Đo tham số chấn động rung trong quản lý môi trường bằng các máy thăm dò địa chấn

Các hoạt động sản xuất công nghiệp như nổ

mìn khai thác đá, hoạt động của các máy quay ly

tâm tải trọng động lớn, đóng cọc cừ bê tông, giao

thông, luôn phát sinh các chấn động rung (còn

gọi là rung động) lan truyền trong môi trường gây

ra các thiệt hại về vật chất và sức khỏe cho cộng

đồng dân cư lân cận cần được theo dõi.

Tại một số địa phương, công tác giám sát định

kỳ hàng năm về đánh giá tác động môi trường bao

gồm thu thập các thông số về không khí, bụi, nước,

tiếng ồn, rung động,. được các xí nghiệp khai mỏ,

cơ sở sản xuất, công trường xây dựng thực hiện

theo Luật Môi trường và các quy định hiện hành.

Bên cạnh đó một số địa phương và ngành quản lý,

việc đo đạc các thông số chấn động rung chưa đưa

vào chương trình giám sát định kỳ hoặc chỉ yêu

cầu doanh nghiệp đo đạc khi xung quanh vùng khai

thác mỏ có mật độ dân cư cao [1, 3]

Đo tham số chấn động rung trong quản lý môi trường bằng các máy thăm dò địa chấn trang 1

Trang 1

Đo tham số chấn động rung trong quản lý môi trường bằng các máy thăm dò địa chấn trang 2

Trang 2

Đo tham số chấn động rung trong quản lý môi trường bằng các máy thăm dò địa chấn trang 3

Trang 3

Đo tham số chấn động rung trong quản lý môi trường bằng các máy thăm dò địa chấn trang 4

Trang 4

Đo tham số chấn động rung trong quản lý môi trường bằng các máy thăm dò địa chấn trang 5

Trang 5

Đo tham số chấn động rung trong quản lý môi trường bằng các máy thăm dò địa chấn trang 6

Trang 6

Đo tham số chấn động rung trong quản lý môi trường bằng các máy thăm dò địa chấn trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 9200
Bạn đang xem tài liệu "Đo tham số chấn động rung trong quản lý môi trường bằng các máy thăm dò địa chấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đo tham số chấn động rung trong quản lý môi trường bằng các máy thăm dò địa chấn

Đo tham số chấn động rung trong quản lý môi trường bằng các máy thăm dò địa chấn
 224
33(2)[CĐ], 224-230 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2011 
ĐO THAM SỐ CHẤN ĐỘNG RUNG 
TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG 
CÁC MÁY THĂM DÒ ĐỊA CHẤN 
VŨ TRỌNG TẤN, NGUYỄN NGỌC THU, VÕ THỊ HỒNG QUYÊN 
E-mail: vutrongtan@gmail.com 
Trung tâm Địa vật lý - Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam 
Ngày nhận bài: 4-4-2011 
1. Mở đầu 
Các hoạt động sản xuất công nghiệp như nổ 
mìn khai thác đá, hoạt động của các máy quay ly 
tâm tải trọng động lớn, đóng cọc cừ bê tông, giao 
thông, luôn phát sinh các chấn động rung (còn 
gọi là rung động) lan truyền trong môi trường gây 
ra các thiệt hại về vật chất và sức khỏe cho cộng 
đồng dân cư lân cận cần được theo dõi. 
Tại một số địa phương, công tác giám sát định 
kỳ hàng năm về đánh giá tác động môi trường bao 
gồm thu thập các thông số về không khí, bụi, nước, 
tiếng ồn, rung động,... được các xí nghiệp khai mỏ, 
cơ sở sản xuất, công trường xây dựng thực hiện 
theo Luật Môi trường và các quy định hiện hành. 
Bên cạnh đó một số địa phương và ngành quản lý, 
việc đo đạc các thông số chấn động rung chưa đưa 
vào chương trình giám sát định kỳ hoặc chỉ yêu 
cầu doanh nghiệp đo đạc khi xung quanh vùng khai 
thác mỏ có mật độ dân cư cao [1, 3]. 
Hiện nay ở Việt Nam các quy định về tham số 
chấn động rung, máy đo và phương pháp đo chỉ 
dừng lại ở mức độ khái quát thông qua các tiêu 
chuẩn và quy chuẩn như: TCVN 6963-2001, 
TCVN 7378:2004 và QCVN 27:2010/BTNMT. 
Phương pháp đo được giới thiệu trong tiêu chuẩn 
bao gồm các loại máy đo ít phổ biến và có chế độ 
định sẵn, việc chuẩn định các máy này để có được 
các thông số chính xác cũng chưa được hướng dẫn 
cụ thể. Từ thực tế phương pháp đo tham số chấn 
động rung gây ra do các hoạt động sản xuất công 
nghiệp bằng các trạm máy thăm dò địa chấn có sẵn 
trong công tác địa vật lý cho phép thực hiện đo và 
đánh giá tác động môi trường. 
2. Khái quát về rung động 
Chấn động rung (hay rung động) phát sinh từ 
yếu tố tự nhiên và yếu tố con người. Hoạt động 
kiến tạo trong vỏ Trái Đất như động đất, núi lửa là 
các tai biến tự nhiên, năng lượng giải phóng ra 
truyền bên dưới mặt đất tạo nên các rung động ở 
nhiều cấp độ khác nhau. Đây là những hiện tượng 
mà thời điểm phát sinh, con người chưa hoàn toàn 
xác định trước được. Các nguồn phát sinh chấn 
động gây ra do hoạt động của con người như: hoạt 
động giao thông đường bộ, đường sắt; vận hành 
các thiết bị công nghiệp như các máy nghiền sàng, 
máy quay ly tâm trong đúc bê tông và nghiền xi 
măng, bơm thủy lực; hoạt động xây dựng sử dụng 
búa máy đóng cọc bê tông vào nền móng công 
trình; các vụ nổ trong khai thác khoáng sản [2]. 
Trong bài báo này, chúng tôi chủ yếu xét hoạt 
động công nghiệp phát sinh chấn động rung từ quá 
trình nổ mìn trong lỗ khoan của các mỏ khai thác 
đá xây dựng. 
3. Rung động do nổ mìn trong khai thác đá xây 
dựng 
Thuốc nổ và phụ kiện nổ dùng trong công 
nghiệp gọi chung là vật liệu nổ công nghiệp 
(VLNCN). Khi phối hợp với các phương tiện nổ 
khác nhau để kích hoạt lượng thuốc nổ sẽ tạo ra 
các phương pháp nổ mìn khác nhau nhằm đạt được 
hiệu quả tối đa công năng khai thác và an toàn. 
Theo một nghĩa đơn giản, nổ mìn trong lỗ khoan là 
 225
một phản ứng hóa học giữa thuốc nổ với không khí 
sinh ra một khối khí với áp suất rất lớn (khoảng 
105Kg/cm3) và nhiệt độ rất cao. Khối khí này đập 
vào phần đá xung quanh lỗ khoan chứa thuốc nổ. 
Năng lượng giải phóng rất nhanh. Đây là pha thứ 
nhất của quá trình nổ mìn. Pha thứ hai, tiếp nối 
ngay sau pha thứ nhất, là pha truyền sóng nén và 
sóng va đập. Khi mặt sóng dịch chuyển tới, nó sẽ 
gặp môi trường bất đồng nhất hoặc các mặt ranh 
giới. Tại đó, một phần năng lượng được truyền 
qua, phần còn lại sẽ phản xạ. Trong quá trình 
truyền sóng, khối khí mang áp suất lớn nhiệt độ 
cao này sẽ lan truyền và xâm nhập theo mọi hướng 
vào các khe, vết nứt hoặc một đới bất liên tục nào 
đó, hoặc cả những ranh giới liên kết của các lớp, 
và một khi những khối đá bị vỡ và bị rời ra khỏi 
khối đá gốc, sẽ không còn lực tác dụng nào xuất 
hiện sau đó nữa vì nguồn năng lượng nổ được giải 
phóng hết. Toàn bộ quá trình này diễn ra chỉ trong 
vài mili giây tính từ khi khởi nổ. Phần năng lượng 
không tham gia vào việc phá hủy đá, có thể gọi là 
năng lượng hao phí. Nó được chuyển hóa ra các 
dạng khác là chấn động rung, sóng va đập không 
khí, sóng chấn động trong các mạch nước và nhiệt 
độ [2]. Trong trường hợp này, rung động là một 
dạng chuyển động hình thành bởi nguồn năng 
lượng do nổ mìn cộng với một phần phát sinh khi 
có sự chuyển động của khối đá. Rung động là hệ 
quả không mong muốn của quá trình nổ mìn phá đá 
và truyền ra môi trường xung quanh gây ảnh 
hưởng xấu đến đời sống và công trình. 
Sóng rung động sinh ra khi nổ mìn có thể chia 
thành hai loại chính: sóng dọc, sóng ngang và sóng 
mặt. Một rung động toàn diện được đánh giá 
bởi ba thành phần trực giao với nhau theo ba 
hướng sau: Ngang - dịch chuyển ngang ở một góc 
thích hợp so với điểm nổ; Thẳng đứng; Dọc - dịch 
chuyển dọc trên một đường thẳng giữa tuyến đo và 
nơi nổ mìn. 
Ở khoảng cách gần nguồn nổ, sóng rung sinh ra 
chủ yếu là sóng khối. Các sóng này lan truyền theo 
dạng cầu về các hướng xung quanh nguồn nổ cho 
đến khi gặp một mặt ranh giới. Ranh giới này có 
thể là lớp đá khác, mặt thoáng, khe nứt, chỗ tiếp 
xúc, bề mặt hoặc là lớp đất. Khi sóng khối gặp các 
ranh giới này sẽ sinh ra sóng mặt. Khi sóng khối 
tiếp xúc với một mặt thoáng, vận tốc đỉnh sẽ tăng 
gần gấp đôi, do vậy nếu các phương pháp đo rung 
thông thường khi đặt máy ghi không phù hợp sẽ 
cho ra kết quả không đúng [2]. 
Tốc độ rung động truyền ra môi trường trong 
một đơn vị thời gian gọi là vận tốc truyền, và sự 
mất năng lượng trên đường truyền gọi là sự suy 
giảm chấn động. 
Để mô tả chi tiết hơn các thành phần của rung 
động nổ mìn, có thể dựa vào so sánh tương đối 
giữa rung động trên mặt đất với sự chuyển động 
của một phần tử đang nổi trên mặt nước hồ ... nh 
cho một đơn vị thời gian. 
Việc quan trắc sóng được thực hiện bằng cách 
ghi các dao động của mặt đất tại những vị trí nhất 
định. Đồ thị dao động đó được gọi là hình dạng 
sóng hay biểu đồ sóng, nó biểu diễn sự thay đổi 
của các dịch chuyển môi trường theo thời gian tại 
điểm quan sát. Dao động sóng là đồ thị có dạng 
hình sin tắt dần. Độ tắt dần tỷ lệ thuận với 
tỷ số Vs/Vp (tỷ số tốc độ n) của môi trường vùng 
đặt nguồn. 
Biên độ sóng quan sát được ở một vị trí nhất 
định phụ thuộc vào công suất và các điều kiện 
nguồn phát, bao gồm: bán kính a của lỗ hỗng, biên 
độ áp suất kích, tỷ số tốc độ n và mật độ ρ của môi 
trường đặt nguồn. 
Tần số dao động phụ thuộc vào bán kính lỗ 
hổng, tỷ số tốc độ n và tốc độ truyền sóng ngang 
Vs. Các dao động tần số thấp được hình thành khi 
bán kính a lớn, tốc độ truyền sóng ngang nhỏ và tỷ 
 226
số tốc độ lớn. Khi a nhỏ, Vs lớn, n nhỏ các dao 
động được hình thành có tần số cao. 
4. Phương pháp đo chấn động rung 
4.1. Yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá 
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) áp dụng đối với 
việc đo chấn động rung đã được nghiên cứu, tổng 
hợp từ các tiêu chuẩn, quy chuẩn tương đương 
đang sử dụng trên thế giới (ISO, ASTM, ANSI, 
USSR, DIN,...). Hiện nay có trên 10 tiêu chuẩn quy 
định các vấn đề liên quan về thiết bị, phương pháp 
sử dụng, thông số đo và những mức giới hạn rung 
động ra môi trường cho phép, áp dụng cho nhiều 
đối tượng gây rung và chịu tác động bởi rung. Tuy 
vậy, các tiêu chuẩn này cần phải nghiên cứu trên 
thực tế để chi tiết hóa các tiêu chuẩn hơn nữa sao 
cho dễ dàng sử dụng, đa dạng về thiết bị, thống 
nhất về quy trình đánh giá theo từng trường hợp, 
đối tượng một cách chính xác và hiệu quả kinh tế. 
Sau đây là một số thuật ngữ chuyên dùng, yêu 
cầu về thiết bị đo, phương pháp đo, trong công tác 
đo rung (trích dẫn từ các bộ TCVN và do Trung 
tâm thông tin Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt 
Nam phát hành). 
Gia tốc: là một trong những đại lượng cơ bản 
của rung động. Gia tốc chuyển động tịnh tiến được 
biểu thị bằng mét trên giây bình phương (m/s2) và 
gia tốc chuyển động quay được biểu thị bằng 
radian trên giây bình phương (rad/s2). Đại lượng 
được sử dụng là các giá trị trung bình bình phương 
(r.m.s), (TCVN 6964-1:2001). Trong các trường 
hợp rung động có tần số rất thấp hoặc tín hiệu rung 
động yếu, có thể tiến hành đo vận tốc rung động và 
chuyển đổi sang gia tốc rung động. 
Giá trị đỉnh tương đương (EQ peak): là đại 
lượng trung bình của các giá trị cực đại của gia tốc 
rung trong một khoảng thời gian. 
Giá trị hiệu dụng (r.m.s): là giá trị trung bình 
bình phương, được xác định theo công thức: 
∫= Tsmr dttaTA 0
2
.. ).(.
1
trong đó: Ar.m.s là giá trị hiệu dụng của gia tốc rung 
r.m.s, tính bằng mét trên giây bình phương; a(t) là 
gia tốc rung, tính bằng m/s2 ; T là khoảng thời gian 
đo, tính bằng giây. 
Điểm đo cơ bản: Là điểm đo nằm trên đường 
ranh giới giữa đường giao thông và khu công cộng 
- dân cư. 
Điểm đo suy giảm: Là các điểm đo để đo mức 
rung suy giảm, nằm trong phạm vi khu vực công 
cộng - dân cư, trên đường lan truyền rung từ điểm 
đo cơ bản và nối tiếp nhau, cách đều nhau theo một 
khoảng cách nhất định (3m, 5m,... tùy thuộc vào 
yêu cầu cần xét). 
Thời gian đo: Thời gian đo cần đủ để đảm bảo 
tính chính xác thống kê. 
Thiết bị: Dùng các thiết bị đo chuyên dụng ít 
nhất phải gồm các thiết bị sau: Cảm biến; Thiết bị 
chuyển đổi tín hiệu; Thiết bị đọc và ghi kết quả đo. 
Thiết bị đo phải có các đặc tính kỹ thuật tối thiểu 
như sau: Dải tần số đo: 1 Hz - 300 Hz; Gia tốc: 
0,005 m/s2 - 200 m/s2; Đại lượng đo được: Giá trị 
đỉnh tương đương (EQ peak), Giá trị hiệu dụng 
(r.m.s). 
Các quy trình đánh giá thông số rung động 
được xác định trong TCVN 6964 (ISO 2631) đã sát 
nhập phương pháp lấy trung bình giá trị rung động 
theo thời gian và cả dải tần số đo. Thiết bị đo phải 
có dải động đủ lớn đối với các tín hiệu cao nhất và 
thấp nhất. Các tín hiệu được ghi trước khi phân tích 
được lọc bằng bộ lọc tần số thấp có ngưỡng cắt -
3dB (khoảng 1,5 lần tần số đo cao nhất) để tăng 
cao nhất tỷ lệ tín hiệu so với nhiễu và tính chất 
tuyến tính của pha dao động trong dải tần số đặc 
trưng (TCVN 6964 - ISO 2631). 
4.2. Sử dụng máy thăm dò địa chấn đo tham số 
rung động 
Đối với các mỏ khai thác đá bằng nổ mìn, 
nguồn nổ được xác định là nguồn cầu dọc và có 
phương truyền sóng là phương tỏa tia nên tuyến 
quan sát thường được bố trí hướng vào tâm nguồn 
nổ. Cần tuân thủ các nguyên tắc về an toàn theo qui 
định của mỏ trong quá trình tham gia đo tại công 
trường. Khi đo trong vùng bán kính nguy hiểm 
(cách tâm bãi nổ mìn dưới 300m), phải yêu cầu hỗ 
trợ các phương tiện che chắn đá văng [4]. 
Số lượng điểm thu cần thiết trên mỗi tuyến để 
đánh giá mức suy giảm rung do người đo tự quyết 
định theo thực tế tại hiện trường và theo yêu cầu 
mục đích của lần đo. Tuy nhiên cần bố trí đủ số 
lượng các kênh để đo các thành phần ngang và 
thẳng đứng rải đều trên tuyến. 
(1) 
 227
Để đánh giá các đặc trưng riêng về rung động 
(các tần số rung động) của một công trình xây 
dựng đòi hỏi bố trí và lựa chọn một số điểm đo hợp 
lý. Số lượng này phụ thuộc vào kích thước và mức 
độ phức tạp của công trình xây dựng. Chẳng hạn, 
để xác định ảnh hưởng của rung động do các 
nguồn lan truyền trong môi trường, tác động lên 
tòa nhà thì cách tốt nhất chọn vị trí đặt các cảm 
biến nằm trên hoặc gần móng nhà. Nếu không thể 
đo trên móng nhà thì chọn điểm đo điển hình trên 
tường ngoài chịu lực chính ở độ cao sàn tầng trệt. 
Việc xác định độ dịch chuyển của kết cấu hoặc 
biến dạng trượt của tòa nhà cần có các thông số đo 
trực tiếp trên các thành phần chịu lực tạo nên độ 
cứng của kết cấu, hầu hết là các phép đo theo ba 
phương ở các góc chính của công trình. Phần lớn 
các trường hợp thực tế, do giới hạn khách quan nên 
phải đồng nhất các dạng cơ bản và đo các đặc tính 
tối đa trong toàn kết cấu đồng thời kết hợp quan sát 
các thành phần như sàn, tường và cửa sổ. 
4.2.1. Máy địa chấn 
Khi quan trắc chấn động trong phạm vi bán 
kính lớn xung quanh một nguồn gây chấn để xác 
định bán kính an toàn cho khu vực lân cận thì việc 
lựa chọn hệ thống ghi nhận bằng các trạm ghi địa 
chấn có khả năng thích ứng với mọi điều kiện địa 
hình và đáp ứng dải tần số rộng. 
Có một số hệ máy ghi địa chấn thường thấy 
hiện nay và có thể sử dụng như Seistronix 
RAS-24, Terraloc MARK 6, Model 16S 12 and 
24 Channel Seismographs, Model 12S12L Channel 
Seismograph, [4]. 
4.2.2. Đặt thiết bị 
Cách gắn geophone: 
- Gắn geophone lên bề mặt đất kề đối tượng đo 
(sàn, nền nhà hay mặt đất,...) và hướng về phía 
nguồn rung để thu được các tín hiệu rung trung 
thực. Tránh đo trên đường đi nếu có thể; 
- Khi đo rung trên nền đất, geophone được gắn 
trên một cọc sắt có đường kính tương đương 
Φ ≥ 16mm, đóng sâu xuống đất khoảng từ 20 đến 
40cm. Đầu cọc sắt này không được nhô cao hơn 
mặt đất quá 2cm. 
Tính toán: 
Mức gia tốc rung La tính bằng dexiben (dB), 
theo công thức sau: 
 )/lg(20 0AALa = 
trong đó A0 = 10-5 m/s2 
A là gia tốc rung, tính bằng mét trên giây bình 
phương, được đo trực tiếp trên máy theo giá trị 
r.m.s hoặc tính toán theo hàm số (1) khi sử dụng 
các hệ máy địa chấn [4]. 
5. Kết quả đo chấn động rung tại các mỏ đá xây 
dựng tỉnh Đồng Nai 
Dự án đo kiểm tra đánh giá các thông số chấn 
động rung tại các mỏ khai thác đá xây dựng tại tỉnh 
Đồng Nai bao gồm trên 30 tuyến đo địa chấn được 
bố trí hướng đến tâm các bãi mìn (hình 1). 
Hình 1. Sơ đồ mô phỏng vị trí máy đo rung 
Kết quả đo chấn động rung khi nổ mìn cho thấy 
tại mỗi mỏ đều có mức độ chấn động rung và 
khoảng cách an toàn do chấn động rung đo được 
khác nhau. Dựa trên cơ sở tài liệu đo được tại hiện 
trường ở từng bãi nổ, tập thể tác giả đã tiến hành 
xử lý tài liệu để xây dựng biểu đồ cho từng mỏ 
nhằm làm sáng tỏ quy luật phát sinh chấn động 
rung, so sánh với QCVN 27-2010 về chấn động 
(2) 
 228
rung nhằm xác lập khoảng cách an toàn cho mỗi 
mỏ và cung cấp thông số cho các nhà quản lý 
môi trường. 
5.1. Xử lý và xây dựng tài liệu 
Các kết quả đo rung động do nổ mìn tại mỗi 
một mỏ trong được thể hiện theo các dạng tài 
liệu sau: 
- Đồ thị biểu diễn gia tốc rung động trung bình 
(dB) lúc nổ mìn; 
- Biểu đồ gia tốc rung động lúc nổ mìn (m/s2). 
Đồ thị biểu diễn gia tốc rung 
Gia tốc rung là giá trị gia tốc tổng được tính 
theo giá trị bình phương trung bình của phép cộng 
vectơ các gia tốc rung động ghi nhận được theo 
phương ngang và phương thẳng đứng. Đồ thị gia 
tốc rung được thể hiện theo ba thời điểm quan trắc 
khác nhau (trước nổ, khi nổ mìn và sau thời điểm 
nổ mìn) và biểu diễn quy luật biến đổi (suy giảm 
giá trị rung động) theo phương kéo dài, quy luật 
này được mô phỏng tương ứng với hàm mũ: 
 y = a.bx (3) 
Trong đó: y là giá trị gia tốc tại vị trí có khoảng 
cách x(m) từ tâm nổ đến điểm nội suy; a và b là các 
hệ số nhận được trên cơ sở các dữ liệu quan trắc 
thực tế tại từng mỏ. Các dạng tài liệu biểu diễn 
kết quả: 
Biểu đồ sóng rung động 
Thể hiện mức độ rung động (miliVolt) tại một 
số vị trí trên tuyến quan trắc. Biểu đồ cho ta thấy 
sơ bộ tính chất sóng bao gồm tần số, chu kỳ và 
biên độ tại từng vị trí máy thu và trên tuyến quan 
sát (hình 2). 
Biểu đồ gia tốc rung động 
Thể hiện gia tốc rung động trước nổ, khi nổ 
mìn và sau thời điểm nổ mìn (dB), biểu đồ suy 
giảm gia tốc theo khoảng cách (hình 3). 
-10
-5
0
5
10
6 7 8 9 10 11 12
a
-10
-5
0
5
10
Hình 2. Đồ thị sóng tại mỏ Tân Hạnh, a: geophone đứng, b: geophone ngang 
 229
Hình 3. Đồ thị biểu diễn gia tốc rung tại mỏ Tân Hạnh 
5.2. Kết quả quan trắc chấn động rung tại các mỏ 
Kết quả quan trắc thông số rung động còn được 
tổng hợp dưới dạng các bảng giá trị đo đạc tại các
vị trí đặt máy thu cụ thể và giá trị quy luật biến đổi 
được tính theo hàm suy giảm (3) theo từng mỏ hoặc 
trong một mỏ với nhiều quy mô bãi nổ (bảng 1). 
Bảng 1. Kết quả đo gia tốc rung tại các mỏ đá 
Mỏ Hang Nai 
Vị trí (m) ĐVT 211 233 250 266 277 288 293 
Lúc nổ mìn 11h30’ dB 56,9 55,0 54,6 56,6 55,8 56,8 56,1 
Quy luật biến đổi dB 56,38 56,19 56,05 55,91 55,82 55,73 55,68 
Mỏ Tân Hạnh 
Vị trí (m) ĐVT 252,07 262,14 267,18 272,22 277,27 282,31 292,41 
Lúc nổ mìn 11h5’21” dB 72,59 72,21 73,37 71,21 69,91 71,64 68,71 
Quy luật biến đổi dB 73,3 72,3 71,8 71,4 70,9 70,4 69,5 
Mỏ Sok Lu 6 
Vị trí (m) ĐVT 260,5 265,9 271,4 276,8 282,3 287,7 293,1 
Lúc nổ mìn 11h05'21" dB 68,9 67,5 67,6 70,6 69,5 68,5 66,4 
Quy luật biến đổi dB 69,6 69,3 69,0 68,7 68,4 68,0 67,7 
 230
Để đối sánh mức độ khác nhau giữa các mỏ về 
mức độ, thời gian chấn động và khoảng cách an 
toàn theo QCVN 27:2010 có thể xem bảng 2. 
Bảng 2. Bảng gia tốc rung đáp ứng QCVN 27:2010 
(Khoảng cách tối thiểu theo quy luật suy giảm 
gia tốc đo thực tế) 
Mỏ Hang Nai Tân Hạnh Sok Lu 6 
Thuốc nổ (kg) 850 1428 2900 
Khoảng cách tới điểm
nổ (m) 100 300 170 
Gia tốc (dB) 57,4 68,78 74,7 
QCVN 27:2010 75 
Từ kết quả quan trắc và tính toán gia tốc rung 
động do nổ mìn trên các mỏ có thể rút ra một số 
nhận xét sau: 
- Gia tốc rung động quan trắc được trên từng 
mỏ có quy luật suy giảm theo khoảng cách, quy 
luật này có thể được mô phỏng theo hàm (3). Sự 
suy giảm theo khoảng cách không chỉ phụ thuộc 
vào khối lượng thuốc nổ mà còn phụ thuộc mạnh 
mẽ vào môi trường nổ, đặc điểm địa chất trong 
khu vực. 
- Các phương pháp nổ mìn đang áp dụng hiện 
nay như vi sai truyền thống, vi sai phi điện, vi sai 
dây nổ rải mặt, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau 
quyết định đến tham số chấn động rung tại từng 
mỏ, thời gian tắt chấn động. 
6. Kết luận 
Phương pháp đo chấn động rung nhằm mục 
đích cung cấp một trong các chỉ tiêu đánh giá tác 
động môi trường tại các khu vực có hoạt động sản 
xuất công nghiệp. Việc áp dụng phương pháp đo 
bằng các thiết bị máy thăm dò địa chấn trong đo 
tham số chấn động rung được các nhà vật lý địa 
chất đo đạc đáp ứng yêu cầu về độ chính xác, phù 
hợp đối với phương pháp nổ đang áp dụng và cấu 
trúc địa chất trong hoạt động khai thác. 
Thông số này cần được các nhà quản lý môi 
trường theo dõi thường xuyên theo định kỳ 6 tháng 
trong báo cáo tác động môi trường hoặc định kỳ 
hàng quý nhằm kịp thời điều chỉnh lượng VLNCN 
và phương pháp nổ cho phù hợp với mức độ cho 
phép tác động đến môi trường sống. Công tác đánh 
giá tác động môi trường nên được thực hiện độc 
lập bởi các nhà quản lý môi trường, nhằm đảm bảo 
tính khách quan. 
TÀI LIỆU DẪN 
[1] Trịnh Việt Bắc, Đinh Văn Toàn, Nguyễn 
Chí Hiếu, 2001: Đánh giá ảnh hưởng của các vụ nổ 
mìn công nghiệp bằng thiết bị địa chấn K2 tại 
Đồng Nai. Tc. Các KHvTĐ, T.23, 4CĐ, 447-452. 
[2] Võ Thị Hồng Quyên, 2005: Xây dựng quy 
trình đo rung trong một vài loại hình hoạt động 
công nghiệp và đề xuất các giải pháp xử lý. Luận 
văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường. Đại học Khoa 
học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, trang 10-52. 
[3] Vũ Trọng Tấn (chủ biên), 2007: Báo cáo kết 
quả đánh giá chấn động rung do hoạt động nổ mìn 
khai thác đá xây dựng tại mỏ Tân Vạn, Tp. Biên Hòa, 
tỉnh Đồng Nai. Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam, 
Tp. Hồ Chí Minh, trang 1-11. 
[4] Nguyễn Ngọc Thu (chủ biên), 2003: Báo cáo 
kết quả đánh giá chấn động rung do hoạt động máy 
quay ly tâm nhà máy bê tông đúc sẵn Phan Vũ, KCN 
Sóng Thần, tỉnh Bình Dương, Liên đoàn bản đồ địa 
chất miền Nam, Tp. Hồ Chí Minh, trang 5-6. 
SUMMARY 
Vibration testing method in environmental management using seismic recording system 
Nowaday, industrial activities often face to environmental impacts exceeding safety levels. To control these effects, local 
authorities should examine characteristic factors of undertaking actions regularly; apply modern monitoring methods to get 
more accuracy and convenience. The article introduces a method of monitoring blast vibration parameters in Dong Nai 
province using seismic recording systems. 

File đính kèm:

  • pdfdo_tham_so_chan_dong_rung_trong_quan_ly_moi_truong_bang_cac.pdf