Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

* Phát triển vận động :

- Thực hiện được các vận động: Đi theo đường hẹp đầu đội túi cát; Ném xa bằng một tay (MT 30).

- Biết phối hợp các vận động tay, chân, cơ thể: Trườn về phía trước; Bước lên bước xuống bậc cao; Tung, bắt bóng với cô; bật xa.

- Có khả năng phối hợp cử động của ngón tay, bàn tay trong thực hiện hoạt động xé, dán, chồng, xếp các khối vuông nhỏ.

* Dinh dưỡng, sức khỏe:

- Trẻ biết chăm tập thể dục, ăn uống hợp lí để cơ thể khỏe mạnh để lớn lên có thể làm được nghề mình yêu thích.

- Biết được cần luyện tập, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt và làm việc. Sau khi lao động xong phải rưả tay, rửa chân sạch sẽ.

- Biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở: Không cười đùa trong ăn uống, không tự lấy thuốc uống, không nghịch vật sắc nhọn (MT 31).

 

Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 130 trang viethung 21360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp

Giáo án Mầm non - Chủ đề: Nghề nghiệp
Chủ đề: NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 5 tuần (từ ngày 12/11 - 14/12/2018 )
---------------------- ˜ & ™ --------------------
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động :
- Thực hiện được các vận động: Đi theo đường hẹp đầu đội túi cát; Ném xa bằng một tay (MT 30).
- Biết phối hợp các vận động tay, chân, cơ thể: Trườn về phía trước; Bước lên bước xuống bậc cao; Tung, bắt bóng với cô; bật xa.
- Có khả năng phối hợp cử động của ngón tay, bàn tay trong thực hiện hoạt động xé, dán, chồng, xếp các khối vuông nhỏ.
* Dinh dưỡng, sức khỏe:
- Trẻ biết chăm tập thể dục, ăn uống hợp lí để cơ thể khỏe mạnh để lớn lên có thể làm được nghề mình yêu thích.
- Biết được cần luyện tập, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt và làm việc. Sau khi lao động xong phải rưả tay, rửa chân sạch sẽ.
- Biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở: Không cười đùa trong ăn uống, không tự lấy thuốc uống, không nghịch vật sắc nhọn(MT 31).
2. Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học: 
- Trẻ biết được công việc của nghề giáo viên, biết được ý nghĩa của ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam, là ngày hội, ngày lễ của các thầy cô.
- Biết tên gọi một số nghề, người làm nghề và công việc đặc trưng của họ (MT 32).
- Nhận biết một số nghề qua đặc điểm, trang phục của người làm nghề, qua đồ dùng dụng cụ và sản phẩm của nghề.
* Làm quen với toán: 
- Biết đếm, gộp hai nhóm, tách thành 2 nhóm đồ dùng/dụng cụ (cùng loại, mỗi nhóm trong phạm vi 3) và đếm.
- Nhận ra sự khác nhau về số lượng của hai nhóm (Nhiều hơn - ít hơn) qua đếm, xếp tương ứng 1:1.
- Chỉ và gọi tên các hình: Hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật theo yêu cầu (MT 33).
- So sánh và nhận ra kích thước của 2 đồ dùng, dụng cụ làm nghề, nói được to hơn - nhỏ hơn, dài hơn - ngắn hơn.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Nói đúng tên gọi của nghề, tên gọi của một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của nghề, các công việc của bố mẹ đang làm (MT 34).
- Đọc thơ, kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ của cô giáo.
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng (MT 35). Nói bằng câu đầy đủ, kể về những điều quan sát được qua tham quan, qua xem tranh ảnh một số nghề quen thuộc ở địa phương.
- Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 1, 2 hành động (MT 36). 
- Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện (MT 37).
4. 
Phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Bước đầu biết thể hiện những cảm xúc trước vẻ đẹp của đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của các nghề khác nhau bằng cử chỉ, nét mặt, lời nói (MT 38).
- Trẻ biết yêu cái đẹp và sự đa dạng phong phú về những công việc và sản phẩm của các nghề.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, chia sẻ quan tâm đến người khác.
- Có thói quen giao tiếp lịch sự, biết lắng nghe người khác nói, biết thưa gửi lễ phép.
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm về các công việc trong xã hội qua các bức tranh vẽ, bài hát, múa.
- Biết cùng chơi với bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ (MT 39).
5. Phát triển thẩm mỹ:
* Làm quen tạo hình: 
- Thể hiện hứng thú khi tham gia các hoạt động vẽ, tô màu, nặn, xé, dán để tao ra một số sản phẩm đơn giản như: bắp ngô, củ khoai, bánh quy...
- Biết cầm bút, di màu. Xoay tròn, ấn dẹt để tạo thành sản phẩm đẹp. 
- Xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách để tạo thành sản phẩm có cấu trúc đơn giản (MT 40).
* Làm quen âm nhạc: 
- Thích hát và vận động một cách đơn giản theo nhịp điệu của bài hát về chủ đề nghề nghiệp.
- Nghe và nhận ra các bài hát vui tươi của các bài hát và các bản nhạc.
- Được nghe các bài hát, bản nhạc và nói lên cảm xúc của mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh, ảnh, truyện, sách về chủ đề nghề nghiệp.
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, bài thơ, câu chuyện ... liên quan đến chủ đề nghề nghiệp
- Bút sáp màu, đất nặn, bảng, giấy A3, A4, giấy màu, giấy họa báo... để trẻ làm quen và tô, vẽ, cắt, dán ...
- Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép, xây dựng.
- Đồ dùng, đồ chơi cho góc đóng vai; 
- Dụng cụ vệ sinh, trang trí góc, lớp.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Đất nặn, bảng con, vở tạo hình, làm quen với toán, bút sáp màu, giấy A4, giấy màu, hồ dán, kéo ...
- Lô tô về chủ đề nghề nghiệp.
- Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi.
III. MẠNG NỘI DUNG: 
Nghề sản xuất
- Biết tên gọi các nghề (nghề nông, công nhân, thợ may, thợ mộc), người làm nghề, sản phẩm, đồ dùng của nghề đó.
- Biết ích lợi của nghề đối với quê hương, xã hội.
- Biết yêu quý người lao động.
Một số nghề phổ biến trong xã hội 
- Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau.
- Biết vè hoạt động chính mỗi nghề, trang phục, dụng cụ, sản phẩm. của các nghề.
- Biết mối quan hệ của 1 số nghề với nhau.
- Trẻ biết yêu mến, quý trọng và giữ gìn sản phẩm người lao động.
Nghề giáo viên
- Trẻ biết 20/11 là ngày hội của các cô, các thầy.
- Trẻ biết công việc vầ đồ dùng của các cô ở trường.
- Trẻ yêu quý, kính trọng các cô
NGHỀ NGHIỆP
Nghề dịch vụ
- Trẻ biết tên nghề (nghề bán hàng,kinh doanh, chăm sóc sắc đẹp), đặc điểm của từng nghề, đồ dùng, dụng cụ của nghề đó.
- Ích lợi của nghề đối với cá nhân, nơi trẻ sống,... thái độ của trẻ đối với các nghề đó
Nghề truyền thống địa phương
- Trẻ biết tên gọi các nghề (nghề đánh cá, bánh đa, chế biến hải sản), biết đồ dùng, sản phẩm của nghề đó
- Phân nhóm đồ dùng, dụng cụ từng nghề.
- Biết yêu quý công việc của bố mẹ, người thân..
- Giữ gìn và tiết kiệm
IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
Phát triển ngôn ngữ:
 Văn học:
* Thơ:
- Em làm thợ xây.
- Chiếc cầu mới.
- Làm nghề như bố.
- Làm họa sĩ dễ thôi.
- Hươu cao cổ.
- Cô giáo của con.
- Bàn tay cô giáo.
- Các cô thợ. Tập làm bác sỹ. Bác nông dân.
* Truyện: 
- Bàn tay đẹp.
- Ba chú lợn nhỏ
- Câu chuyện về chú xe ủi.
- Thỏ nâu làm vườn.
- Cây rau của thỏ út.
Phát triển nhận thức:
Khám phá khoa học :
- Trò chuyện về một số nghề phổ biến.
- Tìm hiều về nghề giáo viên.
- Tìm hiểu về nghề sản xuất.
- Tìm hiểu về nghề dịch vụ.
- Tìm hiểu về nghề truyền thống.
Toán:
- Nhận biết sự khác nhau của 2 nhóm số lượng đồ dùng, dụng cụ ...trong phạm vi 3.
- So sánh 2 nhóm đồ dùng, dụng ... .............................................................................................................................................
 	******************
Thứ 5 ngày 13 tháng 12 năm 2018
A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng
- Thực hiện kế hoạch theo tuần.
* Đón trẻ:
Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ.
- Đón trẻ: Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. 
- Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Nghề nghiệp
* Thể dục sáng:
Tập với bài tập phát triển chung
* Điểm danh:
- Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ.
B. Hoạt động học:
Phát triển ngôn ngữ:
	THƠ: BÁNH TRÁNG NƯỚNG
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả,hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ, biết thể hiện nét mặt, điệu bộ khi đọc thơ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời câu hỏi đầy đủ, rõ ràng.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và phát huy một số nghề truyền thống ở địa phương mình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh nội dung bài thơ: “Bánh tráng nướng”
- Nội dung tích hợp: Âm nhạc – Lý kéo chài
 Môi trường xung quanh: Nghề làm bánh tráng
III. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định - gây hứng thú
- Hôm nay đến lớp cô thấy ai cũng xinh, ai cũng ngoan, để bước vào tiết học thật thoải mái cô cháu mình cùng hát vang bài hát “Lý kéo chài” nhé!
+ Cô cháu mình vừa hát bài gì ? Bài hát nói về nghề gì?
+ Ngoài nghề đánh cá ở địa phương còn có nghề nào nữa?
À đúng rồi ! trong địa phương mình còn có rất nhiều nghề như: nghề đánh cá, nghề làm nước mắmVà cô biết có một bài thơ cũng nói về nghề truyền thống ở địa phương, đó là bài thơ : “Làm bánh tráng” của nhà thơ Nguyễn Lân Thắng. Bây giờ các con hãy chú ý nghe cô đọc bài thơ nhé !
Hoạt động 2: Đọc thơ - Giảng nội dung - Đàm thoại.
- Cô đọc lần 1: Thể hiện điệu bộ
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2: Kèm theo tranh minh hoạ
+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
* Giảng nội dung: Bài thơ nói về những cái bánh tráng được mẹ nướng trên hòn than rực hồng và phút chốc nó đã nổ phồng, được thể hiện ở 4 câu thơ đầu của bài thơ :
Mẹ gắp những hòn than nhỏ
Từ trong bếp lửa rực hồng
Chiếc bánh đặt trên lửa đỏ
Phút giây bánh đã nổ phồng
- Trong đoạn này có từ “rực hồng”, nghĩa là lửa cháy rất mạnh có màu đỏ
- 4 khổ thơ cuối của bài thơ là nói lên cách nướng bánh của mẹ và mùi thơm ngọt của đường bắt đầu lan toả:
Mẹ xoay từ từ chiếc bánh
Cho bánh phồng lên vàng ươm
Mùi thơm ngon nghe ngọt ngào quá
Hình như mùi thơm của đường
- Trong đoạn này có từ “vàng ươm”, nghĩa là màu vàng rất đều và đẹp
* Đàm thoại:
- Cô vừa giảng nội dung của bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Trong bài thơ nói mẹ đã gắp gì?
- Chiếc bánh được đặt ở đâu?
- Trong phút giây bánh đã như thế nào?
- Mẹ đã xoay bánh như thế nào?
- Bánh phồng lên ra sao?
- Trong bánh có mùi thơm của gì?
* Giáo dục: Nghề làm bánh tráng là nghề truyền thống ở địa phương. Những người làm bánh đã vất vả mới có được những chiếc bánh cho chúng ta ăn. Vì vậy mà các con phải biết kính trọng và giữ gì, phát huy nhé !
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô cho cả lớp đọc thơ 2 - 3 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc bài thơ (khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai phát âm cho trẻ).
+ Các con vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? 
- Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trẻ hát bài: Lý kéo chài
- Lý kéo chài, nghề đánh cá
- Nghề làm nước mắm, nghề làm cá khô
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu bài thơ.
- Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ
- Bánh tráng nướng, do Nguyễn Lân thắng sáng tác.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô đọc trích dẫn và giảng nội dung bài thơ: Bánh tráng nướng
- Chú ý cô giảng
- Bánh tráng nướng, do Nguyễn Lân Thắng sáng tác.
- Những hòn than nhỏ.
- Được đặt trên lửa đỏ.
- Bánh đã nổ phồng.
- Mẹ xoay bánh từ từ.
- Bánh phồng lên vàng ươm.
- Có mùi thơm của đường.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cả lớp đọc bài thơ
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc bài thơ: “Bánh tráng nướng”.
- Bánh tráng nướng, do Nguyễn Lân Thắng sáng tác.
C. Hoạt động góc:
- Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bác sĩ, bán hàng.
- Góc xây dựng: Xây làng em.
- Góc học tập - sách: Xem tranh, sách về chủ đề nghề nghiệp.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô tranh, cắt dán về nghề truyền thống.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây
D. Hoạt động ngoài trời: 
1. Hoạt động có mục đích: 
 TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ LÀM CÁ KHÔ
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết nghề làm cá khô ở địa phương mình.
 - Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ biết giữ gìn và phát huy một số nghề truyền thống ở địa phương mình.
b. Chuẩn bị:
- Ảnh về nghề làm cá khô.
c. Tiến hành: Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại:
- Cô có tranh vẽ gì đây? 
- Để làm có cá khô thì mọi người phải làm gì?
- Mọi người phơi cá vào đâu?
- Khi cá đã khô thì đựng vào đâu?
* Cô tóm lại: Đây là nghề làm cá khô là nghề truyền thống ở địa phương mình đấy và muốn có cá khô ngon thì phải vất vả phơi cá ngoài trời nắng to và phải chăm bảo quản mới cho chúng ta món cá khô ngon tuyệt.
* Các con phải biết ơn và kính trọng những người làm nghề này nhé !
2. Trò chơi có luật: Trò chơi “Đoán xem nghề gì”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
3. Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời 
E. Hoạt động chiều:
- Làm quen bài mới: Âm nhạc: Lý kéo chài
- Chơi tự do.
G. Vệ sinh – trả trẻ:
- Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng.
- Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh.
Nhận xét cuối ngày:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 14 tháng 12 năm 2018
A. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng
- Thực hiện kế hoạch theo tuần.
* Đón trẻ:
Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ.
- Đón trẻ: Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. 
- Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Nghề nghiệp
* Thể dục sáng:
Tập với bài tập phát triển chung
* Điểm danh:
- Cô gọi tên theo thứ tự trong sổ.
B. Hoạt động học:
Phát triển thẩm mĩ:
NGHE HÁT: ĐI CẤY
HÁT: LÝ KÉO CHÀI
TRÒ CHƠI: TAI TAI TINH
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, biết tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ biết về một số nghề truyền thống.
- Trẻ biết chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát rõ lời, đúng nhạc.
- Phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Hứng thú tham gia trò chơi, chú ý nghe cô hát.
- Giáo dục trẻ biết gìn giữ và phát huy các nghề truyền thống ở địa phương.
II. Chuẩn bị:
 - Băng, đĩa có bài hát
 - Ghế.
 * Tích hợp: Văn học – thơ “Con ngoan”
III. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định - gây hứng thú
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Con ngoan”
+ Các con vừa đọc bài thơ gì ?
+ Bố của bạn nhỏ trong bài thơ làm nghề gì ?
+ Sản phẩm đem về là gì?
+ Ngoài nghề đánh cá còn có nghề gì nữa ?
* Đúng rồi đấy, ở địa phương chúng ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau như : nghề đánh cá, nghề làm nước mắm, nghề làm bánh tráng nghề nào cũng có ích cho mọi người. Cô biết có một bài hát nói về nghề đánh cá đấy. Bây giờ, các con hãy chú nghe cô hát nhé xem đó là bài hát gì nhé !
Hoạt động 2: Hát “Lý kéo chài”
- Cô hát lần: Thể hiện giai điệu của bài hát
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Của dân ca vùng nào?
- Cô hát lần 2: Múa minh hoạ
- Các con vừa nghe cô hát bài gì? Của dân ca vùng nào?
* Giảng nội dung: Bài hát: “Lý kéo chài” là bài hát thuộc làn điệu dân ca nên rất vui nhộn, nói lên cảnh mọi người đi đánh cá và khi nghỉ ngơi gác chèo không chống và nướng ngô khoai cùng ăn.
* Trẻ hát:
- Cô cho cả lớp hát cùng cô, tuỳ thuộc vào trẻ mà cô cho hát.
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân hát. (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
* Giáo dục: Nhờ có các chú, bác không quản sóng gió, mưa nắng để đánh được những con cá, con tôm...về cho chứng ta ăn. Vì vậy mà ác con phải biết ơn và kính trọng những người làm nghề đánh cá nhé!
- Cô cùng trẻ hát lần 3: Nhún theo lời bài hát
+ Hỏi trẻ lời bài hát, tên tác giả.
* Bài hát bổ sung: “Lớn lên cháu lái máy cày”
Hoạt động 3: Nghe hát: Đi cấy
- Cô giới thiệu: Truyền thống của người dân Thanh Hoá là đi cấy và có bài hát nói về truyền thống đó , chính là bài hát: “Đi cấy”. Bây giờ các con hãy lắng nghe cô hát nhé!
- Cô hát lần 1: Hát diễn cảm, rõ lời .
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì ? Thuộc dân ca vùng nào?
- Cô hát lần 2: Kèm theo điệu bộ minh họa
+ Hỏi tên bài hát, tên tác giả .
* Giảng nội dung: Từ rất lâu quê hương Thanh Hoá mình đã có nghề làm ruộng và vào những đêm trăng sáng, lúc mùa cấy, các cô, bác thi nhau cấy lúa và lúc nghỉ ngơi thì thắp đèn cùng ngồi dưới trăng sáng để trò chuyện, vui đùa.
- Lần 3: Cô mở đĩa nhạc cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ hát theo và nhún nhảy theo lời bài hát.
- Cô vừa dạy cho các con bài hát gì ? Thuộc dân ca vùng nào? 
Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Cô cho trẻ chơi.
- Kết thúc: Cô khuyến khích, động viên trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
- Trẻ đọc thơ.
- Con ngoan
- Đánh cá
- Cá nục...
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý nghe cô hát
- Lý kéo chài của dân ca Nam Bộ
- Trẻ nghe cô hát
- Lý kéo chài của dân ca Nam Bộ.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ hát cả lớp
- Tổ, nhóm, cá nhân hát
- Trẻ chú ý nghe cô giáo dục
- Trẻ hát cùng cô
- Lý kéo chài của dân ca Nam Bộ.
- Trẻ lắng nghe cô hát.
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Đi cấy của dân ca Thanh Hoá
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Đi cấy của dân ca Thanh Hoá.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ hát và nhún theo nhạc.
- Đi cấy của dân ca Thanh Hóa
- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu.
- Trẻ chơi trò chơi.
C. Hoạt động góc:
- Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bác sĩ, bán hàng.
- Góc xây dựng: Xây làng em.
- Góc học tập - sách: Xem tranh, sách về chủ đề nghề nghiệp.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô tranh, cắt dán về nghề truyền thống.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây
D. Hoạt động ngoài trời: 
1.Hoạt động có mục đích: 
 TRÒ CHUYỆN NGHỀ ĐÁNH CÁ
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết nghề đánh cá ở địa phương mình.
 - Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ biết giữ gìn và phát huy một số nghề truyền thống ở địa phương mình.
b. Chuẩn bị:
- Ảnh về nghề đánh cá.
c. Tiến hành: Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại:
+ Cô có bức tranh vẽ gì đây?
+ Cô cho trẻ phát âm “Nghề đánh cá”
+ Các chú, các bác đánh cá phải có dụng cụ gì?
+ Sản phẩm đánh được là gì?
* Cô chốt: Đây là hình ảnh nghề đánh cá, khi đi đánh cá cần có nhiều đồ dùng như: lưới, tàu, thuyền
- Nhà bạn nào có người thân đi đánh cá không?
- Mỗi lần đi đánh về, bố con mang gì về?
- Mọi người đi đánh cá cho chúng mình có cá để ăn thì các con đi học phải như thế nào?
* Các con đi học phải ngoan, không khóc nhè, phải vâng lời cô giáo, cha mẹ, ông bà nhé!
2. Trò chơi có luật : Trò chơi : ‘Câu ếch’
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
3. Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời 
E. Hoạt động chiều:
- Văn nghệ cuối tuần
- Nêu gương bé ngoan
- Chơi tự do.
G. Vệ sinh – trả trẻ;
- Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng.
- Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh.
Nhận xét cuối ngày:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*********************
Nhận xét của ban giám hiệu
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------- ˜ & ™ -------------------
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TĨNH GIA
TRƯỜNG MẦM NON HẢI THANH.
**********************
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ NGỌC TUYẾT
LỚP: MẪU GIÁO BÉ A2
NĂM HỌC: 2018 - 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_chu_de_nghe_nghiep.doc