Giáo trình Nuôi cá ao

Thủy sản nước ngọt nói chung và cá nước ngọt nói riêng đóng vai trò rất

quan trọng trong đời sống; góp phần bảo đảm một phần dinh dưỡng từ thủy sản

cho người dân; là sinh kế của nhiều ngư dân nghèo ở các vùng ven sông, hồ. Vì

vậy mô đun Nuôi cá ao có vai trò rất quan trọng trong chương trình đào tạo ngành

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về kiến thức,

kỹ năng nuôi cá thương phẩm cho người học, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của người

sử dụng lao động có kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Giáo trình Nuôi cá ao trang 1

Trang 1

Giáo trình Nuôi cá ao trang 2

Trang 2

Giáo trình Nuôi cá ao trang 3

Trang 3

Giáo trình Nuôi cá ao trang 4

Trang 4

Giáo trình Nuôi cá ao trang 5

Trang 5

Giáo trình Nuôi cá ao trang 6

Trang 6

Giáo trình Nuôi cá ao trang 7

Trang 7

Giáo trình Nuôi cá ao trang 8

Trang 8

Giáo trình Nuôi cá ao trang 9

Trang 9

Giáo trình Nuôi cá ao trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 65 trang minhkhanh 8960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi cá ao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nuôi cá ao

Giáo trình Nuôi cá ao
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔ ĐUN: NUÔI CÁ AO 
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG - TRUNG CẤP 
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) 
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Giáo trình “Nuôi cá ao” là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, 
nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Mọi 
mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh đều bị 
nghiêm cấm. 
MỤC LỤC 
BÀI 1: CHUẨN BỊ AO NUÔI .............................................................................. 6 
BÀI 2: CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG ................................................................ 24 
BÀI 3: GIẢI QUYẾT THỨC ĂN NUÔI CÁ .................................................... 32 
BÀI 4. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI ................................................. 46 
BÀI 5: THU HOẠCH ......................................................................................... 61 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên mô đun: Nuôi cá ao 
Mã mô đun: 
- Trình độ Cao đẳng: MĐ19 
- Trình độ Trung cấp: MĐ13 
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 
- Vị trí: Nuôi cá ao là một mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình 
khung đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp - nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, 
được giảng dạy cho người học sau khi đã học các môn học / mô đun kỹ thuật cơ 
sở. 
 - Tính chất: Nuôi cá ao là mô đun chuyên nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn 
sản xuất nuôi thương phẩm các loài các nước ngọt có giá trị kinh tế trong ao. 
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: 
Thủy sản nước ngọt nói chung và cá nước ngọt nói riêng đóng vai trò rất 
quan trọng trong đời sống; góp phần bảo đảm một phần dinh dưỡng từ thủy sản 
cho người dân; là sinh kế của nhiều ngư dân nghèo ở các vùng ven sông, hồ. Vì 
vậy mô đun Nuôi cá ao có vai trò rất quan trọng trong chương trình đào tạo ngành 
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về kiến thức, 
kỹ năng nuôi cá thương phẩm cho người học, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của người 
sử dụng lao động có kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. 
- Mục tiêu của mô đun: 
+ Kiến thức: Nêu được nội dung kỹ thuật cải tạo ao, chọn và thả cá giống, 
cho cá ăn, phương pháp quản lý một số yếu tố môi trường và thu hoạch đàn cá nuôi 
trong ao. 
+ Kỹ năng: Thực hiện được công việc chuẩn bị ao, chọn và thả cá giống, sản 
xuất thức ăn, cho cá ăn, xác định một số yếu tố môi trường và thu hoạch cá nuôi 
trong ao. 
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập và vận dụng 
được kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. 
- Nội dung của mô đun: 
Số 
TT 
Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực hành, 
thí nghiệm, 
thảo luận, 
bài tập 
Kiểm 
tra 
1 Bài 1. Chuẩn bị ao nuôi 16 2 14 
2 Bài 2. Chọn và thả cá giống 20 4 15 1 
3 Bài 3. Giải quyết thức ăn nuôi cá 18 5 12 1 
4 Bài 4. Quản lý môi trường ao nuôi 16 3 13 
5 Bài 5. Thu hoạch 5 1 4 
 Cộng 75 15 58 2 
BÀI 1: CHUẨN BỊ AO NUÔI 
Mục tiêu: 
- Mô tả được nội dung kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi; 
- Thực hiện sử dụng vôi, phân bón cho ao đúng kỹ thuật; xác định được một 
số yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ trong, màu nước, pH, oxy hòa tan. 
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. 
Nội dung: 
1. Xác định điều kiện ao nuôi 
- Diện tích: 
Trong thực tế dao động về diện tích ao nuôi là rất lớn. Trường hợp diện tích 
ao nuôi lớn, biến động các yếu tố thuỷ lí hoá sinh ít (tương đối ổn định) nhưng đòi 
hỏi phải đáp ứng lượng lớn giống, thức ăn và quản lí chăm sóc phức tạp. Diện tích 
ao nuôi nhỏ, thuận lợi về cung cấp giống, thức ăn, chăm sóc và quản lí ao nuôi 
song chế độ thuỷ lí hoá sinh của ao biến động lớn. 
Vấn đề đặt ra nhà nuôi cá chọn diện tích ao nuôi phù hợp với điều kiện đất 
đai, điều kiện vật chất và kĩ thuật. Thường lựa chọn: Diện tích ao nuôi tập thể từ 
vài ngàn đến 20.000 m2. Diện tích ao nuôi gia đình 300 - 500m2 
- Độ sâu của ao: 
Độ sâu cần hiểu là mức nước sâu của ao cần giữ thường xuyên để nuôi cá. 
Độ sâu của ao là tiêu chuẩn cần thiết, cần đảm bảo nghiêm ngặt. Ao có độ sâu mực 
nước quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi tới đời sống của cá, về thao tác kĩ 
thuật và hiệu quả kinh tế. 
Quan hệ giữa độ sâu và năng suất cá (năng suất trung bình) 
Độ sâu mực nước (m) 1,3 - 1,7 1,7 - 2 2 - 3 
Năng suất (kg/ha) 4910 6450 6879 
Chênh lệch về năng suất (kg/ha) 1540 426 
Kết quả nghiên cứu cho thấy "Trong biên độ mực nước ao từ 0,8 - 3,5m năng 
suất cá ao tỷ lệ thuận với độ sâu của ao". Để đảm bảo cân đối với các vấn đề khác 
nên lựa chọn độ sâu của ao ở mức 1,5 - 2 m. Tuy nhiên, khi vận dụng vấn đề này 
cho một ao nuôi cá cụ thể cần căn cứ trên một số vấn đề sau: Khả năng tổ chức thi 
công đào sâu (ao mới); khả năng cải tạo ao cũ. Vị trí địa lí ao, các điều kiện về chất 
đất, pH, thuỷ lợi... cho phép đào sâu đến đâu? Nên kết hợp giữa đào và đắp để tạo 
độ sâu của ao thích hợp. 
- Chất đáy ao và độ bùn đáy thích hợp: 
Chất đáy ao phụ thuộc vào tính chất đất nơi đào ao (đất thịt, cát, sét, chua 
mặn...). Để hạn chế mặt bất lợi về tính chất đất đáy ao cần phải tạo ra trên mặt đáy 
ao một lớp bùn đáy thích hợp. Tác dụng của lớp bùn đáy: Giữ nước, gây màu nước, 
ngăn cản ảnh hưởng chua mặn vào môi trường nuôi cá. Như vậy, chất đáy và lớp 
bùn đáy có liên quan lớn đến chất nước và sự phát triển của sinh vật làm thức ăn 
cho cá. 
Lớp bùn đáy quá dày hoặc quá trơ không có lợi cho nuôi cá (quá trơ không 
đảm bảo cho những tác dụng trên, quá dày tích tụ H2S, CH4... ảnh hưởng đến đời 
sống của cá). Độ dầy bùn đáy ao thích hợp từ 15 - 25 cm. 
 - Các tính chất khác: 
 Bờ ao chắc chắn, có độ cao an toàn 0,5 m; hệ số mái >1. Đáy ao nghiêng 
về phía thoát nước một góc 3 - 5 độ. 
Hệ thống cấp và thoát nước chủ động. Hệ thống đăng chắn giữ cá tại các của 
cống chắc chắn. 
 ... tượng nuôi, hay từ nguồn nước thải sinh hoạt của con người hoặc từ các chuồng 
trại chăn nuôi gia cầm, gia súc... Đây là biểu hiện của nguồn nước bị ô nhiễm. 
Hình 4.10. Nước có mầu đen không thích hợp cho ao nuôi 
Khi nước có màu nâu đen hoặc màu đen phải dừng bón phân, giảm cho ăn, 
thay nước, điều chỉnh độ kiềm về giá trị thích hợp và kết hợp bón men vi sinh (bón 
men vi sinh theo hướng dẫn cụ thể trên bao bì) 
- Màu trắng đục (màu nước hến): nước ao chứa nhiều hạt sét, trường hợp này 
thường do nước mưa rửa trôi đất từ trên bờ ao. 
- Màu vàng cam: nước nhiều sắt, độc cho vật nuôi. 
Hình 4.11. Nước mầu vàng cam không thích hợp cho ao nuôi 
- Màu bùn phù sa do nước ao chứa nhiều hạt phù sa. Phù sa sa lắng làm giảm 
thể tích ao, nước ít thức ăn tự nhiên và bùn phù sa mắc vào mang làm ảnh hưởng 
đến khả năng hô hấp của vật nuôi. 
Hình 4.12. Nước ao nhiều phù sa, không tốt cho ao nuôi 
Khi nước có màu vàng cam, trắng đục hay màu bùn phù sa: 
- Nước được đưa vào ao lắng xử lý làm trong trước khi cấp cho ao nuôi 
- Thay nước với nguồn nước thích hợp. 
- Bón vôi sa lắng sau đó bón phân gây lại màu nước. 
* Nguyên tắc gây màu nước ao nuôi và quản lí màu nước 
- Đo và điều chỉnh độ pH về giá trị thích hợp. Để điều chỉnh độ pH nên 
dùng vôi dolomite, bột đá vôi hoặc vôi bột 
Trong nước ngọt pH cần đạt được là pH = 7 đến 8 
- Bón phân gây màu nước. 
2.2. Xác định độ pH nước 
2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ vật liệu 
- Giấy quỳ tím 
- Test kits đo độ pH 
- Bút đo pH: Thang đo pH: từ ≤2,0 đến ≥12; Độ chính xác: ≤ (±)0,1; 
- Máy đo độ pH: Thang đo pH: từ ≤2,0 đến ≥12; Độ chính xác: ≤ 
(±)0,1; Chiều dài dây nối điện cực: ≥1m 
- Máy bơm: công suất ≥ 7,5kw 
- Vôi bột, vôi dolomite, bột đá vôi. 
- Giấy lau, nước sạch 
2.2.2. Đo độ pH bằng giấy quỳ tím 
Giấy quỳ là giấy được tẩm chỉ thị rượu quỳ sau đó được sấy khô, khi cho 
giấy quỳ tiếp xúc với nước, rượu quỳ sẽ phản ứng và làm mầu giấy thay đổi theo 
độ pH của môi trường nước, môi trường axit chỉ thị chuyển mầu đỏ, môi trường 
bazơ chỉ thị chuyển mầu xanh. 
Hộp giấy quỳ gồm: 
- Giấy quỳ 
- Thang so màu 
- Các bước đo độ pH bằng giấy quỳ: 
+ Lấy một mẩu giấy quỳ. 
Hình 4.13. Lấy mẩu giấy quỳ 
+ Nhúng 1 đầu giấy quỳ 
vào nước cần đo 
Lưu ý: Giấy quỳ ngâm 
trong nước lâu chỉ thị từ giấy sẽ 
bị khuếch tán ra môi trường. Do 
vậy, cần phải rút giấy ra ngay 
sau khi nhúng vào nước. 
Hình 4.14. Nhúng mẩu giấy quỳ 
vào nước cần đo pH 
+ Để ráo khoảng 5-10 
giây, giấy quỳ sẽ chuyển mầu 
theo độ pH của môi trường 
nước kiểm tra 
Lưu ý: Để chỉ thị có mầu 
đồng đều, khi để ráo giấy quỳ 
phải được để theo phương song 
song với mặt đất 
Hình 4.15. Để ráo giấy quỳ 
+ Đặt mẩu giấy lên thang 
so màu, so sánh màu của mẩu 
giấy với các ô màu trên thang so 
màu. 
Hình 4.16. So màu 
2.2.3. Đo độ pH bằng test kit 
Bộ test kit gồm: 
- Thuốc thử 
- Thang so màu (mỗi một mầu tương ứng với một giá trị độ pH) 
- Ống nghiệm 
Thuốc 
thử 
Ống 
nghiệm 
Thang so mầu 
 Hình 4.17. Các thành phần của hộp test pH 
- Các bước đo độ pH bằng test kit 
+ Tráng ống nghiệm vài lần 
bằng chính nước cần kiểm tra 
Hình 4.18. Tráng ống nghiệm 
+ Lấy nước vào ống nghiệm 
đến mức quy định 
Ví dụ: test hãng Sera lấy 
đến vạch 5ml 
 4.19. Lấy nước vào ống nghiệm 
+ Lau khô bên ngoài ống 
nghiệm 
Hình 4.20. Lau khô ống nghiệm 
+ Cho thuốc thử vào ống 
nghiệm với số giọt quy định tùy 
theo nhà sản xuất sau khi lắc đều 
chai thuốc thử. 
Ví dụ: Test hãng Sera cho 4 
giọt thuốc thử 
Hình 4.21. Cho thuốc thử vào ống 
nghiệm 
+ Lắc nhẹ tròn đều ống 
nghiệm để thuốc thử hòa tan vào 
mẫu nước thử. Mầu mẫu nước sẽ 
biến đổi theo độ pH. 
Hình 4.22. Lắc nhẹ ống nghiệm 
+ So sánh kết quả thử 
nghiệm với bảng so màu: đặt lọ 
thủy tinh vào vùng trắng của bảng 
so màu, đối chiếu giữa kết quả thử 
nghiệm với bảng so màu rồi xem 
giá trị pH tương ứng 
Hình 4.23. So mầu 
2.2.4. Đo độ pH bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực) 
Máy đo pH cầm tay có 2 loại: 
- Bút đo pH có điện cực nằm trực tiếp, phía dưới của máy 
- Loại có đầu điện cực nối với máy bởi dây dẫn. 
 Cách đo như sau: 
+ Thao tác đo pH bằng bút đo: 
 Hiệu chỉnh máy 
Hiệu chỉnh máy cần thực hiện các thao tác sau: 
 Mở nắp máy. 
 Mở máy bằng nút mở-tắt. 
 Giữ phần dưới của máy trong cốc nước cất. 
 Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hông hoặc mặt sau của 
máy), quan sát màn hình. 
 Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0. 
 Chuyển máy ra khỏi cốc nước cất. 
 Đo pH mẫu nước: 
Đo pH cần thực hiện các thao tác sau: 
 Tráng cốc vài lần bằng nước mẫu 
 Cho mẫu nước cần đo vào cốc. 
 Cho phần dưới của máy vào cốc nước mẫu. 
 Lắc nhẹ phần dưới của máy trong nước vài lần. 
 Chờ 15-30 giây cho số trên màn hình đứng yên. 
 Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi. 
 Đưa máy ra khỏi cốc nước. 
 Tắt máy 
 Ngâm đầu điện cực vào cốc nước sạch một lúc, lấy ra, để ráo. 
 Đậy nắp máy. 
- Các biện pháp duy trì ổn định độ pH 
Để duy trì ổn định pH ta cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
+ Cải tạo ao tốt trước khi nuôi thả. 
+ Định kỳ bón vôi ổn đinh hệ đệm trong ao. 
+ Kiểm soát sự phát triển của tảo. 
+ Giảm thiểu sự gia tăng tích luỹ các chất hữu cơ trong môi 
trường ao nuôi 
- Xử lý khi độ pH giảm thấp 
pH thấp trong ao nuôi thường do axit thẩm lậu từ đất, axit bị rửa trôi sau các 
trận mưa, do tích luỹ quá nhiều chất hữu cơ hoặc do tảo tàn. Tuỳ theo tình hình 
thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau: 
+ Bón vôi cho ao: Khi độ pH giảm thấp (<7) thì cần bón vôi cho ao. 
Loại vôi: Có thể dùng vôi bột, bột đá vôi hoặc dolomite 
Lượng dùng: 1-3kg/100m3 nước 
Cách bón: Hòa ra nước và té đều khắp ao 
Lưu ý: Sau khi bón vôi 30 phút thì cần kiểm tra lại độ pH, nếu độ pH vẫn <7 
thì cần xử lý tiếp. 
- Xử lý khi độ pH tăng cao 
Tuỳ theo nguyên nhân làm tăng pH và theo tình hình thực tế ta có thể áp 
dụng các biện pháp xử lý như sau: 
+ Khi pH tăng cao, do việc sử dụng vôi không hợp lý, cần phải giảm sử dụng 
các loại vôi (đặc biệt là không sử dụng vôi tôi và vôi sống) và kết hợp với việc thay 
10-20% thể tích nước ao/ngày cho đến khi độ pH giảm về giá trị ≤8. 
+ Các ao nuôi tảo phát triển mạnh (nước có màu xanh đậm, độ trong thấp) 
vào những ngày nắng to độ pH có thể tăng cao vào buổi trưa. Có thể làm giảm mật 
độ tảo bằng các cách như thay nước, cấp thêm nước mới, sử dụng các hoá chất diệt 
tảo. 
3. Xử lý trường hợp cá nổi đầu 
Trong ao nuôi cá khi hàm lượng ôxy hoà tan thấp các chất phân huỷ trong điều 
kiện thiếu ôxy thường tạo ra nhiều loại chất độc như: H2S, NH3, NO2... không tốt 
cho cá. 
Để tránh và khắc phục hiện tượng thiếu ôxy trong các ao nuôi, khi nuôi ta 
cần chú ý các điểm sau: 
- Không cho cá ăn dư thừa. 
- Kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong. 
- Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt. 
- Giảm thiểu chất thải ở đáy ao. Những ao nuôi cá lâu năm, thường có lớp 
bùn dày, trước vụ nuôi cần phải cải tạo ao, vét bớt bùn đáy ao. 
- Khi cá nổi đầu, sử dụng máy quạt nước hoặc bơm đảo nước trong ao. 
 - Chọn con giống khoẻ, không mang mầm bệnh, tắm giống trước khi thả. 
 - Phòng bệnh cho cá bằng việc quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi. 
- Cung cấp đầy đủ thức ăn cho cá 
Khi thấy có hiện tượng xấu như cá nổi đầu hàng loạt và hoạt động yếu (không 
phản ứng với tiếng động) thì phải: 
+ Ngừng bón phân, ngừng cho ăn, thay nước mới vào ao, thu vớt cỏ rác rau bèo 
che phủ mặt ao. 
+ Trong ao nuôi thương phẩm thì phải cho máy đập nước hoạt động. 
Máy đập nước, máy sục khí, đóng vai trò lớn trong việc tăng oxy cho nguồn 
nước. Một khi trong ao có hiện tượng động vật thuỷ sinh bị ngạt do thiếu oxy người 
ta thường cho máy hoạt động. 
Ngoài tác dụng tăng hàm lượng oxy trong nguồn nước ao nuôi, máy đập 
nước và sục khí còn có tác dụng đảo nước, phá vỡ sự phân tầng các yếu tố môi 
trường trong nước ao nhằm giữ thế cân bằng môi trường giúp vật nuôi phát triển 
tốt 
+ Bón bột tăng oxy (2Na2CO3.3H2O2 hoặc CaO2) 
Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn chi tiết trên bao bì sản phẩm 
4. Duy trì độ sâu mực nước ao nuôi 
 Để duy trì độ sâu mực nước, cần thường xuyên kiểm tra bờ, cống xem có bị 
rò rỉ không để xử lý kịp thời. 
 Nếu mực nước không đảm bảo theo yêu cầu, cần bơm bổ sung nước mới vào 
ao. Sử dụng nguồn nước sạch theo tiêu chuẩn NTTS. 
BÀI 5: THU HOẠCH 
Mục tiêu: 
- Mô tả phương pháp xác định thời điểm, cỡ cá đánh tỉa và thu hoạch. 
- Xác định được thời điểm, cỡ cá đánh tỉa và thu hoạch; ghi chép được thông 
tin khi thu hoạch. 
- Thực hiện đúng trình tự quy trình. 
Nội dung chính: 
1. Xác định thời điểm đánh tỉa và thu hoạch cá 
 Thời điểm thu hoạch cá phụ thuộc vào giá trên thị trường và kích cỡ cá. 
- Tiến hành tìm hiểu thông tin thị trường giá cả thị trường, khả năng tiêu thụ, 
thị trường tiêu thụ để tiến hành thu hoạch. 
- Nắm bắt thông tin thị trường thông qua thông tin từ các cơ sở thu mua, chợ 
đầu mối, thông tin đại chúng như đài báo, internet, thị trường trong và ngoài nước. 
- Hàng tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá kết hợp với đánh giá kích cỡ 
thương phẩm của cá trong ao. 
 - Sau 6- 8 tháng nuôi tiến hành kiểm tra kích cỡ với số lượng lớn để có kế 
hoạch thu tỉa hoặc thu toàn bộ số lượng cá trong ao 
2. Xác định cỡ cá đánh tỉa và thu hoạch 
 - Kích cỡ cá thu hoạch phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch, thị trường tiêu 
thụ và nhu cầu tiêu dùng. 
- Kích cỡ cá thu hoạch cũng phụ thuộc vào từng đối tượng cá khác nhau, 
kích cỡ cá cũng khác nhau. Hình thức nuôi khác nhau cũng có kích cỡ thu hoạch 
khác nhau trên cùng một đối tượng. Đối với hình thức nuôi chuyên canh sử dụng 
hoàn toàn thức ăn công nghiệp, thì kích cỡ thu hoạch thường nhỏ hơn đối với hình 
thức sử dụng thức ăn tự chế biến là chính kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có. 
- Kích cỡ cá thu hoạch ở một số loài cá nước ngọt phổ biến sau: 
+ Cá trắm cỏ kích cỡ thu hoạch ≥ 1,5kg 
+ Cá mè trắng kích cỡ thu hoạch ≥ 0,5kg 
+ Cá mè hoa kích cỡ thu hoạch ≥ 1,0kg 
+ Cá Mriganla kích cỡ thu hoạch ≥ 0,5kg 
+ Cá Rohu kích cỡ thu hoạch ≥ 0,5kg 
+ Cá chép kích cỡ thu hoạch ≥ 0,5kg 
+ Cá Rôphi kích cỡ thu hoạch ≥ 0,5kg 
+ Cá rô đồng kích cỡ thu hoạch ≥ 0,06kg 
3. Đánh tỉa 
 Khi kiểm tra thấy cá đạt kích cỡ thương phẩm, có thể dùng lưới thu những 
cá thể đạt kích cỡ thương phẩm, những cá thể chưa đạt kích cỡ thu hoạch thì tiến 
hành nuôi tiếp. 
Cần hiểu đây là biện pháp kĩ thuật quan trọng nâng cao năng suất và sản 
lượng cá nuôi tăng sản ao nước tĩnh. Có 3 hình thức đánh tỉa thả bù: 
- Thả giống một lần: Sau 4 - 6 tháng nuôi đánh tỉa dần cá lớn (đủ tiêu chuẩn 
cá thịt). Từ tháng 7 - 10 đánh tỉa 2 - 3 lần cuối năm thu hoạch tổng thể. 
- Đánh tỉa lần nào thả bù lần ấy: Thả giống đủ đầu chu kỳ nuôi, cá nuôi đến 
tháng 6 thì đánh tỉa lần 1 rồi thả bù giống. Sau đó cứ đánh tỉa lần nào thả bù giống 
lần đó (yêu cầu thả giống lớn). Hình thức này hợp lí và có hiệu quả nhất, song cần 
có khả năng giải quyết giống chủ động và khả năng đánh bắt theo kế hoạch. 
- Đánh tỉa 1 lần, thả bù giống ở vụ thu: Thả đủ giống ở vụ xuân (thả giống 
lưu) nuôi đến tháng 7,8 đánh tỉa rồi thả bù giống sản xuất trong năm (vụ thu). Cuối 
năm cá to thu hoạch, cá nhỏ dùng làm giống cho chu kì nuôi sau. 
Chú ý: Thực hiện đánh tỉa thả bù hợp lí có tác dụng nâng cao năng suất cá 
nuôi. Ngược lại, thực hiện không đúng sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng cá nuôi. Do 
đó làm giảm năng suất và sản lượng cá. 
4. Thu hoạch cá 
4.1. Chuẩn bị trước khi thu hoạch 
- Lưới: dùng lưới có kích cỡ dài 50m, cao 5m, kích thước mắt lưới 20 từ 28- 
32mm 
- Vợt thu hoạch miệng làm bằng cao xu mềm, mắt lưới 2a từ 3- 5cm, kích 
cỡ miệng 30- 35cm và sâu 40- 45cm. 
- Gai: lưu giữ cá 
- Xô, chậu, thùng, thúng... 
- Cân tạ; găng tay vải. 
- Sổ ghi chép, máy tính,.. 
4.2. Thu tổng thể 
 - Tiến hành tháo cạn 1/3 lượng nước trong ao sau kéo lưới thu đàn cá trong 
ao từ 1- 2 lần kéo lưới, tùy thuộc vào lượng cá thu được 
 - Tháo cạn nước và thu toàn bộ lượng cá trong ao. 
4.3. Hạch toán kinh tế 
Chi phí cho nuôi cá ao bao gồm các chi phí sau: 
- Chi phí con giống 
 Chi phí con giống bao gồm chi mua giống và vận chuyển nếu có. Chi mua 
giống được tính như sau: 
 Tổng giá thành con giống = số lượng giống x đơn giá/con + cước vận chuyển. 
- Chi phí thức ăn 
 Chi phí mua thức ăn bao gồm chi mua các loại thức ăn như thức ăn công 
nghiệp, cá tạp và thức ăn tự chế. 
Tổng giá thành thức ăn = (Số lượng TACN) x (đơn giá/kg) + (Số lượng thức 
ăn cá tạp) x (đơn giá/kg) + (Số lượng thức ăn tự chế)x (đơn giá/kg). 
- Chi phí nhân công 
 Bao gồm chi nhân công thường xuyên và chi nhân công thuê mướn khi thu 
hoạch... . 
 Tổng chi phí công nhân = (số nhân công) x (số tháng thuê) x (số tiền 
lương/tháng) + (chi thuê mướn). 
- Chi phí khác 
Chi phí khác bao gồm: Khấu hao tài sản cố định và các máy móc. Ngoài ra 
còn các chi phí khác như chi thuốc, hóa chất, nước ngọt, chi sửa chữa, chi mua 
dụng cụ rẻ tiền mau hỏng như xô, chậu, đèn pin,... . 
 Khấu hao tài sản cố định được xác định theo từng loại tài sản và số năm có 
thể sử dụng. 
 Ví dụ: Khấu hao máy đùn thức ăn = Tổng số tiền mua máy/số năm có thể sử 
dụng. 
- Giá thành sản phẩm 
 Giá thành sản phẩm = Tổng số tiền chi cho vụ nuôi/khối lượng cá thu được. 
Trong đó tổng số tiền chi cho vụ nuôi bao gồm: chi con giống, thức ăn, thuê 
mướn công nhân và các chi phí khác. 
- Hạch toán kinh tế 
 Tổng thu = Khối lượng cá bán x đơn giá. 
 Tổng chi = Chi con giống + Chi thức ăn + Chi phí công nhân + Chi khác. 
 Lãi = Tổng thu – Tổng chi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Lê Văn Thắng - Ngô Chí Phương, Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, NXB 
Nông nghiệp, 2007. 
- FAO, Xử lý nước thải trong công nghiệp thủy sản, NXB Nông nghiệp, năm 1999. 
- Tiêu chuẩn ngành: 
+ 28 TCN 109: 1998- quy trình phòng bệnh cá nước ngọt nuôi lồng bè. 
+ 28 TCN 123: 1998- quy trình nuôi cá chép V1 thương phẩm. 
+ 28 TCN 176: 2002- cơ sở nuôi cá ba sa, cá tra trong bè, điều kiện đảm bảo vệ 
sinh an toàn thực phẩm. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_ca_ao.pdf