Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết phân biệt được các khối cầu, khối trụ

- Trẻ nắm được đặc điểm mặt bao từng khối

2. Kỹ năng

- Trẻ nhận biết được các khối dựa vào đặc điểm mặt bao

- Trẻ tìm được các đồ vật có hình dạng giống các khối đã học

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô

 

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ trang 1

Trang 1

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ trang 2

Trang 2

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ trang 3

Trang 3

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ trang 4

Trang 4

doc 4 trang viethung 04/01/2022 19620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ
Giáo án Mầm non – Phát triển nhận thức: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ
Đón trẻ - trò chuyện - thể dục - điểm danh
B. Hoạt động học
Toán: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết phân biệt được các khối cầu, khối trụ
- Trẻ nắm được đặc điểm mặt bao từng khối
2. Kỹ năng
- Trẻ nhận biết được các khối dựa vào đặc điểm mặt bao
- Trẻ tìm được các đồ vật có hình dạng giống các khối đã học
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Rổ có các khối cầu, khối trụ
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 rổ có các khối cầu, khối trụ
- Giấy A4, các khối dán được cắt sẵn khối cầu, khối trụ  
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định: ôn nhận biết các khối theo mẫu và tên gọi
* Trò chơi “chiếc túi bí mật” khi trẻ cầm chiếc túi  thì  lấy  và  gọi  tên một khối: “Đây là khối cầu, nó có màu gì?”
Tương tự với các hình còn lại
* Cô cho trẻ quan sát các đồ vật trong lớp xem đồ vật nào có dạng khối cầu,khối trụ.
a, Dạy trẻ nhận biết phân biệt các khối theo đặc điểm mặt bao chung
- Cô tặng cho mỗi bạn một rổ đồ chơi. Trong mỗi rổ có các khối cầu, khối trụ
-  Cô và các con chơi thi xem ai nhanh nhé
-  Cô nói tên khối gì các con chọn đúng khối đó.
+  Chúng mình cùng giơ khối cầu lên nào
- Bây giờ chúng mình thử quan sát khối cầu xem có đặc điểm gì?
- Chúng mình sờ xung quanh mặt bao khối cầu nào?
-  Khối cầu có lăn được không?
-  Cùng lăn thử nào?
+ Giờ chúng mình cùng tìm khối trụ giơ lên nào
-Con đang giơ khối gì?
 -  Chúng mình quan sát xem khối trụ có đặc điểm gì nào?
- Chúng mình sờ mặt bao khối trụ có đặc điểm gì?
Cô chốt lại: -Khối cầu: Lăn được vì tất cả mặt bao đều cong
           -Khối trụ: Đặt nằm lăn được vì mặt bao xung quanh cong. Đặt đứng không lăn được vì mặt bao 2 đầu phẳng.
-Cho trẻ chồng khối lên nhau (trẻ nhận xét và giải thích)
Kết luận: -Khối cầu: Không chồng được vì tất cả mặt bao đều cong
-Khối trụ: Đặt nằm không chồng được vì mặt bao xung quanh cong. Đặt đứng chồng được vì mặt bao 2 đầu phẳng.
-Cho trẻ so sánh giống nhau và khác nhau
b, Luyện tập:
* Cô cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
Cô nói đặc điểm khối nào trẻ giơ khối đó và nói tên khối (cho trẻ chơi 2-3 lần)
Cô nói tên khối nào trẻ giơ khối đó lên và nói đặc điểm của khối đó (trẻ chơi 2-3 lần)
* Trò chơi “về bến”
Cô cho mỗi trẻ chọn 1 khối mà trẻ thích. Cô giới thiệu 2 bến cho trẻ biết. Trẻ đi vòng tròn và hát bài “hai bàn tay của em” khi có hiệu lệnh của cô trẻ phải tìm đúng bến của mình.
Cô đi kiểm tra từng bến và cho trẻ gọi tên, nêu đặc điểm của từng khối.
Cô khen trẻ.
3. Kết thúc:
Cô cùng trẻ thu dọn đồ chơi và chuyển sang hoạt động khác
C. Hoạt động góc: (KH tuần)
D. Hoạt động ngoài trời:
- HĐCMĐ: Sự hòa tan
- TCVĐ: Thả đỉa ba ba
- Chơi tự do
 I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức 
- Trẻ được quan sát hiện tượng hòa tan
- Biết được khi hòa tan (đường, muối) sẽ biến mất.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý.
3. Thái độ
- Trẻ chơi vui vẻ, hào hứng tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Trang phục của trẻ gọn gàng sạch sẽ.
-Túi ni lông không thủng
III. Tiến hành   
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định
- Trò chuyện về chủ đề.
2. Nội dung
a. HĐCMĐ: Sự hòa tan
- Hỏi trẻ cô có gì đây? Khi cô cầm túi phất mạnh điều gì sẽ xảy ra? (trẻ quan sát và nêu ý kiến)
- Cô kết luận – giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường
b. TCVĐ: Thả đỉa ba ba
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi 2- 3 lần.
- Cô quan sát trẻ chơi và hỗ trợ trẻ chơi yếu
c. Chơi tự do
- Cô cho trẻ với phấn, vòng, cát, sỏi và các đồ chơi có trong sân trường
3. Kết thúc
Cô tập trung trẻ rồi nhận xét về giờ hoạt động của trẻ sau đó cho trẻ về lớp chuẩn bị ăn trưa
E. Hoạt động chiều
- Học kỹ năng hành vi lễ phép
- Làm bài trong vở Làm quen với toán qua hình vẽ
*Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_phat_trien_nhan_thuc_nhan_biet_phan_biet_kho.doc