Đề cương ôn tập môn tiếng Việt lớp 2

PHÂN MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mục tiêu: Giúp HS

Mở rộng vốn tư và cung cấp cho HSmột số hiểu biết sơ giản về từ loại ( người , con vật , đồ vật , cây cối , tờ chỉ hoạt động , trạng thái , đặc điểm , tính chất )

2, Rèn cho HS kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu cụ thể:

a, Đặt câu : - Ai làm gì? ai thế nào ?

 - Bộ phận trả lời cho các câu hỏi : Khi nào ? Ở đâu ?Như thế nào ? Vì sao ? Để làm gì ?

 

Đề cương ôn tập môn tiếng Việt lớp 2 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập môn tiếng Việt lớp 2 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập môn tiếng Việt lớp 2 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập môn tiếng Việt lớp 2 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập môn tiếng Việt lớp 2 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập môn tiếng Việt lớp 2 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập môn tiếng Việt lớp 2 trang 7

Trang 7

doc 7 trang minhkhanh 03/01/2022 5500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn tiếng Việt lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn tiếng Việt lớp 2

Đề cương ôn tập môn tiếng Việt lớp 2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
 Trường Tiểu học Bách Thuận
A/ PHÂN MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mục tiêu: Giúp HS
Mở rộng vốn tư và cung cấp cho HSmột số hiểu biết sơ giản về từ loại ( người , con vật , đồ vật , cây cối , tờ chỉ hoạt động , trạng thái , đặc điểm , tính chất )
2, Rèn cho HS kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu cụ thể: 
a, Đặt câu : - Ai làm gì? ai thế nào ?
 - Bộ phận trả lời cho các câu hỏi : Khi nào ? Ở đâu ?Như thế nào ? Vì sao ? Để làm gì ?
b, Dấu câu : Dấu chấm , dấu chấm hỏi , dấu chấm than , dấu phẩy 
 1/ Từ: Mở rộng vốn từ Từ ngữ về học tập.
 Tữ ngữ ngày, tháng, năm.
	 Từ ngữ về đồ dùng học tập.
 Từ ngữ về họ hàng.
 Từ ngữ về các môn học.
 Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà.
 Từ ngữ về tình cảm.
 Từ ngữ về công việc gia đình.
	 Từ ngữ về vật nuôi.
 Chỉ sự vật Người
 Đồ vật
Con vật
Cây cối
 Chỉ hoạt động – trạng thái
 Chỉ đặc điểm – tính chất
 Ai - là gì?
2/ Câu: Ai- làm gì?
	Ai- thế nào?
3/ Dấu câu: Rèn cho HS nhận biết được cách sử dụng dấu câu khi làm bài a, Dấu chấm : - Đặt cuối câu kể 
 -Hình thức viết ; Dấu câu viết hoa , cuối câu có dấu chấm . 
 - Đọc : Gặp dấu chấm - Nghỉ 
b, Dấu phẩy : -Ngăn cách 2 bộ phận giải quyết cùng làm nhiệm vụ trong câu . 
 - Hình thức : Giống dấu chấm 
 - Đọc : Ngắt 
c, Dấu chấm than : -Đặt cuối câu biểu lộ tình cảm . 
 - Hình thức : giống dấu chấm 
 - Đọc ; Giống dấu chấm .
d, Dấu chấm hỏi : - Đặt cuối câu hỏi . 
 - Hình thức : Dấu câu viết hoa , cuối câu có dấu ?
 - Đọc : Lên giọng cuối câu . 
Cụ thể:
Bài 1: a/ Tìm từ có tiếng “học”
b/ Đặt câu có từ vừa tìm được
c/ Sắp xếp từ sau tạo thành câu:
	Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
	Thu là bạn thân nhất của em.
Bài2 : a/ Tìm từ chỉ người , đồ vật, con vật, cây cối
b/ Đặt câu theo mẫu:Ai- là gì?
Bài3: a/ Viết tên 5 bạn trong tổ em và và xếp lại theo thứ tự bảng chữ cái
 b/ Đặt câu theo mẫu : Ai- là gì?
Bài4: a/ Kể tên các đồ dùng học tập mà em biết
b/ Đặt câu theo mẫu : Ai- làm gì?
Bài5: a/ Kể tên các môn học.
 b/Tìm từ chỉ hoạt động của học sinh.
Bài6:a/Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật.
 b/Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau:
 Lớp em học tập tốt lao động tốt.
Bài7:a/Tìm từ chỉ quan hệ họ hàng.
 b/Tìm từ chỉ người trong họ nội.
 c/Tìm từ chỉ người trong họ ngoại.
B/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN:
 Mục tiêu: Rèn luyện cho HS các kỹ năng nói , viết , nghe , đọc , phục vụ cho việc học tập và giao tiếp cụ thể :
- Nắm được các nghi thơcs lời nói tối thểu : Chào hỏi , tư giới thiệu , cảm ơn , xin lỗi , yêu cầu , khẳng định , phủ định , tán thành , từ chối , chia vui ...Biết sở dụng chúng trong một số tình huống thông thường . 
- Nắm được một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày : Khai bản tư thuật ngắn , nói lời chia vui , an ủi ....
- Kể một sợ việc đơn giản , tả được sơ lược về người , vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh , bằng câu hỏi ...
- Nghe hiểu ý kiến của bạn hoặc có thể bổ xung ý kiến .
 1/ Câu: 	Chào hỏi
 Tự giới thiệu
 Cảm ơn, xin lỗi.
	Khẳng định, phủ định.
	Chia buồn, an ủi
	Chia vui
	Khen ngợi
 2/ Bài: Sắp xếp câu trong bài
	Trả lời câu hỏi
	Kể ngắn Trường
	Lớp 
	Con vật
 Người 
3/ Luyện tập Lập danh sách học sinh.
	Mục lục sách
	Thời khoá biểu
	Thời gian biểu
	4/ Viết Tin nhắn 
CỤ THỂ:
A/ Dạng 1: 
1/ Kể lại nội dung của bức tranh bằng 1-2 câu hoàn chỉnh.
2/ Sắp xếp 4 câu tạo thành 1 câu chuyện Kiến và chim Gáy.
3/Nói 3-4 câu về nội dung của mỗi bức tranh bằng lời cảm ơn hoặc xin lỗi
4/ Kể lại câu chuyện đẹp mà không đẹp.
5/ Kể lại câu chuyện bút của cô giáo.
6/Viết đoạn văn 3-5 câu nói về cô giáo cũ.
7/ Kể ngắn về một người thân của em.
8/ Kể về gia đình em.
9/ Kể về anh, chị, em ruột(hoặc anh, chị ,em họ) của em.
Lưu ý : khi dạy văn kể về người cần rèn cho học sinh ghi nhớ dàn ý : 
 +Giới thiệu người định kể là ai ?
 +Hàng ngày làm những công việc gì ? 
 + Công việc ấy có lợi ích gì ? 
 +Tình cảm của người ấy đối với em ra sao ? 
 +Tình cảm của em đối với những người ấy như thế nào ? 
 + Nêu cảm nghĩ của em .
10/ Kể về một con vật nuôi.
Lưu ý : Rèn HS biết : +Giới thiệu về con vật nuôi em định kể 
 +Hình dáng con vật đó như thế nào ? 
 + Hoạt động ra sao? 
 +Tình cảm của em đối với con vật đó như thế nào ? 
B/ Dạng 2:
1/ Nói lời an ủi của em .
a/ Khi cây hoa của ông bị chết.
b/ Khi kính đeo mắt của ông( bà) bị vỡ.
2/ Viết 4-5 câu trao đổi qua điện thoại.
a/ Bạn em gọi điện rủ đến thăm bạn ốm em đồng ý rủ bạn cùng đi.
b/ Bạn em rủ em đi xem đá bóng . Em từ chối.
3/ Bà đến đón em đi chơi . Em viết tin nhắn để lại cho bố mẹ biết.
4/ Em hãy nói lời chúc mừng chi đạt giải nhất.
5/ Nói lời ngạc nhiên thích thú.
Lưu ý : Nói lời đáp của em: + Lời cảm ơn ( không có gì đâu ạ )
 + Lời xin lỗi ( Không sao đâu ) 
 + Đáp lời an ủi ( cảm ơn ) 
 + Đáp lời từ chối ( tiếc nuối + cảm ơn ) 
 + Đáp lời khen ( cảm ơn ) 
	+ Đáp lời chia vui ( cảm ơn ) 
C, Một số đề cụ thể : 
Đề 1 : 1, Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau :
 a,Bà đến chơi em đang giúp mẹ nhặt rau , bà khen : "cháu bà giỏi quá !"
 b, Bạn em va vào tay của em làm bút em bị rơi . em nhanh tay đữ được . bạn em khâm phục ; ' cậu nhanh thật đấy !"
2 ,Viết 1 đoạn văn ( 3-5 câu ) về một con vật nuôi mà em yêu thích 
Đề 2 : Viết một đoạn văn ngắn kể về cô giáo cũ của em . 
 Đề 3 : Viết đoạn văn ngắn kể về gia đình em . 
C. Một số đề chung môn tiếng viêt
A. Đọc hiểu. (6đ). (Thời gian HS làm bài: 35 phút)
 Đọc thầm bài: “ Há miệng chờ sung ”- Sách TV2-T1/Trang 109 và trả lời các câu hỏi sau: (Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng hoặc viết câu trả lời vào chỗ chấm)
Câu 1. Anh chàng mồ côi có những tính xấu gì?
 A. Không chịu học hành.
 B. Không chịu học hành, làm lụng.
 C. Không chịu buôn bán.
Câu 2. Anh chàng lười nằm dưới gốc cây sung để làm gì?
Câu 3. Chàng lười nhờ người qua đường làm giúp việc gì?
Câu 4. Người qua đường giúp đỡ anh chàng lười bằng cách nào?
 A. Nhặt sung rụng dưới đất đưa anh ta ăn.
 B. Lấy hai ngón chân cặp quả sung bỏ vào miệng anh ta.
 C. Gom quả sung lại một chỗ để anh ta nhặt.
Câu 5. Em hiểu “ Mồ côi cha mẹ” là gì?
Câu 6. Qua câu chuyện, em thấy ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Chàng mồ côi lười hơn người qua đường.
B. Người qua đường lười hơn chàng mồ côi.
C. Chàng mồ côi và người qua đường lười như nhau.
Câu 7. Theo em câu chuyện có nội dung ý nghĩa gì?
 A. Thương chàng mồ côi.
 B. Chế giễu người lười.
 C. Người qua đường không tốt.
Câu 8. a, “ Chàng mồ côi rất lười” .Câu trên thuộc mẫu câu nào?
 A. Ai làm gì?
 B. Ai thế nào?
 C. Ai là gì?
b, Tìm từ trái nghĩa với từ “lười”:.
Câu 9. Tìm 3 từ chỉ hoạt động trong bài đọc trên.
B. Đọc thành tiếng. (4điểm). (Thời gian đọc khoảng 1 phút/1hs)
 HS đọc 1 trong các bài:
- Há miệng chờ sung (TV2T1/Trang 109)
- Bán chó (TV2 T1 /Trang 124 )
- Thêm sừng cho ngựa (TV2T1/Trang 144)
C. Bài kiểm tra viết. (10đ). 
1.Chính tả: Nghe – viết (4đ). (Thời gian viết bài: 15 phút)
 Viết bài: “Mua kính.”(Sách TV2-T1/Trang 53).
 Viết đầu bài và đoạn :“Có một cậu bé...mà vẫn không đọc được.” (Sách TV2 - T1/Trang 53).
2. Tập làm văn. (6đ) (Thời gian viết bài: 25 phút)
Câu 1. a. Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.
“Anh Cường đạt giải nhì trong kì thi cờ vua.” Em sẽ nói gì để chúc mừng anh Cường?
 A. Chúc anh.
 B. Chúc mừng.
 C. Em chúc mừng anh.Chúc anh sang năm đạt giải cao hơn.
b. Viết lại lời đáp của em trong trường hợp sau: 
 Em lỡ tay đánh vỡ bình hoa của mẹ.
Câu 2. Hãy viết một đoạn văn từ 3-5 câu kể về một người thân của em theo gợi ý sau:
 a. Người thân của em là ai?
 b. Người thân của em bao nhiêu tuổi ? Làm nghề gì?
 c. Tính tình của người ấy thế nào?
 d. Người thân có tình cảm như thế nào với em.
 e. Em có tình cảm như thế nào với người ấy?

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_tieng_viet_lop_2.doc