Giáo trình Múa cổ điển châu Âu
1. BÀI TẬP TRONG GIÓNG
Bài tập thứ nhất: Plie ở các vị trí chân.
Trong bài tập này, thân trên, tay và đầu đều tham gia làm việc. Các bắp thịt và các khớp
của chân duỗi ra, co vào trong một nhịp độ chậm và chắc chắn- Cơ thể học sinh thông qua sự
khởi động các bắp thịt sẽ chuẩn bị cho các động tác phức tạp hơn. Buổi học rất hợp lý với sự
bắt đầu của động tác này.
Bài tập thứ hai: Battements tendus nối tiếp với Battements Jetes- luyện tập tư thế duỗi
thẳng và độ mở của chân. Trong động tác này có sự tham gia của các nhóm bắp thịt lớn nhỏ.
Đây là động tác cơ bản luyện sức cho chân.
Battements tendus Jetes có liên quan khăng khít với Battements tendus; do đó, hai động
tác này tiến hành liên tục tiếp theo nhau. Tốc độ tiến hành so với Battements tendus sẽ nhanh
gấp hai lần.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Múa cổ điển châu Âu
1 UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: MÚA CỔ ĐIỂN CHÂU ÂU NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC Lào Cai, năm 2020 3 LỜI GIỚI THIỆU Việc học múa cổ điển Châu Âu được bắt đầu từ các bài tập. Trong các bài tập bắp thịt của chân được phát triển nhiều mặt khác nhau như: độ mở, độ xoạc, tính đàn hồi, Do kết quả của việc tập luyện hàng ngày, cơ thể của diễn viên sẽ đạt được nững tính năng cần thiết của nghề nghiệp. Bài tập bắt đầu ở trong gióng, sau đó tùy theo mức độ thành thạo, động tác được chuyển ra giữa sàn. Sau phần bài tập ở giữa sàn sẽ tiếp đến Adagio và Allegro. Những thói quen mà học sinh đạt được trong bài tập cần phải lặp lại, củng cố hàng ngày trên cơ sở chuẩn mực và nghiêm túc. Cường độ làm việc trong suốt buổi học được phân phối đều ở tất cả các bài tập. Nếu như giáo viên thấy cần thiết phải tăng cường số lượng một động tác nào đó, thì các bài tập tiếp theo phải cô đọng, rút gọn lại. Tất cả sự hao phí sức lực quá mức đều có hại. Nó sẽ dẫn đến sự suy nhược các hệ thống cơ bắp, kết quả là dễ dàng dẫn đến hỏng chân. Trật tự của bài học không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên. Nó phụ thuộc mức độ phức tạp của động tác, sự sắp xếp kết hợp các động tác hợp lí và có lợi. Không thể kết hợp chúng trong tổ hợp chỉ cốt sao cho vui, đẹp mắt. Ở năm thứ nhất, bài học trong gióng và giữa sàn làm trên cả bàn chân. Trong năm thứ hai, bài tập trong gióng tiến hành trong gióng trên nửa bàn chân (kiễng gót) (dầu tiên ½ số lượng bài tập sẽ làm trên nửa bàn chân) Ở năm thứ ba và các lớp tiếp theo, bài tập trong gióng và ở giữa sàn hoàn toàn tiến hành trên ½ bàn chân. Adagio nhở và Adagio lớn thậm chí cũng làm trên ½ bàn chân, chân trụ với mức độ kiễng gót tối đa, nhưng phải hết sức chú ý theo dõi độ mở của chân. Ngược lại, trong các lớp học nhỏ học sinh sẽ kiễng gót ở mức độ thấp để đảm bảo độ mở tốt nhất (khi học sinh chưa đủ độ chắc chắn của chân) trừ động tác chuẩn bị cho quay và quay Sur le cou de pied luôn phải hoàn thành với sự kiễng gót tối đa. Khi kiễng gót ở mức độ tối đa, việc giữ cho độ mở của chân trụ sẽ khó khăn hơn, nhưng nhất thiết phải chú ý trong khi tập luyện. Như vậy, các gân ở cổ chân, gót chân, các bắp thịt ở bụng chân và mông sẽ tích cực tham gia vào quá trinh làm việc này, độ duỗi của mu bàn chân sẽ phát triển mạnh và chắc chắn. Chân se đạt được đường nét đẹp trong các tư thế lớn, khi quay và trong các động tác khác. NGƯỜI BIÊN SOẠN Hà Văn Trung 4 MỤC LỤC Contents BÀI 1. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CÁC BÀI TẬP ................................................................ 8 1. BÀI TẬP TRONG GIÓNG ............................................................................................. 8 2. BÀI TẬP Ở GIỮA SÀN ................................................................................................... 9 3. ADAGIO ........................................................................................................................... 10 4. ALLEGRO ....................................................................................................................... 11 BÀI 2. NHỮNG KIẾN THỨC, TƯ THẾ CƠ BẢN .................................................... 12 1. Vị trí chân ......................................................................................................................... 12 2. VỊ TRÍ TAY ..................................................................................................................... 14 2.1. Các vi trí tay cao bản ....................................................................................... 14 2.2. Chuyển tay từ tư thế này sang tư thế khác ................................................... 16 2.3. Tham gia của tay trong các bài tập:............................................................... 17 3. ĐẦU VÀ MẶT ................................................................................................................. 17 4. Độ Cân Bằng - Ổn Định (APLOMB) ........................................................................... 18 5. EN DEHORS Và EN DEDANS (LUẬT ĐỘNG THUẬN, NGƯỢC) .................... 18 6. PLIE (NHÚN- MỞ)......................................................................................................... 19 7. RELEVE: (KIỄNG GÓT) ............................................................................................. 21 BÀI 2. CÁC LOẠI BATTEMENTS ............................................................................ 22 1. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................................... 22 2. ĐỘNG TÁC CÁC LOẠI BATTEMENTS ................................................................. 22 2.1. BATTEMENT TENDU ................................................................................... 22 2.1.1. BATTEMENT TENDU SIMPLE: ......................................................... 22 2.1.2. DOUBLE BATTEMENT TENDU: ....................................................... 24 2.1.3. BATTEMENT TENDU EN TOURNANT ............................................ 25 2.2. BATTEMENT TENDU JETE ........................................................................ 26 2.2.1. BATTEMENT TENDU JETE SIMPLE ............................................... 26 2.2.2. BATTEMENT TENDU JETE POINTE: .............................................. 27 2.2.3. BATTEMENT TENDU POUR BATTERIES: ..................................... 27 2.2.4. GRAND BATTEMENT JETE POINTE .............................................. 29 2.2.5. GRAND BATTEMENT JETE BALANCE .......................................... 29 2.3. GRAND BATTEMENT JETE ....................................................................... 30 2.3.1. GRAND BATTEMENT JETE PASSE ................................................. 30 5 2.3.2. GRAND BATTEMENT JETE DI CHUYỂN CHÂN ĐỘNG ½ VÀ ¼ VÒNG. ............................ ... ang chân phải và xoay người ½ vòng về phía bên phải (lưng quay về phía gương) bật khỏi sàn, chân trái đá lên qua vị trí 1 sang bên cạnh 90o đồng thời tay trái qua vị trí chuẩn bị nâng mạnh lên vị trí 1, tay phải giữ lại ở vị trí 2, trong khoảnh khắc đầu quay lại phía gương, khi nhảy lên, đầu ở tư thế nghiêng bên cạnh qua vai trái, nhảy cao và bay theo hướng mũi chân của chân trái đá lên 90o. Quay trên không và kết thúc ½ vòng quay thứ 2 ở phách thứ 2 về hướng 1 chân trái demi plie, chân phải ở vị trí passe phía trước. Kết thúc nhảy, tay phải ở vị trí 1, tay trái mở sang vị trí 2, đầu và thân trên en face. Phách 3 và phách 4 giữ nguyên vị trí đó để củng cố độ cân bằng của thân trên chân trụ sau khi nhảy và chuẩn bị cho bước nhảy tiếp theo. Như vậy bắt đầu saut de basque (coupe) coi như một trong nhưng bước chuẩn bị. Saut de basque làm lại 4 lần, sau đó tập với chân kia. Quá trình sau động tác sẽ làm với tiết tấu nhanh hơn theo nhịp 2/4 mỗi động tác. Trước khi bước sang học saut de basque với các bước lấy đà khác, phải chú ý tới quy cách động tác, điều đó phụ thuộc vào bước lấy đà cũng như tiết tấu, những nguyên tắc này giữ lại trong tất cả các dạnh saut de basque. Quy cách làm saut de basque: Xương hông và lưng cần phải tuyệt đối nâng lên, sự thả lỏng trong khi nhảy sẽ làm mất sức và dáng dấp của động tác. Trước lúc nhảy và khi kết thúc, thân trên nâng lên và phải giữ cân bằng trên chân trụ trong lúc demi plie. Khi làm saut de basque về bên phải thân trên xoay trong lúc nhảy bằng sức vai trái và sự chuyển tiếp có sức của tay trái về vị trí 1 (tay phải giữ lại vị trí 2). Kết thúc vòng quay vai phải đưa về phía sau và chỉ đến lúc cuối cùng khi trở về demi plie trong vị trí ban đầu tay phải mở chuyển về vị trí 1. Nửa vòng đầu xoay người diễn ra khi đá chân 90o ½ vòng thứ hai trong lúc chân trụ đưa nhanh tới đầu gối của chân động. Phải cảm giác rõ ràng hai thời điểm đó nhưng chú ý xoay người liên tục. Động tác của đầu cũng giúp cho quá trình quay, khi nhảy đầu nghiêng qua vai trái, kết thúc nhảy đầu quay lại en face. Chân trái đá mạnh trên sàn qua vị trí 1 sang bên cạnh 90o cần phải hết sức mở và giữ trên độ cao 90o cho chắc. Thân trên chuyển theo chân động để tăng cường độ bay. 112 Chân phải sau khi bật khỏi sàn đưa tới chân trái và passe ở đầu gối chân trái phải hết sức mở (nếu chân không chắc ở vị trí passe và không mở sang bên cạnh động tác sẽ không chuẩn và mang theo tính chất của loại múa hài hước). Bật khỏi sàn phải hết sức ngắn gọn không phụ thuộc vào các bước lấy đà trước khi nhảy saut de basque. Thí du: Ngoại nhịp làm coupe, bước và nhảy làm sao để sau phách 1 một chút, hầu như trong khi giữ lại, đặt chân và bật khỏi sàn. Saut de basque theo đường chéo từ dưới lên trên: Saut de basque thep tuyến đường thẳng với bước coupe như khi nhảy, khi coupe. Tất cả cơ thể chuẩn xác theo tuyến chéo, đầu quay qua vai trái về hướng 2 của lớp học nếu làm chân phải- về hướng 8 nếu làm chân trái. Đá chân lên 90o lúc nhảy đúng vào góc, kết thúc nhảy thân trên và đầu quay lại vị trí ban đầu. Thân trên có thể ở vị trí 1, 2, 2- 1. Hai tay ở vị trí 3 hoặc 1 tay ở vị trí 3, tay kia ở vị trí 1. Saut de basque với chasse theo đường thẳng. Dạng hoàn chỉnh nhịp 2/4. Động tác làm từ hướng 7 sang hướng 3. Chuẩn bị chân phải croise đằng trước, mũi chân trên sàn, tay phải ở vị trí 1. Tay trái vị trí 2. Đầu quay sang bên phải. Ngoại nhịp. Demi plie chân trái, chân phải đưa lên vị trí cou de pued phía trước. Thân trên và đầu en face. Chân phải bước sang bên cạnh làm pas chasse theo đường ngang, khi nhảy trượt hai chân thu lại ở vị trí 5, chân phải ở phía trước. Hai tay mở sang vị trí 2. Ngón tay nâng lên nhẹ nhàng và cùng với lưng bàn tay quay xuống. Sau tiếp theo làm bước coupe, tiếp sau đó một chút đặt chân phải xuống sàn có điểm nhấn vào phách 1. Giữa phách và 2- Saut de basque, kết thúc ở phách 2. Chân trái demi plie (làm cũng như đã nói ở phần saut de basque theo tuyến thẳng với bước coupe). Lúc bật khỏi sàn hai tay cùng với đá chân lên 90o đưa mạnh qua phía dưới lên vị trí 3. Kết thúc nhảy giữ nguyên vị trí 3 cho đến khi làm chasse tiếp theo lại mở sang vị trí 2. Nếu hai tay lỏng lẻo hoặc mở ra quá sớm sẽ cản trở sức tập trung của thân trên trong khi nhảy và độ cân bằng khi dừng lại sau khi nhyar ở demi plie (động tác tay có thể làm như trong thí dụ trên). Khi làm saut de basque với chasse một vài lần liên tục cần phải chú ý sao cho chasse và bước đầu làm trong tư thế en face (nếu theo đường chéo- cũng ở vị trí của đường chéo) sao cho thân trên và chân không bị xoay lại quá sớm. Xoay phải đúng lúc nhảy bật lên khỏi sàn. Đặc biệt chú ý thường làm không đúng: hầu như khi chasse thân trên đã xoay ½ vòng như vậy khi làm saut de basque chỉ còn lại ¼ vòng. Lúc chuyển động chasse theo đường chéo từ hướng 6 sang hướng 2 phải giữ cho thân trên và vai phải hướng 2. Vai trái ở hướng 6 cho tới lúc chân phải đặt trên sàn để xoay và nhảy bật lên (saut de basque). Trong chuyển động theo đường chéo từ hướng 4 sang hướng 8 thân trên xoay lại. Vai trái theo hướng 8- vai phải hướng 4. Khi chasse đầu giữ ở vị trí nghiêng, xoay qua vai trái. Lúc nhảy quay về góc theo hướng đá của chân lên 90o. Kết thúc nhảy lại trở về vị trí nghiêng. Saut de basque có điểm dừng ở tư thế lớn: Làm như trong các thí dụ trước đã viết nhưng khi kết thúc nhảy chân co lại vị trí passe của chân trụ đưa nhanh về tư thế attitude croise- arabesque 3 và 4 Thậm chí có thể áp dụng cả phương án kết thúc saut de basque trong tư thế 113 quỳ trên đầu gối. Nếu saut de basque quay hai vòng trên không sẽ phức tạp và khó hơn. Tất cả những quy cách làm saut de basque quay một vifng đều liên quan đến loại quay hai vòng. Nhưng để quay hai vòng đòi hỏi sức lấy đà của tay mạnh hơn giúp cho thân trên quay trên không. Thí dụ- tổ hợp tám nhịp 2/4- chuẩn bị chân phải ở crosie phía trước, mũi chân trên sần. Động tác làm theo đường thẳng từ hướng 7 sang hướng 3. Nhịp 1. Chasse- saut de basque. Nhịp 2. Nhắc lại saut de basque với chasse (tay ở vị trí 1 và 2). Nhịp 3. Sissonne tombe- Grand carbriolle về arabesque 1 theo hướng 2 (đường chéo). Nhịp 4. Theo đường chéo từ hướng 2 sang hướng 6 chasse grand assemble en tournant hai tay ở vị trí 3. Nhịp 5 và 6. Mở hai tay sang vị trí 2. Làm 3 entrechat six và xoay ở vị trí 5 trên ½ bàn chân sang bên phải- kết thúc bằng coupe (chân trái demi plie, chân phải cou de pied đằng trước). Nhịp 7 và 8. Theo đường chéo từ hướng 6 sang hướng 2 làm hai saut de basque với chasse tay ở vị trí 3. Saut de basque thứ hai, kết ở tư thế lớn arabesque 3. Quay mắt về hướng 2 (chân phải ở croise phía sau 90o). 8. PAS CISEAUX Pas ciseaux (cắt- kéo) loại nhảy lớn từ một chân rơi xuống chân kia kết hợp với đổi chân trong khi đá lên phía trước 90o. Làm với bước lấy đà coupe về tư thế croise phía trước, với developpe 90o về tư thế croise đằng trước, với glissade. Trình tự học: 1.Nhịp 4/4 đứng trên chân trái, mũi chân phải đặt ở trên sàn croise phía sau. Ngoại nhịp mở 2 tay sang bên cạnh và đưa xuống vị trí chuẩn bị. Phách 1 chân phải đá mạnh, dứt khoát qua vị trí 1 về efface đằng trước 90o, chân trái hạ xuống demi plie thân trên ngửa mạnh về phía sau. Đầu quay bên trái hai tay ở vị trí 1. Phách 2 giữ nguyên vị trí đó. Giữa phách 2 và 3 chân trái bật khỏi sàn nhảy lên trên lúc ở trên không, chân trái thu lại cùng chân phải trên độ cao 90o, thân trên ngửa về phía sau, hai tay ở vị trí 1. Ngay sau đó chân trái đá qua vị trí 1 về phía sau 90o chân phải hạ xuống demi plie, thân trên chuyển nhanh sang chân phải về phía trước trong tư thế arabesque I theo đường chéo về hướng 2 của lớp học ở phách 3. Phách 4 giữ nguyên vị trí. Nhịp tiếp, chân trái bước về phía trước như trong vị trí lúc đầu để làm lại động tác. 2. Dạng hoàn chỉnh: Nhịp 4/4. Vị trí chuẩn bị vẫn như trên. Phách 1: chân phải đá về đằng trước efface 90o. Giữa phách 1 và 2 nhảy lên như trong phần 1, phách 2 kết thúc ở tư thế arabesque I. Phách 3 và 4 bước về phía trước trở lại vị trí ban đầu. Pas ciseaux với bước coupe về croise phía trước: Nhịp 2/4. Vị trí 5, epaulement croise, chân trái phía trước. Ngoại nhịp chân phải demi plie, chân trái nhấc khỏi sàn trong vị trí cou de pied đằng trước cách chân trụ với khoảng cách 114 nhỏ. Hai tay mở sang bên cạnh. Phách 1 chân trái đặt về phía trước từ mũi đến gót (coupe) ở vị trí 4 croise demi plie, thân trên cúi về phía trước trọng tâm chuyển sang chân trái, đầu cúi nhẹ xuống dưới, hai tay đưa về vị trí chuẩn bị. Không dừng lại cùng lúc với nhảy chân phải đá nhanh về efface đằng trước 90o, thân trên ngửa mạnh về phía sau, hai tay nâng lên vị trí . Chân phải và chân trái gặp nhau trên không. Sau đó chân trái đưa nhanh qua vị trí 1. Về phía sau 90o, chân phải hạ xuống demi plie, thân trên chuyển nhanh về phía trước trong tư thế arabesque I. Bước nhảy kết thúc ở phách 2. Cũng như vậy làm pas ciseaux với developpe 90o croise đằng trước chuẩn bị. Động tác này có thể áp dụng trong phần cuối bài tập allegro hay trong adagio. Khi đứng ở tư thế nào đó trên cả bàn chân (chân phải ở croise đằng trước 90o) ngoại nhịp kiễng gót chân, mở ra hạ hai tay xuống phía dưới, đổ xuống chân phải demi plie (tombe) chuyển trọng tâm sang chân đó, rồi làm pas ciseaux. Pas ciseaux có thể làm ngược lại. Từ tư thế efface đằng trước (chân phải 90o) chân phải bước về phía sau plie hai tay hạ xuống. Trọng tâm chuyển sang chân phải, chân trái đá qua vị trí 1 về đằng sau 900, đồng thời thân trên cúi về phía trước, hai tay ở vị trí 1 và nhảy lên. Khi nhảy, chân phải nhanh chóng gặp chân trái ở phía sau và đưa nhanh qua vị trí 1 về efface đằng trước 90o, chân trái hạ xuống demi plie, thân trên, hai tay, đầu ở tư thế efface 90o. Pas ciseaux với bước glissade, làm ở ngoại nhịp, động tác ngắn gọn về phía trước, theo đường chéo. Quy cách làm pas ciseaux: Tính chất đặc biệt của pas ciseaux là chuyển nhanh thân trên, ngửa người trong khi nhảy theo tư thế nằm ngang về phía sau, phía trước của arabesque. Sự chuyển tiếp của thân trên diễn ra dứt khoát. Trong hai tư thế của thân trên phải nâng mạnh lưng và xương hông. Chân làm grand battement về phía trước rất nhanh và giữ lại trên độ cao 90o. Khi trở về arabesque I, demi plie không nên giữ chân ở trên không đằng trước hai đưa chân về phía sau 90o trên sàn không chậm lại, hai chân cùng một lúc dừng ở tư thế kết. 9. PAS BALLOTTE: Ballote- bản thân tên của động tác đã gợi cho ta hình ảnh của con thuyền dao động lắc lư trên sóng như trong quyển sách “ Nền tảng của múa cổ điển Châu Âu” của AIA. Vaganoba khi phân tích tính chất của động tác này. Trình tự học: 1.Bước đầu học (mũi chân trên sàn) nhịp 4/4. Vị trí 5, epaulement croise, chân phải ở phía trước. Ngoại nhịp demi plie. Hai chân thu lại khi nhảy lên ở vị trí 5, bay mạnh về phía trước hướng efface. Hai chân duỗi thẳng từ đầu gối tới các ngón chân. Bàn chân giữ chắc và khép chặt với nhau ở vị trí 5 trên không. Thân trên ngửa lại phía sau. Hai tay đưa nhanh lên vị trí 1 thấp. Phách 1 thân trên giữ lại ở tư thế ngửa về phía sau, chân trái hạ xuống demi plie, chân phải mở ra hướng efface đằng trước, mũi chân đặt trên sàn. Khi chân mở ra không được giật cục, song cũng không mang tính chất của sissonne ouverte. Trong đó chân co lại ở đầu gối và mở ra qua sur le cou de pied. Tay trái đưa lên vị trí 1. Phải ở vị trí 2. Đầu quay sang bên trái. 115 Phách 2 thân trên thẳng lên và giữ lại ở efface, làm assemble, hai tay hạ xuống vị trí chuẩn bị. Phách 3 hai chân thu lại với nhau khi nhảy lên vị trí 5 và bay mạnh người về phía sau. Thân trên chuyển về phía trước, hai tay thu lại ở vị trí 1 thấp. Kết thúc chân phải hạ xuống demi plie, chân trái ở vị trí efface đằng sau, mũi chân đặt trên sàn. Tay phải ở vị trí 1. Tay trái vị trí 2. Thân trên cúi về phía trước, đầu và mắt hướng theo tay phải. Phách 4 assemble, thu hai chân về vị trí 5 demi plie, chân trái ở phía sau. 2. Ballotte mở chân ra 45o- Làm cũng giống như trong phần một nhưng kết thúc chân mở ra trên độ cao 45o. 3. Dạng hoàn chỉnh. Nhịp 2/4- Chân trái ở croise phía sau, mũi chân trên sàn. Ngoại nhịp demi plie, nhảy lên, hai chân khép chặt lên trên không ở vị trí 5. Hai tay đưa lên vị trí 1 thấp. Thân trên mở ra ở tư thế efface và ngửa về phía sau. Bay mạnh về phía trước theo hướng 2. Kết thúc nhảy ở phách 1demi plie trên chân trái, chân phải mở ra efface đằng trước 45o như đã nói ở phần một. Tay trái ở vị trí 1. Phải ở vị trí 2. Thân trên ngửa mạnh về phía sau. Đầu quay về bên trái. Giữa phách 1 và 2 nhảy và bay mạnh theo đường chéo về phía sau, hai chân khép chặt với nhau trên không ở vị trí 5. Thân trên qua vị trí thẳng trở lại lập tức chuyển về phía trước. Tay phải đưa xuống phía dưới động tác của cổ tay, ngón tay và gặp tay trái ở vị trí 1. Nhảy kết thúc ở phách 2 demi plie trên chân phải. Chân trái mở ra hướng efface đằng sau 45o. Thân trên chuyển mạnh về phía chân trụ đằng trước. Tay phải ở vị trí 1. Tay trái ở vị trí 2. Mắt nhìn về phía trước qua tay phải. Sau đó bước nhảy được lặp lại. Khi học ballotte, bước đầu nên làm từ 4 đến 8 lần liên tục. Ngoài ra chúng ta còn gặp dạng ballote mở chân liên tục theo tuần tụ 90o (trong balet “Zi zen”) động tác này cũng làm như đã ghi trong các phần trên nhưng khi kết thúc hai chân sẽ liên tục mở ra 90o bằng động tác developpe. Quy cách làm ballotte: sự thay đổi tư thế liên tục của thân trên đòi hỏi rất mềm mại và nhuần nhuyễn cùng với các động tác của chân, tay và đầu mặc dù muốn làm ballote cho đẹp đòi hỏi thân trên và chân phải có sức nhưng không đươc căng cứng. Dừng lại ở demi plie có tính chất lướt qua. Cần phải tạo ra cảm giác dao động trên không khi di chuyển theo đường chéo phía trước và phía sau, hầu nhu không tiếp xúc với sàn. Trong khi làm động tác này lưng và xương hông phải hết sức chắc và nâng lên. 116 117
File đính kèm:
- giao_trinh_mua_co_dien_chau_au.pdf