn của ông ta sẽ nằm trong nhóm ma của các thầy cấp sắc của người thụ lễ. Về sau, nếu người thụ lễ trở thành thầy cúng, mỗi lần đi hành lễ phải mời nhóm ma này đi để phù hộ. Khi đèn được đặt lên, người thụ lễ thì có người khác giữ đèn để khỏi đổ, còn người bố đẻ và hai thầy cúng vừa đi vừa múa vòng quanh người thụ lễ khoảng từ 10 -15 vòng. Các nghi lễ tiếp theo là hạ đèn, đặt pháp danh, cúng dụng cụ cúng bài và cấp âm binh cho người thụ lễ. Những nghi lễ này diễn ra trang nghiêm vì đó là mục đích của lễ hội cấp sắc. Một nghi lễ khá quan trọng không chỉ thể hiện tính tôn giáo mà còn có ý nghĩa giáo dục đó là lễ cấp Pháp trong lễ cấp sắc. Lần lượt, thầy cúng thứ nhất, thầy cúng thứ hai và bố đẻ người thụ lễ mỗi người bố một ít gạo ở bàn cúng và cầu khấn âm binh cùng các thần ma của thầy cấp sắc cho mình trước đây rồi cho vào mồm nhai và phun về phía người thụ lễ. Người thụ lễ nâng vạt áo để hứng. Đối với người Dao thì nghi lễ này thể hiện sự phụ thuộc của người thụ lễ vào các thầy cúng và bố đẻ của mình. Cụ thể là về mặt tâm linh, có sự hòa hợp giữa hai thế hệ người thụ lễ và thế hệ đến hành lễ trên cơ sở phụ thuộc về âm binh, pháp danh. Còn về mặt luật tục, từ nay trở đi, người thụ lễ phải tuyệt đối trung thành với bố đẻ và các thầy cúng. Tiếp theo, thầy cúng thứ hai hướng dẫn người thụ lễ múa khoảng 7 bài múa cổ, chủ yếu múa về tổ tiên, thổ địa, thổ côngHọ vừa múa vừa dâng bánh nếp và rượu của người thụ lễ cho các thần linh và tổ tiên. Quá trình múa này kéo dài từ 4-5 giờ có sử dụng một số nhạc cụ như chiêng, trống và người máu phải đeo mặt nạ. Tiếp đến là 53 anh em họ hàng nhảy múa góp vui cho nghi lễ. Họ có thể múa bất cứ điệu múa nào và có thể múa hàng chục người. Tiếp theo thầy cúng được mời múa 7 bài khác nhau để dâng bánh và cúng rượu cho các thần linh. Sau khi hai thầy cúng chủ trì, thầy múa và người giúp việc làm lễ tiễn đưa các thần linh ra về thì kết thúc lễ thụ đèn. Người ta dọn các loại nhạc cụ và các từ tranh chuẩn bị cho bước hai là lễ cúng Bàn vương. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ trên, người thụ đèn được coi là “người lớn” bời vì anh ta được thu hưởng đèn, được cấp âm binh và các vật dụng để cúng bái đặc biệt là pháp danh và có ma tổ sư của nghề cúng. -Bước cúng ông tổ người Dao: Đầu tiên bày bàn cúng, làm lễ cúng mời các bậc tổ tiên và Bàn Vương đến dự lễ. Sự chuẩn bị được bắt đầu bằng việc việc thịt hai con lượn và làm sạch và bày lên bàn cúng, cắt giấy bàn để làm tiền âm phủ. Bàn cúng Bàn vương được đặt ở trong nhà nơi đối diện với cửa chính chỗ sát vách ngăn giữa gian khách và gian buồng, còn bàn cúng gia tiên thì đặt ngay trước bàn thờ tổ tiên. Các lễ vật trên bàn cúng gồm có một con lợn móc hàm chưa luộc, để úp sấp trên bàn, 3 bát con để rót rượu mời ma, 2 bát của gừng tươi, 1 bát nước lã,1 bát gạo, 1 bát hương và nhiều tiền âm phủ. Khi chuẩn bị xong thầy cúng thứ nhất mặc lễ phục mời bậc thần linh và tổ tiên đến dự lễ. Đồng thời 3 thiếu niên và 3 thiếu nữ đứng thành 2 hàng ở phía sau thầy cúng để vái chào các bậc tổ tiên và thần linh. Tiếp theo là hát và đọc thơ cho các bậc tổ tiên nghe. Người ta đặt thêm một bàn cúng ở gần bàn cúng bàn vương để bày 3 bát thịt lợn chín, 3 bát rau cải nấu, 1 chai rượu, 6 chiếc bát ăn cơm, 6 đôi đũa và 1 quyển sách cúng. Hai thầy cúng chủ trì, thầy cúng múa và 3 người đàn ông khác được mời đến ngồi vào bàn đọc thơ được ghi chép trong quyển sách cúng. Quá trình này kéo dài hơn 3 tiếng. Sau khi cúng cầu các bậc tổ tiên và các thần linh phù hộ cho gia đình, đốt vàng mã và đưa tiễn thần linh thì kết thúc lễ cúng Bàn vương, đồng thời lễ cấp sắc kết thúc. 2.2.3. Lễ hội Lồng Tồng của người Tày Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là "xuống đồng". Lễ hội được xem là hoạt động tín ngưỡng gắn liền với nền nông nghiệp của đồng bào Tày. Đây là dịp để mong cầu các vị thần linh che chở để có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, cuộc sống no ấm. Chuẩn bị cho lễ hội: Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày lễ xuống đồng, ngoài đồng của Bản, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng. Mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh giầy, chè lam, bánh bỏng... Trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc. Lễ cúng cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được thực hiện do các thầy tào hành tiến. 54 Mâm cúng có: gà luộc, có bánh chưng, thịt lợn, trứng luộc nhuộm phẩm màu, xôi đỏ, xôi vàng tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, cho âm dương, trên mỗi đĩa xôi có một con én màu đỏ làm bằng giấy đậu lên, những mơ ước, những khát vọng về cuộc sống ấm no, sinh sôi nảy nở, an lành đều được gửi gắm tất cả vào trong đó. Về lễ vật cúng tế, tộc người Tày chuẩn bị rất chu đáo cẩn thận, tất cả những người tham gia cũng như vật dùng đều phải sạch sẽ; các món ăn phải ngon, tinh túy, cầu kỳ, đẹp mắt. Ngoài những món cúng truyền thống, mâm cúng ngày hôi còn được chuẩn bị khá công phu, nhà không có điều kiện thì vài chục món, còn nhà khá giả thì làm đến hàng trăm món. Trên mỗi mâm cỗ còn có thêm đôi quả còn được làm bằng vải màu, bên trong nhồi cát hoặc bôngThông thường lễ hội diễn ra trên những thửa ruộng, cánh đồng hay bãi đất rộng nhưng tại Phú Đình lễ hội được tổ chức tại sân vận động xã. Ngay từ sáng sớm, các gia đình cùng nhau đội mâm cúng ra khu đất định sẵn để làm lễ xuống đồng, quyện trong bước chân là những câu hát Sli mượt mà cầu chúc một năm mưa thuận gió hòa. Khi cỗ được bày xong, thầy cúng có uy tín được dân làng tiến cử sẽ bắt đầu phần lễ với nghi lễ của dân tộc Tày, xin Thành hoàng làng mở hội, tạ Thiên Địa, cầu Thần Nông, thần Núi, thần Suốiban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, ấm no hạnh phúc Trong lễ cấu mùa này, nghi thức xuống đồng đóng một vai trò quan trọng – một người đàn ông to khỏe, đức độ, cày giỏi, làm ăn giỏi nhất làng và một con trâu tốt nhất được chọn để vạch những đường cày đầu tiên của vụ mới, mở đầu cho một mùa sản xuất bội thu.Các trò chơi vui hội Lồng Tồng Phần lễ nhanh chóng kết thúc nhường bước cho phần hội với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống. Là một hoạt động hấp dẫn thu hút nhiều người tham gia, tung còn được chọn làm trò chơi khai hội. Mở đầu là hội tung còn. Ðây là hoạt đông vui nhất, thu hút nhiều người tham gia nhất. Ðể chuẩn bị cho hội tung còn, ở giữa đám ruộng lớn đựơc chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20-30cm làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 - 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật - Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khoẻ và sự khéo léo. Nếu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn thì dân bản không vui, vì theo quan niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hoà. Trong trò chơi này, nam nữ thanh niên còn thi tung còn cho nhau.Trong phần hội còn có hoạt động thi cấy lúa trên mảnh ruộng nước đã được bừa ngầu từ hôm trước. Mỗi làng, xã sẽ chọn ra những phụ nữ nhanh nhẹn nhất, cấy giỏi nhất để tham gia hội thi. Các trò diễn khác trong Lễ hội Lồng tồng gồm: Ném còn, kéo co, đấu gậy, cờ tướng, chọi chim, bắn nỏ, cau quay, đánh yến, đánh đáo, đánh bi, đánh khăng, đi cà kheo... Trò đánh đu thu hút được rất nhiều bạn trẻ tham gia. 55 2.2.4. Lễ hội Khô Già Già người Hà Nhì Khô Già Già là lễ hội cầu mùa lớn nhất của dân tộc Hà Nhì đen, thể hiện đặc trưng văn hóa tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp, thần rừng, thần nước, thần đất, thần tình duyên nhằm cầu cho mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, chăn nuôi phát triển và con người khỏe mạnh, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Khô Già Già được tổ chức trong 5 ngày, từ ngày Thìn của tuần thứ nhất (hoặc tuần thứ hai) cho đến hết ngày Thân của tháng 6 âm lịch hàng năm trong khu rừng “Gạ hen lạ gio” mà dân tộc Hà Nhì đen quen gọi là rừng công viên. Đây là khu rừng duy nhất mà tất cả đồng bào dân tộc Hà Nhì đen (kể cả phụ nữ) có thể đến vui chơi trong ngày hội. Lễ hội mở đầu bằng nghi lễ mổ trâu cúng tế thần linh. Sau đó, thịt trâu sẽ được chia đều cho các gia đình mang về để cúng tổ tiên. Tiếp đó, mỗi gia đình lại tự chuẩn bị lễ vật rồi mang đến rừng cúng tế thần linh. Ngoài các nghi lễ long trọng, linh thiêng, lễ hội còn có các hoạt động văn hóa hấp dẫn như đu dây, kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố, hát đối đáp giao duyên Lễ hội Khô Già Già đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Câu hỏi ôn tập 1. Phong tục là gì? Phong tục lạ là gì? Kể tên một vài phong tục lạ mà anh/ chị biết. 2. Anh/Chị hãy giới thiệu về một phong tục lạ của một dân tộc thiểu số ở Lào Cai mà anh/ chị đã có dịp nghiên cứu, tìm hiểu. 3. Lễ hội là gì? Lễ hội đặc sắc là gì? Kể tên một vài lễ hội đặc sắc ở lào Cai mà anh chị biết 4. Hãy giới thiệu một lễ hội đặc sắc của dân tộc thiểu số Lào Cai mà anh/chị có dịp nghiên cứu tìm hiểu. Tài liệu tham khảo [1] Lê Đức Luận (2007). Giáo trình phong tục lễ hội Việt Nam, NXB Đà Nẵng. [2] Toan Ánh (2005). Nếp cũ Tín ngưỡng Việt Nam, quyển Thượng và Hạ, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh. [3] Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984). Lễ hội truyền thống và hiện đại, Nhà xuất bản Văn hoá. [4] Tân Việt (2001). 100 điều nên biết về phong tục tập quán Việt nam, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội. [5] PGS.TS. Lê Trung Vũ; GS.TS. Lê Hồng Lý, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm (2004). Lễ hội dân gian Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 56 [6] Đặng Đức Siêu (2002). Hành trình văn hoá Việt Nam. (Giản yếu). Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội. [7] Các lễ hội chính ở Lào Cai hoi-chinh-o-Lao-Cai
File đính kèm:
- giao_trinh_phong_tuc_tap_quan_va_le_hoi_viet_nam.pdf