Giá trị của các thang điểm catch, chalice và pecarn trong chỉ định chụp cắt lớp vi tính ở trẻ chấn thương sọ não

Đánh giá giá trị của 3 thang điểm CATCH, CHALICE, PECARN. Đối tượng và

phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu trên 167 bệnh nhân (BN) từ

1 tháng tuổi - 16 tuổi bị chấn thương sọ não (CTSN) tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung

ương từ 01/2017 - 4/2018. Kết quả: Tỷ lệ chụp cắt lớp vi tính (CLVT) với CHALICE là 89,2%,

không có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ có tổn thương trên CLVT giữa nhóm nguy cơ cao và

nguy cơ thấp trong CHALICE. Tỷ lệ chụp CLVT với CATCH là 86,2%, nhóm nguy cơ cao của CATCH

có tổn thương trên CLVT cao gấp 2,35 lần so với nhóm nguy cơ trung bình. Tỷ lệ chụp CLVT

với PECARN là 85,6%. PECARN nguy cơ cao có tỷ lệ tổn thương trên phim CLVT ở nhóm < 2 tuổi

(79,2%) và ≥ 2 tuổi (73,0%) cao hơn so với PECARN nguy cơ trung bình ở cả 2 nhóm (50,0%

và 46,9%). Thang điểm PECARN có độ nhạy cao nhất: Ở nhóm < 2 tuổi và ≥ 2 tuổi lần lượt là

97% và 95%. Độ nhạy của CATCH là 91,0%, CHALICE là 90,0%. Kết luận: Thang điểm PECARN

dễ sử dụng, sát với thực tế lâm sàng, xác định trẻ CTSN ngay cả khi có nguy cơ thấp

Giá trị của các thang điểm catch, chalice và pecarn trong chỉ định chụp cắt lớp vi tính ở trẻ chấn thương sọ não trang 1

Trang 1

Giá trị của các thang điểm catch, chalice và pecarn trong chỉ định chụp cắt lớp vi tính ở trẻ chấn thương sọ não trang 2

Trang 2

Giá trị của các thang điểm catch, chalice và pecarn trong chỉ định chụp cắt lớp vi tính ở trẻ chấn thương sọ não trang 3

Trang 3

Giá trị của các thang điểm catch, chalice và pecarn trong chỉ định chụp cắt lớp vi tính ở trẻ chấn thương sọ não trang 4

Trang 4

Giá trị của các thang điểm catch, chalice và pecarn trong chỉ định chụp cắt lớp vi tính ở trẻ chấn thương sọ não trang 5

Trang 5

Giá trị của các thang điểm catch, chalice và pecarn trong chỉ định chụp cắt lớp vi tính ở trẻ chấn thương sọ não trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 9560
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị của các thang điểm catch, chalice và pecarn trong chỉ định chụp cắt lớp vi tính ở trẻ chấn thương sọ não", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị của các thang điểm catch, chalice và pecarn trong chỉ định chụp cắt lớp vi tính ở trẻ chấn thương sọ não

Giá trị của các thang điểm catch, chalice và pecarn trong chỉ định chụp cắt lớp vi tính ở trẻ chấn thương sọ não
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
52 
GIÁ TRỊ CỦA CÁC THANG ĐIỂM CATCH, CHALICE VÀ 
PECARN TRONG CHỈ ĐỊNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 
Ở TRẺ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO 
Lê Ngọc Duy1, Tạ Anh Tuấn1, Trịnh Thị Phong1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của 3 thang điểm CATCH, CHALICE, PECARN. Đối tượng và 
phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu trên 167 bệnh nhân (BN) từ 
1 tháng tuổi - 16 tuổi bị chấn thương sọ não (CTSN) tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung 
ương từ 01/2017 - 4/2018. Kết quả: Tỷ lệ chụp cắt lớp vi tính (CLVT) với CHALICE là 89,2%, 
không có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ có tổn thương trên CLVT giữa nhóm nguy cơ cao và 
nguy cơ thấp trong CHALICE. Tỷ lệ chụp CLVT với CATCH là 86,2%, nhóm nguy cơ cao của CATCH 
có tổn thương trên CLVT cao gấp 2,35 lần so với nhóm nguy cơ trung bình. Tỷ lệ chụp CLVT 
với PECARN là 85,6%. PECARN nguy cơ cao có tỷ lệ tổn thương trên phim CLVT ở nhóm < 2 tuổi 
(79,2%) và ≥ 2 tuổi (73,0%) cao hơn so với PECARN nguy cơ trung bình ở cả 2 nhóm (50,0% 
và 46,9%). Thang điểm PECARN có độ nhạy cao nhất: Ở nhóm < 2 tuổi và ≥ 2 tuổi lần lượt là 
97% và 95%. Độ nhạy của CATCH là 91,0%, CHALICE là 90,0%. Kết luận: Thang điểm PECARN 
dễ sử dụng, sát với thực tế lâm sàng, xác định trẻ CTSN ngay cả khi có nguy cơ thấp. 
* Từ khoá: Chấn thương sọ não; Trẻ em; CATCH; CHALICE; PECARN; Cắt lớp vi tính. 
The Values of CATCH, CHALICE and PECARN Scores in Brain CT-scan 
Indications for Pediatric Trauma Brain Injury 
Summary 
Objectives: To evaluate the values of CATCH, CHALICE and PECARN scale. Subjects 
and methods: Retrospective cross-sectional descriptive and prospective study on 167 patients 
aged from 1 month to 16 years old with traumatic brain injury at the Emergency Department, 
Vietnam National Children’s Hospital from January, 2017 to April, 2018. Results: The rate of 
patients performing CT-scan with CHALICE was 89.2%, there was no significant difference in 
the rate of lesions on CT-scan between high-risk group and low-risk group in CHALICE. The 
rate of patients performing CT-scan with CATCH was 86.2%, the rate of lesions on CT-scan in 
the high-risk group was 2.35 times higher compared to the moderate risk group. The rate of 
patients performing CT-scan with PECARN was 85.6%. The high-risk group of PECARN in 
under 2-year-old children (79.2%) and over 2 year-old-and-older children (73.0%) had higher 
rate of lesions on CT-scan compared with the moderate risk group (50.0% and 46.9%, 
respectively). The PECARN score was the most sensitive (97% in the group of less than 2 
years and 95% in the group of 2 years and older). The sensitivity of CATCH was 91.0%, 
CHALICE was 90.0%. Conclusion: PECARN scale is easy to use and convenient in clinical 
practice which helps identify trauma brain injury in children with low risk. 
* Keywords: Trauma brain injury; Children; CATCH; CHALICE; PECARN; Computed tomography. 
1Bệnh viện Nhi Trung ương 
Người phản hồi: Tạ Anh Tuấn (drtuanpicu@gmail.com) 
 Ngày nhận bài: 20/2/2021 
 Ngày bài báo được đăng: 26/4/2021 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
53 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chấn thương sọ não ở trẻ em không 
chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm 
tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. 
Chụp CLVT trong CTSN là một chỉ định 
quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá toàn diện 
tổn thương để đưa ra giải pháp xử trí kịp 
thời cứu sống BN. Tuy nhiên, việc lạm 
dụng CLVT sọ não đang là vấn đề đáng 
quan tâm. Để chẩn đoán chính xác CTSN 
ở trẻ em bằng chụp CLVT và giảm thiểu 
tiếp xúc với tia bức xạ, có nhiều thang 
điểm lâm sàng được đưa ra như CATCH 
(Canadian Assessment of Tomography 
for Childhood Head Injury), CHALICE 
(Children’s Head injury Algorithm for the 
prediction of Important Clinical Events), 
PECARN (Pediatric Emergency Care 
Applied Research Network). Nghiên cứu 
này thực hiện với mục tiêu “Đánh giá giá 
trị của 3 Thang điểm CATCH, CHALICE, 
PECARN trong chẩn đoán chấn thương 
sọ não ở trẻ em” để từ đó đưa ra khuyến 
nghị một thang điểm phù hợp cho bệnh 
nhi CTSN tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện 
Nhi Trung ương. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
167 BN được chẩn đoán và điều trị 
CTSN tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 
01/2017 - 4/2018. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN từ 1 tháng - 
dưới 16 tuổi, có chụp CLVT sọ não. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: Chấn thương 
vùng hàm mặt, không có CTSN phối hợp. 
Các trường hợp vết thương nông da đầu. 
Có bệnh lý nặng phối hợp: U não, động 
kinh Bệnh nhân tử vong ngoại viện. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
* Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 
hồi cứu và tiến cứu. 
* Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. 
* Các biến số nghiên cứu: 
- Đặc điểm chung: Tuổi, giới, nguyên 
nhân chấn thương (tai nạn giao thông, 
sinh hoạt, bạo hành). 
- Thang điểm CATCH: Nguy cơ cao: 
Glasgow < 15 điểm sau chấn thương 
2 giờ, nghi ngờ vỡ xương sọ hở hoặc kín, 
tiền sử chấn thương đầu nặng, khám thấy 
kích thích. Nguy cơ trung bình: Bất kỳ dấu 
hiệu nào của vỡ xương nền sọ, tụ máu, 
bầm tím lớn ở da đầu, cơ chế chấn 
thương nặng. 
- Thang điểm CHALICE: Nguy cơ cao: 
Mất ý thức > 5 phút, quên > 5 phút, buồn 
ngủ bất thường, nôn ≥ 3 lần, co giật. 
Điểm Glasgow < 14 điểm, nghi ngờ vỡ 
xương sọ hoặc thóp phồng, dấu hiệu của 
vỡ xương nền sọ, dấu hiệu thần kinh khu 
trú, bầm tím, sưng nề hoặc vết rách 
> 5 cm nếu trẻ < 1 tuổi. Nguy cơ thấp: 
BN không có dấu hiệu nào ở trên. 
- Thang điểm PECARN: Đối với trẻ 
< 2 tuổi và ≥ 2 tuổi. 
Nguy cơ cao: Điểm Glasgow ≤ 14 điểm, 
có các dấu hiệu thay đổi về tinh thần, vỡ 
xương sọ. 
Nguy cơ trung bình: Nôn, mất ý thức, 
đau đầu nhiều, cơ chế chấn thương 
nghiêm trọng (tai nạn xe cơ giới nạn nhân 
văng ra xa, người đi cùng tử vong, chấn 
thương lăn, không đội mũ bảo hiểm khi bị 
xe cơ giới đâm, ngã > 0,9m ở trẻ < 2 tuổi, 
> 1,5m ở trẻ > 2 tuổi hoặc bị va đập mạnh 
vào đầu). Gia đình BN có yêu cầu bác sĩ 
chụp CT/MRI. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
54 
Nguy cơ thấp: Nôn > 3 lần sau khi chấn 
thương, đau đầu nhẹ tại vị trí chấn thương. 
Với trẻ < 2 tuổi: Nguy cơ cao hoặc tụ 
máu dưới da đầu vùng chẩm, đỉnh hoặc 
thái dương, mất ý thức > 5 giây, cơ chế 
chấn thương nghiêm trọng, bố mẹ trẻ bị 
CTSN quá lo lắng về bệnh tình của con 
nên yêu cầu chụp CT. Với trẻ > 2 tuổi: 
Nguy cơ cao hoặc nôn, mất ý thức, đau 
đầu nhiều, cơ chế chấn thương nghiêm 
trọng, diễn biến nặng lên, kinh nghiệm 
của bác sĩ. 
* Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 
25.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Trong thời gian từ 01/2017 - 4/2018, 
có 167 BN CTSN được khám 
cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Nhi 
Trung ương. 
1. Đặc điểm chung của đối tượng 
nghiên cứu 
- Tuổi: Thấp nhất 1 tháng 1 ngày, cao 
nhất 13 tuổi, tỷ lệ trẻ từ 2 - 5 tuổi cao nhất 
(41,3%), thấp nhất là nhóm trẻ < 2 tuổi 
(22,8%). 
- Giới: Trẻ nam chiếm 62,9%; nữ 37,1%. 
Tỷ lệ nam/nữ là 1,7/1. 
- Nguyên nhân: Tai nạn sinh hoạt 
74,8%, tai nạn giao thông 24%, có 2 trẻ 
(1,2%) bị bạo hành với nhiều dạng tổn 
thương não bao gồm máu tụ da đầu, nứt, 
rạn, vỡ xương sọ, tụ máu dưới màng cứng, 
ngoài màng cứng, nhu mô não, dập não, 
chảy máu não. 
2. Thang điểm CATCH 
Bảng 1: Liên quan giữa các nhóm trong CATCH với tổn thương trên CLVT sọ não. 
Chụp CLVT sọ não 
CATCH Có tổn thương 
(n, %) 
Không tổn 
thương (n, %) 
OR (95%CI) Độ 
nhạy 
Độ đặc 
hiệu 
Nhóm nguy cơ cao 70 (60,3) 46 (39,7) 
Nhóm nguy cơ trung bình 11 (39,3) 17 (60,7) 
2,35 
(0,99 - 5,56) 91,0 19,0 
p 0,04 
Nhóm nguy cơ cao của CATCH có tổn thương trên CLVT cao gấp 2,35 lần so với 
nhóm nguy cơ trung bình. 
3. Thang điểm CHALICE 
Bảng 2: Liên quan giữa các nhóm trong CHALICE với tổn thương trên CLVT sọ não. 
Chụp CLVT sọ não 
CHALICE Có tổn thương 
(n, %) 
Không tổn 
thương (n, %) 
OR 
(95%CI) Độ nhạy 
Độ 
đặc 
hiệu 
Nhóm nguy cơ cao 80 (53,7) 69 (46,3) 
Nhóm nguy cơ thấp 9 (50,0) 9 (50,0) 
1,2 
(0,4 - 3,1) 90,0 12,0 
p > 0,05 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
55 
Không có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ có tổn thương trên CLVT giữa nhóm nguy cơ 
cao và nguy cơ thấp trong CHALICE. 
4. Thang điểm PECARN 
Bảng 3: Liên quan giữa các nhóm trong PECARN với tổn thương trên CLVT sọ não. 
CLVT ở trẻ < 2 tuổi CLVT ở trẻ ≥ 2 tuổi 
PECARN Có tổn 
thương (n, %) 
Không tổn 
thương (n, %) 
Có tổn 
thương (n, %) 
Không tổn 
thương (n, %) 
Nhóm nguy cơ cao 19 (79,2) 5 (20,8) 27 (73,0) 10 (27,0) 
Nhóm nguy cơ trung bình 9 (50,0) 9 (50,0) 30 (46,9) 34 (53,1) 
p 0,05 0,01 
Nhóm nguy cơ cao có tỷ lệ tổn thương trên phim CLVT (79,2% và 73,0%) cao hơn 
so với nhóm nguy cơ trung bình (50,0% và 46,9%). 
5. So sánh 3 thang điểm CATCH, CHALICE, PECARN 
Bảng 4: So sánh 3 thang điểm CATCH, CHALICE, PECARN qua tỷ lệ chụp CLVT. 
Thang điểm n (%) 
CATCH 144 (86,2) 
CHALICE 149 (89,2) 
PECARN < 2 42 (25,1) 
PECARN ≥ 2 101 (60,5) 
Bảng 5: So sánh CATCH, CHALIC và PECARN và tổn thương não trên CLVT. 
PECARN 
Tổn thương trên CLVT 
< 2 tuổi ≥ 2 tuổi 
CATCH CHALICE 
Dương tính với thang điểm 
Có tổn thương 
Không tổn thương 
42 
28 
14 
101 
57 
44 
144 
81 
63 
149 
80 
69 
Âm tính với thang điểm 
Có tổn thương 
Không tổn thương 
18 
1 
17 
6 
3 
3 
23 
8 
15 
18 
9 
9 
Độ nhạy (%) 97,0 95,0 91,0 90,0 
Độ đặc hiệu (%) 55,0 6,0 19,0 12,0 
Thang điểm PECARN có độ nhạy cao nhất (lần lượt là 97% và 95%). 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
56 
BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
CTSN gặp nhiều nhất ở trẻ từ 2 - 5 tuổi 
(41,3%). Có sự khác biệt giữa các nhóm 
tuổi là do ở giai đoạn từ 2 - 5 tuổi nhận 
thức và phản ứng của trẻ với nguy hiểm 
chưa hoàn thiện, tăng nguy cơ bị thương, 
tỷ lệ gặp CTSN cao. Ở lứa tuổi lớn hơn, 
đặc biệt 11 - 15 tuổi ít gặp hơn do trẻ đã 
nhận thức được hành vi của mình. Kết 
quả này tương tự nghiên cứu của Lê 
Xuân Trung [1]: Tai nạn sinh hoạt chiếm 
tỷ lệ cao nhất (72,5%), tiếp theo là tai nạn 
giao thông (24%). Franz E Babl và CS 
báo cáo tỷ lệ CTSN do tai nạn sinh hoạt 
chiếm 70,1%, trong tai nạn giao thông 
gây CTSN, tai nạn xe máy chiếm tỷ lệ cao 
nhất (17,4%) [1, 3]. 
Tất cả BN trong nghiên cứu đều được 
chụp CLVT sọ não. Tỷ lệ chụp CLVT với 
CHALICE là 89,2%, CATCH là 86,2%, 
PECARN < 2 và PECARN ≥ 2 lần lượt là 
25,1% và 60,5%. PECARN ưu việt hơn vì 
chia nhóm tuổi rõ ràng. Thang điểm 
PECARN, CATCH và CHALICE có độ 
chính xác, hiệu suất cao trong việc xác 
định trẻ bị chấn thương đầu, đặc biệt ở 
trẻ chấn thương đầu nhẹ. Quy tắc quyết 
định chấn thương đầu cần phải có độ 
nhạy cao. Kết quả nghiên cứu: PECARN 
có độ nhạy cao nhất ở cả 2 nhóm (97% 
và 95%), thấp hơn nghiên cứu của Franz 
E Babl (100% và 99%). Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, thang điểm PECARN đã bỏ 
lỡ 1 trường hợp < 2 tuổi và 3 trường hợp 
≥ 2 tuổi CTSN có tổn thương trên CLVT, 
có thể do trẻ nhỏ thường khó đánh giá về 
tình trạng ý thức, thay đổi tri giác. Tuy 
nhiên, những BN này đều không có chỉ 
định phẫu thuật thần kinh. 
Độ nhạy của CATCH và CHALICE lần 
lượt là 91% và 90%. Trong đó, CATCH 
bỏ lỡ 8 trường hợp CTSN có tổn thương 
trên CLVT, CHALICE bỏ lỡ 9 trường hợp, 
đều không có chỉ định can thiệp thần kinh. 
Trường hợp bị bỏ lỡ trong CATCH chủ 
yếu là trẻ bị nôn nhiều hoặc có thay đổi 
về tình trạng tâm thần. Đặc điểm của 
những BN có chấn thương bị bỏ qua 
trong CHALICE là nôn < 3 lần, thay đổi 
tình trạng tâm thần bên cạnh triệu chứng 
buồn ngủ bất thường. Martin nghiên cứu 
trên 4.060 BN CTSN, trong đó 23 BN 
(0,6%) được can thiệp phẫu thuật 
thần kinh, 197 BN (4,9%) CTSN trên 
CLVT. Quy tắc 7 mục ban đầu (CATCH) 
có độ nhạy 91,3% (khoảng tin cậy 95%CI: 
72,0 - 98,9%) để can thiệp phẫu thuật 
thần kinh và 97,5% (95%CI: 94,2 - 99,2%) 
để dự đoán chấn thương sọ não [4]. 
Kết quả so sánh 3 thang điểm cho thấy 
thang điểm PECARN ưu việt hơn, tỷ lệ 
chụp CLVT sọ não thấp nhất nhưng phát 
hiện được tổn thương cao nhất. Thang 
điểm PECARN dễ sử dụng, gần với thực 
tế lâm sàng, xác định đươc trẻ CTSN 
ngay cả khi có nguy cơ thấp. Kết quả này 
tương đồng với một số nghiên cứu khác 
trên thế giới [3, 5]. 
KẾT LUẬN 
Chấn thương sọ não gặp nhiều nhất ở 
trẻ từ 2 - 5 tuổi (41,3%); tỷ lệ nam/nữ là 
1,7/1. Nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt 
chiếm tỷ lệ cao nhất (74,8%). Nôn là triệu 
chứng phổ biến nhất (62,9%), tiếp đến là 
đau đầu (52,1%). Thang điểm CATCH, 
CHALICE và PECARN có độ chính xác, 
hiệu suất cao trong việc xác định trẻ bị 
chấn thương đầu, trong đó PECARN ưu 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
57 
việt hơn cả: Chỉ có 25,1% trẻ < 2 tuổi và 
60,5% trẻ ≥ 2 tuổi cần chụp CLVT nhưng 
tỷ lệ phát hiện tổn thương cao nhất (97% 
và 95%). Thang điểm PECARN dễ áp 
dụng trên lâm sàng, xác định đươc CTSN 
ngay cả khi trẻ có nguy cơ thấp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Xuân Trung. Chấn thương và vết 
thương sọ não ở trẻ em và người trưởng 
thành. Bệnh học Phẫu thuật thần kinh. NXB Y 
học Hà Nội 2003: 90-111. 
2. Lyttle MD, Crowe L, Oakley E, et al. 
Comparing CATCH, CHALICE and PECARN 
clinical decision rules for paediatric head 
injuries. Emerg Med J 2012; 29(10):785-794. 
3. Babl FE, Borland ML, Phillips N, et al. 
Paediatric Research in Emergency Departments 
International Collaborative (PREDICT). Accuracy 
of PECARN, CATCH, and CHALICE head 
injury decision rules in children: A prospective 
cohort study. Lancet 2017; 389:2393-2402. 
4. Martin H Osmond, Terry P, et al. 
Validation and refinement of a clinical decision 
rule for the use of computed tomography in 
children with minor head injury in the Emergency 
Department. CMAJ 2018; 9(190):816-822. 
5. Easter JS, Bakes K, Dhaliwal J, et al. 
Comparison of PECARN, CATCH, and 
CHALICE rules for children with minor head 
injury: A prospective cohort study. Ann Emerg 
Med 2014; 64(2):145-152. 

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_cua_cac_thang_diem_catch_chalice_va_pecarn_trong_chi.pdf