Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

Tập làm văn

 TT 44: Ôn tập về tả cây cối

I. Mục tiêu:

 - Củng cố hiểu biết về tả cây cối: cấu tạo của bài văn tả cây cối, trình tự miêu tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.

 - Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây cối. Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Dàn bài tả cây cối .

 

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 25 trang viethung 6120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020
Tuần 25
Thứ hai ngày 1 tháng 6 năm 2020
Tiết 1: Tập làm văn
 TT 44: Ôn tập về tả cây cối
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố hiểu biết về tả cây cối: cấu tạo của bài văn tả cây cối, trình tự miêu tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn. 
	- Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây cối. Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Dàn bài tả cây cối .
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức: Hát .
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra dàn bài của HS.
	- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. 
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Đọc bài văn ''Cây chuối mẹ'' và trả lời câu hỏi:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1,xác định yêu cầu của bài 1 ?
- GV treo bảng phụ nhắc lại dàn bài tả cây cối-gọi 1,2 HS đọc .
- Tổ chức hoạt động nhóm 2.
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả.
a)Cây chuối trong bài được tả theo trình tự nào ?
+ Còn có thể tả cây chuối theo trình tự nào nữa?
b) Cây chuối được tả theo cảm nhận của các giác quan nào ?
+ Còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa ?
c) Tìm những hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây chuối.
- GV nhấn mạnh: tác giả nhân hoá cây chuối bằng cách gắn cho nó những từ ngữ chỉ đặc điểm, phẩm chất của người: đĩnh đạc, thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng; chỉ hoạt động của người: đánh động cho mọi người biết, đưa, đành để mặc; chỉ những bộ phận đặc trưng của con người: cổ, nách
*Lưu ý: Cây chuối con, cây chuối mẹ, cây mẹ không phải là nhân hoá mà chỉ là sự chuyển nghĩa từ vựng thông thường 
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài?
*Lưu ý: 
+ Chỉ tả một bộ phận của cây.
+ Có thể chon cách miêu tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo tời gian.
+ Khi tả, sử dụng các biện pháp tu từ.
- HS làm việc cá nhân.
- Gọi nhiều HS trình bày nối tiếp nhau. 
4. Củng cố, dặn dò:
- GV tóm tắt bài.
- NX tiết học.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập số 1,xác định yêu cầu của bài 1.
- Lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm lần 2.
+ Tả theo từng thời kì phát triển của cây: cây chuối concây chuối tocây chuối mẹ.
+Tả từ bao quát đến chi tiết.
+Theo ấn tượng của thị giác-thấy hình dáng của cây, lá, hoa,...
+Còn có thể bằng xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác.
+ Các hình ảnh so sánh: dài như lưỡi mác..,..ngả ra..như những cái quạt lớn,....
đĩnh đạc, ..thành mẹ.,..đánh động cho mọi người biết, ....
- 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài.
+ Viết 1 đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây(lá, hoa quả, rễ thân) 
- HS có thể quan sát tranh, ảnh, tham khảo 1 số bài văn để viết.
- Lớp nhận xét, sửa sai
Tiết 2: Thể dục
Đ/C Văn soạn giảng
Tiết 3: Toán
TT 22: Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
	Giúp HS:
	- Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
	- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế. BT cần làm BT1,2a, 3, 4 dòng 1,2.
II.Các đồ dùng dạy học 
	- Bảng ghi sẵn BT 4 trang 138.
III. Các hoạt động dạy- học : 
1. Ổn định tổ chức: Hát .
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bài 4 tiết trước.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp
b, Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính:
a. 17 giờ 53 phút + 4giờ 15 pút = 22 giờ 8 phút....
- GV cho HS tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 2: Tính:
a. (2giờ 30 phút + 3giờ 15 phút) x 3 
 =17 giờ 15 phút
- GV cho HS tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả.....
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- GV nêu bài toán. HS tự giải, sau đó trao đổi về cách giải và đáp số.
Bài 4: 
- GV hướng dẫn HS phân tích bảng.
- Chú ý: Phần cuối cùng (tính thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai) cần cho HS thảo luận để tìm cách giải.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV tóm tắt bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
- 3HS lên bảng làm bài.
- HS nêu yêu cầu.
- 4HS lên bảng. Dưới lớp làm vào vở.
- HS đổi bài kiểm tra rồi nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- 4HS lên bảng. Dưới lớp làm vào vở.
- HS đổi bài kiểm tra rồi nhận xét.
-HS nêu yêu cầu.
- HS tự giải, sau đó trao đổi về cách giải và đáp số.
- HS thảo luận, cùng làm và chữa bài.
- Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
8 giờ 10 phút - 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút.
-Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là:
17 giờ 25 phút - 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút.
-Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:
11 giờ 30 phút - 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút.
Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:
(24 giờ - 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ.
Tiết 4: Tập đọc
 TT 43: Tranh làng Hồ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi tự hào
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo .( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa bài đọc
III. Các hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: Hát
2- Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời các câu hỏi về bài 
3- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc.
- Cho HS quan sát tranh làng hồ
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, HD ngắt hơi câu dài.
( Màu đen không... mùa thu lá rụng)
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
 giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong cặp
- Mời 1 HS đọc toàn bài.
- GV nêu giọng đọc và đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
- Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên khắc, vẽ tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt nam.
+) Rút ý 1:
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
+ Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làn ... t).
- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV nhận xét
*Bài tập 2: ( 100) 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- GVhướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+ Câu đơn: 1 ví dụ
+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối 
(1VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng 
(1VD).
- Cho HS làm bài vào vở. 
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
VD: 
- Câu đơn: Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
- Câu ghép không dùng từ nối: 
 + Lòng sông rộng, nước xanh trong.
+ Mây bay, gió thổi.
- Câu ghép dùng quan hệ từ:
+ Vì trời nắng to, lại không mưa đã lâu nên cỏ cây héo rũ.
- Câu ghép dùng cặp từ hô ứng:
+ Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS làm bài sau đó trình bày.
- Nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học
Thứ năm ngày 4 tháng 6 năm 2020
Tiết 1: Đạo đức
 TT 5: Em yêu hòa bình ( Tiếp 2)
I. Mục tiêu:
	- HS giá trị của hoà bình; Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
	- Tích cực tham gia các hoạt động hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
	- Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; Ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
* Tích hợp : Bác Hồ và những câu chuyện về đạo đức lối sống Bài 7: Nước không được chia.Nội dung:Về vấn đề dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.( Theo Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh)
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân có những nơi có chiến tranh.
	- Tranh, ảnh băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.
	- Giấy khổ to, bút màu. Điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: Hát .
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Vì sao chúng ta phải yêu hoà bình và chống chiến tranh trên thế giới?
	- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp .
b, Nội dung:
Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm ( bài tập 4 SGK).
* Mục tiêu: HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của dân tộc Việt Nam va hoà bình thế giới.
* Cách tiến hành:
1. HS giới thiệu trước lớp các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được (có thể theo các nhóm hoặc cá nhân).
2. GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh, ảnh băng hình (nếu có) và kết luận:
- Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
- Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
Hoạt động 2: Vẽ “ cây hoà bình”
* Mục tiêu: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm đẻ bảo vệ hoà bìnhcho HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ “cây hoà bình” ra khổ giấy to:
- Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.
- Hoa, quả và lá câylà những điều tốt mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nó chung.
2. Các nhóm vẽ tranh.
 - Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét .
- GV khen các tranh vẽ đẹp và kết luận:
 Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người, song để có được hoà bình, mỗi người chúng ta càn phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
 Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình.
* Mục tiêu: Củng cố bài.
* Cách tiến hành: 
1. HS ( cá nhân hoặc nhóm) treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề Em yêu hoà bình của mình trước lớp
2. Cả lớp xem tranh, nêu câu hỏi hoặc bình luận.
3. HS trình bày các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm về chủ đề Em yêu hoà bình.
4. GV nhận xét và nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình phù hợp với khả năng.
* Tích hợp : Bác Hồ và những câu chuyện về đạo đức lối sống Bài 7: Nước không được chia.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV tóm tắt bài.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2 : 	Âm nhạc
 TT 26 : Học bài hát: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
 ( Nhạc và lời : THANH SƠN)
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca. 
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Góp phần GDHS tình cảm yêu quí mái trường, bạn bè và thầy cô giáo.
II. Tài liệu và phương tiện:
1. Giáo viên chuẩn bị:
	- Nhạc cụ quen dùng: Đàn, Tranh ảnh, Băng đĩa nhạc.
	- Bảng phụ
2. Học sinh chuẩn bị:
	- Nhạc cụ gõ: Thanh phách
	- SGK Âm nhạc 5
III.Tiến trình:
A. Hoạt động cơ bản
* HĐC Lớp:
- Cùng nhau hát một bài hát" Tre ngà bên lăng Bác "
- Làm quen với bài hát mới: Em vẫn nhớ trường xưa 
- Quan sát,trả lời câu hỏi: Bài hát do ai sáng tác? Nội dung bài hát nói về điều gì?
* HĐC Nhân:
- Đọc lời ca của bài hát:
Trường làng em có hàng tre xanh, cây rợp bóng mát yêu đời yên lành.
Nhịp cầu tre lối về nhà em, qua rẫy nương xanh thấy vui êm đềm.
Tình quê hương gắn liền yêu thương, bao mùa mưa nắng em vẫn đến trường. Thầy cô em đã dạy cho em yêu nước yêu quê và yêu gia đình.
Tre xanh kia sẽ có ngày rồi già, chồi non vươn lên thắm cây vườn mượt mà. Trường học này là cây hoa, còn nụ cười là hương hoa bay tỏa khắp quê nhà. Em siêng năng gắng học hành ngày ngày, rồi mai sau đây sẽ lên người thành tài. Dù cuộc đời nhịp thoi đưa, từng mùa hè từng cơn mưa. Em vẫn nhớ trường xưa.
- Nghe GV trình bày bài hát (hoặc nghe qua băng/đĩa).
- Nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát (giai điệu, tính chất).
- Đọc lời của bài hát theo tiết tấu lời ca.
B. Hoạt động thực hành
* HĐC Lớp:
- Tập hát từng câu.
- Tập hát cả bài.
- Tập lấy hơi theo các câu hát, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát.
* HĐNhóm:
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách của bài ví dụ:
 Trường làng em có hàng tre xanh, cây rợp bóng mát yêu đời yên lành.
 * * * * * * * *	
- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài ví dụ.
 Trường làng em có hàng tre xanh, cây rợp bóng mát yêu đời yên lành.	 *	 *	 	*	*
- Đứng hát kết hợp chuyển động nhịp nhàng tại chỗ.
* HĐNhóm:
- Các nhóm lần lượt lên trước lớp trình bày bài hát( có thể cầm sách để hát). Sau khi mỗi nhóm trình bày xong, HS các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá.
* HĐC Nhân:
- Trả lời các câu hỏi sau:
+ Từ nào dưới đây được sử dụng trong lời ca của bài hát?
 	a. Cây xanh
	b. Vui vui
	c. Tre xanh
	d. La đà
+ Từ nào dưới đây không được sử dụng trong lời ca của bài hát?
 	a. Thầy cô
	b. Trường học
	c. Quê hương
	d. Siêng năng
* Đánh giá kết quả học tập:
* HĐC Nhân:
- HS tự đánh giá kết quả học hát bằng cách đánh dấu (x) vào 1 trong 4 mức độ dưới đây:
Hát ở mức độ tốt
Hát ở mức độ trung bình
Hát ở mức độ khá
Hát chưa đạt
C. Hoạt động ứng dụng
- HS học thuộc bài hát. Em vẫn nhớ trường sưa để hát trong các hoạt động của trường lớp.
- Về nhà các em có thể hát cho mọi người trong gia đình nghe hoặc dạy cho các em bé hát (nếu có).
Tiết 3: Toán
 TT 25: Quãng đường
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
- Kiến thức:
a) Bài toán 1:
- GV nêu ví dụ.
+ Muốn tính quãng đường ô tô đó đi được trong 4 giờ là bao nhiêu km phải làm TN?
- Cho HS nêu lại cách tính.
+ Muốn tính quãng đường ta phải làm thế nào?
+ Nêu công thức tính s ?
b) Ví dụ 2:
- GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện. Lưu ý HS đổi thời gian ra giờ.
- Cho HS thực hiện vào giấy nháp.
- Mời một HS lên bảng thực hiện. 
- Cho HS nhắc lại cách tính vận tốc.
- 1 HS đọc – Lớp đọc thầm
- HS giải: 
 Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là:
 42,5 x 4 = 170 (km)
 Đáp số: 170 km.
- Ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
- S được tính như sau: s = v x t
- HS thực hiện:
 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Quãng đường người đó đi được là:
 12 x 2,5 = 30 (km)
 Đáp số: 30 km.
c)Luyện tập:
*Bài tập 1 (141): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở- 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (141): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS làm vào vở- 1 HS làm bảng lớp
- Cho HS đổi vở, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS đọc bài toán 
 *Bài giải:
 Quãng đường ô tô đi được là:
 15,2 x 3 = 45,6 (km)
 Đáp số: 45,6 km.
- 1 HS đọc bài toán
 *Bài giải:
 Cách 1: 15 phút = 0,25 giờ
 Quãng đường người đi xe đạp đi được là:
 12,6 x 0,25 = 3,15 (km)
 Đáp số: 3,15 km.
 Cách 2: 1 giờ = 60 phút
Vận tốc người đi xe đạp với ĐV là km/ phút là
 12,6 : 60 = 0,21 (km/phút)
 Quãng đường người đi xe đạp đi được là:
 0,21 x 15 = 3,15 (km)
 Đáp số: 3,15 km.
4.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 4:	 Kể chuyện 
 TT 48 : Ôn tập giữa học kì II 
I. Mục tiêu:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
	- Tạo lập được câu ghép theo yêu cảu BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bảng nhóm viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 28: Ôn tập củng cố kiến thức và
- kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS giữa học kì II.
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 2.
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV nhận xét
*Bài tập 2: 
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc lần lượt từng câu văn, làm vào vở.
- GV giao bảng nhóm cho 2 HS làm. 
- HS nối tiếp nhau trình bày. GV nhận xét nhanh.
-2 HS làm bảng nhóm lên trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng.
*VD về lời giải:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
Tiết 5:	 Khoa học 
Đ/C Rùa soạn giảng
 Thứ sáu ngày 5 tháng 6 năm 2020
Tiết 1:	 Địa lí 
 Đ/C Rùa soạn giảng
Tiết 2:	 Lịch sử 
 Đ/C Rùa soạn giảng
Tiết 3: Toán
 TT 26: Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều. 
- BT cần làm BT1, 2.
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính quãng đường.
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b. Luyện tập:
Bài tập 1 (141):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở
- Mời 3 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (141): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Muốn tính được quãng đường ô tô đi ta phải tìm gì trước ?
- Muốn tính được thời gian ô tô đi quãng đường ta làm thế nào ?
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm bảng lớp 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài 
v
32,5km/giờ
210m/phút
36km/giờ
t
4giờ
7 phút
40 phút
s
130km
1,47 km
24 km
- 1 HS đọc
- Ta phải tìm thời gian ô tô đi quãng đường đó
- Ta lấy thời gian đến trừ thời gian xuất phát
- HS làm bài.
 Bài giải:
 Thời gian đi của ô tô là:
12 giờ 15 phút- 7 giờ 30 phút = 
 4 giờ 45 phút
 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ
Độ dài quãng đường AB là:
 46 x 4,75 = 218,5 (km)
 Đáp số: 218,5 km.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học,
Tiết 4: Tập đọc
TT 49 : Ôn tập giữa học kỳ 2 
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra TĐ và HTL .
- Đọc-hiểu nội dung, ý nghĩa của bài “Tình quê hương”; tìm được các câu ghép; từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
II. Đồ dùng học tập:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- Bảng phụ cho BT2(câu c)
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức : Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
Bài 1:
- Gọi lần lượt khoảng 1/5 số HS lên bốc thăm, đọc bài đọc(chuẩn bị trong 2 phút).
- GV nhận xét.
c. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 2 :
- Gọi HS đọc đề , XĐ yêu cầu đề bài .
- Gọi HS đọc bài “Tình quê hương”.
- Giải thích từ khó .
- Thảo luận nhóm. 
- Đại diện nhóm nêu kết quả .
- Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương?
- Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
- Tìm các câu ghép trong bài văn?
- GV treo bảng phụ.
- Em hãy phân tích các bộ phận chính của câu? 
*Lưu ý: Câu 3 là một câu ghép có 2 vế, bản thân vế thứ 2 có cấu tạo như một câu ghép. 
-Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết các câu trong bài văn?
- GV tổng kết.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xột tiết học.
- Về nhà ôn kĩ bài .
- HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị trong 2 phút sau đó lên đọc và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp theo dõi, NX.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc đề , XĐ yêu cầu đề bài .
- HS đọc bài “Tình quê hương”.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. 
- Thảo luận nhóm 2.
+ Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
+ Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó t/g với quê hương.
+ Cả 5 câu đều là câu ghép. 
VD:
Làng quê tôi đã khuất hẳn/nhưng tôi vẫn 
 C V C
đăm đắm nhìn theo.
 V
+ ..tôi...., ......mảnh đất....lặp lại có tỏc dụng liên kết câu.
+ ....mảnh đất cọc cằn....., .....mảnh đất quê hương...,.... mảnh đất ấy .....thay thế cho một số từ ngữ trong bài.
Tiết 5 : Mĩ thuật
 (Soạn riêng)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2019_2020.docx