Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong khoa học xã hội và y tế công cộng, đặc biệt đối với người mắc bệnh ung thư vú như hiện nay. Tuy nhiên cho đến này chưa có nghiên cứu tiến hành đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của một bộ công cụ đo lường CLCS cho bệnh nhân ung thư vú một cách toàn diện tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã xây dựng bộ câu hỏi gồm 53 tiểu mục (thang đo likert gồm 4 mức cho 51 tiểu mục và bảng câu hỏi tự đánh giá gồm 7 mức cho 2 tiểu mục còn lại) để đo lường CLCS bệnh nhân ung thư vú trên cơ sở tham khảo 2 bộ câu hỏi của quốc tế là QLQ-C30 với phần mở rộng là QLQ-BR23 và đặc điểm đặc thù của bệnh nhân ung thư vú tại Việt Nam. Phương pháp: Để đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp phân tích (phân tích nhân tố, chỉ số Cronbach’s alpha) với bộ số liệu phỏng vấn 300 người bệnh ung thư vú (đã điều trị hoặc đang điều trị) tại 3 khoa Nội 4, Xạ 4 và Ngoại 4 của bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Phân tích cho phép chọn 38 tiểu mục (chia thành 11nhân tố) cho bộ công cụ. Bộ công cụ này (38 tiểu mục) bước đầu đảm bảo chất lượng và khả thi để sử dụng đo lường CLCS bệnh nhân ung thư vú tại ViệtNam

Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 21300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Giá trị của bộ câu hỏi eortc qlq - Br53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
258 
GIÁ TRỊ CỦA BỘ CÂU HỎI EORTC QLQ-BR53 ĐỂ ĐO LƯỜNG 
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ 
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
LƯU QUỐC QUANG1, NGUYỄN ĐỖ NGUYÊN1, KIM XUÂN LOAN1, 
PHẠM NHẬT TUẤN1, VÕ ĐỨC HIẾU2, NGUYỄN THỊ VĨNH LINH3 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong khoa học xã hội và 
y tế công cộng, đặc biệt đối với người mắc bệnh ung thư vú như hiện nay. Tuy nhiên cho đến này chưa có 
nghiên cứu tiến hành đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của một bộ công cụ đo lường CLCS cho bệnh nhân ung 
thư vú một cách toàn diện tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã xây dựng bộ câu hỏi gồm 53 tiểu mục (thang đo 
likert gồm 4 mức cho 51 tiểu mục và bảng câu hỏi tự đánh giá gồm 7 mức cho 2 tiểu mục còn lại) để đo lường 
CLCS bệnh nhân ung thư vú trên cơ sở tham khảo 2 bộ câu hỏi của quốc tế là QLQ-C30 với phần mở rộng là 
QLQ-BR23 và đặc điểm đặc thù của bệnh nhân ung thư vú tại Việt Nam. 
Phương pháp: Để đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu đã áp dụng các 
phương pháp phân tích (phân tích nhân tố, chỉ số Cronbach’s alpha) với bộ số liệu phỏng vấn 300 người bệnh 
ung thư vú (đã điều trị hoặc đang điều trị) tại 3 khoa Nội 4, Xạ 4 và Ngoại 4 của bệnh viện Ung Bướu Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
Kết quả: Phân tích cho phép chọn 38 tiểu mục (chia thành 11nhân tố) cho bộ công cụ. Bộ công cụ này 
(38 tiểu mục) bước đầu đảm bảo chất lượng và khả thi để sử dụng đo lường CLCS bệnh nhân ung thư vú tại 
ViệtNam. 
Từ khóa: Công cụ đo lường, Chất lượng cuộc sống, ung thư vú, QLQ-C30, QLQ-BR23. 
SUMMARY 
Objective: Quality of Life (CLCS) is a widely used concept in the social sciences and public health, 
especially for people with breast cancer today. However, there is no study to evaluate the validity and reliability 
of a complete set of CLCS measurement tools for breast cancer patients in Viet Nam. This study produced a 
53-item questionnaire (four-level likert scale for 51 sub-categories and a self-assessment questionnaire of 7 
levels for the remaining two sub categories) to measure CLCS in patients with breast cancer. Based on the two 
international questionnaires, QLQ-C30 with the extension QLQ-BR23 and specific characteristics of patients 
with breast cancer in Viet Nam. 
Methods: In order to assess the validity and reliability of the scale, the study used analytical methods 
(factor analysis, Cronbach's alpha index) with interview data of 300 patients with breast cancer (treated or 
undergoing treatment) at 3 internal departments of Ho Chi Minh City Oncology Hospital. 
Results: The analysis allowed to select 38 subdivisions (divided into 11 elements) for the toolkit. This 
toolkit (38 subsections) initially provides quality and feasibility to use quality of life measurement of breast 
cancer patients in Viet Nam. 
Keyword: Measurement Tools, Quality of life, breast cancer, QLQ-C30, QLQ-BR23 
1
 Đại học Y Dược TP.HCM 
2
 BSCKII. Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến-KHCN&ĐT, Bác sĩ điều trị Khoa Nội 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
3
 BS. Phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
259 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư vú là bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ 
nữ. Theo GLOBOCAN nĕm 2012, trên toàn thế giới 
có 1.677.000 trường hợp ung thư vú mới mắc 
(chiếm 25% trong tổng số tất cả các loại ung thư ở 
nữ) và 522.000 trường hợp tử vong do ung thư vú 
[12]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu gánh nặng bệnh 
ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc 
gia đến nĕm 2020 cho thấy ung thư vú là bệnh có tỷ 
lệ mới mắc cao nhất trong các ung thư ở nữ giới. 
Tỷ lệ mới mắc chuẩn hóa theo tuổi nĕm 2010 ước 
tính là 28,1/100.000 phụ nữ[3]. Điều đáng chú ý là 
ung thư vú không chỉ làm tĕng gánh nặng bệnh tật 
mà còn làm tĕng một gánh nặng kinh tế đáng kể cho 
xã hội[13,14,16]. 
Trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực dịch vụ chĕm 
sóc sức khỏe, những thập kỷ gần đây, do những tiến 
bộ trong điều trị bệnh, số lượng những người sống 
sót do bệnh tật đã tĕng đáng kể. Theo Lester[34], việc 
phát triển các kỹ thuật để phát hiện và điều trị bệnh 
sớm đã góp phần làm cho số người chết do bệnh tật 
giảm dần. Do đó, việc nghiên cứu lĩnh vực chất 
lượng cuộc sống trên thế giới đã bắt đầu được quan 
tâm. Trong nước, có rất ít các nghiên cứu đánh giá 
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư nói 
chung, ung thư vú nói riêng[1,2]. 
Trên thế giới đã có nhiều công cụ đo lường chất 
lường cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú, bao 
gồm bảng câu hỏi hóa trị về ung thư vú (BCQ)[29] 
hoặc bộ câu hỏi đánh giá chức nĕng của người bệnh 
ung thư sau liệu pháp ung thư (FACT-B)[7,9], song 
những bộ câu hỏi trên đều không đáp ứng được 
mục tiêu tập trung đánh giá tổng thể chất lượng cuộc 
sống cho người mắc bệnh ung thư vú tất cả giai 
đoạn lâm sàng. Duy chỉ có bộ câu hỏi QLQ-C30 với 
phần mở rộng là QLQ-BR23 (trong nghiên cứu này 
chúng tôi gọi là QLQ-BR53) là đánh giá toàn diện 
chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại 
tất cả các giai đoạn lâm sàng. Tại Việt Nam, bộ công 
cụ QLQ-C30 đã có phiên bản tiếng việt nhưng chỉ 
dùng để đánh giá chất lượng cuộc sống cho bệnh 
nhân ung thư nói chung. Bên cạnh đó, bộ câu hỏi 
QLQ-BR23 chuyên dùng để đánh giá chất lượng 
cuộc sống của riêng bệnh nhân ung thư vú nhưng 
chưa có phiên bản tiếng việt. Tuy nhiên, chưa ghi 
nhận nghiên cứu nào tại Việt Nam được thực hiện 
để đánh giá độ tin cậy và tính giá trị của QLQ-BR53. 
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá 
tính giá trị và độ tin cậy đồng thời xây dựng bộ câu 
hỏi mới từ bộ 2 bộ câu hỏi cũ với số câu ít hơn và 
phù hợp hơn với người Việt Nam dùng để đánh giá 
chất lượng cuộc sống của người ung thư vú. 
Nghiên cứu này được thực hiện tại Bệnh viện 
Ung Bướu với mong muốn kiểm tra tính hợp lệ của 
công cụ QLQ-BR53 liên quan đến chất lượng cuộc 
sống của người ung thư vú để có những cơ sở để 
cải ... =300) 
Di cĕn xương (n=38) 26 68 
Di cĕn tạng (n=38) 18 47 
Tại chỗ, tại vùng (n=38) 12 32 
Thụ thể nội tiết 
Chưa làm/ chưa có 82 27 
Luminal A 49 16 
Luminal B her2 (-) 40 13 
Luminal B her2 (+) 67 22 
Her2 neu 34 11 
Tam âm 28 9 
Để đánh giá thang đo lường chất lượng cuộc 
sống cho bệnh nhân ung thư vú EORTC QLQ-BR53. 
Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha 
được thực hiện đầu tiên. Với tiêu chí alpha ≥0,6 kết 
hợp 2 tiêu chí loại bỏ biến số rác nhằm mục đích 
tĕng hệ số tin cậy alpha (hệ số tương quan biến tổng 
≥0.3 và hệ số Cronbach’s của từng thang điểm 
hiện tại nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha chung). Sau 
đó, tiến hành phân tích lại lần nữa độ tin cậy bằng 
hệ số Cronbach’s alpha thì các nhân tố đó đạt yêu 
cầu và chứng minh thang đo thu được có tính tin cậy 
có thể dùng để phân tích nhân tố tiếp theo. 
Kết quả chạy cronbach’ 
Trong nhóm thang đo chức nĕng 
Từ 23 tiểu mục đưa vào phân tích cronbach’ , 
sau 2 lần phân tích còn lại 19 tiểu mục có hệ số 
cronbach’ >0.6 và tương quan biến tổng >0.3. 
Trong nhóm thang đo triệu chứng 
Từ 28 tiểu mục đưa vào phân tích cronbach’ , 
sau 4 lần phân tích còn lại 18 tiểu mục có hệ số 
cronbach’ >0.6 và tương quan biến tổng >0.3. 
Trong thang đo sức khỏe toàn diện 
Hệ số cronbach’s 0.726 > 0.6; 2 câu tiểu mục 
trong thang đo này sẽ là biến độc lập để chạy mô 
hình hồi quy và tương quan về sau. 
Biến 
số 
Hệ số tương quan 
biến tổng 
Cronbach’s 
alpha 
Thang 
đo chức 
nĕng 
c11 - - 
c12 0,396 0,856 
c13 0,472 0,853 
c14 0,429 0,854 
c15 0,363 0,857 
c16 0,506 0,851 
c17 0,542 0,850 
c120 0,455 0,853 
c121 0,452 0,853 
c122 0,576 0,848 
c123 0,352 0,857 
c124 0,557 0,849 
c125 0,463 0,853 
c126 0,534 0,850 
c127 0,350 0,858 
c239 0,451 0,853 
c240 0,442 0,854 
c241 0,301 0,859 
c242 0,575 0,848 
c243 0,447 0,854 
c244 - - 
c245 - - 
c246 - - 
Giá trị Cronbach’ 0,860 
Thang 
đo toàn 
diện 
c129 0,574 - 
c130 0,574 - 
Giá trị Cronbach’ 0,726 
 Biến số Hệ số tương quan biến tổng 
Cronbach’s 
alpha 
Thang đo 
triệu chứng 
c18 0,505 0,851 
c19 - - 
c110 - - 
c111 0,421 0,854 
c112 0,670 0,843 
c113 0,602 0,846 
c114 0,506 0,851 
c115 0,510 0,851 
c116 0,294 0,858 
c117 0,278 0,859 
c118 0,615 0,846 
c119 - - 
c128 0,284 0,862 
c231 0,469 0,852 
c232 0,569 0,847 
c233 0,315 0,858 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
263 
 Biến số Hệ số tương 
quan biến tổng 
Cronbach’s 
alpha 
Thang đo 
triệu chứng 
c234 0,379 0,857 
c235 0,466 0,852 
c236 0,628 0,845 
c237 0,376 0,856 
c238 0,518 0,850 
c247 0,305 0,859 
c248 - - 
c249 - - 
c250 - - 
c251 - - 
c252 - - 
c253 - - 
Giá trị Cronbach’ 0,859 
Tiếp đến, khảo sát giá trị cấu trúc mới dựa vào 
EFA trên toàn bộ dữ liệu thu được từ việc loại bỏ 
biến rác trên. Các nhân tố sẽ được chọn với giá trị 
phương sai >1. Kế tiếp, sử dụng phương pháp trích 
PCA (Principal Component Analysis) và phương 
pháp xoay varimax để chọn ra những nhân tố phù 
hợp. Những biến có hệ số tải nhân tố <0,35 sẽ bị 
loại bỏ khỏi thang đo. Cuối cùng tiến hành chạy lại 
phân tích nhân tố EFA cho đến khi không còn biến 
quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,35. 
Có 36 tiểu mục được đưa vào phân tích lần 1 
và 2 tiểu mục phân tích lần 2. 
Kết quả lần 1 
Nhân tố Số tiểu mục Giải thích Cronbach’ 
1 6 24,5% 0,842 
2 5 9,8% 0,826 
3 3 5,8% 0,902 
4 4 5,2% 0,798 
5 5 4% 0,829 
6 5 3,7% 0,667 
7 3 3,5% 0,759 
8 3 3,3% 0,758 
9 3 2,9% 0,532 
10 4 2,8% 0,620 
Tổng số 36 45,3% 
Kết quả lần 2 
Nhân tố Số tiểu mục Giải thích Cronbach’ 
11 2 0,726 
.
Bảng 1 trình bày giá trị tương quan của các tiểu 
mục với 6 thành tố và giá trị Cronbach Alpha của 
từng thành tố và của cả thang đo. Mười một thành tố 
sau khi thực hiện phân tích nhân tố được chúng tôi 
đặt tên lần lượt là: Hoạt đồng thể chất, triệu chứng 
cơ nĕng, ảnh hưởng tâm lý, hình ảnh cơ thể, triệu 
chứng rụng tóc, tổng thể người bệnh, triệu chứng 
tiêu hóa, gia đình/ tài chính/ tương lai, triệu chứng 
đỏ mặt/ cánh tay, triệu chứng mất nước. 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
264 
Bảng 1. Giá trị tương quan của các tiểu mục và giá trị Cronbach’s Alpha của từng thành tố 
Tên biến Nhân tố 
X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10 
Hoạt động thể chất 
c12 
Chị có thấy khó khĕn khi đi bộ một khoảng 
dài? 
0.699 
c13 
Chị có thấy khó khĕn khi đi bộ một khoảng 
ngắn bên ngoài bên ngoài bệnh viện không? 0.726 
c14 
Chị có cần phải nằm nghỉ trên giường hay 
trên ghế suốt ngày? 0.785 
c15 
Chị có cần người giúp đỡ khi ĕn, mặc, tắm 
hay đi vệ sinh? 0.792 
c16 
Chị có bị hạn chế trong việc làm của chị 
hoặc trong các công việc hàng ngày khác? 0.671 
c17 
Chị có bị hạn chế trong việc theo đuổi các 
sở thích hay trong hoạt động giải trí khác? 0.429 
0.409 
 Giá trị cronbach’ (6 tiểu mục) 0.842 
Triệu chứng cơ nĕng 
c111 Chị có bị mất ngủ? 0.701 
c112 Chị có cảm thấy yếu sức? 0.375 0.570 
c113 Chị có bị chán ĕn không? 0.783 
c118 Chị có bị mệt không? 0.407 0.570 
c232 
Cảm nhận về vị của thức ĕn và thức uống 
của chị có khác so với bình thường không? 0.766 
 Giá trị cronbach’ (5 tiểu mục) 0.826 
Ảnh hưởng của tâm lý 
c121 Chị có cảm thấy cĕng thẳng? 0.852 
c122 Chị có cảm thấy lo lắng? 0.846 
c124 Chị có cảm thấy buồn chán? 0.822 
 Giá trị cronbach’ (3 tiểu mục) 0.902 
Hình ảnh cơ thể 
 Tên biến 
Nhân tố 
X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10 
Hình ảnh cơ thể 
c239 
Chị có cảm thấy ngoại hình mình 
kém hấp dẫn đi do hậu quả của 
bệnh hoặc do điều trị bệnh không? 
 0.871 
c240 
Chị có cảm thấy mình kém nữ tính 
hơn do hậu quả của bệnh hay điều 
trị bệnh không? 
 0.903 
c241 
Chị có cảm thấy không dám nhìn 
vào cơ thể của mình khi khỏa thân 
không? 
 0.362 0.567 
c242 
Chị có cảm thấy thất vọng với cơ 
thể của mình không? 0.779 
 Giá trị cronbach’ (4 tiểu mục) 0.798 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
265 
Triệu chứng rụng tóc 
c234 Chị có bị rụng tóc không? 0.859 
c235 
Chỉ trả lời câu hỏi này nếu chị rụng 
tóc, chị thấy buồn khi bị rụng tóc 
không? 
 0.838 
 Giá trị cronbach’ (2 tiểu mục) 0.829 
Tổng thể người bệnh 
c120 
Chị có cảm thấy khó khĕn khi phải 
tập trung vào công việc như xem 
tivi, đọc báo? 
 0.621 
c123 Chị có cảm thấy dễ bực tức? 0.532 
c125 
Chị cảm thấy khó khĕn khi nhớ lại 
một sự việc? 0.584 
c233 
Mắt của chị có đau, ngứa hay chảy 
nước mắt không? 0.611 
c236 
Chị có cảm thấy bệnh hay không 
được khỏe không? 0.354 
 Giá trị cronbach’ (5 tiểu mục) 0.667 
Triệu chứng về tiêu hóa 
c114 Chị có cảm giác buồn nôn? 0.856 
c115 Chị có bị nôn? 0.823 
c117 Chị có bị tiêu chảy? 0.528 
 Giá trị cronbach’ (3 tiểu mục) 0.759 
Gia đình/ tài chính/ tương lai 
c126 
Tình trạng thể lực hoặc việc điều trị 
gây khó khĕn về gia đình chochị? 0.769 
c128 
Tình trạng thể lực hoặc việc điều trị 
gây khó khĕn về tài chính chochị? 0.842 
c243 
Chị có thấy lo lắng về sức khỏe 
của mình trong tương lai hay 
không ? 
0.35
4 
 0.569 
 Giá trị cronbach’ (3 tiểu mục) 0.758 
Triệu chứng đó mặt/ cánh tay 
C127 
Tình trạng thể lực hoặc việc điều trị 
gây khó khĕn về xã hội chochị? 0.387 0.477 
c137 Chị có bị đỏ bừng mặt không? 0.665 
c247 
Chị có cảm thấy đau ở cánh tay 
hoặc vai không? 0.487 
 Giá trị cronbach’ (3 tiểu mục) 0.532 
Triệu chứng mất nước 
c18 Chị có bị thở nhanh không? 0.35
1 
 0.383 
c116 Chị có bị táo bón? 0.655 
c231 Chị có bị khô miệng không? 0.397 
c238 Chị có cảm thấy đau đầu không? 0.364 0.383 
 Giá trị cronbach’ (4 tiểu mục) 0.620 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
266 
Tên biến Nhân tố X11 
Sức khỏe toàn diện (giai thích ở trên) 
c129 Chị tự đánh giá điểm sức khỏe tổng quát 0.887 
c130 Chị tự đánh giá về điểm chất lượng cuộc sống: 0.887 
Giá trị cronbach’ (2 tiểu mục) 0.726 
Độ tin cậy của thang đo 
Kết quả về sự nhất quán bên trong của thang đo (internalconsistency) 
Giá trị Cronbach alpha của từng thành tố và của cả thang đo trình bày ở bảng 1 cho thấy hầu hết các giá 
trị từ khoảng gần 0,60 đến trên 0,90. Đây là giá trị được y vĕn đánh giá là chấp nhận được, tốt và rất tốt[10]. 
Nhân tố Câu số Thang đo Công thức hiệu chỉnh điểm số 
X1 
c12, c13, c14, 
c15, c16, c17 
Chức nĕng Rawscore= (c12+c13+c14+c15+c16+c17)/6 
X1 score= ((Rawscore-1)/3)*100 
X2 
c111, c112, c113, 
c118 
Triệu chứng Rawscore= (c111+c112+c113+118)/4 
X2 score= (1-(Rawscore-1)/3)*100 
X3 c121, c122, c124 Chức nĕng Rawscore= (c121+c122+c124)/3 
X3 score= ((Rawscore-1)/3)*100 
X4 
c239, c240, c241, 
c242 
Chức nĕng Rawscore= (c239+c240+c241+c242)/4 
X4 score= ((Rawscore-1)/3)*100 
X5 c234, c235 Triệu chứng Rawscore= (c234+c235)/2 
X5 score= (1-(Rawscore-1)/3)*100 
X6 c120, c123, c125 Chức nĕng Rawscore= (c120+c123+c125)/3 
X61 score= ((Rawscore-1)/3)*100 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
267 
c233, c236 Triệu chứng Rawscore= (c233+c236)/2 
X62 score= (1-(Rawscore-1)/3)*100 
Thang điểm trung bình X6 score= (X61+X62)/2 
X7 c114, c115, c117 Triệu chứng Rawscore= (c114+c115+c117)/3 
X7 score= (1-(Rawscore-1)/3)*100 
X8 
c126, c243 Chức nĕng Rawscore= (c126+c243)/2 
X81 score= ((Rawscore-1)/3)*100 
c128 Triệu chứng Rawscore= c128 
X82 score= (1-(Rawscore-1)/3)*100 
Thang điểm trung bình X8 score= (X81+X82)/2 
X9 
c18, c116, c231, 
c238 
Triệu chứng Rawscore= (c18+c116+c231+c238)/4 
X9 score= (1-(Rawscore-1)/3)*100 
X10 c129, c130 Toàn diện Rawscore= (c129+c130)/2 
X10 score= ((Rawscore-1)/6)*100 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu này thực hiện xây dựng lại bộ 
thang đo chất lượng chất lượng cuộc sống của 
người bệnh ung thư vú tại Việt Nam từ 2 bộ thang 
đo QLQ-C30 và QLQ-BR23 của tổ chức nghiên cứu 
và điều trị ung thư Châu Âu. Kết quả cho thấy, thang 
đo mới tạo thành từ 2 bộ câu hỏi QLQ-C30 và QLQ-
BR23 có độ tin cậy nội bộ và tính giá trị cấu trúc cao. 
Với alpha từ 0,620-0,842 và hệ số tải nhân tố trong 
khoảng 0,362-0,903.Nghiên cứu là một trong những 
bước đầu tiên để xây dựng bộ thang đo vừa đáng tin 
cậy, giá trị cao vừa phù hợp với người bệnh ung thư 
vú tại Việt Nam, lại vừa có thể đánh giá toàn diện 
chất lượng cuộc sống của người ung thư vú tại tất 
cả các giai đoạn lâm sàng, đã hoặc đang điều trị. 
Hơn thế nữa có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và 
công sức cho những nhà nghiên cứu và người bệnh 
ung thư vú. 
Quy trình phân tích số liệu sử dụng các phương 
pháp phân tích nhân tố, chỉ số Cronbach’s anpha. 
Bộ công cụ cuối cùng gồm 38 tiểu mục/câu hỏi phân 
thành 11 thành tố. Người mắc bệnh ung thư vú có 
thể trả lời bộ câu hỏi một cách dễ dàng trong thời 
gian khoảng 15 phút. Vì vậy việc sử dụng bộ câu hỏi 
trong thực tế là thuận tiện và khả thi. 
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn có một số hạn 
chế như: chưa tìm được nhiều y vĕn trong nước để 
so sánh, chưa đánh giá được các xu hướng thay đổi 
về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư 
vú. Nghiên cứu này gợi ý cho các nghiên cứu tiếp 
theo thực hiệnđánh giá độ tin cậy test-retest và hệ 
số tin cậy nội bộ của thang đo, cũng như thực hiện 
phân tích CFA và mô hình SEM, việc thực hiện lấy 
mẫu có thể gặp sai lệch thông tin và nhân lực, vật 
lực hạn chế chưa thực hiện trên dân số lớn hơn. 
Nghiên cứu này gợi ý cho các nghiên cứu tiếp 
theo thực hiện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thái Bảo, Nguyễn Đình Tùng, Nguyễn 
Vũ Quốc Huy (2011) "Nghiên cứu chất lượng 
sống bệnh nhân ung thư vú bằng các bộ công cụ 
FACT-G, SF-36 và QLQ-C30". Tạp chí Y Dược 
học, 4, tr. 98-105. 
2. Nguyễn Vĕn Cầu (2014) "Chất lượng sống bệnh 
nhân ung thư vú di cĕn nhận hóa trị paclitaxel và 
doxorubicin". Tạp chí Y Dược học, 22+23, tr. 
248-252. 
3. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Trần Vĕn Thuấn và 
cộng sự (2012) "Gánh nặng bệnh ung thư và 
chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến 
nĕm 2020". Tạp Chí Ung Thư Học, 1, 13-19. 
4. Nguyễn Đình Thọ (2016) Phương pháp nghiên 
cứu trong kinh doanh, tr. 304. 
5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) 
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS NXB 
Hồng Đức, tr. 24. 
6. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương Vắc xin và 
tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh quan trọng 
và hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và 
tỷ lệ tử vong cho nhân loại Trần Nhƣ Dƣơng 
chung/tin-trong-nuoc/vai-tro-cua-vac-xin-va-tiem-
chung-c12303i15086.htm, accessed on 21 June 
2017. 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
268 
7. Brady MJ, Cella DF, Mo F, Bonomi AE, Tulsky 
DS, Lloyd SR, et al. (1997) "Reliability and 
validity of the Functional Assessment of Cancer 
Therapy-Breast quality-of-life instrument". 
Journal of Clinical Oncology, 15 (3), pp. 974-986. 
8. Joseph F. Hair, Bill Black, Barry Babin, Rolph E. 
Anderson, Ronald L. Tatham (1998) Multivariate 
analysis of variance (MANOVA) Upper Saddle 
River,Pearson Prentice Hall, 
9. Yost KJ, Yount SE, Eton DT, Silberman C, 
Broughton-Heyes A, Cella D (2005) "Validation 
of the Functional Assessment of Cancer 
Therapy-Breast Symptom Index (FBSI)". Breast 
Cancer Res Treat, 90 (3), pp. 295-298. 
10. Joseph F. Hair, Bill Black, Barry Babin, Rolph E. 
Anderson, Ronald L. Tatham (2006) Multivariate 
analysis of variance (MANOVA) Upper Saddle 
River,Pearson Prentice Hall. 
11. European of research and treatment cancer 
(2001) EORTC QLQ-C30 Scoring Manual. 
12. GLOBOCAN (2012) Cancer Fact Sheets: Breast 
cancer, 
east-new.asp, accessed on 3 april 2017. 
13. Kim SG, Hahm MI, Choi KS, Seung NY, Shin 
HR, Park EC (2008) "The economic burden of 
cancer in korea in 2002". Eur J Cancer Care, 17 
(2), pp. 136-144. 
14. Lamerato L, Havstad S, Gandhi S, Jones D, 
Nathanson D (2006) "Economic burden 
associated with breast cancer recurrence". 
Cancer, 106 (9), pp. 1875-1882. 
15. J Nunnally (1978) Psychometric Theory,New 
York, McGraw-Hill, 
16. Yabroff KR, Lund J, Kepka D, Mariotto A (2011) 
"Economic burden of cancer in the united states: 
Estimates, projections, and future research". 
Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 20 (10), pp. 
2006-2014. 

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_cua_bo_cau_hoi_eortc_qlq_br53_de_do_luong_chat_luong.pdf