Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

 Cùng với kĩ năng đọc, nói, nghe thì viết là một kĩ năng chính trong học

tập môn Ngữ văn. Kĩ năng viết liên quan đến tạo lập văn bản- một trong những năng

lực rất quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bài viết nhấn mạnh đến tầm quan

trọng của cảm xúc trong một bài văn tự sự và đưa ra các phương pháp giúp giáo viên

có thể rèn kĩ năng viết văn tự sự giàu tính biểu cảm cho học sinh trung học cơ sở

(THCS)

Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 1

Trang 1

Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 2

Trang 2

Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 3

Trang 3

Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 4

Trang 4

Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 5

Trang 5

Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 6

Trang 6

Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10360
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
Kỷ yếu hội thảo khoa học126
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN TỰ SỰ CHO HỌC SINH 
TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG MỚI
Ths. Trần Bích Hải
Khoa THCS - Trường CĐSP Nghệ An
Tóm tắt: Cùng với kĩ năng đọc, nói, nghe thì viết là một kĩ năng chính trong học 
tập môn Ngữ văn. Kĩ năng viết liên quan đến tạo lập văn bản- một trong những năng 
lực rất quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bài viết nhấn mạnh đến tầm quan 
trọng của cảm xúc trong một bài văn tự sự và đưa ra các phương pháp giúp giáo viên 
có thể rèn kĩ năng viết văn tự sự giàu tính biểu cảm cho học sinh trung học cơ sở 
(THCS).
I. Đặt vấn đề
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan trọng của 
chiến lược dạy học các môn Ngữ văn ở trường phổ thông nói chung. Hoạt động giao 
tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ 
mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết. Nếu nghe, đọc là những kĩ năng quan trọng 
của hoạt động tiếp nhận thông tin thì nói, viết là những kĩ năng quan trọng của hoạt 
động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
Cùng với kĩ năng đọc, nói, nghe thì viết là một kĩ năng chính trong học tập môn 
Ngữ văn. Kĩ năng viết liên quan đến tạo lập văn bản một trong những năng lực rất 
quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Để viết tốt, học sinh phải được rèn luyện 
thường xuyên bằng nhiều hình thức và thể thức văn bản (văn bản nhật dụng, văn bản 
nghị luận, văn bản thuyết minh, văn bản nghệ thuật...) và những văn bản khác (viết 
báo, viết đơn, làm báo cáo). 
Chương trình Ngữ văn trung học cơ sở mới [2] thông qua những kiến thức và kĩ 
năng ngữ văn phổ thông cơ bản, chương trình giúp học sinh tiếp tục học lên trung học 
phổ thông, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động. Kết thúc cấp trung học cơ sở, 
học sinh biết đọc hiểu dựa trên kiến thức đầy đủ hơn, sâu hơn về văn học và tiếng Việt, 
cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân; biết viết các kiểu loại 
văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng) đúng quy cách, 
quy trình; biết trình bày dễ hiểu, mạch lạc các ý tưởng và cảm xúc; nói rõ ràng, đúng 
trọng tâm, có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; biết nghe hiểu với thái độ phù 
hợp và phản hồi hiệu quả. 
Từ việc cấu tạo chương trình mới đòi hỏi người giáo viên phải có một phương 
pháp hợp lí nhằm tích hợp hóa hoạt động của người học. Giáo viên đóng vai trò người 
tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ 
mình và được phát triển. Điều này tạo cho học sinh hướng tư duy hoàn toàn chủ động 
và sáng tạo, tạo được niềm hứng khởi cho cả người dạy và người học và đem lại hiệu 
quả tốt cho các em.
Văn tự sự là một trong sáu kiểu văn bản được dạy học ở bậc trung học cơ sở. 
Kỷ yếu hội thảo khoa học 127
Phương pháp dạy môn tập làm văn ở cấp THCS là dạy kĩ năng làm văn tổng hợp vận 
dụng kiến thức của môn ngữ văn và các môn học khác để tạo lập văn bản, trong đó 
phần tập làm văn tự sự thể hiện tính tổng hợp, tính đồng tâm rất cụ thể từ lớp 6 đến 
lớp 8. Rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự là một vấn đề có khả năng lớn trong việc rèn 
luyện và tích hợp được các kĩ năng khác như: dùng từ, đặt câu, cách sử dụng cấu trúc 
hội thoại trong một cuộc thoại, cách lập dàn ý, cách lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu 
biểu trong toàn bộ nội dung câu chuyện.Việc rèn luyện kĩ năng này cần phải thể hiện 
sự đổi mới trong phương pháp dạy học: tích hợp và tích cực giữa các chủ thể học sinh 
trong quá trình dạy học. Với tinh thần đó, trong khuôn khổ bài viết này tôi xin mạnh 
dạn đưa ra hướng đi nhằm đổi mới hoạt động rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự cho học 
sinh THCS.
II. Nội dung
1. Các yêu cầu cơ bản khi làm một bài văn tự sự
1.1. Hiểu khái niệm: Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự 
việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một 
ý nghĩa” (Ngữ văn 6, tập một, tr.28). Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự 
việc, tìm hiểu sự vật, đáp ứng yêu cầu nhận thức của người đọc, người nghe. Có nghĩa 
là trình bày một chuỗi sự việc nối tiếp nhau theo một trình tự hợp lý, có mở đầu, có 
diễn biến và kết thúc có ý nghĩa. Những trình tự thường gặp trong văn tự sự là trình 
tự thời gian, trình tự không gian, trình tự cuộc đời nhân vật, trình tự sự việc Người 
viết kể về việc đời, việc người để bày tỏ trực tiếp hay gián tiếp thái độ khen chê của 
mình đối với nhân vật.
1.2. Biết xác định cốt truyện và tạo tình huống: Phải xác định cốt truyện từ cuộc 
sống đời thực, không tưởng tượng viễn vông. Sáng tạo một tình huống bất ngờ, độc 
đáo có thể gây thú vị cho người đọc và chú trọng kể xoay quanh tình huống ấy, không 
ôm đồm sẽ tạo nhạt nhẽo cho bài viết.
1.3. Biết cách xây dựng nhân vật: Lựa chọn số lượng nhân vật phù hợp với cốt 
truyện. Cần chú ý tới việc khắc họa chân dung, tính cách nhân vật hay diễn biến tâm 
lý nhân vật (tùy thuộc nội dung, ý nghĩa của câu chuyện). Và các nhân vật ấy phải 
xuất phát từ những nguyên mẫu ngoài đời, không được bịa đặt không phù hợp.
1.4. Lựa chọn ngôi kể phù hợp với nội dung câu chuyện. Chọn cách viết lời kể, lời 
thoại phải cân nhắc, linh hoạt để tạo sức lôi cuốn người đọc, người nghe.
1.5. Biết cách sắp xếp một bố cục hợp lí theo một thư tự kể linh hoạt để nội dung, 
ý nghĩa câu chuyện được chuyển tải đầy đủ đến với người đọc.
Muốn làm được một bài văn tự sự đúng, trước tiên người viết cần nắm các yêu cầu 
cơ bản trên. Nhưng để làm được một bài văn tự sự hay, gây xúc động và để lại dư âm 
trong lòng người đọc thì không thể thiếu yếu tố biểu cảm.
2. Đổi mới hoạt động rèn kĩ năng viết văn tự sự giàu cảm xúc cho học sinh 
THCS
Muốn cho học sinh viết được những bài văn tự sự với những lời văn giàu cảm xúc, 
trước hết giáo viên phải giúp học sinh hiểu về những lời văn có tính biểu cảm cao, 
Kỷ yếu hội thảo khoa học128
hiểu và cảm nhận được cái hay của những dòng cảm xúc được thể hiện trong một số 
tác phẩm tự sự của các nhà văn được đưa vào trong chương trình này.
2.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những lời văn biểu cảm
Ở chương trình Ngữ văn lớp 6, SGK đưa vào tìm hiểu kiểu văn tự sự (tiếp nối có 
tính phát triển kiểu văn đã học ở bậc Tiểu học) với yêu cầu giúp học sinh hiểu để viết 
đúng văn tự sự với phương thức biểu đạt chính là tự sự và mục đích giao tiếp là trình 
bày diễn biến sự việc. Nhưng khi dạy, ngoài các yêu cầu cơ bản trên, giáo viên cũng 
cần giúp các em hiểu ngoài phương thức biểu đạt chính là tự sự, trong bài viết cần có 
sự xen lẫn các phương thức biểu đạt khác nhau như miêu tả và biểu cảm để hình ảnh 
trong văn hiện lên sinh động hơn và câu chuyện kể có ấn tượng sâu sắc hơn đối với 
người đọc. Bởi nếu chỉ sắp xếp các sự việc thôi thì lời văn sẽ trở nên khô, chuyện kể 
nhạt nhẽo, không đem lại rung động cho người đọc. Và như thế sẽ làm giảm đi tính 
hiệu quả của câu chuyện được kể. Hướng dẫn các em hiểu để vận dụng được ở lớp 6, 
lên lớp 8 các em sẽ nhuần nhuyễn trong cách viết để có được những bài văn tự sự hay. 
Đây cũng là một cách bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh. Vậy làm thế nào để 
có cảm xúc và đưa vào bài văn tự sự những dòng văn tự sự giàu cảm xúc? Cảm xúc có 
ngay trong mỗi chúng ta khi ta thể hiện thái độ yêu, ghét đối với những gì xung quanh 
mình. Ví dụ khi em bộc lộ tình cảm với mẹ bằng lời nói trực tiếp: “Con yêu mẹ lắm! 
Con nhớ mẹ quá!...”; hoặc cũng bộc lộ tình yêu ấy nhưng được thể hiện gián tiếp qua 
lời kể với người khác về những điều đáng quý ở mẹ (thể hiện tình yêu và niềm tự hào 
về người mẹ yêu quý của mình). Cảm xúc được đưa vào trong văn tự sự cũng như thế, 
không phải bao giờ cũng được bộc lộ trực tiếp qua các từ ngữ: yêu, thương, nhớ, vui, 
mừng, giậnqua những dòng suy nghĩ, những lời nói của nhân vật, mà còn được bộc 
lộ gián tiếp qua lời văn miêu tả hoặc kể chuyện. Người viết muốn bộc lộ được cảm xúc 
trong truyện kể thì trước hết phải đặt mình trong hoàn cảnh của nhân vật, tức là hóa 
thân vào nhân vật ấy để kể mới hiểu rõ về tâm trạng của nhân vật (sử dụng với ngôi kể 
thứ nhất); hoặc bộc lộ cảm xúc của mình về nhân vật trong truyện thì cần hiểu rõ về 
hoàn cảnh của nhân vật và đặt mình trong hoàn cảnh chứng kiến toàn bộ sự việc xảy 
ra đối với nhân vật được kể trong câu chuyện.
2.2. Tổ chức hoạt động giúp học sinh tự khám phá vẻ đẹp của lời văn
Giáo viên cần tổ chức các hoạt động để tăng cường sự hứng thú của học sinh, giúp 
học sinh có thể tự mình khám phá, hiểu và cảm nhận được cái hay của những lời văn 
tự sự giàu tính biểu cảm thể hiện trong các tác phẩm truyện được đưa vào chương trình 
dạy học. Giáo viên có thể chia nhóm để giao các nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: Cảm xúc của các nhân vật chính được thể hiện như thế nào trong Văn bản 
“Buổi học cuối cùng” của nhà văn Pháp An- phông- xơ Đô- đe ?
Yêu cầu học sinh thảo luận, trình bày các nội dung sau:
* Văn bản “Buổi học cuối cùng” của nhà văn Pháp An- phông- xơ Đô- đe (lớp 6) 
kể chuyện về một buổi học tiếng Pháp cuối cùng của một lớp học ở vùng An- dát trước 
khi bị quân Phổ chiếm đóng. Nhà văn đã xây dựng nhân vật cậu bé Phrăng, sử dụng 
ngôi kể thứ nhất và thực sự hóa thân vào nhân vật ấy để kể. Trong truyện, nhà văn chú 
Kỷ yếu hội thảo khoa học 129
ý đến dòng tâm trạng của cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha- men. Truyện sử dụng rất 
phù hợp các yếu tố biểu cảm: trực tiếp qua lời nói, suy nghĩ của nhân vật và gián tiếp 
qua lời văn miêu tả, kể chuyện có sử dụng các yếu tố biểu cảm.
- Cảm xúc của Ph răng khi thấy những thay đổi trên con đường đến trường và khi 
đến lớp học: ngạc nhiên, lo lắng và không hiểu chuyện gì xảy ra: “và tôi nghĩ mà 
không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây””
- Cảm xúc bất ngờ, giận dữ, choáng váng khi hiểu rõ nguyên do của những thay 
đổi ấy: “ Mấy lời đó làm tôi choáng váng. A! Quân khốn nạn”.
- Cảm thấy tự giận mình, ân hận khi không thể đọc thuộc quy tắc phân từ một cách 
rõ ràng: “tôi lúng túnglòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên”.
- Tiếc nuối vì đây là buổi học Pháp văn cuối cùng; kinh ngạc vì sao hôm nay lại 
hiểu bài đến thế; ngây thơ khi nghĩ: liệu người ta có bắt cả chim bồ câu cũng học tiếng 
Đức không
- Thấy thương thầy giáo Ha- men: “Tội nghiệp thầy!”
Bằng những lời văn kể giàu cảm xúc, nhà văn đã gợi lại không khí trong buổi học 
tiếng Pháp cuối cùng của người An- dát.. Người đọc xúc động trước những dòng tâm 
trạng, những cử chỉ, lời nói của Phrăng và thầy giáo Ha- men, đau đớn cùng người dân 
vùng An- dát trước cảnh họ sắp bị rơi vào vòng nô lệ. Ý nghĩa về vai trò tiếng nói mẹ 
đẻ trong mỗi con người, mỗi dân tộc sâu sắc hơn.
Nhóm 2: Cảm xúc của các nhân vật chính được thể hiện như thế nào trong Văn bản 
“Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh ?
Yêu cầu học sinh thảo luận, trình bày các nội dung sau:
* Tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh kể về buổi tựu trường đầu tiên 
của nhân vật tôi. Câu chuyện dường như không có cốt truyện: “Hôm nay tôi đi học” 
cũng không phải là tình huống truyện gay cấn truyện không chứa nhiều kịch tính, mâu 
thuẫn gay gắt, căng thẳng; truyện cũng không có nhiều những sự kiện; truyện chỉ chú 
ý quan tâm đến diến biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu đến trường: đó 
là cảm xúc mãnh liệt, dạt dào:
- Cảm xúc từ tâm trạng hồi hộp, náo nức, mơn man, bâng khuâng, xao xuyến:”
lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường lòng tôi lại bừng 
rộn rã”; hạnh phúc khi lần đầu tiên được mẹ cầm tay dắt đến trường.
- Cảm giác lúng túng, nặng nề khi cầm trên tay mấy quyển vở; non nớt, ngây thơ 
nghĩ:”chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước”.
- Cảm xúc khi tiếng trống trường vang dội: hồi hộp đến nín thở, lo sợ;”..cảm thấy 
chơ vơvụng về, lúng túng”.
- Cảm xúc khi thầy giáo gọi đến tên mình: tim như ngừng đập, giật mình lúng 
túng
Để diễn tả dòng cảm xúc ấy như một cách chân thành, nhà văn đã sử dụng ngôi kể 
thứ nhất và nhiều các tính từ miêu tả tâm trạng, giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng gieo 
vào lòng người đọc bao nỗi niềm bâng khuâng, bao rung cảm nhẹ nhàng, trong sáng 
và dường như được sống lại cùng tác giả trong những ngày đầu tiên đến trường ấy.
Kỷ yếu hội thảo khoa học130
Nhóm 3: Cảm xúc của các nhân vật chính được thể hiện như thế nào trong Truyện 
ngắn “lão Hạc” của nhà văn Nam Cao ?
Yêu cầu học sinh thảo luận, trình bày các nội dung sau:
* Truyện ngắn “lão Hạc” của nhà văn Nam Cao không giống kết cấu truyện “Tôi 
đi học” của Thanh Tịnh. Truyện kể lại một phần đời của người nông dân nghèo trong 
xã cũ (nhân vật chính là lão Hạc) qua lời kể của ông giáo (người chứng kiến toàn bộ 
chặng đời của lão Hạc). Truyện có ấn tượng với người đọc bởi nhiều yếu tố: cách xây 
dựng nhân vật, cốt truyện, tình huống truyện bất ngờ. Truyện thành công còn bởi tác 
giả sử dụng phù hợp những lời văn giàu tính biểu cảm: trực tiếp qua suy nghĩ của nhân 
vật ông giáo (là hiện thân của nhà văn) về cuộc đời và con người; gián tiếp qua những 
lời văn miêu tả; hay sử dụng các câu cảm thán, câu hỏi tu từ.
- Cảm xúc của ông giáo về cái nghèo, về sự túng quẫn để rồi phải tiếc nuối bởi 
không giữ lại được cho mình thứ đáng quý nhất- những thứ đem lại cho họ một niềm 
vui trong cuộc sống nghèo ấy:
” Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu! Lão quý con chó 
vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi”
- Cảm xúc của ông giáo về cuộc sống nghèo khổ, bần cùng của người nông dân 
trước cách mạng tháng 8 đã làm lấn át, làm che lấp mất cái bản tính tốt của họ: “ Chao 
ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ 
gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổitoàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không 
bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương”
- Bày tỏ nỗi đau đớn, tuyệt vọng khi nghĩ rằng cái bản tính tốt rất đáng quý vốn 
có của con người lại bị cái nghèo hủy hoại. Từ những cảm xúc ấy, tác giả đã đưa đến 
cho người đọc một sự suy ngẫm về cuộc đời và con người, về số phận của người nông 
dân trong xã hội cũ. Để từ đó tạo được ở người đọc lòng thương yêu, sự đồng cảm sâu 
sắc với số phận nghèo hèn của họ đồng thời biết trân trọng những vẻ đẹp phẩm chất 
vượt lên trên cuộc sống bần cùng của con người.
Hầu hết trong tác phẩm truyện, nhà văn ngoài việc quan tâm đến cốt truyện, cách 
xây dựng nhân vật, tạo dựng các tình huốngcòn biết đưa vào hiệu quả các bài văn 
giàu cảm xúc để câu chuyện để lại được dư âm trong lòng bạn đọc. Đây là một trong 
những yếu tố quan trọng làm nên thành công của tác phẩm. Bởi thế trong khi dạy, GV 
cần đưa ra và phân tích các yếu tố biểu cảm được sử dụng trong các tác phẩm truyện 
để học sinh hiểu, cảm nhận được cái hay của các bài văn ấy và ý thức được muốn viết 
một bài văn tự sự hay, cần thiết đưa vào các yếu biểu cảm; hơn nữa các em cũng học 
tập được cách viết văn tự sự giàu tính biểu cảm từ các nhà văn.
2.3. Hướng dẫn học sinh cách viết các lời văn giàu cảm xúc trong văn bản tự sự
 Trong văn bản tự sự, cảm xúc không chỉ xuất hiện trong một vài từ hay một vài 
câu mà là xuất hiện trong tất cả các phần, cảm xúc như chất keo dính kết các sự việc 
góp phần đem lại cho người đọc một sự suy ngẫm sâu sắc về nội dung, ý nghĩa của câu 
chuyện. Có nhiều cách để bộc lộ cảm xúc trong văn tự sự: Nếu kể chuện theo ngôi thứ 
nhất, người kể cần hóa thân vào nhân vật để kể mới hiểu rõ tâm trạng của nhân vật ấy 
Kỷ yếu hội thảo khoa học 131
và có thể trực tiếp nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ của mình, cảm xúc sẽ chân thành 
hơn, câu chuyện hiện lên như thật (vì nhân vật tôi không phải bao giờ cũng là tác giả). 
Còn nếu truyện được kể theo ngôi thứ 3 thì người viết cần hiểu rõ về hoàn cảnh của 
nhân vật để có thể diễn tả được cảm xúc của nhân vật ấy về các sự việc diễn ra trong 
câu chuyện. Cảm xúc có thể bộ lộ trực tiếp qua suy nghĩ, lời nói của nhân vật cũng có 
thể bộc lộ gián tiếp qua những lời văn miêu tả hoặc tự sự về con người, cuộc đời hay 
về sự việc được kể trong truyện. Trong bố cục của một bài văn tự sự, ngoài những ý 
cơ bản cần thiết để kể về nội dung câu chuyện (các nhân vật, chuỗi sự việc, tình huống 
truyện) thì cảm xúc cần được đưa vào xen lẫn trong cả ba phần:
+ Mở bài: Cảm xúc thường xuất hiện ngay trong lời văn giới thiệu câu chuyện sắp 
kể.
+ Thân bài: Cảm xúc ở trong lời kể các đoạn truyện, tình huống truyện.
Cảm xúc đằng sau câu chuyện: nâng cao, mở rộng suy nghĩ từ câu chuyện (nếu 
có).
+ Kết bài: cảm xúc để lắng kết lại câu chuyện, để lại dư âm trong lòng người đọc.
Dạy văn không chỉ giúp học sinh hiểu về các tác phẩm , hiểu cách viết các kiểu 
văn mà còn khơi dậy và bồi đắp tâm hồn tình cảm cho các em, bởi thế, khi dạy văn tự 
sự, ngoài việc hướng dẫn các em nắm vững các yếu tố cơ bản, cần giúp các em hiểu để 
đưa vào bài viết của mình những lời văn tự sự giàu cảm xúc. Nếu làm được điều này, 
giáo viên không chỉ giúp học sinh có những bài văn tự sự hay mà còn làm giàu thêm 
tâm hồn tình cảm ở các em.
Suy nghĩ, tìm tòi để có một phương pháp dạy phù hợp với mỗi kiểu bài là một 
nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên. Để học sinh viết được một kiểu văn đúng và 
hay cần trải qua một quá trình rèn luyện và cung cấp kiến thức về cách làm cho các 
em. Cụ thể khi dạy các tiết rèn luyện về viết văn tự sự, giáo viên cần phải:
- Nhận thức được để viết một bài văn tự sự hay cần thiết phải đưa vào bài các yếu 
tố biểu cảm. Vậy nên ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức về cách làm bài văn 
tự sự (là phương thức trình bày một chuỗi sự việc liên quan đến nhau cuối cùng dẫn 
đến một kết thúc có ý nghĩa) thì giáo viên phải chú ý hướng dẫn cho học sinh cách 
đưa các yếu tố biểu cảm vào bài văn tự sự.
- Trước hết, giúp các em hiểu tình cảm, cảm xúc có xung quanh cuộc sống con 
người, hiểu về các lời văn có tính biểu cảm cao. Và khi dạy các văn bản tự sự (mà 
trong đó nhà văn sử dụng xen lẫn phương thức biểu đạt biểu cảm có hiệu quả) giáo 
viên cần phân tích những yếu tố biểu cảm để học sinh hiểu được tác dụng của việc đưa 
những lời văn biểu cảm vào bài viết tự sự của mình.
- Giúp học sinh biết cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài viết của mình bằng trực tiếp 
hoặc gián tiếp (phụ thuộc vào nội dung câu chuyện kể).
- Hướng dẫn các em, khi kể chuyện cần đứng vào hoàn cảnh của nhân vật trong 
truyện để kể, tìm tình huống đặc sắc để có thể viết các lời văn biểu cảm dễ hơn.
- Trong các tiết dạy tìm hiểu về bố cục một bài văn tự sự, giáo viên cần hướng dẫn 
học sinh xen lẫn các yếu tố biểu cảm vào trong các phần: cảm xúc về sự việc hoặc 
Kỷ yếu hội thảo khoa học132
nhân vật được kể trong truyện.
III. Kết luận
Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục bởi đó là “Quốc 
sách hàng đầu”. Ngay từ nghị quyết trung ương IV khóa VII đã xác đinh phải “khuyến 
khích tự học”, phải “áp dụng” những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng 
cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề để trở thành con 
người năng động, sáng tạo trong tương lai. Môn Ngữ văn trong chương trình THCS 
nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện 
các kĩ năng tạo lập văn bản một cách sáng tạo cho học sinh. Nhận thức rõ điều đó, các 
thầy cô giáo đã tích cực đổi mới phương pháp, tìm ra những cách dạy học mới và hay 
nhằm phát huy năng lực sáng tạo của các em. 
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà 
Nội
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) , Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ 
văn, Hà Nội
3. Cao Xuân Bích( 2013), Rèn luyện kĩ năng làm văn ở trung học cơ sở, NXBGD
4. Đỗ Ngọc Thống (2018), Định hướng đổi mới chương trình môn Ngữ văn, 
Bigschool.vn
5. Nhiều tác giả , Sách giáo khoa, Sách giáo viên Ngữ văn 6,7,8, (2018), NXBGD

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_hoat_dong_ren_ki_nang_viet_van_tu_su_cho_hoc_sinh_tr.pdf