Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa

Nhân vật Don Quixote của M.Cervantes đã nổi tiếng toàn thế giới như một nhân vật tiểu thuyết phức tạp, đa nghĩa và thú vị nhất. Tuy nhiên, để hiểu sâu sắc ý nghĩa của nhân vật này, cần đặt Don Quixote trong một bối cảnh văn học, văn hóa rộng lớn. Bài viết này thông qua phác thảo nguồn gốc và các biến thể của hình tượng thằng ngốc trong văn hóa và văn học, đi đến một cách hiểu Don Quixote và các một số tiểu thuyết hiện đại thế giới trong mối liên hệ với truyền thống thể hiện biểu tượng này

Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa trang 1

Trang 1

Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa trang 2

Trang 2

Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa trang 3

Trang 3

Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa trang 4

Trang 4

Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa trang 5

Trang 5

Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa trang 6

Trang 6

Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa trang 7

Trang 7

Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa trang 8

Trang 8

Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 6680
Bạn đang xem tài liệu "Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa

Don Quixote và anh em - Gia phả nhà thằng ngốc dưới góc nhìn văn hóa
TP CH KHOA HC − S
 16/2017 11 
DON QUIXOTE V ANH EM – GIA PH 
NH TH&NG NG'C D()I GC NHN VN HA 
Bùi Linh Huệ1 
Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 
Tóm tắt:Nhân vật Don Quixote của M.Cervantes đã nổi tiếng toàn thế giới như một nhân 
vật tiểu thuyết phức tạp, đa nghĩa và thú vị nhất. Tuy nhiên, để hiểu sâu sắc ý nghĩa của 
nhân vật này, cần đặt Don Quixote trong một bối cảnh văn học, văn hóa rộng lớn. Bài 
viết này thông qua phác thảo nguồn gốc và các biến thể của hình tượng thằng ngốc trong 
văn hóa và văn học, đi đến một cách hiểu Don Quixote và các một số tiểu thuyết hiện đại 
thế giới trong mối liên hệ với truyền thống thể hiện biểu tượng này. 
Từ khóa: Don Quixote, M. Cervantes, Cái trống thiếc, G. Grass, motif, thằng ngốc, 
nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tuy hình tượng thằng ngốc đã bắt rễ từ lâu trong văn hóa và văn học nhân loại, nhưng 
có thể nói, Don Quixote mới là một trong cái mốc đầu tiên đánh dấu cho sự thể hiện kiểu 
hình tượng nhân vật này một cách tròn trặn, sinh động và phức tạp. Theo Carroll B. 
Johnson (trong cuốn Don Quixote – Cuộc hành trình tìm kiếm tiểu thuyết hiện đại, Nxb 
Waveland Pr Inc, 2000), ý tưởng về nhân vật thằng ngốc Don Quixote cho cuốn sách cùng 
tên của nhà văn vĩ đại Cervantes đã ít nhiều được gợi ý từ hai tác phẩm: Orlando Điên của 
Ludovico Ariosto (bậc thầy của văn học Phục hưng Ý mà nhà văn hết sức ngưỡng mộ) và 
Lời cầu nguyện của thằng ngốc của Desiderius Erasmus (nhà nhân văn Phục hưng với chủ 
trương cải cách đạo Thiên Chúa có ảnh hưởng rất lớn tới thời đại của Cervantes). Song, hai 
tác phẩm trên mới chỉ những nguồn tác động trực tiếp nhất; thực sự, hình tượng thằng 
Ngốc - thông thái như Don Quixote đã có lịch sử từ lâu trong văn hoá và văn học nhân 
loại. Bài viết này sẽ phác họa một cái nhìn tổng quát về gia phả và diện mạo của chàng 
ngốc Don Quixote cùng các anh em trong lịch sử văn hóa nói chung và văn học nói riêng 
để có thể hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa tiềm ẩn trong các biến thân của hình tượng thằng ngốc. 
1 Nhận bài ngày 21.5.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.6.2017 
 Liên hệ tác giả: Bùi Linh Huệ; Email: builinhhue@yahoo.com.vn 
12 TRNG I HC TH  H NI 
2. NỘI DUNG 
Thằng ngốc là một cổ mẫu tái lặp thường xuyên trong hầu hết mọi nền văn hóa và văn 
học. Văn học dân gian các nước có lẽ là nơi lưu giữ những ông tổ đầu tiên của nhà thằng 
ngốc trong di sản nghệ thuật của loài người. Hình tượng thằng ngốc trong mảng văn học 
này thường tập trung trong các tác phẩm trào phúng (thí dụ, trong văn học Việt Nam, đó là 
các truyện Lấy vợ ngốc, Gái khôn dạy chồng, ca dao Thằng Bờm) hay một thể loại gần như 
đối nghịch là các tác phẩm thù phụng tôn giáo (hạnh các thánh, tích phật). Hình tượng 
thằng ngốc còn được biến hóa thành hình tượng anh hề (jester) trên sân khấu kịch, chèo (hề 
mồi, hề gậy), tuồng hay trong rạp xiếc. Thực tế, gia phả nhà thằng ngốc còn phức tạp hơn 
nhiều với vô số các anh em con cháu đông đảo và diện mạo đa dạng. 
Vậy hình tượng thằng ngốc với tư cách là một cổ mẫu văn hóa và một motif văn học 
đã xuất hiện từ bao giờ và vì sao lại có sức sống mãnh liệt như vậy? Hãy thử đi tìm câu trả 
lời ở một trong những nơi lưu giữ ý nghĩa của hình tượng thằng ngốc tiềm tàng nhất và lâu 
đời nhất: quân bài Thằng Ngốc trong bộ bài Tarot. Thằng Ngốc là một trong những quân 
bài bí ẩn nhất, có quyền lực lạ lùng nhất trong 78 quân bài Tarot - bộ bài được coi là một 
kho tàng lưu giữ những biểu tượng của văn hóa châu Âu. Bộ bài này ra đời từ cuối thời 
Trung cổ, đầu thời Phục hưng và đã nhanh chóng trở thành một trò chơi cực kỳ phổ biến 
trong xã hội phương Tây. Hơn nữa, với những ý nghĩa biểu tượng phong phú (mỗi quân 
bài là một biểu tượng hàm súc và bí ẩn), nó còn tham dự vào các nghi lễ thần bí, đặc biệt là 
bói toán. Quân bài thằng Ngốc giữ một vai trò đặc biệt: đó là quân bài không thuộc về bất 
cứ một bộ phận nào trong cỗ bài Tarot (gồm 2 phần: 21 quân bài chủ, 56 quân bài quân); 
trong lịch sử của bài Tarot, có khi nó được coi là quân bài thấp nhất (tương tự quân bài 
Zero trong tú-lơ-khơ), cũng có khi lại trở thành quân bài cao nhất - khi ra quân bài thằng 
Ngốc, người chơi có quyền miễn cho mình khỏi mọi luật lệ của cuộc chơi. 
Trên quân bài Tarot (bộ bài phổ biến nhất - bộ bài Tarot vùng Marseille), thằng Ngốc 
được mô tả trong dáng hình của một người đàn ông trẻ tuổi, đang dừng bước trước một bờ 
vực. Tuy thế, trong dáng vẻ ấy vẫn còn tràn đầy nét hăm hở, giống như chú chó dưới chân 
vẫn đang ở tư thế chồm lên. Gương mặt của anh ta đầy vẻ thông minh và mơ mộng. Tư thế 
ấy của chàng Ngốc bên bờ miệng vực khiến người ta phải băn khoăn: chàng ta đang làm 
chuyện dở hơi, hay sẽ tạo ra một bước nhảy vọt của niềm tin? Bởi vậy, chàng Ngốc chính 
là hiện thân cho tinh thần con người trên hành trình tìm kiếm. 
Trong thực tế, thằng ngốc thường là những người thiểu năng trí tuệ, hay có vấn đề về 
thần kinh nên phản ứng chậm chạp, kỳ dị so với với môi trường xã hội xung quanh. Nhưng 
"thằng ngốc" cũng có khi chỉ là quan niệm của số đông trước một thứ trí tuệ xa lạ với 
mình. Không phải ngẫu nhiên mà các bộ óc lớn - những nhà khoa học, những vị thánh 
trong cuộc sống trần gian ngắn ngủi của mình vẫn thường bị người đời coi là thằng ngốc, 
TP CH KHOA HC − S
 16/2017 13 
chỉ đến khi họ đã ra đi, người ta mới sực tỉnh mà nhận ra cái bóng trùm vĩ đại của họ. 
Trong Tân Ước, phần kinh Corithians, thánh Paul đã tuyên bố toàn bộ trí thông minh của 
nhân loại sẽ hoá thành ngốc nghếch trước sự ngốc nghếch của Jesus. Ông cũng nói "nếu có 
ai đó có vẻ có trí tuệ, hãy để hắn trở thành thằng ngốc, hắn sẽ trở nên thông thái". Cũng 
như Jesus nguyện treo mình trên thánh giá cứu chuộc tội lỗi nhân loại, Đức Phật tổ đã rũ 
bỏ tất cả danh lợi trần gian, thiền sư cuồng Ryoku rũ khỏi kinh kệ chùa chiền để khai 
phóng mình bằng cuộc sống am cỏ rượu say vui vầy với thiên nhiên và trẻ nhỏ, những 
Copernic và Galil ... c chiều sâu thẳm của thế giới xuyên qua bề 
mặt bụi bặm, chuyển động hỗn độn ầm ào của nó để yêu thương tất cả thế giới ấy. Lalla đi 
xuyên qua thế giới hai mặt phù hoa và tăm tối của Pari với một tâm hồn không biến đổi của 
một cô gái của sa mạc đầy cát và gió khắc nghiệt mà phóng khoáng – tâm hồn biết nhận ra 
sự quý báu của nước, vẻ đẹp của gió, cây, mặt trời và âm nhạc - những điều mà con người 
ở thế giới bê tông và ánh điện đang lãng quên. Pi cũng thế, là cậu bé lạ lùng theo cả Phật 
giáo, Hồi giáo và đạo Thiên Chúa nên ngơ ngác trước những cuộc chiến tranh tôn giáo của 
con người. Pi, giống như Robinson, xiết bao thông minh thận trọng khi đối mặt với thiên 
nhiên nhưng lại quá ngây thơ ngốc nghếch khi hành xử trong xã hội loài người: chinh phục 
được con hổ dữ sau mấy tháng lênh đênh giữa biển cùng nó trên một con thuyền cứu sinh, 
đến lúc sắp cập bờ, cậu lại suýt bị đồng loại – một kẻ đắm tàu khác ăn thịt. 
Những nhân vật thằng ngốc-thiên sứ ấy vẫn mang đậm dấu ấn của nhân vật cổ tích, 
được xây dựng bằng bút pháp tương phản để tạo ra một sự tương chiếu gay gắt giữa nhân 
vật với thực tại xã hội. Nhân vật Don Quixote, nhờ cái áo hài hước mà trở nên đa nghĩa, 
song xét về bản chất, vẫn thuộc dạng nhân vật thằng ngốc của văn học trước thế kỷ XX. 
Sang đến thế kỷ XX, dạng nhân vật thằng ngốc - thiên sứ ấy vẫn còn tồn tại (đơn cử như 
trong Sa mạc, Cuộc đời của Pi, Cụ già có đôi cánh khổng lồ...) nhưng đã nhường phần lớn 
ánh sáng sân khấu cho một dạng nhân vật thằng ngốc khác: kiểunhân vật thằng ngốc đã 
phân rã với nhân vật thiên sứ. 
Năm 1929, William Faulkner, với kiệt tác Âm thanh và cuồng nộ, bằng bút pháp phân 
tích tâm lí nghiêm nhặt, đã đưa vào văn học một nhân vật thằng ngốc rất gần với thực tại: 
một kẻ tâm thần bẩm sinh, sống với những bản năng nguyên thủy: ăn, ngủ, sinh dục. Benji 
chỉ biết cảm nhận thế giới bằng các giác quan nghe, ngửi, nếm. Hắn không biết phân tích 
thực tại, không có ý niệm về thời gian. Giữa những đặc tính hoang dại ấy trong Benji, lấp 
lánh một nét người: đó là tình thương yêu sâu sắc với người chị gái. Benji hoang dại lại là 
người duy nhất trong cả đại gia đình quý tộc miền nam suy tàn ấy sống một cách thật nhất: 
16 TRNG I HC TH  H NI 
người anh cả Quentin tự vẫn vì cuộc sống vô nghĩa buồn tẻ và tình yêu loạn luân vô vọng 
với người em gái, Jason cả đời sống trong hờn ghen và lòng tham tiền bạc, Caddy và cả 
con của cô sau này cũng vì chán cảnh gia đình tù túng giả dối mà bỏ nhà ra đi và sa ngã. 
Không lí tưởng hóa nhân vật thằng ngốc, Faulkner muốn gửi gắm một thông điệp về sự 
khao khát tình yêu nguyên ủy - phần sáng trong những ngóc tối của tâm hồn con người. 
Tiếp đó, năm 1959, Cái trống thiếc của Gunter Grass đã làm "chao đảo cả văn đàn 
châu Âu và thế giới" bằng việc dựng nên một ngụ ngôn đen đầy sức ám ảnh về một nước 
Đức – rộng hơn, một thế giới đầy chấn thương và bệnh hoạn trong và sau chiến tranh phát 
xít. Nhân vật chính – gã lùn dị dạng Oskar, mới 3 tuổi đã quyết định thôi lớn, kẻ quan sát, 
gia nhập, gắn kết và hồi tưởng về cái thế giới ấy qua tiếng trống của mình – có những nét 
vừa quen thuộc vừa lạ lẫm, có thể gọi đó là một biến thể mới của Don Quixote trong kỉ 
nguyên hiện đại – sự tái sinh đồng thời là sự phân rã của kiểu nhân vật thằng ngốc trong 
Don Quixote. 
Dưới cặp mắt của số đông, họ đều là những kẻ ngốc: Don Quixote với giấc mộng hiệp 
sĩ điên rồ, Oskar ngoan cố chối từ gia nhập thế giới người lớn bằng cách giữ mãi hình dáng 
tuổi lên ba... Nhưng cần phải thấy rằng khác với chàng hiệp sĩ xứ Mancha điên rồ bị tưởng 
tượng bóp méo thực tại, Oskar chỉ vờ ngốc với những người xung quanh (cũng như hành 
động chối bỏ thực tại bằng cách không lớn, định chui xuỗng mồ theo mẹ hay ao ước núp 
mãi trong váy bà của hắn tuy dưới mắt đám đông là điên rồ nhưng thực ra lại là kết quả của 
những suy nghĩ, tính toán tỉnh táo), thật sự Oskar là một kẻ nhạy cảm, thông minh, thấu 
suốt thực tại bằng cái nhìn của loại trẻ con "tâm lý phát triển đầy đủ" ngay từ khi mới ra 
đời. Oskar lại là một kiểu nhân vật phức tạp hơn nhiều trong mối quan hệ với thế giới: hắn 
chối bỏ hiện thực bằng việc không chịu lớn, sau đó lại gia nhập hiện thực ấy lúc với tư 
cách là tội nhân, lúc lại là nạn nhân, tha hoá kẻ khác, bị tha hoá, lớn trở lại, chính thức gia 
nhập thực tại rồi lại quay về với ước muốn chạy trốn, chối bỏ mãi mãi hiên thực ấy. Đến 
Oskar, kiểu nhân vật thằng ngốc – thiên sứ đã phân rã thực sự như một kết quả tất yếu cuả 
những chấn thương hiện đại 
Khác với Âm thanh và cuồng nộ, điểm nhìn của thằng ngốc – giả Oskar không còn đơn 
giản như điểm nhìn của thằng ngây Benji nữa. Nằm trong bệnh viện, Oskar tự viết hồi ký 
về đời mình, tuy nhiên trong điểm nhìn từ ngôi thứ nhất – tự truyện, Oskar không ngừng tự 
phân tách thành hai bản thể: "tôi" và Oskar – nghĩa là liên tục nhìn mình từ bên trong và 
bên ngoài. Hai cái tôi này thay phiên nhau kể chuyện, đối thoại, giễu cợt, thông đồng, 
khẳng định và phủ định lẫn nhau. Nhân vật người kể chuyện không che giấu một Oskar – 
người viết tự truyện và một Oskar – nhà tiểu thuyết. Ngay từ những trang đầu tiểu thuyết, 
Oskar – "tôi" đã mở ra cái giọng điệu sẽ quen thuộc sau này trong tiểu thuyết - siêu tự sự 
của Milan Kundera: "... Như thế nào đây? Người ta có thể bắt đầu từ đoạn giữa rồi, bằng 
một cung cách táo bạo, làm rối beng đoạn đầu và đoạn cuối. Người ta có thể chọn loại hình 
TP CH KHOA HC − S
 16/2017 17 
môđéc, xoá nhoà các thời kỳ và các khoảng cách để rồi sau đó tuyên bố hoặc để cho tuyên 
bố là rốt cuộc, người ta đã giải quết được vấn đề không gian – thời gian... Nhưng về phần 
chúng tôi – tôi đây, Oskar và anh chàng y tá Bruno của tôi – tôi muốn khẳng định thẳng 
thừng: cả hai chúng tôi đều là nhân vật chính... [4, tr.24]. "Tôi vừa đọc lại đoạn cuối. Tôi 
không hài lòng lắm, nhưng ngòi bút của Oskar là thế – ngắn gọn và khúc chiết; như đa 
phần những báo cáo ngắn gọn và khúc chiết, nó đã làm được điều này: phóng đại và đánh 
lạc hướng, nếu không phải là nói dối... Để nắm chắc lấy sự thật, tôi sẽ tìm cách khắc phục 
ngòi bút của Oskar và đính chính vài điểm..." [4, tr.404]. 
Sự di động liên tục điểm nhìn ấy, sự phân tách cái tôi ấy của thằng ngốc kể chuyện 
phản ánh những đặc tính của thời hiện đại: sự phân đôi nhân cách, sự hoài nghi và đối 
thoại với tất cả - bản thân, lời lẽ, thế giới... Tự soi mình bằng hai cái tôi khi phân lập khi 
đồng nhất, Oskar tự ý thức được tính chất đa diện của mình: "Y đứng dậy khi tôi nằm 
xuống, y có những giấc mơ khác tôi, y chẳng biết đọc biết viết nhưng lại kí thay tôi, y đi 
con đường riêng của mình cho đến tận hôm nay, y đoạn tuyệt với tôi ngay cái hôm tôi nhận 
thấy y lần đầu, y thành kẻ thù của tôi mà tôi vẫn phải liên minh với y hết lần này đến lần 
khác, y phản bội tôi và bỏ rơi tôi, tôi những muốn bán quách y đi cho rồi, tôi gột rửa y, tôi 
xấu hổ vì y" [4, tr.459]. 
Có điều, không thể xác định sự khác biệt giữa "y" (Oskar) và "tôi", không thể quy một 
cách đơn giản rằng "tôi" là ý thức, là phần thiện, "y" là phần ác, phần bản năng. Hai cái tôi 
ấy hoà nhập lẫn lộn khó phân, phức tạp như đúng bản chất của con người. Cuốn sách vỡ 
lòng của Oskar là những trang rời của hai văn bản của Rasputin và Goethe trộn lẫn vaò 
nhau, cũng vậy, Oskar là bản thể hỗn hợp giữa tính chất ngông cuồng tự do của Rasputin 
và sự tiết chế đạo mạo cuả Goethe, hắn không chối từ "Satan" trong lễ rửa tội nhưng cũng 
nhiều lần tự nhận (và được người khác gọi hay thể hiện trong tranh) như là Jesus. Như vậy, 
nếu ở Don Quixote mâu thuẫn chủ yếu hướng ra bên ngoài (mâu thuẫn giữa lý tưởng và 
hiện thực) còn nhân vật luôn thống nhất trong bản chất thiên sứ, tính thiện của mình, thì ở 
Oskar, mâu thuẫn gay gắt tiềm tàng trong bản thể. 
Sau khi chán ngoại hình của một Jesus 3 tuổi, Oskar 17 tuổi quyết định lớn trở lại, vào 
đời lần nữa với ngoại hình của tên lùn xấu xí có bướu giống Quasimodo nhưng có đôi mắt 
xanh biếc và gương mặt bất tử của Jesus và Goethe. Hắn thờ cả Dionisus và Apollo, có 
trong mình cả Hamlet và gã hề Yorick. Và quả thật trong hành trình picaresque của mình, 
hắn đã lần lượt đảm nhận tất cả các vai kịch ấy trong tấn kịch đời. Cũng như ông thầy lùn 
Bebra – nghệ sĩ xiếc kiêm đại uý quân SS luôn chủ trương đứng trên khán đài lịch sử 
nhưng cuối cùng cũng không thoát lúc "đứng dưới lễ đài", Oskar với tiếng trống và giọng 
hát thuỷ tinh của mình có lúc là "kẻ huỷ hoại", "kẻ cám dỗ", kẻ "kế tục chúa Christ", tham 
gia vào lịch sử (xoay chuyển tình thế những cuộc mít tinh, điều khiển sự cười khóc của 
muôn người, kiếm hàng đống tiền nhờ tiếng trống và giọng hát diệt thuỷ tinh, quyết định 
18 TRNG I HC TH  H NI 
sự lớn của mình...), hắn cũng thường xuyên là nạn nhân của những biến loạn lịch sử và sự 
tráo trở của lòng người (sự chối bỏ, phản bội của phụ nữ, bạn bè và ngay chính con trai hắn). 
Chung một hành trình vào xã hội giống như Don Quixote, song nếu Don Quixote hăm 
hở đi tìm kiếm các cuộc phiêu lưu thì Oskar hờ hững để cho vòng xoáy của lịch sử cuốn 
mình đi. Nếu như bản chất thiên sứ là khoảng cách của các nhân vật thằng ngốc-thiên sứ 
với cuộc đời thì sự hờ hững ấy chính là khoảng cách riêng của Oskar: dẫu là lúc đứng 
ngoài quan sát hay khi tích cực tham gia vào những trò đầu cơ, toan tính chợ đen của người 
đời, cái hờ hững ấy không bao giờ biến mất. Phải chăng, đó là sự hờ hững xuất phát từ sự 
đột khải của thằng ngốc về sự bất lực của mỗi cá nhân con người trước bánh xe lịch sử? 
Oskar là hình ảnh ngụ ngôn ám ảnh mãnh liệt về thế hệ những người dân Đức và nhân 
loại sau chiến tranh thế giới thứ hai: "xấu hổ, kinh tởm, vừa no đến chán ngấy vừa đói 
cuồng, vừa chán sống vừa khát khao sống" [4, tr.818]. Cả một thế giới lẫn lộn thực - ảo, 
khóc - cười, điên - tỉnh, phi lý - logic... xáo trộn dưới cặp mắt và lời kể chuyện của Oskar – 
kẻ cười ngạo trước sự điên rồ ngốc nghếch của thiên hạ nhưng bản thân cũng vẫn là một 
thằng ngốc bất lực trước chính nhân gian ấy. Cuộc phiêu lưu của nhân vật mở ra chân dung 
cả thế giới: thằng ngốc quay cuồng theo nhân loại và nhân loại quay cuồng dưới nhịp 
trống, tiếng hát cám dỗ phạm tội của thằng ngốc bởi thiếu vắng lòng tin, lý tưởng, tình yêu 
và thừa mứa tội ác, chấn thương, vật chất, xác thịt cùng cái chết. Thế giới của Oskar - đó là 
ẩn dụ khổng lồ cho một nhân loại mất Chúa, cho Chúa bị phân rã, huỷ hoại và hoài nghi 
trước những bi kịch không thể chịu đựng do tham vọng và sự điên rồ của con người trong 
và sau chiến tranh dưới sự thống trị của chủ nghĩa phát xít: "món dồi tổng hợp" giữa "lòng 
tin, hy vọng, tình yêu" và "man rợ, huyền bí, chán ngắt". 
3. KẾT LUẬN 
Câu chuyện của gã ngốc không chịu lớn Oskar không còn là câu chuyện cổ tích về 
Peter Pan nữa, trong Oskar không chỉ có Don Quixote, Hamlet, Quasimodo mà còn có 
Joseph K, có người xa lạ..., tóm lại, có chân dung con người hiện đại với tất cả bi kịch bản 
thể và nhân sinh của nó. Oskar có trong mình hầu hết tất cả các loại thằng ngốc: thằng 
ngốc thông thái, thằng ngốc ngây thơ, thánh thiện, thằng ngốc bị lừa gạt và cả tên hề láu 
cá, kẻ lừa đảo. Nối tiếp Cái trống thiếc, cuốn Báu vật của đời, tiểu thuyết gần đây của nhà 
văn Trung Quốc Mạc Ngôn đã tô đậm sự phân rã ấy của kiểu nhân vật thằng ngốc - thiên 
sứ bằng hình ảnh đầy tính ẩn dụ: sự ra đời của chị em Kim Đồng, Ngọc Nữ - cặp song sinh 
thằng ngốc và thiên sứ. Người chị giống như một thiên sứ rũ bỏ trần gian từ thủa bé thơ, 
chỉ còn thằng ngốc Kim Đồng lang thang tìm kiếm bất lực trong một cuộc phiêu lưu phảng 
phất vị tiền bối Oskar. Sự phân rã với kiểu nhân vật thiên sứ của nhân vật thằng ngốc trong 
văn học thế kỷ XX bộc lộ sâu sắc sự ý thức của con người về tính chất đa diện của chính 
TP CH KHOA HC − S
 16/2017 19 
mình, và, về sự cô đơn, bất lực của con người dưới cái bánh xe vô thường của lịch sử, bị 
xoay vần bởi lực của cái ác, của dục vọng điên rồ. 
Một phác thảo sơ lược về gia phả nhà Don Quixote cho phép chúng ta nhận ra sức 
sống và sự biến đổi mạnh mẽ của họ nhà thằng ngốc trong lịch sử văn học thế giới. Nếu 
những thằng ngốc ngoài đời thường khiến người đời bật cười, thì những thằng ngốc trong 
văn học, với diện mạo đa dạng của chúng, lại luôn khiến chúng ta giật mình băn khoăn: 
thằng ngốc thật sự là ai? Ta hay hắn? Như Branimir M. Rieger (1994) đã tổng kết: "Thái 
độ của văn chương đối với chứng điên rồ thường phản ánh một sự nhận thức, hiểu biết và 
cảm thông sâu sắc hơn về thực tế tâm hồn con người hơn là sách y và sách sử, bởi thế 
chúng đóng góp tích cực vào việc phơi bày bí ẩn nhân cách con người" [6, tr.13]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. M. Bakhtin (Từ Thị Loan dịch, Hoàng Ngọc Hiến hiệu đính) (2007), Sáng tác của Francois 
Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng, Nxb Khoa học Xã hội. 
2. Carroll B. Johnson, (1990), Don Quixote - The Quest for Modern Fiction (Twayne’s 
Masterwork Studies), Twayne Pub. 
3. Miguel Cervantes (Trương Đắc Vỵ dịch) (2014), Don Quixote - Nhà quý tộc tài ba xứ 
Mancha, Nxb Văn học. 
4. Gunter Grass (Dương Tường dịch và giới thiệu) (2002), Cái trống thiếc, Nxb Văn học. 
5. Vicki K. Janik (chủ biên, 1998), Fools and Jesters in Literature, Art, and History, Greenwood 
Press. 
6. Branimir M. Rieger (1994), Dionysus in Literature: Essays on Literary Madness, Popular Press. 
DON QUIXOTE AND BROTHERS – GENEALOGY 
OF THE FOOLS FROM A CULTURAL PERSPECTIVE 
Abstract: Don Quixote has been known all over the world as one of the most complicated 
and interesting character. However, to understand this character thoroughly, it is 
necessary to put him in a larger cultural and literary context. This article, through an 
overview and analysis of the motif "the Fool" in culture and literature, provides an 
understanding of Don Quixote and some contemporary fictions in the connection with the 
motif’s tradition. 
Keywords: Don Quixote, M. Cervantes, the Tin Drum, G. Grass, motif, the Fool, cultural 
studies. 

File đính kèm:

  • pdfdon_quixote_va_anh_em_gia_pha_nha_thang_ngoc_duoi_goc_nhin_v.pdf