Giải pháp "Quan ấn các" của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa

Nguyễn Du là kết tinh tiếp biến đa văn hoá của dân tộc chúng ta. Trong cuộc

đời của mình, Nguyễn Du đã trải qua nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong số đó đặc biệt có

hai cái nôi văn hoá dân gian đặc sắc, quan trọng: văn hoá Kinh Bắc với truyền thống

quan họ và văn hoá Nghệ Tĩnh với truyền thống hát phường vải - ví giặm. Hai cái nôi văn

hoá này có thể là những nơi mà Nguyễn Du đã học được cách nhào trộn ngôn từ, để tạo

ra lối nói uyên bác dân dã nhưng cực kỳ uyên thâm của các bậc thâm Nho.

Bản thân tác giả Nguyễn Du là một hiện tượng đa văn hoá, vừa là hiện thân của truyền

thống văn hoá dân tộc, vừa là sự kết nối và chuyển tải văn hoá Trung Hoa; vừa là sự tiếp

thu các nền văn hoá khác nhau vừa là sự sáng tạo phi thường xuất chúng dựa trên các

chất liệu văn hoá ấy. Các nhân vật mà ông sáng tạo trong Truyện Kiều cũng mang đậm

dấu ấn của tính chất đa văn hoá, nhất là các nhân vật Thuý Kiều và Hoạn Thư, những

nhân vật gắn liền với giải pháp "Quan Âm các" như là một mã văn hoá rất giàu ý nghĩa

nghệ thuật trong tác phẩm này.

Giải pháp Quan ấn các của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa trang 1

Trang 1

Giải pháp Quan ấn các của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa trang 2

Trang 2

Giải pháp Quan ấn các của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa trang 3

Trang 3

Giải pháp Quan ấn các của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa trang 4

Trang 4

Giải pháp Quan ấn các của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa trang 5

Trang 5

Giải pháp Quan ấn các của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa trang 6

Trang 6

Giải pháp Quan ấn các của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa trang 7

Trang 7

Giải pháp Quan ấn các của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa trang 8

Trang 8

Giải pháp Quan ấn các của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa trang 9

Trang 9

Giải pháp Quan ấn các của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 8380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp "Quan ấn các" của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp "Quan ấn các" của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa

Giải pháp "Quan ấn các" của Hoạn Thư từ góc nhìn mã văn hóa
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 5 
GII PHP "QUAN 
M CC" CA HON TH 
T GC NHN M VN HO 
Lê Nguyên Cẩn1 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt: Nguyễn Du là kết tinh tiếp biến đa văn hoá của dân tộc chúng ta. Trong cuộc 
đời của mình, Nguyễn Du đã trải qua nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong số đó đặc biệt có 
hai cái nôi văn hoá dân gian đặc sắc, quan trọng: văn hoá Kinh Bắc với truyền thống 
quan họ và văn hoá Nghệ Tĩnh với truyền thống hát phường vải - ví giặm. Hai cái nôi văn 
hoá này có thể là những nơi mà Nguyễn Du đã học được cách nhào trộn ngôn từ, để tạo 
ra lối nói uyên bác dân dã nhưng cực kỳ uyên thâm của các bậc thâm Nho. 
Bản thân tác giả Nguyễn Du là một hiện tượng đa văn hoá, vừa là hiện thân của truyền 
thống văn hoá dân tộc, vừa là sự kết nối và chuyển tải văn hoá Trung Hoa; vừa là sự tiếp 
thu các nền văn hoá khác nhau vừa là sự sáng tạo phi thường xuất chúng dựa trên các 
chất liệu văn hoá ấy. Các nhân vật mà ông sáng tạo trong Truyện Kiều cũng mang đậm 
dấu ấn của tính chất đa văn hoá, nhất là các nhân vật Thuý Kiều và Hoạn Thư, những 
nhân vật gắn liền với giải pháp "Quan Âm các" như là một mã văn hoá rất giàu ý nghĩa 
nghệ thuật trong tác phẩm này. 
Từ khoá: Truyện Kiều, mã văn hoá, Quan Âm các. 
1. MỞ ĐẦU 
Trong chuyên luận Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá (Giáo dục, 2008; Thông 
tin truyền thông, 2011; Đại học Sư phạm, 2015), chúng tôi đã đưa ra những kiến giải về 
Truyện Kiều, kiệt tác văn chương của thiên tài Nguyễn Du và của dân tộc từ góc nhìn văn 
hoá, đề cập đến cách thức tổ chức cốt truyện, nguyên tắc tạo dựng nhân vật, cũng như triết 
lý văn hoá của tác phẩm. Với bài viết này chúng tôi làm sáng tỏ thêm một khía cạnh cụ thể 
rất giàu ý nghĩa văn hoá mà Nguyễn Du đã tạo ra, đó là giải pháp "Quan Âm các" rất độc 
đáo của Hoạn Thư đưa ra để giải quyết bài toán gia đình mình và số phận của Thuý Kiều. 
Các nhân vật mà ông sáng tạo trong Truyện Kiều mang đậm dấu ấn của tính chất đa văn 
hoá, nhất là các nhân vật Thuý Kiều và Hoạn Thư, những nhân vật gắn liền với giải pháp 
1 Nhận bài ngày 01.05.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 24.05.2016 
 Liên hệ tác giả: Lê Nguyên Cẩn; Email: lenguyencan@yahoo.com.vn 
6 TRNG I HC TH  H NI 
"Quan Âm các" như là một mã văn hoá rất giàu ý nghĩa nghệ thuật trong tác phẩm này. 
Ở đây, cái uyên bác của học vấn trường qui Hán học được kết hợp với cái uyên thâm mang 
tính minh triết của trí tuệ dân gian Việt đã kết tinh thành Truyện Kiều, tinh hoa của văn hoá 
dân tộc. 
2. NỘI DUNG 
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhân vật đều mang đậm cốt cách và tâm hồn 
Việt, đều có các ứng xử thẩm mỹ mang đậm đặc trưng văn hoá Việt. Một trong những dấu 
ấn đậm nét ấy chính là giải pháp "Quan Âm các" của Hoạn Thư, một tình huống nghệ thuật 
ở đó có sự kết hợp đa chiều của các dạng thức Tam giáo trong văn hoá Việt mà ta sẽ gặp ở 
đây tính chất Nho Việt, đan kết trong truyền thống Lão Việt dân gian hoá và Phật giáo 
thấm nhuần tinh thần Việt. Các nhân vật văn học, nói chung, được sáng tạo trên nền tảng 
các giá trị văn hoá của một hay nhiều nền văn hoá mà tác giả có được hay tiếp thu được. 
Giá trị văn hoá toát lên từ nhân vật càng lớn, càng có khả năng khái quát cao thì hình tượng 
nhân vật càng có sức sống bền vững trong không gian và thời gian. Nhân vật được tạo ra từ 
hai góc nhìn định tính và định lượng mà ở đó sự gắn kết của hai góc nhìn này là vô cùng 
quan trọng. Trong văn học phương Tây, việc sáng tạo ra nhân vật thường được đặt trong hệ 
qui chiếu không - thời gian với đặc trưng lịch sử của chính quan niệm không - thời gian 
này. Trước hết là không - thời gian mặt phẳng theo trật tự tuyến tính đã tạo ra kiểu nhân 
vật có quá trình, đi từ một đứa trẻ cho tới lúc trưởng thành và già cả. Ta có thể thấy điều 
này qua hình tượng Zeus, một hình tượng tiêu biểu của phương Tây, trong thần thoại Hi 
Lạp. Kiểu nhân vật này càng được củng cố trong hệ toạ độ không - thời gian Newton – 
không thời gian ba chiều – với kiểu nhân vật có đặc trưng rõ nét về hình thể, được miêu tả 
với hình thức bề ngoài (vẻ mặt, cơ bắp, hình thể vật lý...) và được khẳng định bằng cách 
gia trọng các đặc điểm tâm lý, nhất là ở thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tâm lý thực sự thống trị 
thời đại, để tạo ra tính cách nhân vật để tính cách được đặt trong hoàn cảnh và bị qui định 
bởi hoàn cảnh theo nguyên tắc quyết định luận nhân quả và cũng là điều mà văn học 
phương Tây, trong hệ toạ độ Einstein – hệ toạ độ không - thời gian bốn chiều – sẽ trực tiếp 
vượt qua để tạo ra kiểu nhân vật mảnh mẩu, tạo ra tính chất phi trung tâm hoá câu chuyện 
được kể, tạo ra kiểu nhân vật được tái hiện qua các điểm nhìn khác nhau mà mỗi điểm nhìn 
ấy là một khuôn hình chụp nhanh gắn với một thời điểm của tâm trạng. 
Các điểm nhìn này có thể được đồng qui về một nhân vật hay một sự kiện hiện tượng, 
để làm nối bật nhân vật, sự kiện hay hiện tượng ấy. Ta gọi tính chất đa điểm nhìn này là đa 
điểm nhìn thuận chiều. Cũng có thể là đa điểm nhìn và các điểm nhìn ấy không đồng qui, 
tạo ra nhiều cách hiểu trên một số phận nhân vật hay sự kiện hiện tượng văn học. Ta gọi, 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 7 
loại đa điểm nhìn kiểu này là đa điểm nhìn nghịch chiều, tạo ra kiểu nhân vật mảnh vỡ, tạo 
ra cấu trúc mảnh vỡ, xuất hiện nhiều trong văn học phương Tây những thập niên cuối thế 
kỷ XX. Cách thức miêu tả hay thể hiện nhân vật như vậy mang đậm dấu ấn của văn hoá 
phương Tây, gắn liền với sự phát triển của tư duy nghệ thuật phương Tây. Nhưng không 
phải không có trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chẳng hạn con người và cuộc đời Kiều 
được nhìn nhận đánh giá từ góc nhìn của Giác Duyên hay Tam hợp đạo cô, cách nhìn và 
đánh giá Kiều của Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải, của viên quan "mặt sắt đen sì"; thậm chí 
cả cách nhìn nhận đánh giá Kiều của Mã giám sinh, của Tú Bà..., và đương nhiên có cả 
cách nhìn nhận đánh giá Kiều của Hoạn Thư, gắn liền với giải pháp "Quan Âm các" sau này. 
Với các kiến giải hay cách thức  ...  rất cao: "Tiểu thư xem cũng thương tài / Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn 
phân"; "Rằng: "Tài nên trọng mà tình nên thương", "Ví chăng có số giàu sang / Giá này 
dẫu đúc nhà vàng cũng nên"; "Khen rằng: "Bút pháp đã tinh / So vào với thiếp Lan đình 
nào thua!/ Tiếc thay lưu lạc giang hồ / Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài". Hay thay đổi 
cách gọi, Hoạn Thư gọi Kiều bằng "nàng" thay vì "con Hoa" như trước đây. Hoạn Thư còn 
mang lại cho Kiều một danh xưng, đó là "Trạc Tuyền", mà một danh xưng chính là một giá 
trị. Trạc Tuyền, nghĩa là tắm gội, hay gột rửa mang ý nghĩa Phật giáo sâu sắc. Điều đó 
cũng cho thấy cái tâm của Hoạn Thư không phải là "ác tâm" mà là "từ tâm", nói cách khác, 
Hoạn Thư là người tu tại gia và thấm nhuần sâu sắc đạo lý từ bi của Đức Phật. Nhưng 
Hoạn Thư còn mang trong mình truyền thống Nho giáo, là con người của học thức, do đó, 
mọi việc, kể cả từ bi bác ái, đều phải phân minh rõ ràng. Hoạn Thư ý thức được trách 
nhiệm người vợ và người chủ gia đình, cũng thuộc vào loại đấng bậc vì gia đình có của ăn 
của để, có đầy tớ gia nhân, kẻ hầu người hạ... mà hình phạt "đứa thì vả miệng đứa thì bẻ 
răng" của Hoạn Thư dành cho đám nô bộc hay ton hót xu nịnh cho thấy quyền thế gia 
phong của con người này. 
Còn Kiều trước sau thì vẫn chỉ là con người của tình cảm, hơn nữa lại đa sầu đa cảm 
("Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa"), không phải là con người của mưu mẹo tính 
toán có tính chất chủ nhân gia đình như Hoạn Thư, cho nên trong hoàn cảnh bị bắt quả 
tang tại Quan Âm các ("Nỗi ông vật vã nỗi nàng thở than..."), Kiều đã phải trốn đi và đã 
mang theo các đồ "kim ngân" của chốn "Phật tiền". Hơn nữa, xét cho cùng thì cho đến khi 
gặp Hoạn Thư, Kiều vẫn chưa phải là chủ gia đình thực sự, cho dù đã lấy chồng nhưng 
cũng chỉ là kiểu "trá hôn", "mạo hôn" chứ không phải hôn nhân đích thực theo nghĩa của từ 
này, kể cả sau này khi Kim Kiều đoàn tụ thì kiểu hôn nhân đó cũng chỉ là hình thức "gá 
hôn". Rời Quan Âm các, nơi Kiều trú thân tá túc là "Chiêu ẩn am" với "Giác Duyên sư 
trưởng lòng lành". Thế nhưng, khi "người đàn việt", qua chơi chùa, phát hiện ra các thứ 
"chuông khánh" "khéo giống của nhà Hoạn nương!" thì chốn trú thân nương náu tạm thời 
của Kiều cũng chấm dứt. Kiều phải chấp nhận gợi ý mở đường của Giác Duyên ("Có nhà 
họ Bạc bên kia / Am mây quen thói đi về dầu hương"/ - mà qua đây, ta có thể thấy cửa 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 13 
Phật không hẹp hòi mà bao dung cả những kẻ như nhà họ Bạc mà bản chất như thế nào ta 
đã thấy ở phần tiếp theo của Truyện Kiều), để rồi lại phải rơi vào vòng trầm luân mới: "Bạc 
bà học với Tú bà đồng môn". Chi tiết về sự xuất hiện của "người đàn việt" tại Chiêu ẩn am 
của Giác Duyên gọi mở ý niệm về tính hiện đại của hư cấu tiểu thuyết. Phải chăng người 
này xuất hiện ở đây như một sự ngẫu nhiên, hay là do sự xếp đặt bố trí của Hoạn Thư để 
theo dõi xem đối thủ của mình trong bước đường cùng đã chạy đi đâu, có còn khả năng 
gây hại cho mình nữa không? Nếu quả thật đây là ý đồ của Hoạn Thư thì tính trinh thám ở 
đây quả là đáng kinh ngạc trong ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Du. Những chi tiết nghệ thuật 
như vậy, tạo ra tính phức hợp trong tổ chức kết cấu cốt truyện. 
Và đương nhiên khi bị loại ra khỏi Chiêu ẩn am thì vòng trầm luân của Kiều lại mở ra 
như ta đã thấy. Nơi cửa Phật cuối cùng mà Kiều dừng chân là "thảo am" mà Giác Duyên 
tạo dựng để đón Kiều từ sông Tiền Đường trở về, nơi mà theo chính lời của Giác Duyên 
thì: "Phật tiền ngày bạc lân la / Đăm đăm nàng cũng nhớ nhà không nguôi". Nói cách khác, 
là cho dù Kiều được đặt vào cửa Phật, đã chép kinh và ăn chay niệm Phật nhưng Kiều 
không phải là người xuống tóc đi tu, không phải là người xuất gia tu hành, "tu" theo kiểu 
từ bỏ gia đình để vào sống trong chùa chiền hay tu viện. Vì thế nên hiểu chứ "tu" trong "tu 
là cội phúc" theo một nghĩa rộng hơn mà cách hiểu đó không ở đâu xa lạ mà chính ở trong 
truyền thống Nho gia, trong nguyên tắc tu - tề - trị - bình. Chữ "tu" ở đây trở thành "cội 
phúc" mà "tu" có nghĩa là "sửa", "tu thân" nghĩa là "sửa mình" và "tu" gắn liền với các đạo 
lý Nho gia, còn theo phái Tiểu thừa thì "xuất gia tu hành" có nghĩa là "xuất thế", trong khi 
theo Đại thừa "tu" cũng chỉ là sửa tâm cho trong sạch, ngay bây giờ tại bất cứ đâu - nguyên 
tắc nhập thế - và không để cho tình tư dục quấy phá. Sách Đại học viết: "Tự thiên tử dĩ chí 
ư thứ dân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản – Từ vua tới dân, mọi người phải lấy việc tu thân 
làm gốc" (tiết 6). Phép tu thân gắn liền với năm đức hạnh - được gọi là Ngũ thường vì phải 
thực hành thường xuyên, đó là Nhân (yêu người, thương người, trọng người), Nghĩa (làm 
điều tốt, tránh điều xấu), Lễ (theo đúng phép tắc khuôn khổ), Trí (thông minh, khôn khéo), 
Tín (thật thà, tin cậy, trung thực). Phép tắc Nho gia gắn với tu thân này đã đưa Hoạn Thư 
tới các kế sách, cách thức để dạy Kiều và Thúc Sinh bài học về Ngũ thường: "Làm cho 
nhìn chẳng được nhau / Làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên", để "Trước cho bõ ghét những 
người / Sau cho để một trò cười về sau". Nguyên tắc của Nho gia là lấy "lòng mình" mà đo 
"lòng người: "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân". Ngũ thường khi đi vào quan điểm Thân Dân 
của Vương Dương Minh, trở thành một vấn đề quan trọng trong Tâm học mà theo đó chữ 
Nhân trở thành phẩm chất, trở thành thuộc tính, trở thành "Đức" của vạn vật trong vũ trụ. 
"Nhân" là sự sống, là tình thương, là "lý" hay "thái cực " của vũ trụ. Chính nhờ Nhân mà 
con người có thể kết hợp với trời: "Thiên Nhân hợp nhất", vì thế Thân Dân với hàm nghĩa 
là lòng nhân ái có chức năng làm cho "minh đức" trở nên sáng chói hơn. Sách Đại học chỉ 
14 TRNG I HC TH  H NI 
rõ: "Đại học chi Đạo, tại minh Minh Đức, tại Thân Dân, tại chỉ ư chí Thiện" (tiết 1). Tính 
chất Thân Dân (yêu tha nhân, yêu người khác) đã khắc phục được các nhược điểm của tình 
tư dục, của tính vị kỉ, xoá bỏ được sự ngăn cách giữa người và người trong quan điểm, 
lối sống, cách xử thế, để từ đó tạo ra "minh đức", nói cách khác là nhờ nhân ái mà có 
minh đức. 
Như vậy, phần nào ta đã giải đáp được vấn đề đi "tu" của Kiều, theo đó "tu" là "sửa 
mình" nhiều hơn là xuống tóc đi tu hành và chữ "tu" hiểu theo bình diện này cũng góp 
phần làm sáng tỏ pháp danh Trạc Tuyền khi Kiều vào Quan Âm các: "Áo xanh đổi lấy cà 
sa / Pháp danh lại đổi tên ra Trạc Tuyền". Việc ban pháp danh không phải là việc làm tuỳ 
tiện mà thường gắn với các bậc danh sư, các vị trụ trì, những ở đây không có một danh sư 
hay sư trụ trì nào, do đó, có thể coi người ban cho Kiều pháp danh Trạc Tuyền chính là 
Hoạn Thư và chính điều này làm cho giá trị nhân văn của hình tượng Hoạn Thư trở nên có 
ý nghĩa lớn lao. Pháp danh đó vừa là mong muốn của Hoạn Thư vừa là cách thức mở 
đường cứu người theo triết lý nhà Phật (cứu một người phúc đẳng hà sa), vừa là cách ngăn 
chặn không cho Kiều hoàn tục rất phù hợp với tâm lý của cô nàng họ Hoạn này. Giải pháp 
Quan Âm các đã biến Kiều, trong giai đoạn này, thành một người khác: "Nàng từ lánh gót 
vườn hoa / Dường gần rừng tía dường xa bụi hồng"; "Cho hay giọt nước cành dương / Lửa 
lòng tưới tắt mọi đường trần duyên"... 
Đưa Kiều vào Quan Âm các, Hoạn Thư tách bạch hai thế giới: thế giới trần tục và thế 
giới tu hành, tạo ra hai quan hệ đối xử có thứ bậc phân minh. Nhưng chữ tình trong con 
người Kiều, một khi Kiều đã gắn bó, thì không phải là sớm nở tối tàn, khuất mặt cách lời 
thì tình cũng phôi pha mà trái lại: "Quan phòng then nhặt lưới mau / Nói lời trước mặt rơi 
châu vắng người / Gác kinh viện sách đôi nơi / Trong gang tấc lại gấp mười quan san". 
Hoạn Thư là người nắm rõ điểm này, là người hiểu sâu tâm lý của người trong cuộc, tâm lý 
của những người yêu nhau. Vì thế tình huống: "Tiểu thư phải buổi vấn an về nhà", mở 
đường cho cuộc tái ngộ bất ngờ, đau xót, đầy nước mắt ("Cùng nhau kể lể sau xưa / Nói rồi 
lại nói lời chưa hết lời") mà để có cuộc gặp đó thì Thúc Sinh cũng phải lén lút: "Thừa cơ 
Sinh mới lẻn ra..." – lần thứ hai trong Truyện Kiều, động từ "lẻn" xuất hiện (lần đầu gắn 
với Sở Khanh) – động từ này hàm chứa tính chất khác thường, tính chất cạm bẫy mà Hoạn 
Thư sắp xếp để kết thúc trạng huống "một ông hai bà" không danh chính ngôn thuận, dẫn 
tới hành động đào tẩu tự nguyện của Kiều: "Cất mình qua ngọn tường hoa / Lần đường 
theo bóng trăng tà về tây". 
Chi tiết Hoạn Thư về nhà vấn an cũng mang tính chất tiểu thuyết khá rõ. Đây rõ ràng 
là một sự sắp đặt, một sự cài bẫy đánh lừa trước hết là Thúc Sinh rồi tiếp đó là Kiều. Tính 
thời sự của câu chuyện được dẫn dắt cho đến đây thực sự là tính thời sự của cuộc sống đời 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 15 
thường và chính điều này góp phần tạo ra tính hiện đại cho câu chuyện được kể. Người tổ 
chức sự kiện gặp gỡ để kết thúc mối tình Thuý Kiều - Thúc Sinh chính là Hoạn Thư, và 
đây là một kết thúc thoả mãn cả đôi bên. Đường nào thì Kiều cũng phải đi, nhưng đi phải 
là tự nguyện. Hoạn Thư không đuổi, còn Kiều thì không thể ở tại đó được. Kiều phải ra đi 
khỏi nhà Hoạn Thư theo con đường mà Hoạn Thư đã sắp đặt nhằm không phải để hãm hại 
hay hạ nhục Kiều mà chính là để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, bảo vệ chính mình và 
gián tiếp bảo vệ cả Kiều nữa. Giải pháp Quan Âm các, do đó, đóng vai trò quan trọng trong 
tổ chức nghệ thuật của câu chuyện mà qua đó ta thấy nổi lên các giá trị văn hoá cao cả gắn 
với tình huống mà các nhân vật bị đặt vào đó đều có hoàn cảnh, tâm trạng cũng như khát 
vọng của riêng mình. 
Vì thế, sau khi báo ân, Kiều tiến hành báo oán mà Hoạn Thư là người phải ra hầu toà 
đầu tiên: "Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư". Vậy ở đây "thủ phạm" cần được hiểu 
như thế nào? Trong tiếng Pháp, từ "thủ phạm" được dịch là "princial coupable" nghĩa là kẻ 
có tội chủ yếu, kẻ phạm tội chính. Vậy tội của Hoạn Thư là gì? Theo Kiều đó là "...thói 
hồng nhan / "càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều". Nhưng "thói" là gì? Thói được hiểu 
là nếp đã quen lâu ngày, là tập quán. Trong Truyện Kiều chữ "thói" cũng xuất hiện khá 
nhiều: "trời xanh quen thói má hồng đánh ghen", "cho hay là thói hữu tình", "làm chi đem 
thói khuynh thành trêu ngươi", "thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong", "một ngày lạ 
thói sai nha", "Thúc Sinh quen thói bốc rời", "làm chi những thói trẻ ranh nực cười", "dễ 
dàng là thói hồng nhan", "lại như những thói người ta". Như vậy, cái làm điểm tựa cho sự 
luận tội của Kiều là một "thói quen", là một nếp sống. Điểm tựa này không ổn, không có 
tính chất pháp lý. 
Vì thế, lời bào chữa của Hoạn Thư, mà đây là Hoạn Thư tự bào chữa cho chính mình 
lại là sự phản bác rất phân minh rạch ròi, có lý có tình. Trước hết là: "ghen tuông thì cũng 
người ta thường tình", cũng lại là một thói, thói quen "thường tình" không phải là trọng tội, 
và cũng chẳng có gì để phải ghét bỏ, kết án cả, mà nặng nhất thì cũng từ nhắc nhở đến phê 
bình rút kinh nghiệm. Hơn nữa, cách gọi "người ta" mà Hoạn Thư dùng ở đây không loại 
trừ bản thân Kiều. Và lần thứ tư, Hoạn Thư lại ca ngợi Kiều, và sự ca ngợi này là thật lòng: 
"Lòng riêng riêng những mến yêu", nhưng vì hoàn cảnh phải làm thế bởi: "Chồng chung 
chưa dễ ai chiều cho ai". Có như thế mới hiểu hết giải pháp Quan Âm các mà Hoạn Thư 
tạo ra, bởi đó cũng là cách thức xử sự nhân tính, đượm màu từ bi bác ái, là mở đường cứu 
sinh. Vì thế, giải pháp này được dùng như là đòn điểm trúng huyệt: "Nghĩ cho khi các viết 
kinh". Và tiếp đó là: "Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo". Hoạn Thư có quyền truy đuổi 
Kiều, vì Kiều đã phạm tội cơ: "Phật tiền sẵn có kim ngân / Bên mình dắt để hộ thân". 
Nhưng như ta biết, Hoạn Thư đã không làm thế. Đây cũng là phẩm chất gắn liền với Quan 
16 TRNG I HC TH  H NI 
Âm các, gắn với từ bi hỉ xả của nhà Phật. Như vậy, qua giải pháp này cũng như qua phần 
tự bào chữa của mình, ta thấy Hoạn Thư là con người có ứng xử văn hoá, là con người của 
văn hoá Việt, là con người chịu ảnh hưởng của tam giáo trong truyền thống văn hoá dân 
tộc. Quan Âm các là nơi gặp gỡ của hai kiểu người văn hoá, giữa kiểu người văn hoá mang 
đậm tính chất Nho giáo, kết hợp với từ bi của Phật giáo và Kiều, con người cũng thoát thai 
và chịu ảnh hưởng của Nho giáo, là đấng "tài hoa", là con người của cầm kỳ thi hoạ và 
cũng là người chịu ơn của "giọt nước cành dương", là người được Giác Duyên - người 
Giác ngộ duyên Phật - bày đường chỉ lối để thoát vòng trần ai, và chắc chắn cũng sẽ là 
người tu tại gia. 
3. KẾT LUẬN 
Chữ "tâm" mang tính chất Việt này cũng là cái nổi lên trong giải pháp Quan Âm các, 
tạo ra hình thức ứng xử mang tính văn hoá cao và góp phần làm sáng tỏ các giá trị của văn 
hoá Việt. Giải pháp Quan Âm các mang trong nó các hình thức khác nhau qui chụm thành 
mã văn hoá Việt trong Truyện Kiều. Việc khai thác Truyện Kiều từ góc độ giải pháp Quan 
Âm các nói riêng, từ góc độ văn hoá dân tộc nói chung góp phần tường minh nhiều vấn đề 
của tác phẩm mà qua đó ta thấy sâu sắc hơn bản sắc văn hoá của dân tộc, thấy rõ hơn thiên 
tài Nguyễn Du và thấy được đóng góp của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay./. 
THE "AVALOKITESVARA’S PALACE" SOLUTION OF HOAN 
THU THROUGH THE CULTURAL CODE PERSPECTIVE 
Abstract: The great poet Nguyen Du was the result of acculturation at his age. During his 
life, he had chance to contact with two cradles of excellent folk culture including Kinh 
Bac’s folk culture with Quan Ho folk songs; Vi and Giam folk songs of Nghe Tinh. 
Perceiving the language treasure of two cultural cradles above, Nguyen Du became the 
erudite confucianist through his poetic masterpieces. 
His acquisition was the traditional culture of nation, the acculturation of China and 
others, and the extraordinary creation to generate excellent folklores. In the personages’ 
world of Tale of Kieu, Thuy Kieu and Hoan Thu were main characters, who related to the 
"Avalokitesvara’s Place" solution – a unique cultural code perspective of this 
masterpiece. 
Keywords: Tale of Kieu, cultural code, Avalokitesvara’s plac. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_quan_an_cac_cua_hoan_thu_tu_goc_nhin_ma_van_hoa.pdf