Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với egfr-Tki và hướng tương lai

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) tiến triển sau điều trị bước một với EGFR TKI là một tình huống thường gặp trên thực hành lâm sàng. Thực hiện sinh thiết lại khi bệnh tiến triển hoặc sinh thiết lỏng sẽ hướng dẫn cho việc xử trí tiếp theo. Tiếp tục sử dụng EGFR TKI, hoặc chuyển sang EGFR TKI thế hệ thứ 3 trong đột biến T790M hay chuyển đổi sang một liệu pháp toàn thân khác như hóa trị, hay miễn dịch với nivolumab cũng như việc điều trị tại chỗ tổn thương tiến triển di căn luôn được cân nhắc xem xét trong hội chẩn liên chuyên khoa ung thư. Bài tổng quan này nhằm mục đích hiểu rõ hướng xử lý tiếp theo trong bối cảnh lâm sàng của ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với EGFR-TKI

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với egfr-Tki và hướng tương lai trang 1

Trang 1

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với egfr-Tki và hướng tương lai trang 2

Trang 2

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với egfr-Tki và hướng tương lai trang 3

Trang 3

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với egfr-Tki và hướng tương lai trang 4

Trang 4

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với egfr-Tki và hướng tương lai trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 12020
Bạn đang xem tài liệu "Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với egfr-Tki và hướng tương lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với egfr-Tki và hướng tương lai

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với egfr-Tki và hướng tương lai
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
179 
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ TIẾN TRIỂN SAU 
ĐIỀU TRỊ BƯỚC MỘT VỚI EGFR-TKI VÀ HƯỚNG TƯƠNG LAI 
TRẦN THỊ NGỌC MAI1, NGUYỄN HOÀNG QUÝ2 
TÓM TẮT 
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) tiến triển sau điều trị bước một với EGFR TKI là một tình 
huống thường gặp trên thực hành lâm sàng. Thực hiện sinh thiết lại khi bệnh tiến triển hoặc sinh thiết lỏng sẽ 
hướng dẫn cho việc xử trí tiếp theo. Tiếp tục sử dụng EGFR TKI, hoặc chuyển sang EGFR TKI thế hệ thứ 3 
trong đột biến T790M hay chuyển đổi sang một liệu pháp toàn thân khác như hóa trị, hay miễn dịch với 
nivolumab cũng như việc điều trị tại chỗ tổn thương tiến triển di cĕn luôn được cân nhắc xem xét trong hội chẩn 
liên chuyên khoa ung thư. Bài tổng quan này nhằm mục đích hiểu rõ hướng xử lý tiếp theo trong bối cảnh lâm 
sàng của ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với EGFR-TKI. 
ABSTRACT 
Treatment of advanced non-small cell lung cancer to first-line epidermal growth factor receptor 
(EGFR) tyrosine kinase inhibitors (TKIS) and futher directions 
Advanced non small cell lung cancer to first-line EGFR TKIs therapy is a common in clinical practice. 
Rebiopsy and/or liquid biopsy are required to decide the next treatment. Continuing TKIs beyond progression, 
or switch to third generation EGFR TKIs in T790M mutation or switch chemotherapy, or immunotherapy by 
nivolumab, as well as local treatment of metastatic progression are considered by the multidisciplinary tumor 
board. This review aimed to understand the next management in the clinical practice of non-small cell lung 
cancer progressing after first-line therapy with EGFR-TKIs. 
1
 BSCKII. Khoa Nội 1 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
2
 ThS.BS Bộ môn Ung thư - Đại học Y Dược TP.HCM 
TỔNG QUAN 
Ung thư phổi đứng hàng thứ 2 trong các loại 
ung thư được chẩn đoán ở cả giới nam và nữ, và là 
nguyên nhân dẫn đầu về tử suất trong tất cả các 
bệnh lý ung thư với khoảng 1,6 triệu ca tử vong liên 
quan đến ung thư phổi trên toàn thế giới mỗi nĕm. 
Ung thư phổi bao gồm 2 loại chính, 15% là ung thư 
phổi tế bào nhỏ và khoảng 85% là ung thư phổi 
không tế bào nhỏ. Trong những trường hợp hình 
thái mô học không có bằng chứng rõ ràng của tế bào 
biểu mô tuyến hay tế bào gai, thì khối u được xếp 
vào nhóm ung thư phổi không tế bào nhỏ, không xác 
định (NOS: not otherwise specified)1. Đặc điểm của 
nhóm này có thể phân chia dưới nhóm dựa vào hóa 
mô miễn dịch. Nếu UTPKTBN không xác định, 
dương tính với cytokeratin 7 và yếu tố phiên mã 
tuyến giáp (thyroid transcription factor. 
1), âm tính với các dấu ấn của tế bào gai thì sẽ 
được xếp vào nhóm NSCLC ưu tiên biểu mô tuyến. 
Ngược lại, nếu dương tính với các dấu ấn của tế 
bào gai như p63, cytokeratin 5 hay cytokeratin 6, âm 
tính với các dấu ấn của biểu mô tuyến thì sẽ được 
xếp vào nhóm UTPKTBN ưu tiêu loại tế bào gai. Nếu 
âm tính cả hai thì xếp vào nhóm UTPKTBN không 
xác định1. 
Ngoài hình thái mô học, hóa mô miễn dịch tế 
bào để phân nhóm, thì việc xác định đột biến gen có 
ý nghĩa quan trọng trong việc xác định điều trị khi 
bệnh đã tiến xa. Các đột biến thường gặp như đột 
biến gen mã hóa cho thụ thể của yếu tố tĕng trưởng 
biểu bì (epidermal growth factor receptor: EGFR), 
đột biến chuyển đoạn của gen mã hóa cho 
anaplastic lymphoma kinase (ALK) và rat 
osteosarcoma (ROS1), hay tình trạng tĕng biểu hiện 
của PD-L11. 
Trong điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến xa, di 
cĕn khi có đột biến EGFR kèm theo, thì chỉ định điều 
trị nhắm trúng đích phân tử bằng các ức chế tyrosine 
kinase thường được lựa chọn đầu tiên. Các nghiên 
cứu đã cho thấy TKI cải thiện có ý nghĩa thống kê về 
tỉ lệ đáp ứng chủ quan, sống còn không bệnh tiến 
triển trong 10 tháng đầu tiên khi khởi động điều trị 
TKI. Tuy nhiên, tình trạng đề kháng khi đang điều trị 
với EGFR-TKI là một trong những tình huống 
thường gặp trên lâm sàng, mặc dù bệnh nhân đáp 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
180 
ứng rất tốt khi khởi đầu điều trị. Bài tổng quan này 
nhằm mục đích hiểu rõ hướng xử lý tiếp theo trong 
bối cảnh lâm sàng của ung thư phổi không tế bào 
nhỏ tiến triển sau điều trị bước một với EGFR-TKI. 
CÁC ĐỘT BIẾN EGFR 
Đột biến mất đoạn trên exon 19 và độ biến điểm 
trên exon 21 
Đột biến mất đoạn ở E746-A750 trên exon 19 
hay đột biến điểm trên exon 21 tại L858R thường 
gặp nhất trong các loại đột biến EGFR. Bệnh nhân 
có đột biến hoạt hóa EGFR tại những vị trí đó, sẽ 
đáp ứng và nhạy với điều trị ức chế tyrosin kinase, 
mở ra một hướng điều trị trúng đích phân tử ung thư 
phổi giai đoạn tiến xa. Tuy nhiên tỉ lệ đột biến EGFR 
được quan sát chỉ có 10-16% đột biến EGFR xuất 
hiện trong ung thư biểu mô tuyến, 10-20% trên bệnh 
nhân da trắng, và tỉ lệ lại tĕng cao trên nhóm bệnh 
nhân có nguồn gốc đông Á với khoảng 48%, tương 
quan với mô học là biểu mô tuyến, không hút thuốc 
lá và là giới nữ. Ức chế EGFR TKI bằng gefitinib, 
erlotinib hay afatinib sẽ được chỉ định cho những đột 
biến này. 
Đột biến trên exon 20 T790M 
Ngoài hai đột biến kể trên ở exon 19 và 21, thì 
đột biến trên exon thứ 20 tại T790M cũng thường 
gặp trên khoảng 40-60% bệnh nhân đã từng đáp 
ứng ngoạn mục với điều trị TKI trước đó. Đột biến 
trên exon 20 T790M có thể được xem là đột biến thứ 
phát sau các đột biến ở exon 19 và/hoặc 21. Hoặc 
cũng có thể xem, đột biến tại exon 20 là đột biến 
nguyên phát cùng tồn tại song song với các đột biến 
khác lúc đầu trước khi điều trị EGFR TKI2. Trong tình 
huống này, lựa chọn EGFR TKI thế hệ thứ 3 bằng 
osimertinib sẽ được xem xét chỉ định. 
CHẨN ĐOÁN KHÁNG ĐIỀU TRỊ EGFR-TKI: TỪ 
GÓC ĐỘ PHÂN TỬ, HÌNH ẢNH HỌC ĐẾN BIỂU 
HIỆN LÂM SÀNG 
Kháng điều trị EGFR-TKI về mức độ phân tử, 
tế bào 
Kháng điều trị EGFR-TKI bao gồm tình trạng 
kháng TKI nguyên phát và tình trạng kháng TKI thứ 
phát. Kháng EGFR-TKI thứ phát được chia làm 2 
loại: không phụ thuộc vào gien sinh u (non-oncogene 
dependence) và phụ thuộc vào gien sinh u 
(oncogene dependence). 
Kháng TKI nguyên phát còn được gọi là tình 
trạng “trơ” với thuốc mặc dù đã xác định đột biến 
EGFR trước điều trị, tỉ lệ kháng nguyên phát chiếm 
khoảng từ 7-13%. Thông thường đột biến nguyên 
phát thường kèm theo tình trạng cùng đột biến với 
gen KRAS (v-Ki-ras2 Kirsten rat sarcoma viral 
oncogene). 
Kháng TKI thứ phát 
Không phụ thuộc vào gien sinh u: Sự chuyển 
dạng tế bào u từ dạng nội mô sang tế bào trung mô 
(epithelial mesenchymal transition) làm chuyển dạng 
UTPKTBN sang ung thư phổi tế bào nhỏ. 
Phụ thuộc vào gien sinh u: Đột biến các gen thứ 
phát như EGFR, HER, BRAF và bất thường hoạt 
động hay khếch đại các gen c-MET, PI3K, IGF1-R 
genes abnormal activation or amplification such as 
C-MET, PI3K, IGF1-R. 
Kháng TKI ở mức độ hình ảnh học 
Mức độ kháng TKI biểu hiện trên hình ảnh học 
được đánh giá bệnh tiến triển dựa vào tiêu chuẩn 
đánh giá sự đáp ứng của khối u đặc sau điều trị 
(RECIST). Mức độ kháng EGFR-TKI phụ thuộc vào 
tình trạng diễn tiến của u nguyên phát, tĕng kích 
thước theo kiểu diễn tiến tại chỗ, hay xuất hiện 
những vị trí di cĕn mới cũng sẽ được khảo sát 
nhằm mục đích quyết định hướng xử trí phù hợp. 
Bệnh tiến triển theo tiêu chuẩn RECIST có thể 
diễn tiến chậm (u tĕng kích thước ít, di cĕn đơn độc, 
không có biểu hiện trên lâm sàng) hoặc diễn 
tiến nhanh, rầm rộ (u tĕng kích thước nhiều, di cĕn 
nhiều vị trí khác nhau, biểu hiện lâm sàng rõ ràng 
như thay đổi tổng trạng hay đau tĕng hơn hoặc khó 
thở nhiều hơn...). 
Kháng EGFR-TKI ở mức độ biểu hiện lâm sàng 
Kháng EGFR-TKI ở mức độ lâm sàng thông 
thường sẽ đánh giá dựa trên mức độ dung nạp 
thuốc, tác dụng ngoại ý, triệu chứng chủ quan (đau, 
khó thở) và diễn tiến của bệnh. Kháng EGFR-TKI có 
nhiều hình thái biểu hiện khác nhau trên lâm sàng từ 
mức độ diễn tiến chậm tại chỗ, không triệu chứng 
đến mức độ diễn tiến nhanh, rầm rộ. Đánh giá trên 
lâm sàng phụ thuộc vào chủ quan của bệnh nhân 
cũng như kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ ung 
bướu nội khoa nhằm quyết định lựa chọn bước điều 
trị kế tiếp, hoặc sẽ tiếp tục duy trì TKI, hoặc sẽ thay 
đổi bằng liệu pháp toàn thân khác, có hoặc không 
kết hợp với điều trị tại chỗ nếu tổn thương di cĕn 
đơn độc (di cĕn não hoặc tổn thương thứ phát 
màng phổi). 
ĐIỀU TRỊ 
Trong bối cảnh lâm sàng bệnh tiến triển khi 
đang điều trị với kháng EGFR bằng ức chế TKI. Nếu 
điều kiện có thể cho phép thì việc có được mẫu sinh 
thiết lại của khối u hoặc tổn thương di cĕn luôn được 
ưu tiên xem xét, đặc biệt là có thể thực hiện xét 
nghiệm sinh thiết lỏng (liquid biopsy) máu ngoại biên 
để xác định các đột biến thứ phát trong ADN lưu 
thông như đột biến T790M. Các tình huống có thể 
đặt ra như sau. 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
181 
Bệnh nhân sinh thiết lại, có xuất hiện đột biến 
T790M trên exon 20 
Khi bệnh nhân sinh thiết lại, có xuất hiện đột 
biến trên exon 20 T790M, osimertinib sẽ được chỉ 
định điều trị trên nhóm bệnh nhân này. Osimertinib là 
TKI thế hệ thứ 3 với đích nhắm là phân tử đột biến 
T790M, đã được báo cáo với tỉ lệ đáp ứng cao 
khoảng 61%, thời gian sống còn không bệnh tiến 
triển là 9,6 tháng trên nhóm bệnh nhân tiến triển khi 
đang điều trị với các loại TKI khác trước đó3. Trong 
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng pha 3 (AURA3), 
ngẫu nhiên, so sánh osimertinib với hóa trị bằng 
nhóm platin trên 419 bệnh nhân được xác định có 
đột biến T790M sau khi thất bại với EGFR-TKI trước 
đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy Osimertinib tĕng 
thời gian sống còn không bệnh tiến triển từ 4,4 tháng 
lên đến 10,1 tháng (HR: 0,3, p<0,001), đặc biệt là 
tĕng tỉ lệ đáp ứng từ 31 lên 71% so với hóa trị4. 
Bệnh nhân không thể sinh thiết lại được, hoặc 
sinh thiết lại nhưng không xác định được tình 
trạng đột biến 
Trong những tình huống bệnh nhân không có 
được kết quả giải phẫu bệnh của u tiến triển (tại chỗ 
hay di cĕn xa), cũng như không thể xác định được 
tình trạng đột biến, không thể thực hiện được sinh 
thiết lỏng hoặc không có xuất hiện đột biến T790M 
thì đánh giá trên lâm sàng kết hợp cận lâm sàng để 
xác định tình trạng diễn tiến khối u, tổng trạng bệnh 
nhân cũng như những đáp ứng chủ quan trên bệnh 
nhân. Nếu tổng trạng bệnh nhân tốt, diễn tiến chậm 
tại chỗ, hoặc di cĕn xa đơn độc, đáp ứng chủ quan 
của bệnh nhân tốt (không đau, không khó thở) thì 
việc điều trị tiếp tục với TKI luôn được xem xét đồng 
thời kết hợp với điều trị tại tổn thương di cĕn xa (cân 
nhắc xạ trị trong những tổn thương di cĕn não...)5. 
Điều trị tiếp tục bằng EGFR-TKI 
Nĕm 2009 Maruyama và cộng sự đã thực hiện 
nghiên cứu so sánh các kết cục lâm sàng ở 60 bệnh 
nhân không rõ tình trạng đột biến EGFR, tiến triển 
trên hình ảnh học. Những bệnh nhân được điều trị 
tiếp với gefitinib cho thấy cải thiện cải thiện sống còn 
so với nhóm hóa trị hoặc điều trị tại chỗ như xạ trị 
sau khi điều trị với gefitinib, không có triệu chứng 
trên lâm sàng5. Trong một nghiên cứu hồi cứu của 
Nishie và cộng sự nĕm 2012 khảo sát 64 trên 186 
bệnh nhân đột biến EGFR điều trị với EGFR TKI, 
đánh giá có bệnh tiến triển trên hình ảnh học. Nhóm 
bệnh nhân tiếp tục điều trị bằng TKI có thời gian 
sống còn toàn bộ là 32 tháng so với điều trị bước 
sau bằng hóa trị sau bệnh tiến triển với TKI là 23 
tháng. Điều trị tiếp tục duy trì bằng TKI trong nghiên 
cứu này đã chứng minh mang lại lợi ích cho bệnh 
nhân, đặc biệt nhóm bệnh nhân có diễn tiến chậm, 
không triệu chứng6. 
Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng khác 
đang tiếp tục tiến hành nhằm chứng minh vai trò của 
việc tiếp tục sử dụng EGFR-TKI như trong nghiên 
cứu IRENE (NCT02025218) hay vai trò của việc tái 
sử dụng lại EGFR-TKI trong nghiên cứu ICARUS 
(NCT01530334) sau khi bệnh tiến triển với EGFR 
TKI bước 1 và đã thay thế bằng hóa trị bước 2 
những bệnh vẫn tiến triển, các nghiên cứu này với 
hy vọng sẽ mang lại kết quả như mong đợi trong 
việc cải thiện tỉ lệ đáp ứng cũng như sống còn cho 
bệnh nhân đã tiến triển với EGFR TKI trước đó. 
Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trong thời gian 
sắp tới5,7. 
Điều trị khi có di cĕn mới xuất hiện ngoài hệ thần 
kinh trung ương 
Khi bệnh tiến triển và có di cĕn mới xuất hiện 
ngoài hệ thần kinh trung ương, thì việc điều trị 
EGFR-TKI kết hợp với liệu pháp tại chỗ ở vị trí di 
cĕn có thể cải thiện tiên lượng sống còn của bệnh 
nhân. Trong một nghiên cứu của Yu và cộng sự ở 
18 bệnh nhân ung thư phổi tiến triển di cĕn trong lúc 
điều trị EGFR-TKI cho thấy rằng việc điều trị tại vị trí 
di cĕn như xạ trị, xạ trị định vị lập thể, hay phẫu thuật 
cắt bỏ tổn thương di cĕn kết hợp với duy trì EGFR-
TKI cho thấy cải thiện đáng kể với thời gian sống 
còn toàn bộ là 41 tháng và thời gian sống còn không 
bệnh tiến triển là 10 tháng8. 
Điều trị khi có di cĕn mới xuất hiện tại hệ thần 
kinh trung ương 
Có khoảng 33% bệnh nhân đáp ứng với EGFR 
TKI sẽ tiến triển di cĕn tại hệ thần kinh trung ương. 
Các nghiên cứu hồi cứu lâm sàng đã cho thấy điều 
trị tiếp tục bằng EGFR TKI kết hợp với điều trị tại 
chỗ như xạ trị toàn bộ não hoặc phẫu thuật lấy tổn 
thương di cĕn mang lại lợi ích cho bệnh nhântrong 
những trường hợp tổng trạng bệnh nhân còn tốt5. 
Điều trị bằng hóa chất 
Sau khi thất bại với bước một EGFR TKI, hóa trị 
sử dụng phác đồ có muối platin là một trong những 
chỉ định cho bệnh nhân UTPKTBN tiến triển, di cĕn. 
Việc lựa chọn phác đồ đa hóa trị, hay đơn hóa trị 
tùy thuộc vào tổng trạng của bệnh nhân và diễn tiến 
của bệnh. 
Điều trị bằng liệu pháp miễn dịch 
Trong một nghiên cứu của Haratani và cộng sự 
báo cáo tháng 7 nĕm 2017, các tác giả đã chứng 
minh được T790M bệnh nhân đã điều trị trước đó 
với TKI, khi bệnh tiến triển, xét nghiệm T790M âm 
tính, sẽ được hưởng lợi ích điều trị từ nivolumab (với 
PD-L1 biểu hiện ở mức độ cao 7. Chỉ định sử dụng 
nivolumab có thể được cân nhắc và chỉ định trên 
bệnh nhân tiến triển sau điều trị với TKI, đặc biệt là 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
182 
ở nhóm bệnh nhân không có đột biến thứ phát 
T790M0. 
Điều trị tiếp tục EGFR-TKI kết hợp với hóa trị: 
nên hay không? 
Một câu hỏi được đặt ra là điều trị tiếp tục 
EGFR-TKI kết hợp với hóa trị có mang lại lợi ích cho 
bệnh nhân hay không? Trong nghiên cứu IMPRESS, 
thử nghiệm lâm sàng pha 3, ngẫu nhiên trên 265 
bệnh nhân giữa nhóm hóa trị bằng cisplatin-
pemetrexed kết hợp với gefitinib 250mg/ngày và 
nhóm chỉ hóa trị bằng cisplatin-pemetrexed, sự khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Việc sử 
dụng EGFR-TKI kết hợp với hóa trị hoàn toàn không 
mang lại lợi ích cho bệnh nhân5,9 
Bệnh nhân sinh thiết lại và thay đổi cấu trúc giải 
phẫu bệnh 
Một tình huống ít gặp trên lâm sàng là bệnh 
nhân có giải phẫu bệnh sinh thiết lại là ung thư tế 
bào nhỏ do hiện tượng chuyển dạng tế bào từ nội 
mô sang trung mô (epithelial-mesenchymal 
transition), lúc này điều trị bằng liệu pháp toàn thân 
với hóa trị bằng etoposide và muối platin sẽ được 
chỉ định cho bệnh nhân. 
BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN 
UTPKTBN tiến xa có đột biến EGFR là một tình 
huống thường gặp trên lâm sàng. Sử dụng liệu pháp 
nhắm trúng đích phân tử EGFR-TKI đã chứng minh 
mang lại lợi ích cho bệnh nhân, ngoài việc cải thiện 
sống còn không bệnh tiến triển thì tỉ lệ đáp ứng chủ 
quan của bệnh nhân khi so sánh với những phương 
pháp điều trị khác có ý nghĩa khác biệt về mặc thống 
kê. Chính vì vậy mà trong các phác đồ điều trị 
UTPKTBN tiến xa, di cĕn thì TKI là một trong những 
chỉ định bước 1 khi đã xác định được tình trạng đột 
biến EGFR. Ngoài ra các gợi ý có thể hướng đến 
tình trạng đột biến EGFR khi đặc điểm bệnh nhân là 
người Đông Á, không hút thuốc, giới tính nữ và có 
dạng mô học là biểu mô tuyến. Các đột biến EGFR 
nguyên phát thường gặp tại exon 19 và 21, ngoài ra 
còn có đột biến nguyên phát tại exon 20 thường ít 
gặp hơn. Tuy nhiên, tình huống lâm sàng trên bệnh 
nhân điều trị EGFR TKI sau 10 tháng có biểu hiện 
kháng thuốc trên lâm sàng và cận lâm sàng, đặc biệt 
là xuất hiện tình trạng đột biến thứ phát tại exon 20, 
hay tình trạng thay đổi cấu trúc mô học chuyển dạng 
của tế bào. Nhóm bệnh nhân UTPKTBN kháng điều 
trị EGFR TKI bước một thường không đồng nhất, 
nên việc quyết định lựa chọn điều trị bước sau tùy 
thuộc vào từng cá thể bệnh nhân. 
Trong điều kiện tối ưu có thể thực hiện được thì 
việc sinh thiết lại khối u, vị trí di cĕn hoặc sinh thiết 
lỏng nhằm mục đích xác định lại cấu trúc mô học và 
thay đổi tình trạng đột biến để lựa chọn thay đổi 
phương thức điều trị tiếp theo. Tuy nhiên, có những 
tình huống không thể thực hiện được sinh thiết vì 
nhiều lý do khác nhau hoặc cấu trúc sinh thiết lại 
không đặc hiệu cho để xác định phương thức điều trị 
tiếp theo, thì việc dựa trên tình trạng diễn tiến lâm 
sàng đáp ứng của bệnh nhân, kinh nghiệm lâm sàng 
của bác sĩ bằng cách duy trì tiếp tục EGFR TKI đang 
dùng, hay EGFR TKI kết hợp với điều trị tại chỗ như 
xạ trị hay phẫu thuật, hoặc thay đổi TKI thế hệ mới, 
hay chuyển sang hóa trị bước sau tùy từng bệnh 
nhân và bối cảnh lâm sàng cụ thể. Cá thể hóa điều 
trị bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa, di cĕn thất 
bại sau điều trị EGFR TKI bước một không chỉ đơn 
thuần dựa vào yếu tố sinh học phân tử, cấu trúc giải 
phẫu bệnh, tình trạng đột biến mà còn dựa vào các 
yếu tố liên quan khác cũng không kém phần quan 
trọng là hoàn cảnh cụ thể bệnh nhân và các chế độ 
bảo hiểm y tế trên bệnh nhân trên tinh thần hội chẩn 
liên chuyên khoa giữa ung bướu nội khoa, giải phẫu 
bệnh-sinh học phân tử, cũng như xạ trị và phẫu 
thuật. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đang 
tiếp tục được tiến hành nhằm tối ưu hóa điều trị cho 
bệnh nhân trong tình huống UTPKTBN giai đoạn tiến 
xa kháng EGFR-TKI với hy vọng sẽ mang lại kết quả 
cải thiện tỉ lệ đáp ứng, sống còn toàn bộ cũng như 
sống còn không bệnh tiến triển cho bệnh nhân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Reck, M. & Rabe, K. F. Precision Diagnosis and 
Treatment for Advanced Non-Small-Cell Lung 
Cancer. N. Engl. J. Med. 377, 849-861 (2017). 
2. Li, H. et al. Primary concomitant EGFR T790M 
mutation predicted worse prognosis in non-small 
cell lung cancer patients. OncoTargets Ther. 7, 
513-524 (2014). 
3. Änne, P. A. et al. AZD9291 in EGFR inhibitor-
resistant non-small-cell lung cancer. N. Engl. J. 
Med. 372, 1689-1699 (2015). 
4. Mok, T. S. et al. Osimertinib or Platinum-
Pemetrexed in EGFR T790M-Positive Lung 
Cancer. N. Engl. J. Med. 376, 629-640 (2017). 
5. Yap, T. A., Macklin-Doherty, A. & Popat, S. 
Continuing EGFR inhibition beyond progression 
in advanced non-small cell lung cancer. Eur. J. 
Cancer 70, 12-21 (2017). 
6. Nishie, K. et al. Epidermal Growth Factor 
Receptor Tyrosine Kinase Inhibitors Beyond 
Progressive Disease: A Retrospective Analysis 
for Japanese Patients with Activating EGFR 
Mutations. J. Thorac. Oncol. 7, 1722-1727 
(2012). 
7. Kuiper, J. L. et al. Rationale and study design of 
the IRENE-trial (NVALT-16): a phase II trial to 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
183 
evaluate iressa rechallenge in advanced NSCLC 
patients with an activating EGFR mutation who 
responded to an EGFR-TKI used as first-line or 
previous treatment. Clin. Lung Cancer 16, 60-66 
(2015). 
8. Yu, H. A. et al. Local Therapy with Continued 
EGFR Tyrosine Kinase Inhibitor Therapy as a 
Treatment Strategy in EGFR-Mutant Advanced 
Lung Cancers That Have Developed Acquired 
Resistance to EGFR Tyrosine Kinase Inhibitors. 
J. Thorac. Oncol. 8, 346-351 (2013). 
9. Soria, J.-C. et al. Gefitinib plus chemotherapy 
versus placebo plus chemotherapy in EGFR-
mutation-positive non-small-cell lung cancer after 
progression on first-line gefitinib (IMPRESS): a 
phase 3 randomised trial. Lancet Oncol. 16, 
990-998 (2015). 

File đính kèm:

  • pdfdieu_tri_ung_thu_phoi_khong_te_bao_nho_tien_trien_sau_dieu_t.pdf