Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển Thẩm mĩ: Dạy vận động “Bé quét nhà”. Nghe hát “Bà thương em”

1. Mục tiêu cần đạt

* Kiến thức:

- Trẻ hát và vỗ tay, gõ theo đúng nhịp bài hát bé quét nhà, biết thể hiện tình cảm qua bài hát “Bé quét nhà” của nhạc sỹ Hà Đức Hậu

- Biết cách chơi trò chơi tai ai tinh,

- Hiểu được nội dung bài hát “Bà thương em” nói về tình cảm của bà dành cho cháu ST nhạc sĩ Bùi Đình Thảo.

* Kỹ năng:

- Chơi trò chơi thành thạo phát triển tai nghe khả năng nhận biết âm thanh nhạc cụ

- Rèn trẻ kĩ năng sử dụng nhạc cụ khi vận động theo nhạc

 

Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển Thẩm mĩ: Dạy vận động “Bé quét nhà”. Nghe hát “Bà thương em” trang 1

Trang 1

Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển Thẩm mĩ: Dạy vận động “Bé quét nhà”. Nghe hát “Bà thương em” trang 2

Trang 2

Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển Thẩm mĩ: Dạy vận động “Bé quét nhà”. Nghe hát “Bà thương em” trang 3

Trang 3

Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển Thẩm mĩ: Dạy vận động “Bé quét nhà”. Nghe hát “Bà thương em” trang 4

Trang 4

docx 4 trang viethung 05/01/2022 15000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển Thẩm mĩ: Dạy vận động “Bé quét nhà”. Nghe hát “Bà thương em”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển Thẩm mĩ: Dạy vận động “Bé quét nhà”. Nghe hát “Bà thương em”

Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển Thẩm mĩ: Dạy vận động “Bé quét nhà”. Nghe hát “Bà thương em”
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Giáo án: NDTT: Dạy vận động “Bé quét nhà”
NDKH: Nghe hát “Bà thương em”
TCÂN: Tai ai tinh
1. Mục tiêu cần đạt
* Kiến thức:
- Trẻ hát và vỗ tay, gõ theo đúng nhịp bài hát bé quét nhà, biết thể hiện tình cảm qua bài hát “Bé quét nhà” của nhạc sỹ Hà Đức Hậu
- Biết cách chơi trò chơi tai ai tinh,
- Hiểu được nội dung bài hát “Bà thương em” nói về tình cảm của bà dành cho cháu ST nhạc sĩ Bùi Đình Thảo.
* Kỹ năng:
- Chơi trò chơi thành thạo phát triển tai nghe khả năng nhận biết âm thanh nhạc cụ
- Rèn trẻ kĩ năng sử dụng nhạc cụ khi vận động theo nhạc
* Thái độ:
- Hứng thú nghe hát cảm nhận được tình yêu của bà dành cho bé
- Giáo dục trẻ biết yêu quí người thân và biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ những việc nhẹ nhàng như quét nhà...
2. Chuẩn bị
- Một số đồ dùng trong gia đình cái chổi, Mũ chóp kín, phách tre,
- Tranh minh họa bài hát
- Hát tốt bài hát dạy trẻ và hát cho trẻ nghe
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô tập chung trẻ lại cô và trẻ vận động bài hát Bé làm quen chữ cái a, ă, â.
-Trong bài hát bé yêu bà bé học chữ gì? Bé còn đánh vần được từ gì?
- Bé yêu bà và bà cũng rất yêu bé nên bà đã làm món quà tặng bé đấy
- 1.2.3 mở quà (chổi rơm)
- Bà làm chổi rơm để làm gì đây?
- Cô hát giai điệu bài hát bé quét nhà và hỏi trẻ đó là giai điệu bài hát gì?
- Đúng rồi đó là bài “Bé quét nhà” của nhạc sĩ Hà Đức Hậu” Cô cháu mình cùng hát nào
- Cô và trẻ cùng hát 1-2 l
- Để bài hát được vui nhộn hơn cô còn biết vỗ tay, gõ dụng cụ âm nhạc theo nhịp bài hát nữa đấy cô tặng cho chúng mình mỗi bạn 1 dụng cụ âm nhạc chúng mình hãy chọn và cầm về chỗ ngồi nào.
* Hoạt động 2: Dạy vận động theo nhịp bài “Bé quét nhà” Hà Đức Hậu
- Cô vỗ mẫu và phân tích từng nhịp rõ ràng cho trẻ hiểu 2-3 lần
- Cô vỗ tay vào phách mạnh phách nhẹ cô mở tay ra ví dụ “Một sợi rơm vàng là hai sợi vàng rơm”
V ∫ V ∫ V ∫ V ∫ V
- Cứ như vậy cô vỗ đến hết bài khi vỗ cô vỗ sang hai bên trái phải kết hợp chân nhịp nhàng.
- Chúng mình chú ý câu chổi to, chổi to là nhịp kéo nên chú ý vỗ cho đúng nhé.
- Hỏi lại trẻ cách vỗ (Mời 1-2 trẻ vỗ mẫu cho trẻ nhận xét)
- Cô bắt mẫu từng câu cho trẻ hát và vỗ theo nhịp cho đến hết bài
- Lần 2 cô cho trẻ vỗ từ đầu đến hết bài 2-3 Lần
- Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát và kết hợp dùng dụng cụ âm nhạc gõ theo nhịp
- Cô động viên trẻ làm và chú ý sửa sai cho trẻ
- Ngoài cách vận động vỗ tay theo nhịp các con còn biết cách vận động nào nữa không?
- Ai thích lên biểu diễn theo ý mình nào?
- Cho trẻ biểu diễn theo ý mình
* Hoạt động 3: Nghe hát “Bà thương em”
- Có 1 bạn nhỏ không biết vì sao tóc mẹ thì đen còn tóc bà bạn bạn ấy lại bạc trắng chúng mình có biết tại sao không? Để biết tại sao lại như vậy chúng mình cùng lắng nghe cô hát bài “Bà thương em” thì sẽ rõ nhé!
- Cô hát lần 1: Thể hiện tính chất vui tươi của bài hát
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát “Bà thương em” do nhạc sỹ Bùi Đình Thảo sang tác đấy
+ Các con đã biết vì sao tóc bà lại bạc chưa?
- Các con thấy lời ca như thế nào?
- Lời ca giản dị gần gũi như sắc màu cuộc sống màu đỏ của cờ, màu xanh của cây, màu vàng của lúa chín, màu đen của tóc mẹ mà màu trắng tóc bà tất cả tạo nên một bức tranh lung linh màu sắc.
- Cô hát lần 2: Theo nhạc
- Giai điệu bài hát như thế nào?
- Giai điệu bài hát vui nhộn cô mời cả lớp hưởng ứng cùng cô
- Lần 3: Nghe ca sỹ hát khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.
* Hoạt động 4: TCÂN “Tai ai tinh”
- Chúng mình học rất giỏi cô thưởng cho các con trò chơi Tai ai tinh
- Chuẩn bị: mõ, phách, sắc xô,
Cách chơi: Cô mời một trẻ lên chơi bịt mắt hoặc đội mũ chóp kín, cô mời 1 trẻ khác lên chơi dùng dụng cụ âm nhạc hát và gõ theo nhịp với dụng cụ trẻ chọn. Bạn bịt mắt phải đoán được tên bạn hát và dụng cụ bạn sử dụng
Luật chơi: bạn đoán sai phải nhảy lò cò quanh lớp
- Cô động viên khuyến khích trẻ
* Kết thúc: Hát “Bé quét nhà” Ra sân chơi
- Trẻ hát vận động cùng cô
- Trẻ trả lời
- Hát theo cô cả bài
- Trẻ quan sát cô hướng dẫn
- Trẻ hát và vỗ tay theo nhịp
- Trẻ hát kết hợp dụng cụ âm nhạc
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ chơi trò chơi
- Hát vận động" Bé quét nhà" ra sân chơi
- Hoạt động góc.
- Cô giới thiệu góc chơi: Nghệ thuật: Cháu tô màu, theo chủ điểm.
+ Xây dựng: ngôi nhà.
+ Phân vai: Cô giáo.
+ Học tập: Cháu xem tranh ảnh theo chủ điểm.
- Hoạt động tự do.
Đọc bài thơ "Kéo cưa lừa xẻ" và tổ chức cho cháu chơi.
c. Kết thúc hoạt động.
Nêu gương: Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.
- Cháu cấm cờ.
Trả cháu: Vệ sinh cá nhân.
- Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.
- Trao đổi với phụ huynh về những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu.
* Nội dung đánh giá cuối ngày
- Hoạt động chung:
- Hoạt động khác:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_linh_vuc_phat_trien_tham_mi_day_van_dong_be.docx