Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại

Diễn ngôn thân thể trong văn học thường gắn với những tác phẩm mang tâm thức nữ quyền. Bởi lẽ, với những đặc trưng trong lối viết thân thể, thân thể phụ nữ như một phương tiện biểu đạt nội dung tác phẩm. Bài viết đã vận dụng lý thuyết diễn ngôn và nữ quyền soi chiếu vào các nhân vật nữ trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại. Từ đó, cho thấy sự thấu hiểu sâu sắc của các tác giả trước những số phận đàn bà và sự đề cao đối với những người phụ nữ dám đứng lên đấu tranh đòi tự do, bình đẳng và đòi mưu cầu hạnh phúc

Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại trang 1

Trang 1

Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại trang 2

Trang 2

Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại trang 3

Trang 3

Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại trang 4

Trang 4

Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại trang 5

Trang 5

Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại trang 6

Trang 6

Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8520
Bạn đang xem tài liệu "Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại

Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại
89
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 21 (12/2020) tr. 89 - 95
1. Mở đầu
Với sự phát triển khoa học xã hội và hội nhập, 
giao lưu văn hóa, văn học nữ phát triển cùng 
với một nền lý luận phê bình văn học phong 
phú. Họ thể hiện tài năng văn chương trên từng 
tác phẩm. Văn học nữ Việt Nam đương đại dần 
phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Xuyên 
suốt các truyện ngắn là hình ảnh người phụ nữ 
với nhiều số phận khác nhau. Họ hiện lên với 
những khát khao yêu thương, sự dấn thân đi tìm 
bản ngã đàn bà và đặc biệt là sự khẳng định vị 
thế của mình trên văn đàn học thuật với tác giả 
nam. Trong truyện ngắn, tác giả nữ đã thể hiện 
lối viết thân thể đầy trải nghiệm. Diễn ngôn 
thân thể như một phương cách cất lên tiếng nói 
đấu tranh đòi bình đẳng giới. Vì vậy, diễn ngôn 
thân thể không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa 
mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội. Có 
thể nói, văn chương đương đại đang có nhiều 
sự chuyển biến mới. Trong luồng chuyển động 
đó, văn học nữ giới đang từng bước phá vỡ hệ 
thống tư tưởng văn hóa phụ quyền, xác lập hệ 
thống diễn ngôn mới: diễn ngôn khoái lạc, diễn 
ngôn nữ giới. 
2. Nội dung
2.1. Diễn ngôn thân thể trong truyện ngắn 
của tác giả nữ Việt Nam đương đại
2.1.1. Lý thuyết về diễn ngôn
Diễn ngôn là gì? Và diễn ngôn có tầm quan 
trọng như thế nào trong trong nghiên cứu văn 
học? Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuật 
ngữ diễn ngôn cũng như hướng nghiên cứu 
của từng trường phái văn học, trào lưu hay chủ 
nghĩa văn học hoặc các ngành khoa học. 
Đối với nhà ngôn ngữ học cấu trúc De 
Sausure, diễn ngôn được đặt trong cấu trúc ngôn 
ngữ. Ngôn ngữ gồm cái biểu đạt và cái được 
biểu đạt. Cái biểu đạt gồm âm thanh, ngữ âm, 
từ, câu, và cái dược biểu đạt là ý nghĩa câu, tư 
tưởng, nội dung. Nhưng đối lập với quan điểm 
của các nhà ngôn ngữ học và chủ nghĩa hình 
thức thì M. Bakhtin cho rằng cần nghiên cứu 
diễn ngôn trong mối tương quan với đời sống 
xã hội và ý thức hệ. Diễn ngôn là sự biểu đạt 
trên câu tồn tại trong đời sống thực tiễn. “Tất 
cả mọi đặc điểm của diễn ngôn mà tôi biết là 
tính kí hiệu thuần tuý, tính thích ứng phổ biến 
về ý thức hệ, tính tham dự giao tiếp đời sống” 
[1]. Còn đối với Foucault, diễn ngôn gắn với 
loại hình tri thức và quyền lực xã hội. Chính vì 
vậy, ngôn ngữ chính là phương thức biểu đạt 
của tư tưởng và lịch sử. Diễn ngôn phải gắn với 
sức mạnh của nhân văn và sức mạnh thực tiễn. 
Diễn ngôn là một chỉnh thể thống nhất giữa nội 
dung và hình thức, chỉnh thể trong cái chính thể 
của xã hội. “Thuật ngữ diễn ngôn có thể xác 
định là một chỉnh thể trần thuật hình thành hệ 
thống đồng nhất.” [3]. Mặt khác, diễn ngôn 
là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con 
người, thế giới, về các sự việc trong đời sống. 
Nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu ngôn 
ngữ. Ngôn ngữ là tư duy của vỏ não con người. 
Nhưng diều đó không đồng nghĩa rằng diễn 
ngôn phải là công cụ diễn đạt mà là bản chất 
của tư tưởng, là biểu hiện của một ý thức hệ. 
Ngôn ngữ thể hiện tư tưởng, quan điểm, quyền 
DIỄN NGÔN THÂN THỂ VÀ TÂM THỨC NỮ QUYỀN
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Trương Thị Thu Thanh
Trường Đại học Phú Yên
Tóm tắt: Diễn ngôn thân thể trong văn học thường gắn với những tác phẩm mang tâm thức nữ quyền. Bởi lẽ, 
với những đặc trưng trong lối viết thân thể, thân thể phụ nữ như một phương tiện biểu đạt nội dung tác phẩm. Bài 
viết đã vận dụng lý thuyết diễn ngôn và nữ quyền soi chiếu vào các nhân vật nữ trong truyện ngắn của tác giả nữ 
Việt Nam đương đại. Từ đó, cho thấy sự thấu hiểu sâu sắc của các tác giả trước những số phận đàn bà và sự đề 
cao đối với những người phụ nữ dám đứng lên đấu tranh đòi tự do, bình đẳng và đòi mưu cầu hạnh phúc.
Từ khoá: Truyện ngắn, bản ngã, diễn ngôn, thân thể, nữ quyền, phái tính, giới, nữ giới.
90
lực, địa vị của con người trong mối tương quan 
với xã hội. Đối với nhà văn, diễn ngôn chính là 
biểu hiện tư tưởng nghệ thuật, là lập trường, là 
phong cách, là tài năng sử dụng ngôn ngữ, Vì 
vậy, diễn ngôn là hiện tượng siêu văn bản, liên 
văn bản, liên văn hóa trong tính thống nhất, tính 
hệ thống, tính chỉnh thể. Đó là một sự tụ họp, 
kiến tạo. Có nghĩa rằng, một từ ngữ trong tác 
phẩm văn học là sự tác động qua lại của tác giả 
- người đọc - nhân vật, sự kiện. Qua đó, chúng 
ta thấy, qua điểm của Foucault và của Bakhtin 
giống nhau ở chỗ nhấn mạnh tính thực tiễn của 
diễn ngôn. 
Ở góc độ khác, diễn ngôn theo tiếng Pháp là 
discourse, có nghĩa là lời nói, là phát ngôn, là 
hành động lời nói tạo sinh văn bản gồm người 
nghe bình đẳng với người nói” [2] quyền lực 
đa dạng trong cuộc sống. Diễn ngôn cũng là 
phương cách tạo lập nên tri thức cùng những 
thực hành xã hội, các dạng thức của chủ thể 
và mối quan hệ quyền lực. Còn theo Van Dijk 
cho rằng, từ giữa những năm 1980, phân tích 
- diễn ngôn bước vào giai đoạn phát triển theo 
hướng chuyên môn hoá trong nội bộ chuyên 
ngành. Bắt đầu xuất hiện các lí thuyết diễn 
ngôn chuyên ngành, ví như lí thuyết diễn ngôn 
tư tưởng hệ, lí thuyết diễn ngôn dân tộc học, lí 
thuyết diễn ngôn của nhóm xã hội thiểu số, lí 
thuyết diễn ngôn của chủ nghĩa phân biệt chủng 
tộc, Một trong những khuynh hướng rộng 
lớn và nhiều cành nhánh nhất nghiên cứu về 
diễn ngôn chính là phân tích - diễn ngôn. Trong 
những năm cuối đời, bản thân Van Dijk cũng 
tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu diễn ngôn. 
Tư tưởng hệ. J. Torfing khái quát, lí thuyết diễn 
ngôn xuất hiện như là sự gặp gỡ của các ngành 
khoa học ở ý đồ liên kết các quan điểm cốt lõi 
của ngôn ngữ học và thông diễn học với những 
tư tưởng then chốt của khoa học xã hội và khoa 
học chính trị. Ý đồ đó được khuyến khích bởi 
sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa ngôn ngữ 
học và chính trị học trong quá trình biến đổi xã 
hội. Còn nhìn ở góc độ phân tích - diễn ngôn 
hậu cấu trúc luận thì chúng ta có thể tìm thấy 
ở những công trình của Roland Barthes, Julia 
Kristeva, Jacques Lacan. Trong đó, diễn ... về bức tranh người phụ nữ thời đương đại. 
Những nét đẹp thân thể của phụ nữ không còn 
mang tính ước lệ của văn học xưa như “làn thu 
thủy, nét xuân sơn” (Truyện Kiều của Nguyễn 
Du) hay “Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm/ 
92
Một lạch đào nguyên suối chửa thông” (Thiếu 
nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương). Thân thể 
phụ nữ trong văn học đương đại Việt Nam hiện 
ra với vẻ đẹp mang tính trần thế đầy gợi cảm, 
gợi tình. Một làn da vỡ ra trắng nõn, mái tóc đã 
vào cữ óng của cô bé mới lớn trong Chợ rằm 
dưới gốc cây cổ thụ của Y Ban. Dưới chiếc 
váy thêu hoa duỗi song song đôi bàn chân lấm 
láp bụi đỏ và mười ngón chân trông yêu như 
mười chú tằm đang rụt đầu nhả tơ. Đôi hàng mi 
khép hờ luôn rung động của “cô gái rừng với 
đôi mắt hoang màu nâu” (truyện Gió hoang của 
Võ Thị Hảo). Chị Phương hiện lên với vẻ đẹp 
sang trọng, quý phái “và trên cái nền áo xám tao 
nhã lượt là che phủ tấm thân kiều diễm đang cử 
động uyển chuyển đó vươn cao một gương mặt 
đàn bà đang độ tuổi chín mùi mẫn nhất của đời 
mình. Đôi mắt bí ẩn không bao giờ mở to nhưng 
ánh biếc của lòng mắt như lan tỏa xung quanh. 
Chính điều đó mang lại cho chị vẻ quyễn rũ 
không cưỡng nổi” (truyện Phiên chợ người Cùi 
của Võ Thị Hảo). Những nét chấm phá nhỏ trên 
khuôn mặt, ngoại hình cũng khiến lòng người 
rung rinh, xao xuyến. “Cái cười làm lấp lánh cả 
khúc sông” của người phụ nữ - mẹ của chị em 
Nương (truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn 
Ngọc Tư). “Mái tóc dài, đôi má xanh xao và 
nhất là đôi mắt của Đức Mẹ Maria của Khánh 
(truyện Ngôi đền sống của Trần Thùy Mai). Phụ 
nữ biết yêu quý và tự hào về bản thân thì họ mới 
có sức mạnh thôi thúc đứng lên đấu tranh đòi tự 
do và bình đẳng xã hội. 
Ngoài nhà văn Y Ban với I am đàn bà, Nhân 
tình, Hai bảy bước chân là lên thiên đường thì 
Võ Thị Xuân Hà với Đàn sẻ ri bay ngang rừng, 
Biển cứu rỗi, Vườn yêu, Con dại của đá; Đỗ 
Hoàng Diệu với Bóng đè, Vu quy; Nguyễn Ngọc 
Tư với Cánh đồng bất tận, cũng gây xôn xao 
dư luận. Tuy các tác gia nữ khác nhau về vùng 
miền, về tư tưởng quan điểm nghệ thuật cũng 
như văn phong diễn đạt nhưng họ có điểm chung 
trong quá trình miêu tả nét đẹp thân thể phụ nữ. 
Hình ảnh bầu vú – đặc trưng của nét đẹp phồn 
thực cũng được tác giả nữ phác họa như một bức 
tranh về sự sinh sôi và nuôi dưỡng giống nòi. 
Một “đôi vú ngời ngợi như hai vầng trăng”, một 
“bộ ngực tròn trịa với bờ vai, đôi cánh tay mịn 
màng (truyện Giàn thiêu của Võ Thị Hảo). “Bộ 
ngực tròn trịa” của “cơ thể săn chắc mượt mà 
vun đầy như tuổi hai mươi” (truyện Bóng đè của 
Đỗ Hoàng Diệu). “Đôi vú nhỏ nhắn với đôi núm 
hồng”, một “lồng ngực căng vun” khiến Hưng 
cảm giác “ngực cô mịn màng và sáng tỏa như 
hào quang” (truyện Eva dại dột của Trần Thùy 
Mai). “Đôi bầu vú nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, 
đượm mùi hương bảng lảng mà ngây dại bay 
lên từ những kháp rượu nóng hổi” (truyện Rượu 
trắng của Nguyễn Ngọc Tư). “Trong gương, da 
thịt sáng loáng. Một tấm thân tròn mình cá trắm, 
với hai cái bánh vú dày” (truyện Tự của Y Ban). 
Nét đẹp đôi vú trong truyện ngắn của các chị 
được miêu tả thật tự nhiên đầy gợi tình như một 
bước đệm để tác giả nữ hướng đến những khát 
khao yêu đương bản năng.
 Sự thay đổi tư duy và sự mở rộng của tinh 
thần dân chủ xã hội khiến nữ giới có điều kiện 
tự do cất cao tiếng nói của mình với tư cách là 
chủ thể độc lập. Bản thân nữ giới đã có những 
thay đổi lớn về nhận thức. Họ có học vấn, có 
điều kiện tự chủ kinh tế và có khả năng am hiểu 
luật pháp. Các nhà văn nữ Việt Nam đương đại 
ngày một trưởng thành hơn trong môi trường 
trải nghiệm mới. 
2.2. Âm hưởng nữ quyền qua diễn ngôn 
thân thể trong truyện ngắn của tác giả nữ Việt 
Nam đương đại 
Phụ nữ thế kỷ XXI, không còn phụ thuộc 
vào đàn ông. Họ có quyền yêu, quyền ly hôn. 
Họ được tự do quyết định cuộc đời. Xã hội ngày 
càng phát triển, phụ nữ càng được quan tâm 
nhiều hơn. Nhưng để họ thật sự được bình đẳng 
với nam giới thì đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn từ 
chính bản thân phụ nữ chủ yếu và phần nhiều từ 
phía xã hội. 
 Các tác giả nữ đã không ngừng phấn đấu 
hoàn thiện bản thân và nâng cao tài năng văn 
chương. Kết quả cho sự nổ lực ấy là những tác 
phẩm đặc sắc ra đời. Họ viết bằng tất cả niềm 
đam mê và tình yêu văn chương. Mỗi trang 
truyện ngắn hiện lên hình ảnh người phụ nữ 
với thân thể đầy quyến rũ, đầy khát khao yêu 
thương và mong muốn được tự do. Bức tranh 
về hình ảnh người phụ nữ đẹp trong văn học 
nữ đương đại Việt Nam không dừng lại ở sự 
chiêm ngưỡng mà nó còn mang thông điệp bình 
đẳng giới. Tất cả những gì thuộc về thân thể 
cũng đều mang ý nghĩa giao tiếp. Vì vậy, ngôn 
93
ngữ thân thể mang ý nghĩa văn hóa và chính trị 
xã hội. Trong các truyện ngắn của tác giả nữ 
Việt Nam đương đại, từ “bàn tay nhỏ nhắn và 
mềm mại hiếm thấy”, “đôi chân dài miên man”, 
những “bộ ngực tuyệt đẹp lấp ló”, hay “ánh mắt 
và khoé môi đa tình, hờn dỗi” đến cái nhíu mày, 
trợn mắt hay quát tháo cũng đều mang ý nghĩa 
văn hóa xã hội. Các nhân vật nữ như đại diện 
cho tiếng nói của phụ nữ trong quá trình đấu 
tranh đòi bình quyền và khẳng định nhân vị đàn 
bà. “Nàng” (truyện Em vẫn gọi tên anh là nước 
Nga của Bích Ngân) là một người đàn bà không 
cầu kì và biết tự yêu mình như những người đàn 
bà khác. Họ “có quyền lực sai khiến bằng một 
ánh mắt, một lời nói”. Họ có quyền quyết định 
tất cả những việc liên quan đến cuộc đời của 
mình. Người đàn bà khi ở tuổi ba mươi nhận ra 
giá trị sâu sắc của bản thân. “Và người phụ nữ 
nhận ra mình đẹp bắt đầu từ tuổi ba mươi, tự tin 
rằng những người đàn ông mình cần là những 
người nhận ra được vẻ đẹp bên trong người đàn 
bà” (truyện Đàn bà ba mươi của Trang Hạ). Họ 
biết chăm sóc bản thân, biết làm cho mình ngày 
càng giá trị, càng có sức hút với cánh đàn ông. 
Ngoài giờ đi làm và ngoại trừ lúc ngủ, thời gian 
còn lại, nàng dành hết cho việc tự chăm sóc bản 
thân, ưu tiên đặc biệt cho việc trùng tu, tôn tạo 
và nâng cấp dung nhan của mình” (truyện Kẻ 
tống tình của Bích Ngân”. Phụ nữ đương đại 
không còn là con mèo yếu ớt, sợ nước, sợ lạnh, 
co rúc tìm hơi ấm của chồng mà trở thành một 
người phụ nữ xinh đẹp, tự tin. Họ vứt hết những 
bước đi e dè, rón rén thay cho những bước 
chân lạnh lùng, kiêu kỳ của người đẹp trên sàn 
catwalk.
Ngoài việc khẳng định nét đẹp thân thể và 
nhân vị đàn bà, truyện ngắn của tác giả nữ Việt 
Nam đương đại còn hướng đến những khát khao 
hạnh phúc giản đơn, đời thường. Lam là một 
người đàn bà có chồng và hai đứa con học giỏi. 
Nhưng từ khi người chồng bị bệnh suy thận, ân 
ái giữa vợ chồng không còn mặn mà, chuyện 
chăn gối ái ân mỗi ngày một xa thêm. Lam đã 
tìm đến lớp học thể dục thẩm mỹ. Và, cô nhanh 
chóng phải lòng cậu thanh niên khoẻ mạnh kém 
hơn mình bảy tuổi. Lam ngã nhanh vào vòng tay 
hắn và mất hết lý trí trước những nụ hôn, những 
cái ôm vồ vập của “hắn”. “Tay chân chị cứ lả đi, 
yếu dần. Lam thấy mình mụ mị trước cơn sóng 
đê mê dồn dập đến. Hấp tấp, cuống cuồng cả hai 
kéo nhau vào khách sạn gần đó” (truyện Kẻ tống 
tình của Bích Ngân). Hình ảnh nàng Lụa cũng 
hiện lên đầy khao khát được người yêu ôm ấp, 
mơn man da thịt. Đến cả trong những giấc mơ 
mỗi đêm, nàng mơ thấy mình trong vòng tay ôm 
chặt của Thắng. Những lúc như vậy, Lụa có cảm 
giác như “da thịt mình tách ra”. “Giấc mơ đêm 
lại đưa cô vào cơn mê lạ. Thắng nằm bên cạnh 
cô vuốt ve, bàn tay anh động đến đâu thì da thịt 
cô mở ra đến đó. Một luồng khí trời tinh khiết, 
một dòng nước nguồn tinh khiết, một tia chớp 
chói sáng bủa vây cơ thể Lụa. Cô nép vào người 
Thắng” (truyện Chợ rằm dưới gốc cây cổ thụ 
của Y Ban). Lynh Bacarbi cũng để cho nhân vật 
tôi sống với những khát khao tự nhiên bản năng. 
“Cô” thưởng thức “chiếc bánh bông lan” ngon 
đến mức khiến người ta phải nhỏ nước bọt vì 
cái vẻ ngoài hấp dẫn và mùi thơm quyến rũ. Sau 
quá trình trải nghiệm thân thể, trải nghiệm yêu 
đương, nhân vật nữ tự ngẫm lại tình yêu tuổi trẻ 
để thấm thía sự trái ngang của cuộc đời từ chính 
người đàn ông của họ gây ra (truyện Tre rừng 
 của Luynh Bacardi).
Ở số phận khác, những người phụ nữ không 
được may mắn về sắc đẹp nhưng trong tâm hồn 
họ ngọn lửa khát yêu vẫn âm ĩ cháy. Đó là hình 
ảnh về một cô bé bị tật nguyền nhưng vẫn luôn 
mong đợi những lá thư cổ tích trong truyện 
ngắn Máu của lá của Võ Thị Hảo. Những người 
đàn bà tật nguyền như Nấm (truyện Đàn bà 
xấu thì không có quà của Y Ban) vẫn luôn nỗ 
lực để đạt được tấm bằng tốt nghiệp đại học. 
Hình ảnh về một cô gái mù luôn hình dung cuộc 
đời qua những âm thanh vọng lại từ chiếc tivi 
bên nhà hàng xóm trong truyện ngắn Làn môi 
đồng trinh của Võ Thị Hảo. Các nhân vật nữ 
trong truyện ngắn có số phận khác nhau nhưng 
ở họ có chung niềm mong ước gặp được người 
yêu chân chính, cưới được người chồng tốt và 
có được mái ấm gia đình hạnh phúc. Dù họ là 
người đàn bà đẹp, tài năng hay chỉ là một cô gái 
không may mắn về số phận thì phụ nữ vẫn mãi 
chỉ là phái yếu. Phụ nữ luôn cần tình yêu thương 
và sự chở che. 
Đi sâu khám phá vào nội tâm nhân vật nữ, 
chúng tôi nhận thấy nổi ám ảnh đối với phụ nữ 
không phải tiền, tài, danh vọng hay những giá 
trị đạo đức xã hội mà là tình yêu. Dù cuộc sống 
94
có nhiều bộn bề lo toan và đầy áp lực nhưng 
người phụ nữ trong truyện ngắn Cưới chợ của 
Y Ban không bao giờ nguội lạnh và bị dập tắt 
về tình yêu. Trong truyện ngắn của tác giả nữ 
Việt Nam đương đại, bạn đọc sẽ bắt gặp nhiều 
hình ảnh về những cô gái trẻ trung, năng động, 
tràn đầy những hoài bảo và mạnh mẽ. Họ mang 
nhiều phong cách hiện đại mới của một xã hội 
đương đại. Họ dám phản kháng chống lại sự 
hà khắc của chuẩn mực phong kiến để sống vì 
mình. Họ sẵn sàng ngoại tình (truyện Một nửa 
cuộc đời của Nguyễn Thị Thu Huệ, truyện Nhân 
tình của Y Ban, truyện Cánh cửa thứ chín của 
Trần Thùy Mai, truyện Cơn mưa cuối mùa của 
Lê Minh Khuê,...) để sống thật với cái tôi bản 
năng tự nhiên. Họ sẵn sàng khiêu chiến với 
những chuẩn mực về công, dung, ngôn, hạnh 
(truyện Kiếm ái của Phạm Thị Hoài, truyện 
Vu quy của Đỗ Hoàng Diệu,...) nếu điều đó trở 
thành rào cản hạnh phúc cá nhân. Phụ nữ đương 
đại tự quyết định tình yêu và số phận của họ. 
Họ biết yêu quý và quan tâm nhiều hơn đến sắc 
đẹp thân thể. Họ hướng đến những hạnh phúc 
thực tế hơn, đời thường hơn là những hạnh phúc 
trong tâm tưởng và ảo mộng.
 Những người phụ nữ dù lớn hay trẻ, dù trinh 
trắng hay từng trải, dù khôn ngoan hay tầm 
thường thì ai cũng khát yêu và được yêu. Họ sẵn 
sàng bất chấp tất cả để đến với tình yêu. Hình ảnh 
một cô bé mới lớn trong truyện ngắn Biển ấm của 
Nguyễn Thị Thu Huệ cũng vì tình yêu mà bỏ nhà 
để tìm đến người đàn ông lớn hơn mình mười 
hai tuổi. Xuyên - một cô gái đầy mâu thuẫn, đầy 
ngông nghênh vẫn yêu Vỹ cháy bỏng, mặc dù 
cô biết Vỹ đã có người yêu, “đã có một già nhân 
ngãi, non vợ chồng dưới Long Xuyên” và luôn 
đem lại đau khổ cho cô (truyện Khi người ta trẻ 
của Phan Thị Vàng Anh). Lam trong truyện ngắn 
Kẻ tống tình của Bích Ngân bất chấp dư luận xã 
hội và chuẩn mực về sự thủy chung của người 
phụ nữ đã có chồng, có con để đến với chàng 
thanh niên nhỏ hơn mình bảy tuổi. Nàng trong 
truyện ngắn Hai mươi bảy bước chân là lên thiên 
đường của Y Ban bất chấp sự dễ dãi bản thân, 
cám dỗ tình yêu để “theo anh vào khách sạn với 
bước chân run rẩy”.
Với truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam 
đương đại, người đọc có cái nhìn bao quát 
hơn về những cung bậc cảm xúc khác nhau 
của người phụ nữ. Họ không giống nhau về số 
phận nhưng gặp nhau ở niềm khát khao được 
hạnh phúc, được tự do. Phụ nữ đương đại luôn 
tự hào và kiêu hãnh với chính bản thân mình. 
Họ là những người đàn bà không những đẹp về 
hình thể mà còn tài năng. Tự tin, bản lĩnh trước 
những biến động, đổi thay của cuộc sống và 
số phận là điều quan trọng để phụ nữ vươn lên 
giành lấy bình đẳng giới.
3. Kết luận 
Các nhà văn nữ Việt Nam đương đại đã thể 
hiện quan điểm nghệ thuật về con người. Họ 
hướng đến hành trình đi tìm bản ngã đàn bà và 
khẳng định vị thế phụ nữ trong xã hội. Những 
nhân vật nữ trong truyện ngắn của tác giả nữ 
Việt Nam đương đại hiện ra như bức tranh 
tuyệt đẹp. Mỗi người một số phận khác nhau 
nhưng điểm chung của họ là sự khát khao yêu 
thương, sẵn sàng dấn thân để đi tìm hạnh phúc 
và mạnh mẽ đứng lên đấu tranh để đòi sự tự 
do. Qua những tác phẩm, các tác giả nữ đã thể 
hiện niềm thương cảm của mình đối với phụ nữ 
và cũng như góp thêm tiếng nói trong việc đấu 
tranh đòi bình đẳng giới. Họ đã từng bước phá 
vỡ hệ thống tư tưởng nam quyền, phá vỡ cấu 
trúc nhị phân đối lập và xác lập nhân vị đàn bà, 
khẳng định quyền được sống, quyền được tự do 
và quyền mưu cầu hạnh phúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bakhtin (1998), Bakhtin toàn tập (tập 2). 
Nxb Giáo dục Hà bắc.
[2] V.I. Chiupa, Lã Nguyên dịch, 2013. Trần 
thuật học như là khoa học phân tích diễn ngôn 
trần thuật (
php?option=com_content&id=14838&tmpl= 
c o m p o n e n t & t a s k = 
preview&lang=vi&site=142).
[3] Foucault M, 1998. Khảo cổ học tri thức, 
Nxb Tam liờn, Thượng Hải.
95
PHYSICAL DISCOURSE AND FEMINIST CONSCIOUSNESS IN THE 
SHORT STORIES BY VIETNAMESE MODERN WOMEN
Truong Thi Thu Thanh
Phu Yen University
Abstract: Physical discourse in literature is often associated with the works of feminist 
consciousness. Owning to characteristics in the body writing style, the female body is a means 
of expressing the content of the work. The article applies the theory of discourse and feminism to 
illuminate female characters, which clarifies the deep understanding of the writers with the fate of 
women and their appreciation to the women who dared to fight for freedom, equality and the pursuit 
of happiness.
Keywords: Short stories, ego, discourse, body, feminism, gender, gender, female.
______________________________________________
Ngày nhận bài: 16/10/2019. Ngày nhận đăng: 21/02/2020.
Liên lạc: Trương Thị Thu Thanh; e-mail: truongthuthanhdhpy@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfdien_ngon_than_the_va_tam_thuc_nu_quyen_trong_truyen_ngan_cu.pdf