Giáo trình Múa tính cách

BÀI 1. Phần cơ bản trong gióng với giầy da có đệm gót

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được các nguyên tắc múa trong gióng.

- Thực hiện được các động tác trong gióng.

Nội dung chính:

I. Lý thuyết

1. Bài tập trong gióng

Bài tập thứ nhất: Plie ở các vị trí chân.

Trong bài tập này, thân trên, tay và đầu đều tham gia làm việc. Các bắp thịt và

các khớp của chân duỗi ra, co vào trong một nhịp độ chậm và chắc chắn- Cơ thể học

sinh thông qua sự khởi động các bắp thịt sẽ chuẩn bị cho các động tác phức tạp hơn.

Buổi học rất hợp lý với sự bắt đầu của động tác này.

Bài tập thứ hai: Battements tendus nối tiếp với Battements Jetes- luyện tập tư

thế duỗi thẳng và độ mở của chân. Trong động tác này có sự tham gia của các nhóm

bắp thịt lớn nhỏ. Đây là động tác cơ bản luyện sức cho chân.

Battements tendus Jetes có liên quan khăng khít với Battements tendus; do đó,

hai động tác này tiến hành liên tục tiếp theo nhau. Tốc độ tiến hành so với Battements

tendus sẽ nhanh gấp hai lần.

Giáo trình Múa tính cách trang 1

Trang 1

Giáo trình Múa tính cách trang 2

Trang 2

Giáo trình Múa tính cách trang 3

Trang 3

Giáo trình Múa tính cách trang 4

Trang 4

Giáo trình Múa tính cách trang 5

Trang 5

Giáo trình Múa tính cách trang 6

Trang 6

Giáo trình Múa tính cách trang 7

Trang 7

Giáo trình Múa tính cách trang 8

Trang 8

Giáo trình Múa tính cách trang 9

Trang 9

Giáo trình Múa tính cách trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 43 trang viethung 11822
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Múa tính cách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Múa tính cách

Giáo trình Múa tính cách
1 
UBND TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI 
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
MÔN HỌC: MÚA TÍNH CÁCH 
NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC 
Lào Cai, năm 2017 
3 
LỜI GIỚI THIỆU 
 Múa Tính Cách nước ngoài là một trong những môn học nằm trong chương 
trình giảng dạy của khoa Nghệ thuật, là một bộ môn cung cấp những kiến thức và hiểu 
biết cơ bản về ngôn ngữ, phong cách múa của một số dân tộc trên thế giới như: Nga, 
Ba Lan, ý, Hunggari, Tây Ban Nha, Zigan thông qua các động tác, những bài tập vịn 
gióng và ở giữa sàn, các hình thức múa Dân gian, múa Sân khấu, các thể loại múa đơn, 
múa đôi và múa tập thể. 
 Múa Tính cách nước ngoài được đưa vào chương trình giảng dạy nhằm mục 
đích giúp cho học sinh làm quen với những chất liệu múa của một số nước trên thế 
giới với tiết tấu âm nhạc đa dạng, qua đó làm tăng sự nhanh nhạy trong việc tiếp thu 
ngôn ngữ múa nói chung, tăng khả năng biểu hiện tình cảm và cảm xúc âm nhạc của 
học sinh để khi kết thúc môn học, học sinh có thể múa được những điệu múa của một 
số dân tộc trên thế giới, một số trích đoạn từ các vở vũ kịch nổi tiếng, có khả năng 
phân biệt và thể hiện rõ nét những phong cách múa khác nhau của từng dân tộc. 
 Múa Tính Cách nước ngoài cũng giống như múa Dân gian dân tộc Việt Nam, 
quan trọng nhất là phải toát lên được cái “hồn” dân tộc, động tác chỉ là phương tiện để 
thể hiện “hồn” dân tộc đó để cho người xem biết được mình là ai, mình múa cái gì? 
Thiếu đi “hồn” dân tộc đồng nghĩa với việc không phân biệt được phong cách múa đặc 
trưng của các dân tộc hay tộc người khác nhau. 
 Lào Cai, năm 2017 
Người biên soạn 
Hà Văn Trung 
4 
MỤC LỤC 
BÀI 1. Phần cơ bản trong gióng với giầy da có đệm gót .........................................................................5 
I. Lý thuyết .......................................................................................................................................... 5 
1. Bài tập trong gióng .......................................................................................................................5 
2. Các bước thực hiện .......................................................................................................................6 
II. Thực hành ....................................................................................................................................... 7 
BÀI 2. Phần cơ bản ngoài gióng với giầy da có đệm gót .........................................................................8 
I. Lý thuyết .......................................................................................................................................... 8 
1. Vấn đề chung ................................................................................................................................8 
1.1. Adagio (chậm) ...........................................................................................................................8 
1.2. Allegro (Nhanh) ........................................................................................................................9 
2. Các bước thực hiện .....................................................................................................................10 
II. Thực hành ..................................................................................................................................... 10 
BÀI 3. Phần múa dân gian Nga ..............................................................................................................11 
I. Lý thuyết ........................................................................................................................................ 11 
1. Các vũ điệu dân gian Nga ..........................................................................................................11 
2. Các bước thực hiện .....................................................................................................................13 
II. Thực hành ..................................................................................................................................... 13 
BÀI 4. Phần múa Tây Ban Nha ..............................................................................................................15 
I. Lý thuyết ........................................................................................................................................ 15 
1. Các vũ điệu Tây Ban Nha ..........................................................................................................15 
2. Các bước thực hiện .....................................................................................................................23 
II. Thực hành ..................................................................................................................................... 23 
BÀI 5. Phần múa Di-gan ........................................................................................................................24 
I. Lý thuyết ........................................................................................................................................ 24 
1. Đặc điểm vũ điệu Di-gan ...........................................................................................................24 
2. Các bước thực hiện .....................................................................................................................27 
II. Thực hành ..................................................................................................................................... 28 
BÀI 6. Phần múa Trung Quốc ................................................................................................................29 
I. Lý thuyết ........................................................................................................................................ 29 
1. Khái quát chung ......................................................... ... o của riêng mình. 
Bản thân các nhân tố di truyền được gieo vào cơ thể trong lịch sử lâu đời của các dân 
tộc cũng đã gửi gắm những ý vị riêng vào trong ngôn ngữ cơ thể của các dân tộc, thể 
hiện được những phẩm chất nguyên sơ của con người. Điệu múa của các dân tộc miền 
núi, dân tộc du mục và dân tộc nông canh đều mang đặc trưng rõ nét của mình. 
Còn các điệu múa dân gian chủ yếu là nói đến những điệu múa được lưu truyền trong 
dân tộc người Hán, như ương ca, múa cầu vồng, múa khăn tay, chứ không phải là điệu 
múa của các dân tộc thiểu số. Văn hóa truyền thống dân tộc là cốt lõi trong việc bảo 
tồn cá tính độc đáo của các điệu múa dân gian, nó là sự tích lũy truyền thống của dân 
tộc, không thể dễ dàng bị biến đổi trong quá trình phát triển. 
1.5. ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA MÚA CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC VÀ MÚA BA-
LÊ 
Ba-lê là hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội Tây phương với các vở diễn nổi 
tiếng như Swan Lake (Hồ Thiên Nga) hay Nutcracker (Kẹp Hạt Dẻ). Ở Đông phương 
33 
cũng có một loại hình nghệ thuật truyền thống nhưng mới chỉ được biết đến rộng rãi 
trong vài năm gần đây, nhưng để lại ấn tượng sâu sắc đối với bất cứ ai từng thưởng 
thức, đó là múa cổ điển Trung Hoa. 
Các màn trình diễn múa Trung Quốc mà chúng ta biết trước kia, trên thực tế là đã bị 
pha trộn rất nhiều kỹ thuật từ ba-lê, nhảy hiện đại đến nhạc jazz, vì vậy mà trước đây, 
rất ít người biết đến múa cổ truyền Trung Hoa chân chính là gì. 
Vào năm 2006, Đoàn biểu diễn nghệ thuật Thần Vận có trụ sở tại New York đã được 
thành lập với sứ mệnh khôi phục nền văn mình cổ truyền 5,000 năm Trung hoa thông 
qua những điệu múa đẹp thuần khiết tái hiện lại lịch sử. Từ đó cho đến nay, múa cổ 
truyền Trung Hoa đã gây được tiếng vang lớn trong công chúng cũng như giới nghệ 
sỹ. 
Giống như múa ba-lê, múa cổ điển Trung Hoa chân chính đòi hỏi sự tinh tế và kỹ thuật 
hoàn hảo. Cả hai đều là những hình thức nghệ thuật mỹ diệu, yêu cầu nhiều năm khổ 
luyện. Tuy nhiên, chúng cũng có những khác biệt rất rõ ràng: 
 1.6. Các vấn đề khác 
 Khác biệt về lịch sử 
 Ba-lê xuất hiện vào thế kỷ 15 trong thời kỳ phục hưng Ý, tính đến nay có lịch 
sử khoảng vài trăm năm. Khoảng 100 năm sau khi xuất hiện, hình thức nghệ thuật này 
mới được hệ thống lại bởi Vua Louis XIV. 
 Tuy nhiên, múa cổ truyền Trung Hoa có bề dày lịch sử trải khắp 5,000 năm văn 
minh Trung Quốc. Nó bắt nguồn từ những điệu múa trong các cung điện hoàng tộc và 
những vũ điệu dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Một số làn điệu đã được lưu 
giữ đến ngày nay qua hình thức thể hiện của võ thuật. Nghệ thuật múa cổ điển Trung 
34 
Quốc coi trọng đức hạnh, vì vậy các vũ công đều toát lên vẻ đẹp nội tâm của mình khi 
trình diễn. 
 Khác biệt về chế độ luyện tập 
 Những vũ công của cả hai môn nghệ thuật đều cần được đào tạo bài bản, tuy 
nhiên hai hình thức nghệ thuật khác nhau chọn đi hai con đường khác nhau. Ba-lê chú 
trọng vào việc rèn luyện các động tác chân, làm săn chắc cơ chân. Các kỹ thuật nâng 
cao bao gồm kỹ thuật tay, tư thế đứng bằng ngón chân, phối hợp cùng đồng đội  
Trong khi đó, những vũ múa truyền thống đỉnh cao cần đáp ứng ba yếu tố: kỹ thuật, 
tạo hình và nghị lực. Những kỹ thuật trong các điệu múa Trung Hoa cực kỳ tinh tế và 
đòi hỏi độ chính xác cao. 
 Tạo hình là một hệ thống vũ điệu và cử chỉ mang đặc trưng phong cách Trung 
Hoa. Nhưng nền tảng quan trọng nhất trong chế độ rèn luyện của người vũ công là 
“nghị lực”(trong tiếng Trung là Yun). Nghị lực là nội hàm sâu xa bên trong các màn 
vũ đạo, nó có sự liên kết đặc biệt với nhịp thở, tâm hồn và tính cách độc đáo của người 
nghệ sỹ. 
35 
 Điểm khác biệt về thể chất 
 Khi đạt đến trình độ chuyên nghiệp, thì nghệ sỹ của cả hai loại hình nghệ thuật 
đều có dáng vẻ mảnh dẻ, và sở hữu kỹ năng giải phóng cơ thể điêu luyện đến mức khó 
tin. Tuy nhiên hai hình thức nghệ thuật này dẫn đến sự khác nhau về thể chất của các 
nghệ sỹ. 
 Cơ vận động đóng vai trò khác biệt giữa múa ba-lê và múa cổ truyền Trung 
Hoa. Kỹ thuật múa ba-lê cần dựa vào việc rèn luyện các cơ theo cách chuyên biệt để 
phù hợp với yêu cầu của môn nghệ thuật này. 
 Nhưng vũ múa cổ điển Trung Hoa tập trung vào sử dụng khả năng tự nhiên của 
cơ thể con người. Nó không yêu cầu rèn luyện đặc biệt mà trái lại các cơ vận động khi 
chạy, nhảy, đi bộ đều có thể được dùng cho các màn múa cổ truyền, điều này sẽ tạo ra 
sự linh hoạt cho người vũ công. Vì vậy, nếu tình cờ gặp một nghệ sỹ múa cổ điển 
Trung Quốc trên đường, bạn sẽ thấy họ bước đi một cách thanh tú và uyển chuyển. 
 Khác biệt về kỹ thuật 
 Ba-lê hiện đại pha trộn rất nhiều hình thức nghệ thuật, bao gồm múa cổ truyền 
Trung Hoa. Nhưng khi so sánh, khán giả có thể nhận thấy múa cổ điển Trung Quốc có 
mức độ phong phú và độ khó cao. 
 Lấy ví dụ về vũ điệu xoay, người nghệ sỹ múa ba-lê sẽ thực hiện động tác này 
như một cái trục xoay thẳng đứng. Nhưng trong múa cổ điển Trung Hoa, những kỹ 
thuật xoay được thực hiện ở nhiều góc độ, đôi khi là người nghệ sỹ sẽ nghiêng người 
về trước, hoặc xoay ngược. Nghệ sỹ múa Trung Hoa thậm chí còn có thể xoay với khi 
đang giữ chân trên không trung. 
 Một vũ điệu khác là cú nhào lộn (fanteng) một vũ điệu không có trong múa ba-
lê. Một số người nhầm lẫn cho rằng vũ điệu này là một động tác trong thể dục dụng cụ. 
Tuy nhiên điệu nhảy này đã có lịch sử hàng ngàn năm, là một trong những vũ múa cổ 
điển Trung Hoa. Chính những vận động viên thể dục dụng cụ Trung Quốc đã mượn và 
đưa nó vào sử dụng trong các màn trình diễn tại Olympics, còn nguồn gốc thật sự của 
nó thì rất ít người được biết. 
36 
Điểm khác biệt về sự kết nối với võ thuật 
Một đặc điểm thú vị khác của múa cổ điển Trung Hoa mà không thể tìm thấy ở ba-lê là 
mối liên kết của nó với hình thức võ thuật. Ở Trung Hoa cổ đại, trong các buổi thiết 
đãi triều đình, các vị tướng sẽ biểu diễn những động tác võ thuật họ dùng trên chiến 
trường cho hoàng đế, nhưng lúc này những động tác ấy đã trở thành một hình thức 
nghệ thuật hơn. Ví dụ, tư thế né người để tránh giáo đã trở thành một cú nhào lộn, 
hoặc động tác tự vệ khi bị tấn công từ tứ phía trở thành một cú đá quét. Thật ra, múa 
cổ điển và võ thuật được ví như “anh em một nhà” vì chúng sử dụng các kỹ thuật 
giống nhau nhưng phục vụ các mục đích khác nhau. 
Điểm khác biệt về văn hóa 
Múa Ba-lê đến từ phương Tây, còn múa Trung Hoa cổ điển có nguồn gốc từ phương 
Đông, chúng chịu ảnh hưởng khác nhau về văn hóa. 
Văn hóa Tây phương là văn hóa trực diện, khi muốn trò chuyện với ai đó, một người 
Tây phương sẽ trực tiếp mở lời, bắt đầu câu chuyện. Trong khi đó người phương Đông 
sẽ thông qua một người khác, hoặc tiếp cận theo “một con đường vòng”. 
Nét văn hóa này cũng được phản ánh trong các vũ múa. Múa ba-lê chú trọng vào 
những chuyển động thẳng và dứt khoát trong khi múa cổ truyền Trung Quốc đặt trọng 
điểm vào những động tác xoay vòng và liên tục, điều này thể hiện xuyên suốt các làn 
điệu múa. 
37 
Điển hình là “vũ điệu quay tròn hình số 8” (ba zi yuan), là một động tác có hình dáng 
tựa như một dải nơ. Để tiến lên, người nghệ sỹ phải thực hiện động tác lùi, để sang 
trái, trước đó người vũ công phải bước sang phải, đồng thời tạo nên hình số 8. 
Sự khác nhau trong cử động chân của nữ vũ công 
Điểm khác biệt cuối cùng và cũng rất dễ nhận thấy là chuyển động của các nữ vũ công 
trên sân khấu. Trong múa ba-lê, các chuyển động chân chủ yếu là đứng bằng ngón 
chân, sao cho toàn bộ cẳng chân thẳng đứng. Đôi khi, người vũ công nữ sẽ bước 
những sải dài để nhấn mạnh sự phóng khoáng, cởi mở. 
Trong vũ múa cổ điển Trung Hoa, dù đang thực hiện một kỹ thuật nào đó, những nữ 
vũ công cũng đều bước đi uyển chuyển nhẹ nhàng, trông không giống như họ đang 
bước đi mà lướt nhẹ trên sân khấu. Điều này cũng là một nét văn hóa Đông phương, 
thể hiện sự dịu dàng, tinh tế của nữ giới. 
Dù có những điểm khác biệt, cả hai hình thức đều có sức mạnh kể lại những câu 
chuyện sống động về văn hóa dân tộc mình thông qua hình thức nghệ thuật đẹp đẽ và 
tươi sáng. 
 2. Các bước thực hiện 
 - Bước 1. Chuẩn bị 
 + Trang phục 
 + Giầy 
 + Tự khởi động 
 - Bước 2. Thực hiện các động tác cơ bản 
 - Bước 3. Thực hiện động tác liên tục. 
 II. Thực hành 
 PHIẾU THỰC HÀNH 
1. Thực hành vũ điệu Trung Hoa 
PHIẾU THỰC HÀNH 
Công việc: Thực hành vũ điệu Trung Hoa 
Bước công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Trang thiết 
bị 
Ghi chú 
Bước 1 Chuẩn bị - Đúng, đủ trang 
phục 
Không 
Bước 2 Thực hành động 
tác đơn lẻ 
Đúng chuẩn Không 
Bước 3 Thực hiện động 
tác liên tục 
- Thực hiện đúng 
động tác với âm nhạc 
- Thực hiện được 
liên tục nhiều lần 
Không 
38 
BÀI 7. Phần múa Ấn Độ 
 Mục tiêu 
 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: 
 - Trình bày được các nguyên tắc, đặc điểm múa dân gian, truyền thống Ấn Độ. 
 - Thực hiện được các động tác múa dân gian, truyền thống Ấn Độ. 
 Nội dung chính: 
 I. Lý thuyết 
 Ấn Độ là một vùng đất có nền văn hoá phong phú và nhiều di sản. Và không có 
gì tốt hơn để thể hiện đầy đủ nhất tinh thần truyền thống hơn các hình thức khiêu 
vũ Ấn Độ. Mỗi một điệu múa sẽ có phong cách trình diễn khác nhau phụ thuộc ở từng 
vùng của đất nước – chúng bắt nguồn từ đó và sau đó được phát triển với tất cả các 
yếu tố văn hoá. 
 1. Các vũ điệu Ấn Độ 
1.1. ĐIỆU MÚA BHARATANATYAM 
 Bharatanatyam là một vũ điệu truyền thống cổ xưa xuất phát từ Ấn Độ và được 
biết đến như là Kinh Veda thứ năm. Ngày nay, Bharatanatyam là vũ điệu Ấn Độ được 
biểu diễn rộng rãi nhất trên thế giới và thường đi kèm với nền nhạc cổ truyền thống. 
39 
 Đúng như ý nghĩa theo tên gọi bằng tiếng Tamil, vũ điệu lửa Bharatanatyam là 
sự kết hợp tuyệt hảo của 3 yếu tố là âm nhạc, động tác biểu diễn và giai điệu để tạo 
nên những tư thế đẹp như tượng, dứt khoát ở từng động tác múa nhưng lại vô cùng 
uyển chuyển và duyên dáng. Khi xem vũ điệu lửa Bharatanatyam chắc chắn du khách 
sẽ cảm nhận được sự thần bí của phần lửa qua từng động tác múa của các vũ công. 
 1.2. KATHAK 
 Điệu Kathak đặc trưng với những bước nhảy nhanh và những lần xoay vòng 
tung váy của vũ công. Miền bắc Ấn Độ là nơi khởi phát nên điệu Kathak. Tên của nó 
trong tiếng Ấn nghĩa là “kể một câu chuyện”. Kathak cũng như nhiều điệu múa truyền 
thống khác, nó lồng ghép nhiều tri thức dân gian mà người đi trước qua một bài múa 
cụ thể truyền lại cho thế hệ sau. 
 1.3. BHANGRA 
40 
Bhangra là một điệu nhảy rất sôi động bao gồm những động tác mạnh mẽ, tràn đầy 
năng lượng của các vũ công nam, nhạc cụ chủ yếu đi kèm là trống. Trang phục phải 
thật rực rỡ để không khí trở nên sôi động, náo nhiệt. Bhangra có sức ảnh hưởng lớn 
đối với thể loại nhạc pop Ấn Độ và thường xuất hiện trong các dịp lễ hội của dân tộc 
và lễ đón dâu của người dân bản địa. 
 1.4. BOLLYWOOD DANCE 
 Bollywood Dance xuất hiện khi ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ phát triển. 
Điệu múa này được phát triển từ những bài hát và điệu nhảy cổ xưa nhưng đi theo 
phong cách biểu diễn hiện đại để lồng ghép vào các bộ phim nhạc kịch. Bollywood 
Dance tạo ra rất nhiều nét mới trong cách trình diễn của vũ công. Những điệu múa cổ 
thường nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng trong điệu Bollywood, vũ công phải thể hiện 
những động tác mạnh mẽ, dứt khoát với tiết tấu nhanh trên nền nhạc disco đặc trưng 
41 
phương Tây. Điệu nhảy này được giới trẻ các nước yêu thích bởi sự kết hợp duyên 
dáng giữa phong cách quyến rũ rất riêng của vũ công Ấn Độ và sự mới mẻ, trẻ trung 
của âm nhạc phương Tây. 
 1.5. KUCHIPUDI 
Kuchipudi là một hình thức khiêu vũ của Andhra Pradesh. Giống như các điệu múa cổ 
điển Ấn Độ khác, Kuchipudi cũng có nguồn gốc và phát triển như một nghệ thuật biểu 
diễn tôn giáo. Theo lịch sử, khiêu vũ này được thực hiện bởi nam giới brahmin, nhưng 
bây giờ cả nam và nữ đều thực hiện điệu nhảy này. Đây là một hình thức khiêu vũ 
thuần túy bao gồm các biểu hiện và ngôn ngữ ký hiệu. 
 1.6. ODISSI 
42 
Điệu múa này thuộc về Odisha, vùng ven biển miền Đông Ấn Độ. Odissi là một vở 
kịch theo phong cách múa truyền thống, được thực hiện bởi phụ nữ để thể hiện chủ đề 
tâm linh và ý tưởng tôn giáo. Vũ điệu đi cùng với các nhạc sĩ, trong đó họ kể chuyện 
thần thoại, và các vũ công biểu diễn mặc trang phục biểu tượng với những cử động 
nhịp nhàng, nét mặt và cử chỉ. 
 1.7. MANIPURI 
Như tên gọi cho thấy, hình thức khiêu vũ này là từ bang Manipur ở Đông bắc Ấn Độ. 
Hình thức khiêu vũ này lấy cảm hứng từ Raslila của Radha-Krishna và miêu tả các 
43 
điệu múa tình cảm như vậy. Manipuri được trình diễn trong một nhóm, có một bộ 
trang phục rất độc đáo và đặc biệt gọi là Kumil – chiếc váy được trang trí đẹp mắt theo 
hình dạng thùng. Đây là một vũ điệu rất duyên dáng mà chủ yếu liên quan đến sự 
chuyển động của phần trên cơ thể. 
 1.8. MOHINIYATTAM 
 Loại hình múa Mohiniyattam lại khá giống các hình thức múa Bharatanatyam, 
Kuchipudi và Odissi. Từ Mohini có nghĩa là “thiếu nữ đánh cắp trái tim của những 
người đàn ông”. Người ta tin rằng Thần Vishnu đột lốt “Mohini” để mê hoặc con 
người. Vì vậy, những người thờ thần Vishnu đã lấy tên Mohiniyattam đặt cho hình 
thức múa này. Đây là một điệu múa đơn giống như Bharatanatyam, nhưng các động 
tác múa lại giống Odissi và trang phục hấp dẫn, nhưng trang nghiêm. Hình thức múa 
đơn này điển hình nhất được thể hiện trong tác phẩm Vyavaharamala sáng tác hồi thế 
kỷ XVI và là điệu múa rất phổ biến ở Kerala. 
 2. Các bước thực hiện 
 - Bước 1. Chuẩn bị 
 + Trang phục 
 + Giầy 
 + Tự khởi động 
 - Bước 2. Thực hiện các động tác cơ bản 
 - Bước 3. Thực hiện động tác liên tục. 
 II. Thực hành 
44 
PHIẾU THỰC HÀNH 
1. Thực hành vũ điệu Ấn Độ 
PHIẾU THỰC HÀNH 
Công việc: Thực hành vũ điệu Ấn Độ 
Bước công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Trang thiết 
bị 
Ghi chú 
Bước 1 Chuẩn bị - Đúng, đủ trang 
phục 
Không 
Bước 2 Thực hành động 
tác đơn lẻ 
Đúng chuẩn Không 
Bước 3 Thực hiện động 
tác liên tục 
- Thực hiện đúng 
động tác với âm nhạc 
- Thực hiện được 
liên tục nhiều lần 
Không 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mua_tinh_cach.pdf