Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0

Từ 20-23/01/2016 tại Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016 tổ chức ở Davos (Thụy Sĩ), một trong những nội dung quan trọng được đề cập là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số tác động có thể có của nó đến sự phát triển của loài người. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0) được mang đầy đủ các đặc trưng của các cuộc cách mạng công nghiệp trước khi nó được dựa trên những phát minh về tư liệu sản xuất làm thay đổi căn bản cách thức con người tác động vào đối tượng sản suất và làm thay đổi căn bản nền sản xuất xã hội. Đồng thời, nó có những đặc tính riêng mà các cuộc cách mạng trước đó không có. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cuộc cách mạng này là một loạt công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, làm thay đổi căn bản giữa đời sống thế giới thực, ảo và sinh vật.

Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trang 9

Trang 9

doc 9 trang viethung 10860
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0

Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý hạ tầng giao thông ở Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ 
HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Từ 20-23/01/2016 tại Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016 tổ chức ở Davos (Thụy Sĩ), một trong những nội dung quan trọng được đề cập là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số tác động có thể có của nó đến sự phát triển của loài người. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0) được mang đầy đủ các đặc trưng của các cuộc cách mạng công nghiệp trước khi nó được dựa trên những phát minh về tư liệu sản xuất làm thay đổi căn bản cách thức con người tác động vào đối tượng sản suất và làm thay đổi căn bản nền sản xuất xã hội. Đồng thời, nó có những đặc tính riêng mà các cuộc cách mạng trước đó không có. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cuộc cách mạng này là một loạt công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, làm thay đổi căn bản giữa đời sống thế giới thực, ảo và sinh vật. Cụ thể:
Những tiến bộ căn bản trong thế giới thực chính là sự phát triển của các thiết bị tự động hóa, công nghệ in 3D, rô bốt hiện đại và vật liệu mới. In 3D được phát triển từ những năm 1990 đến nay ngày càng phổ biến và mang tính thương mại nhờ sự phát triển của vật liệu mới và công nghệ thông tin.
Thế giới số hay thế giới ảo ngày càng có khả năng tương tác với thế giới thực nhờ phát triển của Internet of Things - IoT (Mọi vật Kết nối) và sự ra đời của các cảm biến hiện đại đã hiện thực hóa khả năng tự động của máy móc, chúng có thể thay thế hoạt động cơ học và trí tuệ của con người. Khi đó, một thế giới chạy bằng robot và máy tính với trí tuệ nhân tạo có thể phát triển tới mức thay thế con người trong việc phán đoán và quản lý các hệ thống phức tạp. Ví dụ, máy móc có thể lên chương trình viết phần mềm để giải quyết những nhu cầu nhất định của con người; người máy có thể chẩn đoán được bệnh tật,...
Trong thế giới sinh vật việc xây dựng biểu đồ gene ngày càng tốn ít nguồn lực tài chính và thời gian, ứng dụng của biểu đồ gene ngoài phục vụ chữa bệnh còn được sử dụng để tạo ra các loại thực vật làm nguyên liệu để có thể tạo ra năng lượng tái tạo thay thế năng lượng truyền thống hiện nay.
Đối với Việt Nam, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trước mắt đem lại những cơ hội và thách thức chủ yếu sau:
1) Cơ hội
- Có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong tất cả các khâu đặc biệt là quản lý ở cả nền kinh tế, hệ thống chính quyền các cấp, tất cả các ngành lĩnh vực, ở các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình.
- Cơ hội phát triển nhanh hơn nhiều ngành kinh tế và phát triển những ngành mới thông qua mở rộng ứng dụng những tiến bộ, thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển, công nghệ sinh học (thuộc các lĩnh vực như công nghiệp không gian, công nghiệp sáng tạo, công nghiệp giải trí, công nghiệp sinh học, công nghiệp quốc phòng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...).
- Cơ hội đón đầu, hình thành và phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, thu hẹp khoảng cách và đuổi kịp những nước đi trước trong khu vực và thế giới thông qua tiếp thu, làm chủ và ứng dụng nhanh vào sản xuất kinh doanh, quản lý những tiến bộ, thành tựu công nghệ (kể cả phương thức sản xuất, quản lý) từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đối với năng lượng tái sinh, đặc biệt là năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, Việt Nam có lợi thế đối với hai loại hình năng lượng này bởi chi phícủa nó không quá cao. Việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng sẽ giúp Việt Nam giảm tải được áp lực về môi trường và sự phụ thuộc vào bên ngoài đối với thủy điện, nhiệt điện, dầu khí và điện hạt nhân.
Lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mạng xã hội, di động, phân tích và điện toán đám mây (SMAC) đang là xu hướng mới mẻ của cả thế giới và Việt Nam có cơ hội phát triển lĩnh vực này. Với lợi thế hiện có có hạ tầng Internet tương đối tốt, giá rẻ trong khi thiết bị di động cấu hình cao, giá thấp đang trở nên phổ biến cũng như sự khuyến khích phát triển của chính phủ, Việt Nam có tiềm năng phát triển công nghệ SMAC rất lớn. Một yếu tố thuận lợi nữa là Việt Nam có các đối tác quan trọng là các tập đoàn công nghệ lớn và có nhiều kinh nghiệm như Microsoft trong quá trình tư vấn, xây dựng, và phát triển SMAC nói chung và điện toán đám mây tại Việt Nam. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là một cơ hội để Việt Nam đuổi kịp các nước phát triển trong kỷ nguyên số. Việc ứng dụng kỷ nguyên số còn cho phép chúng ta đẩy nhanh được việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều ngành nghề, góp phần khắc phục những khó khăn hiện có. Những ngành cần ứng dụng này nhất hiện nay là thương mại điện tử, giao thông vận tải, đo lường địa chất, hay đo lường chất lượng môi trường.
- Công nghệ sinh học, y học có tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó, tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam được đánh giá vẫn có lợi thế đối với ngành nông nghiệp. Nếu có những sự cải cách về giống cùng cách thức nuôi, trồng sẽ tạo ra một nền nông nghiệp sạch với các sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đối với lĩnh vực y tế, nhiều bệnh nan y, nhất là ung thư đang trở thành vấn đề sức khoẻ mang tính chất toàn cầu, gây ra những mất mát về người, sự tốn kém về kinh tế trong điều trị và ngăn chặn. Những công trình nghiên cứu của công nghệ sinh học ứng dụng thành công trong y dược, đặc biệt là trong sản xuất thuốc và trong chuẩn đoán bệnh là đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn tới đây.
2) Thách thức
- Thách thức trong lĩnh vực giải quyết việc làm: Với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa. Các hệ thống robot có trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Đây là một trong những thách thức lớn nhất, bởi chuyển dịch cơ cấu lao động trong gần 20 năm qua của Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu so với chuyển dịch cơ cấu GDP.Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động giá rẻ. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo mới là lợi thế. Hơn thế, các công nghệ hiện đại châm ngòi cho cuộc cách mạng mới trong nhiều ngành trong nền kinh tế thế giới như công nghệ in 3D, robot và tự động hóa lại sử dụng rất ít nhân công. Các loại hình công nghệ này sẽ thách thức mô hình "sản xuất hàng loạt" bằng mô hình "tùy chỉnh hàng loạt" và tự động hóa với chi phí thấp hơn. Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt Nam có thể thất nghiệp ví dụ như lao động ngành nông nghiệp, dệt may, kế toán, lắp ráp và sửa chữa thiết bị, số lao động này hiện đang chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong lực lượng lao động của nước ta hiện nay. Ngoài ra, nhân lực kém cũng làm một cản trở về nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới ở các quy mô doanh nghiệp, ngành lĩnh vực và cả nền kinh tế trong điều kiện xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước.
- Thách thức về quản trị nhà nước cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn nếu công cuộc cải cách cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng được Nhà nước đề ra thực hiện không thành công. Bên cạnh đó những thách thức về an ninh phi truyền thống sẽ tạo ra áp lực lớn nếu Nhà nước không đủ trình độ về công nghệ và kỹ năng quản lý để ứng phó.
- Các nước công nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều cạnh tranh quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đem lại để giành lợi thế phát triển. Áp lực lớn cho Việt Nam về sự tỉnh táo trong hội nhập, hợp tác quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường nhất là thị trường khoa học công nghệ, cải thiện đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh, tích lũy đầu tư để thu hút chuyển giao, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế.
Tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự phiên họp của hội nghị về “Quản trị vững mạnh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”; hội kiến với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenco; tiếp Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered và Giám đốc điều hành tập đoàn Facebook; tiếp Chủ tịch phụ trách thương mại hãng truyền thông CNN. 
Tại phiên họp “Quản trị vững mạnh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các chính phủ cần nỗ lực hoàn thiện thể chế, quy định và chính sách đáp ứng các yêu cầu phát triển đặt ra bởi cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đồng thời tranh thủ cơ hội của cách mạng công nghiệp này để giải quyết các vấn đề toàn cầu như phát triển nguồn năng lượng mới, an ninh nguồn nước, nông nghiệp hữu cơ bền vững, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu... Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam đang tích cực triển khai chính sách khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, xóa bỏ rào cản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử 
10 giải pháp quản lý giao thông đô thị bền vững cho các nhà quản lý tham khảo
Thứ nhất, kiểm soát nhu cầu vận tải
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng là chìa khóa để kiểm soát và thiểu hoá nhu cầu giao thông. Quy hoạch sử dụng đất cần khuyến khích các chuyến đi ngắn, và phải gắn liền với đặc điểm của các phương thức vận tải chủ lực (vận tốc, năng lực vận chuyển).
Dọc các trục đô thị, cần tích hợp giao thông công cộng, phi cơ giới và quy hoạch sử dụng đất tập trung hành khách cho giao thông công cộng. Cụ thể, cần tăng mật độ nhà ở và văn phòng, bố trí các tuyến metro, xe buýt nhanh ở giữa, đường cho xe ôtô và xe buýt thường ở hai bên.
Thứ 2, kiểm soát lựa chọn phương tiện
Để chuyển từ phương tiện có nguy cơ tai nạn cao, công suất thấp (ví dụ như xe máy) sang phương tiện di chuyển an toàn, công suất cao (metro, xe buýt) cần áp dụng nguyên tắc "đồng thời làm cho các phương tiện cá nhân kém hấp dẫn, và các phương tiện công cộng hấp dẫn hơn”.
Một số giải pháp là cung cấp đường đi bộ, làn xe đạp, tín hiệu ưu tiên xe buýt, làn đường ưu tiên xe buýt, xe buýt nhanh (BRT) và hệ thống tàu điện metro.
Xây dựng các bãi đỗ xe công cộng tại các nhà ga, bến xe để thúc đẩy vận tải đa phương thức thông qua các mô hình: Park + Ride, Bike + Ride, mang theo xe đạp lên xe buýt hoặc tàu điện.
Thứ 3, dùng thuế, phí để kiểm soát cầu vận tải
Thuế, phí không chỉ là một công cụ tài chính tạo nguồn thu cho duy tu bảo dưỡng và xây mới cơ sở hạ tầng giao thông, mà còn là công cụ hiệu quả nhất để kiểm soát nhu cầu.
Thế giới đã áp dụng thuế phương tiện, thuế nhiên liệu, phí cầu đường, phí đỗ xe, giảm giá vé giao thông công cộng, giá vé ưu đãi cho sinh viên và người già.
Thu phí tắc nghẽn không những làm thay đổi sự lựa chọn phương thức đi lại, mà còn tái phân bổ thời gian khởi hành của chuyến đi làm giảm ùn tắc.
Thứ 4, vận hành khai thác cơ sở giao thông một cách linh động
Trong khi nhu cầu giao thông thường thay đổi theo thời gian, địa điểm thì năng lực của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thường không thay đổi, nó dẫn tới tình trạng cầu vượt quá cung, gây tắc nghẽn và hủy hoại môi trường.
Do vậy, cần nghĩ cách vận hành cơ sở hạ tầng sẵn có một cách linh động phản ứng theo sự thay đổi nhu cầu giao thông.
Các ví dụ điển hình là điều khiển đèn tín hiệu giao thông theo lưu lượng xe, hạn chế tốc độ động, biển báo lộ trình động, dịch vụ vận tải hành khách công cộng theo nhu cầu. Đồng thời, cần phối hợp linh hoạt giữa giao thông công cộng và giao thông cá nhân tùy thuộc thời gian và tình huống.
Thứ 5, thúc đẩy những dịch vụ di chuyển mới
Công nghệ thông tin (Internet, điện thoại thông minh, định vị vệ tinh toàn cầu GPS) đã và đang làm thay đổi các giá trị cuộc sống, và hành vi đi lại của người dân.
Nó cho phép người dùng truy cập nhanh chóng, chính xác các thông tin về dịch vụ giao thông công cộng đa phương thức, cho thuê xe ôtô, sử dụng chung xe, cho thuê xe đạp, chia sẻ taxi, dẫn hướng cho người đi bộ.
Uber và Grabtaxi là các dịch vụ taxi sử dụng công nghệ viễn thông mới nhất, là một phương thức di chuyển mới hiệu quả, có thể hỗ trợ để quản lý giao thông đô thị tốt hơn.
Thứ 6, ứng dụng giao thông thông minh (ITS)
Trong quản lý giao thông, ITS có thể giúp cải thiện dòng xe, nâng cao an toàn, an ninh, giảm vi phạm, cải thiện chất lượng giao thông công cộng, nâng cao hiện quả vận tải hàng hóa và giảm thiểu tác động môi trường.
Tính hấp đẫn của giao thông công cộng phụ thuộc vào hành khách có khả năng tiếp nhận thông tin luồng tuyến, giá vé, thời gian... trước chuyến đi, trong chuyến đi hay không. Thanh toán bằng thẻ điện tử tiện dụng cũng thu hút hành khách.
Thứ 7, quan tâm đúng mức đến an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường
An toàn giao thông và ô nhiễm khí thải do các hoạt giao thông cơ giới phải được đặt lên hàng đầu.
Tại hội nghị COP21 diễn ra tại Paris vào tháng 12/2015, giảm khí thải CO2, chống biến đổi khí hậu và giảm sự nóng lên toàn cầu đã được các nhà lãnh đạo, chuyên gia nghiên cứu và tổ chức môi trường đã chỉ ra sự cấp thiết.
Ở cấp độ địa phương, khói bụi loại siêu nhỏ (PM2.5, PM10) thải từ ống khói xe cơ giới đang giết chết con người với cấp số nhân so với số người chết vì tai nạn.
Tại Anh và Đức, số ca tử vong do ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông cao gấp ba lần số tử vong do tai nạn.
Ở Việt Nam, tuy chưa có nghiên cứu nhưng tình hình có thể trầm trọng hơn rất nhiều. Do đó, quản lý giao thông cần phải tương thích với môi trường, phải có hệ thống quan trắc giám sát toàn diện các tình huống giao thông và điều kiện môi trường.
Cần khuyến khích phát triển giao thông công cộng xe đạp điện, xe máy điện góp phần bảo vệ môi trường thông qua cải tiến công nghệ, và siết chặt các tiêu chuẩn khí thải.
Thứ 8, minh bạch hoá thông tin và luôn cải thiện chất lượng dịch vụ giao thông
Người dân thường không có thông tin về chất lượng giao thông (vận tốc trung bình, tính an toàn, độ tin cậy) nên băn khoăn không biết việc đầu tư nâng cấp hạ tầng, tái tổ chức luồng tuyến... có đem lại hiệu quả nâng cao chất lượng giao thông hay không.
Do vậy, cần phải thiết lập hệ thống quan trắc đo lường chất lượng hệ thống giao thông với mục đích là kiểm tra, đánh giá và không ngừng cải thiện chất lượng hoạt động của giao thông vận tải.
Về nguyên tắc, cần thuê tư vấn độc lập nghiên cứu đánh giá. Báo cáo đánh giá là bằng chứng để các cơ quan quản lý chứng minh trước công luận về chất lượng đạt được của hệ thống giao thông, để hỗ trợ quyết định phân bổ nguồn lực.
Thứ 9, cung cấp tài nguồn vốn đủ, bền vững cho giao thông
Để có một mạng lưới giao thông hiệu quả, an toàn và được tích hợp, cần phải có cải cách trong cung cấp vốn, hình thức đầu tư tài chính cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ giao thông. Cần sử dụng hệ thống thu phí như một công cụ tạo doanh thu và huy động vốn.
Để người sử dụng đường chấp nhận trả thêm tiền thì cần phải đảm bảo rằng những khoản thu mới này được sử dụng để cải thiện hệ thống giao thông, và không được cắt giảm các nguồn vốn đang sẵn có.
Ngoài ra, có thể tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các nguồn lực khác, ví dụ như dự án phát triển nhà ở thương mại và các bất động sản tại ở vùng lân cận.
Thứ 10, khung thể chế phù hợp để quản lý vận tải đa phương thức
Từ góc độ người sử dụng, giao thông phải là một hệ thống liên hoàn. Các hệ thống giao thông vận tải khác nhau phải được phối hợp, tích hợp để cho hành khách di chuyển, hàng hoá vận chuyển liên tục, thuận lợi, an toàn trong mọi tình huống.
Do vậy, cần phải có một cơ quan quản lý giao thông tích hợp các năng lực vận tải công cộng và vận hành mạng lưới đường bộ ở cả cấp độ thành phố và vùng để hỗ trợ nghiên cứu, triển khai các giải pháp nêu trên.

File đính kèm:

  • docgiai_phap_hoan_thien_the_che_quan_ly_ha_tang_giao_thong_o_vi.doc