Địa hóa nguyên tố chính và nguyên tố vết của các trầm tích hệ tầng Đồng Ho, Quảng Ninh và ý nghĩa của chúng trong việc xác định điều kiện cổ môi trường
Trầm tích hệ tầng Đồng Ho bao gồm các lớp cuội sạn kết, cát kết xen kẹp các lớp sét
chứa asphalt, chứa than ở khu vực Quảng Ninh được coi là các đá mẹ có tiềm năng sinh dầu lộ ra
trên đất liền, tương đương với các đá mẹ trong các bể trầm tích Đệ Tam trên thềm lục địa Đông
Nam Á. Nghiên cứu sự biến động hàm lượng các nguyên tố chính và nguyên tố vết từ 13 mẫu đặc
trưng cho các lớp trầm tích cho phép phân chia hệ tầng Đồng Ho thành 2 phần: phần dưới đặc
trưng bởi sự biến động không rõ ràng, trong khi phần trên xu thế biến động rõ ràng. Các chỉ báo cổ
môi trường và chỉ số phản ánh mức độ phong hóa, biến đổi hóa học CIA, CIW, PIA và CPA của
các lớp trầm tích hệ tầng Đồng Ho đều thuộc loại cao từ 85-99%. Tỷ số V/Ni thay đổi từ 0,14 đến
1,52, V/Cr thay đổi từ 0,02 đến 0,52 chỉ thị cho môi trường có mặt oxy hòa tan và vật liệu hữu cơ
có nguồn gốc lục địa. Trầm tích hệ tầng Đồng Ho được hình thành từ sự tái lắng đọng trong môi
trường hồ nước ngọt lục địa của các đá trầm tích có trước, trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, có mặt
oxy hòa tan với lượng mưa trung bình ước tính 1533mm/năm±181mm trước khi chuyển sang môi
trường ẩm ướt và có tính khử trong quá trình thành đá.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Địa hóa nguyên tố chính và nguyên tố vết của các trầm tích hệ tầng Đồng Ho, Quảng Ninh và ý nghĩa của chúng trong việc xác định điều kiện cổ môi trường
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 110-120 110 Địa hóa nguyên tố chính và nguyên tố vết của các trầm tích hệ tầng Đồng Ho, Quảng Ninh và ý nghĩa của chúng trong việc xác định điều kiện cổ môi trường Nguyễn Văn Vượng*, Lường Thị Thu Hoài Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 16 tháng 5 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 30 tháng 5 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 31 tháng 5 năm 2018 Tóm tắt: Trầm tích hệ tầng Đồng Ho bao gồm các lớp cuội sạn kết, cát kết xen kẹp các lớp sét chứa asphalt, chứa than ở khu vực Quảng Ninh được coi là các đá mẹ có tiềm năng sinh dầu lộ ra trên đất liền, tương đương với các đá mẹ trong các bể trầm tích Đệ Tam trên thềm lục địa Đông Nam Á. Nghiên cứu sự biến động hàm lượng các nguyên tố chính và nguyên tố vết từ 13 mẫu đặc trưng cho các lớp trầm tích cho phép phân chia hệ tầng Đồng Ho thành 2 phần: phần dưới đặc trưng bởi sự biến động không rõ ràng, trong khi phần trên xu thế biến động rõ ràng. Các chỉ báo cổ môi trường và chỉ số phản ánh mức độ phong hóa, biến đổi hóa học CIA, CIW, PIA và CPA của các lớp trầm tích hệ tầng Đồng Ho đều thuộc loại cao từ 85-99%. Tỷ số V/Ni thay đổi từ 0,14 đến 1,52, V/Cr thay đổi từ 0,02 đến 0,52 chỉ thị cho môi trường có mặt oxy hòa tan và vật liệu hữu cơ có nguồn gốc lục địa. Trầm tích hệ tầng Đồng Ho được hình thành từ sự tái lắng đọng trong môi trường hồ nước ngọt lục địa của các đá trầm tích có trước, trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, có mặt oxy hòa tan với lượng mưa trung bình ước tính 1533mm/năm±181mm trước khi chuyển sang môi trường ẩm ướt và có tính khử trong quá trình thành đá. Từ khóa: Nguyên tố chính, nguyên tố vết, địa hóa, Đồng Ho, cổ môi trường. 1. Mở đầu Việc xác định nguồn cấp vật liệu và điều kiện hình thành trầm tích vụn cơ học có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và khôi phục điều kiện cổ môi trường thành tạo trầm tích [1-3]. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với nghiên cứu _______ Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-984815186. Email: vuongnv@vnu.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4254 sự biến đổi của môi trường trầm tích, vùng nguồn xâm thực và điều kiện khí hậu trong quá khứ địa chất. Đối với các đá chứa dầu, việc xác định làm sáng tỏ nguồn cấp vật liệu, quá trình vận chuyển, môi trường hình thành và quá trình kiến tạo liên quan có ý nghĩa lớn cho công tác tìm kiếm thăm dò [4]. Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu nguồn cấp vật liệu trầm tích và sự thay đổi điều kiện cổ môi trường. Cách tiếp cận truyền thống chủ yếu dựa vào nghiên cứu đặc điểm cấu trúc phân lớp trầm tích, đặc điểm N.V. Vượng, L.T.T. Hoài / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 110-120 111 phân bố độ hạt, độ mài tròn và sự phân bố tướng trầm tích trong không gian để luận giải về quá trình vận chuyển và lắng đọng trầm tích [5], xác định đường bờ cổ [6], hoặc dựa trên đặc điểm hóa thạch động thực vật để xác định cổ môi trường [7]. Ngoài ra còn có nhiều cách tiếp cận dựa trên cơ sở phân tích xác định tuổi đồng vị phóng xạ của tập hợp các hạt vụn trầm tích như mica, zircon [8] hoặc dựa vào phân tích hàm lượng các nguyên tố chính, nguyên tố vết [9-11] để luận giải về điều kiện xâm thực và sự thay đổi nguồn cấp vật liệu và điều kiện môi trường. Trầm tích hệ tầng Đồng Ho bao gồm các lớp cuội sạn kết, cát kết xen kẹp các lớp sét chứa asphalt, chứa than được coi là các đá có tiềm năng sinh dầu lộ ra trên đất liền, tương đương với các đá mẹ trong các bể trầm tích Đệ Tam trên thềm lục địa Đông Nam Á [12, 13]. Các kết quả nghiên cứu vết in lá thực vật có mặt trong các lớp bột sét chứa than cho tuổi Miocen, tuy nhiên các nghiên cứu về bào tử phấn hoa cho thấy các trầm tích hệ tầng Đồng Ho chứa các tập hợp bào tử phấn hoa với các dạng bào tử phấn đặc trưng cho tuổi Oligocene [14]. Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận từ góc độ nghiên cứu sự thay đổi thành phần hóa học các nguyên tố chính và nguyên tố vết của 13 mẫu trầm tích được lựa chọn từ 40 mẫu thu thập theo mặt cắt dọc suối Đồng Ho, Hoành Bồ kết hợp với các nghiên cứu thực địa và đặc điểm trầm tích để luận giải về nguồn cấp vật liệu và điều kiện cổ môi trường hình thành các trầm tích chứa dầu hệ tầng Đồng Ho tuổi Oligocen ở khu vực Hoành Bồ, Quảng Ninh. Cách tiếp cận dựa trên đặc điểm địa hóa trầm tích để luận giải về nguồn cấp vật liệu, và điều kiện cổ khí hậu đã được áp dụng thành công cho cả các thành tạo trầm tích Creta bị biến đổi trong quá trình tạo núi Alpơ [15]. 2. Phương pháp và mẫu nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa Mối quan hệ địa chất và đặc điểm cấu trúc nội tầng của trầm tích hệ tầng Đồng Ho ở khu vực Hoành Bồ được nghiên cứu chi tiết ở mặt cắt suối Đồng Ho và nghiên cứu bổ sung ở các diện lộ trầm tích lân cận thị trấn Trới. Việc khảo sát và đo vẽ được tiến hành từ cầu Đồng Ho ngược suối đi qua đập nước lên đến diện lộ của các đá cuội kết hạt thô của hệ tầng Hòn Gai. Trật tự địa tầng và đặc điểm chi tiết của các lớp trầm tích hệ tầng Đồng Ho được thể hiện ở Hình 2. Hình 1. Sơ đồ phân bố các trầm tích hệ tầng Đồng Ho [17]. N.V. Vượng, L.T.T. Hoài / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2(2018) 110-120 112 Hình 2. Cột địa tầng trầm tích thành lập tại suối Đồng Ho và vị trí lấy mẫu. 2.2. Mẫu phân tích và phương pháp phân tích Các mẫu trầm tích được lấy chi tiết theo từng lớp, theo từng tập và được bảo quản cẩn thận để phục vụ công tác phân tích địa hóa. Tổng cộng 40 mẫu trầm tích và 02 mẫu hạt vụn than đại diện cho các lớp đã được lấy từ ở các vị trí địa tầng khác nhau. Để phục vụ phân tích địa hóa các nguyên tố chính và nguyên tố vết, 13 mẫu đại diện cho các lớp từ thô đến mịn và lớp chứa than, chứa asphalt đã được lựa chọn ở các vị trí khác nhau trong mặt cắt để phân ... a học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 110-120 117 trầm tích. Sự phân bố của các nguyên tố trong các trầm tích hạt mịn liên quan chủ yếu đến quá trình phong hóa từ đá gốc. Để loại bỏ sự can nhiễu của phong hóa đến việc xác định nguồn cấp vật liệu, chúng tôi sử dụng biểu đồ 3 hợp phần Al2O3-TiO2-Zr [22] để xem xét xu hướng chọn lọc và mối quan hệ của vật liệu trầm tích với nguồn cung cấp. Kết quả được biểu diễn trên hình 6 cho thấy xu hướng dịch chuyển về phía đỉnh Zr, đặc trưng bằng sự thay đổi tỷ số Al2O3/Zr và liên quan đến sự tái lặng đọng của từ các đá trầm tích [23]. Biểu đồ 3 hợp phần A- CN-K kết hợp với biểu đồ CIA, CIW, PIA và CPA cho thấy tất cả các mẫu đều nằm ở cạnh AK và rơi vào gần đỉnh A (hình 7). Điều này phản ánh vật liệu trầm tích của hệ tầng Đồng Ho nhận được từ các đá được phong hóa triệt để có nguồn gốc tái trầm tích. Loại bỏ yếu tố đá gốc và địa hình, thì cường độ của quá trình phong hóa hóa học phụ thuộc chủ yếu vào vĩ độ, lượng mưa và nhiệt độ [17]. Shekdon và nnk (2002) [24] đã sử dụng số liệu địa hóa nguyên tố chính kết hợp với chỉ số phong hóa hóa học để ước lượng lượng mưa trung bình năm MAP (Mean Annual Precipitation) cho các đá trầm tích Eocen- Oligocen vùng Oregon theo công thức hồi quy với hệ số tương quan khá cao với sai số là ±181mm/năm. MAP = 221e 0.0197*CIW Hình 6. Biểu đồ 3 hợp phần phản ánh xu hướng thay đổi của tỷ số Al2O3/Zr. Hình 7. Biểu đồ tam giác A-CN-K, trong đó A; CN và K tương ứng với số mol Al2O3, CaO+Na2O và K2O kết hợp với các chỉ số CIA, CIW, PIA, CPA. Áp dụng công thức trên cho các mẫu trầm tích Đồng Ho ta có kết quả ước lượng lượng mưa trung bình năm là 1522mm/năm trong quá trình hình thành các tập trầm tích từ số 1 đến số 13. Giá trị này tương đương với giá trị lượng mưa trung bình năm hiện nay. Như vậy, giá trị MAP và các chỉ số phản ánh mức độ phong hóa hóa học cao ghi nhận lại trong các trầm tích hệ tầng Đồng Ho cho thấy điều kiện khí hậu ẩm ướt đã tồn tại từ lúc hình thành trầm tích Đồng Ho tuổi Oligocen. Tỷ số các nguyên tố vết là một trong những chỉ thị cho điều kiện môi trường trong quá trình hình thành trầm tích [25, 26], trong đó V, Ni, Cr là các chỉ thị quan trọng và hay được sử dụng đối với các trầm tích vụn cơ học. Tỷ lệ tương đối của V/Ni trong trầm tích bị chi phối bởi môi trường hình thành, tỷ số V/Ni>3 chỉ thị cho môi trường có vật liệu liệu hữu cơ nguồn gốc biển, tỷ số V/Ni ttrong khoảng từ 3 đến 1,9 chỉ thị cho môi trường ít ô xy hòa tan, vật liệu hữu cơ có nguồn gốc hỗn hợp lục địa và biển, dưới 1,9 chỉ thị cho môi trường giàu oxy hòa tan và vật liệu hữu cơ có nguồn gốc lục địa [27]. Nguyên tố Cr thường không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình oxy hóa khử, tỷ số V/Cr>2 phản ánh môi trường trầm tích nghèo ô xy hòa tan, V/Cr<2 phản ánh môi trường trầm N.V. Vượng, L.T.T. Hoài / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2(2018) 110-120 118 tích có mặt oxy hòa tan [28]. Tỷ số V/Ni của các mẫu trầm tích Đồng Ho dao động từ 0,14 đến 1,52 và thấp ở phần dưới, cao hơn ở phần trên. Sự biến thiên như vậy phản ảnh môi trường lắng đọng trầm tích Đồng Ho có mặt oxy hòa tan và vật liệu hữu cơ có nguồn gốc thực vật lục địa. Tương tự, tỷ số V/Cr của các mẫu phân tích đều nhỏ hơn 1 và cũng tương ứng với môi trường có mặt oxy hòa tan. Các dẫn liệu trên đưa đến nhận định trong giai đoạn Oligocen, điều kiện cổ môi trường hình thành trầm tích đặc trưng bởi môi trường ẩm ướt, có mặt oxy hòa tan. Tuy nhiên, việc vật liệu hữu cơ chuyển hóa thành than và asphalt trong trầm tích hệ tầng Đồng Ho hiện nay cho thấy sự có mặt của môi trường khử trong quá trình thành đá diễn ra sau quá trình lắng đọng trầm tích. Như vậy, điều kiện cổ môi trường hình thành các trầm tích Đồng Ho ban đầu có đặc tính của môi trường ẩm ướt có mặt oxy hòa tan sau đó chuyển sang môi trường ẩm ướt mang tính khử. 5. Kết luận Khảo sát chi tiết mặt cắt suối Đồng Ho kết hợp với phân tích địa hóa nguyên tố chính và một số nguyên tố vết cho phép phân chia hệ tầng Đồng Ho thành 2 phần, phần dưới dày khoảng 46m đặc trưng bởi sự đan xen của trầm tích hạt thô với các lớp mỏng hạt mịn phân lớp mỏng chứa hóa thạch vết in lá và các mảnh vụn than. Phần trên dày khoảng 60m có đặc trưng là cát bột sét kết phân lớp mỏng và đồng nhất, chứa lớp trầm tích asphalt. Sự phân bố hàm lượng các nguyên tố chính và nguyên tố vết ở hần dưới thể hiện quy luật không rõ ràng, trong khi phần trên sự biến thiên hàm lượng có quy luật tương đối rõ. Các chỉ số phản ánh mức độ phong hóa, biến đổi hóa học CIA, CIW, PIA và CPA của các lớp trầm tích hệ tầng Đồng Ho đều thuộc loại cao. Trầm tích hệ tầng Đồng Ho được hình thành từ sự tái lắng động các đá trầm tích có trước mà không có sự tham gia của các thành phần đá gốc magma và biến chất. Chúng được lắng đọng trong môi trường hồ nước ngọt lục địa. Điều kiện khí hậu ẩm ướt giàu oxy đã tồn tại từ Oligocen với lượng mưa trung bình được ước tính là 1533mm/năm±181mm và tồn tại trong suốt quá trình hình thành trầm tích hệ tầng Đồng Ho và chuyển dần sang môi trường ẩm ướt và khử trong quá trình thành đá. Lời cảm ơn Bài báo này được hoàn thành với tài trợ của đề tài cấp Đại học Quốc gia mã số QG14-09. Các tác giả xin trân trọng cảm ơn. Tài liệu tham khảo [1] Xu, F., B. Hu, Y. Dou, X. Liu, S. Wan, Z. Xu, X. Tian, Z. Liu, X. Yin, and A. Li, Sediment provenance and paleoenvironmental changes in the northwestern shelf mud area of the South China Sea since the mid-Holocene. Continental Shelf Research, 2017. 144: p. 21-30. [2] Greggio, N., B.M.S. Giambastiani, B. Campo, E. Dinelli, A. Amorosi, and S. Tyrrell, Sediment composition, provenance, and Holocene paleoenvironmental evolution of the Southern Po River coastal plain (Italy). Geological Journal, 2017. p. 1-15. [3] Yanguang Dou, S.Y., Zhenxia Liu, Peter D. Clift, Xuefa Shi, Hua Yu and Serge Berne, Provenance discrimination of siliciclastic sediments in the middle Okinawa Trough since 30 ka: Constraints from rare earth element compositions Marine Geology, 2010. 275(1-4): p. 212-220. [4] Scott, R.A., H. R. Smyth, A. C. Morton, and N. Richardson, Sediment Provenance Studies in Hydrocarbon Exploration and Production. Geological society, london, special publications, 2014. 386. [5] Wysocka, A. and A. Świerczewska, Lithofacies and depositional environments of Miocene deposits from tectonically-controlled basins (Red River Fault Zone, northern Vietnam). Journal of Asian Earth Sciences, 2010. 39(3): p. 109-124. [6] Nghi, T., Địa chất trầm tích Việt nam. 2017: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 509. [7] Böhme, M., J. Prieto, S. Schneider, N.V. Hung, D.D. Quang, and D.N. Tran, The Cenozoic on- N.V. Vượng, L.T.T. Hoài / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 110-120 119 shore basins of Northern Vietnam: Biostratigraphy, vertebrate and invertebrate faunas. Journal of Asian Earth Sciences, 2011. 40(2): p. 672-687. [8] Long, H.V., P.D. Clift, D. Mark, H. Zheng, and M.T. Tan, Ar–Ar muscovite dating as a constraint on sediment provenance and erosion processes in the Red and Yangtze River systems, SE Asia. Earth and Planetary Science Letters, 2010. 295(3– 4): p. 379-389. [9] Gesa, K., P.L.d. Boer, R.B. Pedersen, and T.E. Wong, Provenance of Pliocene sediments and paleoenvironmental changes in the southern North Sea region using Samarium–Neodymium (Sm/Nd) provenance ages and clay mineralogy. Sedimentary Geology 2004. 171: p. 205 – 226. [10] Kaifeng, Y., F. Lehmkuhl, B. Diekman, V. Nottebaum, and G. Stauch, Major and trace elements documented paleoenvironmental and provenance signatures as inferred from the lacustrine sequence of Orog Nuur, southern Mongolia. Geophysical Research Abstracts, 2016. Vol. 18, (EGU2016-1896): p. 1896. [11] Saito, S., Major and trace element geochemistry of sediments from east greenland continental rise: an implication for sediment provenance and source area weathering, in Proceedings of the Ocean Drilling Program, Scientific Results, , A.D. Saunders, H.C. Larsen, and S.W. Wise, Jr., Editors. 1998. [12] Petersen, H.I., H.P. Nytoft, and L.H. Nielsen, Characterisation of oil and potential source rocks in the northeastern Song Hong Basin, Vietnam: indications of a lacustrine-coal sourced petroleum system. Organic Geochemistry, 2004. 35 p. 493– 515. [13] Petersen, H.I., V. Tru, L.H. Nielsen, N.A. Duc, and H.P. Nytoft, Source rock properties of lacustrine mudstones and coals (oligocene dong ho formation), onshore Song Hong basin, northern Vietnam. Journal of Petroleum Geology, , 2005. 28: p. 19 - 38. [14] Thanh, T.D., V. Khúc, Đ.T. Huyên, Đ.N. Trưởng, Đ. Bạt, N.Đ. Dỹ, N.H. Hùng, P.H. Thông, P.K. Ngân, T.H. Phương, T.H. Dần, T.T. Thắng, T.V. Trị, and T.V. Long, Các phân vị địa tầng Việt Nam. 2005: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 504. [15] Hofer, G., M. Wagreich, and S. Neuhuber, Geochemistry of fine-grained sediments of the upper Cretaceous to Paleogene Gosau Group (Austria, Slovakia): Implications for paleoenvironmental and provenance studies. Geoscience Frontiers, 2013. 4: p. 449-468. [16] Nesbitt, H.W., G. Markovics, and R.C. price, Chemical processes affecting alkalis and alkaline earths during continental weathering. Geochimica et Cosmochimica Acta, 1980. 44(11): p. 1659- 1666. [17] Chao Li and S. Yang, Is chemical index of alteration (CIA) a reliable proxy for chemical weathering in global drainage basins? Amerian Journal of Science, 2010. 310: p. 111e127. [18] Nesbitt, H.W. and G.M. Young, Early Proterozoic climates and plate motions inferred from major element chemistry of lutites. Nature, 1982. 299: p. 715-717. [19] Harnois, L., The C.I.W. index: a new chemical index of weathering. Sedimentary Geology, 1988. 55: p. 319–322. [20] Fedo, C.M., H.W. Nesbitt, and G.M. Young, Unraveling the effect of potassium metasomatism in sedimentary rocks and paleosols, with implications for paleoweathering conditions and provenance. Geology 1995. 23 p. 921–924. [21] Buggle, B., B. Glaser, U. Hambach, N. Gerasimenko, and S. Markovic, An evaluation of geochemical weather indices in loess-paleosol studies. . Quaternary International 2011. 240, : p. 12-21. [22] Garcia, D., J. Coehlo, and M. Perrin, Fractionation between TiO2 and Zr as a measure of sorting within shale and sandstone series (northern Portugal). European Journal of Mineralogy 1991. 3: p. 401–414. [23] Mongelli, G., S. Critelli, F. Perri, M. Sonnino, and V. Perrone, Sedimentary recycling, provenance and paleoweathering from chemistry and mineralogy of Mesozoic continental redbed mudrocks, Peloritani mountains, southern Italy. Geochemical Journal, 2006. 40: p. 197-209. [24] Sheldon, N.D., Gregory J. Retallack, and Satoshi Tanaka, Geochemical Climofunctions from North American Soils and Application to Paleosols across the Eocene‐Oligocene Boundary in Oregon. The Journal of Geology, 2002. 110(6): p. 687-696. [25] Harris, N., K. Freeman, R. D. Pancost, T. White, and G. Mitchell, The character and origin of lacustrine source rocks in the Lower Cretaceous synrift section, Congo Basin, west Africa. AAPG Bulletin, 2004. 88(8): p. 1163-1184. [26] MacDonald, R., D. Hardman, R. Sprague, Y. Meridji, W. Mudjiono, J. Galford, M. Rourke, M. Dix, and M. Kelton, Using Elemental Geochemisty to Improve Sandstone Reservoir Characterization: a Case Study From the Unayzah N.V. Vượng, L.T.T. Hoài / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2(2018) 110-120 120 A Interval of Saudi Arabia. Vol. 52. 2011. 344- 356. [27] Galarraga, F., K. Reategui, A. Martïnez, M. Martínez, J.F. Llamas, and G. Márquez, V/Ni ratio as a parameter in palaeoenvironmental characterisation of nonmature medium-crude oils from several Latin American basins. Journal of Petroleum Science and Engineering, 2008. 61(1): p. 9-14. [28] Jones, B. and D.A.C. Manning, Comparison of geochemical indices used for the interpretation of palaeoredox conditions in ancient mudstones. Chemical Geology, 1994. 111(1): p. 111-129. Major and Trace Elements Geochemistry of Dong Ho Sediments (Quang Ninh, Viet Nam): Imlication for Paleoenvironmental Condition Nguyen Van Vuong, Luong Thi Thu Hoai Faculty of Geology, VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam Abstract: The Dong Ho sedimentary formation consists of gravel, sand and sandstone, mudstone interbeded with asphalt layer or oil shale cropping out at Quang Ninh is considered as outcrop of petroleum potential source rock and correlated to source rock of the Cenozoic basins on the continental shelf of Southeast Asia. Geochemical investigation of major and trace elements content variation from 13 typical samples selected from diferent layers leads to divide the Dong Ho formation into two parts: the lower part characterized by unclear variation while the upper part exposing a more clear trend. The paleoenvironmental proxy and the CIA, CIW, PIA and CPA indices of the Dong Ho formation revealed high weathering intensity. V/Ni and C/Cr s vary from 0.14 to 1.52; and from 0.02 to 0.52 respectively indicate to oxic depositional environment. The provenance of the Dong Ho sedimentary layers come from the recycling of sedimentary source rocks and deposited within freshwater lacustrine environment dominated by humid climate with estimated mean annual rainfall of 1533 mm/yr±181 mm before changing to wet and reduction environment during diagenesis. Keywords: Major element, trace element, geochemistry, Dong Ho, paleoenvironment.
File đính kèm:
- dia_hoa_nguyen_to_chinh_va_nguyen_to_vet_cua_cac_tram_tich_h.pdf