Đề xuất một số thao tác dạy và học yếu tố hán việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt

Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của từ vựng tiếng Việt, được hình thành từ các yếu tố Hán

Việt. Dạy và học yếu tố Hán Việt hoặc/và từ Hán Việt được triển khai từ cấp tiểu học. Phương thức dạy

và học yếu tố hoặc/và từ Hán Việt trong nhà trường tương đối đa dạng. Bài viết này thử đề xuất một số

thao tác dạy và học yếu tố Hán Việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt. Ngoài nội dung nêu lí do lựa

chọn thành ngữ Hán Việt để làm ngữ liệu dạy và học yếu tố Hán Việt, nội dung chính bài viết sẽ giới

thiệu 6 thao tác dạy và học yếu tố Hán Việt từ thành ngữ Hán Việt: thao tác sưu tập ví dụ thành ngữ Hán

Việt; thao tác tìm thành ngữ Hán Việt chuyển dịch (tạm gọi thành ngữ Việt) tương ứng với thành ngữ

Hán Việt (gốc); thao tác giải nghĩa yếu tố Hán Việt trong thành ngữ Hán Việt; thao tác đặt câu (lập ngôn)

với thành ngữ Hán Việt; thao tác mở rộng vốn từ Hán Việt thông qua thành ngữ Hán Việt; thao tác luyện

tập sâu thành ngữ Hán Việt (gồm nhiều hình thức luyện tập)

Đề xuất một số thao tác dạy và học yếu tố hán việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt trang 1

Trang 1

Đề xuất một số thao tác dạy và học yếu tố hán việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt trang 2

Trang 2

Đề xuất một số thao tác dạy và học yếu tố hán việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt trang 3

Trang 3

Đề xuất một số thao tác dạy và học yếu tố hán việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt trang 4

Trang 4

Đề xuất một số thao tác dạy và học yếu tố hán việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt trang 5

Trang 5

Đề xuất một số thao tác dạy và học yếu tố hán việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 5780
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất một số thao tác dạy và học yếu tố hán việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất một số thao tác dạy và học yếu tố hán việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt

Đề xuất một số thao tác dạy và học yếu tố hán việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education, ISSN: 1859 - 4603 
https://doi.org/10.47393/jshe.v10iSpecial.839 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
 Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 10, Số Đặc biệt (2020), 159-164|159 
* Tác giả liên hệ 
 Hoàng Hoài Thương 
 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 
 Email: hhthuong@ued.udn.vn 
Nhận bài: 
 15 – 04 – 2020 
Chấp nhận đăng: 
 10 – 09 – 2020 
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ THAO TÁC DẠY VÀ HỌC YẾU TỐ HÁN VIỆT 
THÔNG QUA NGỮ LIỆU THÀNH NGỮ HÁN VIỆT 
Hoàng Hoài Thương 
Tóm tắt: Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của từ vựng tiếng Việt, được hình thành từ các yếu tố Hán 
Việt. Dạy và học yếu tố Hán Việt hoặc/và từ Hán Việt được triển khai từ cấp tiểu học. Phương thức dạy 
và học yếu tố hoặc/và từ Hán Việt trong nhà trường tương đối đa dạng. Bài viết này thử đề xuất một số 
thao tác dạy và học yếu tố Hán Việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt. Ngoài nội dung nêu lí do lựa 
chọn thành ngữ Hán Việt để làm ngữ liệu dạy và học yếu tố Hán Việt, nội dung chính bài viết sẽ giới 
thiệu 6 thao tác dạy và học yếu tố Hán Việt từ thành ngữ Hán Việt: thao tác sưu tập ví dụ thành ngữ Hán 
Việt; thao tác tìm thành ngữ Hán Việt chuyển dịch (tạm gọi thành ngữ Việt) tương ứng với thành ngữ 
Hán Việt (gốc); thao tác giải nghĩa yếu tố Hán Việt trong thành ngữ Hán Việt; thao tác đặt câu (lập ngôn) 
với thành ngữ Hán Việt; thao tác mở rộng vốn từ Hán Việt thông qua thành ngữ Hán Việt; thao tác luyện 
tập sâu thành ngữ Hán Việt (gồm nhiều hình thức luyện tập). 
Từ khóa: thành ngữ; Hán Việt; yếu tố Hán Việt; dạy và học yếu tố Hán Việt. 
1. Giới thiệu 
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ 
học, tiếng Việt có khoảng 3000 yếu tố Hán Việt. Số 
lượng này xấp xỉ với số lượng yếu tố Hán trong tiếng 
Nhật và tiếng Triều Tiên. Từ 3000 yếu tố Hán Việt này 
tạo thành một lượng lớn từ Hán Việt trong tiếng Việt, 
chiếm 70% vốn từ vựng của ngôn ngữ Việt Nam. Do 
vậy, việc dạy và học yếu tố Hán Việt rất được quan tâm 
và coi trọng trong chương trình phổ thông. Theo 
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 
(Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã được ban hành, nội dung 
kiến thức từ Hán Việt được phân bổ trong các lớp 4, 5, 
6, 7, 8, 9 (đó là chưa kể phần chú thích, chú giải yếu 
tố/từ Hán Việt trong văn bản đọc hiểu). Chương trình 
đào tạo giáo viên Ngữ văn phổ thông hiện hành của 
nhiều trường đại học, cao đẳng đều có học phần Rèn 
luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt và mở rộng vốn từ Hán 
Việt, Từ Hán Việt và dạy từ Hán Việt trong nhà 
trường, hoặc phần nội dung từ Hán Việt trong các 
môn học thuộc bộ môn ngôn ngữ. 
Việc dạy học mà kết quả là mở rộng yếu tố Hán Việt, 
từ Hán Việt cho người học có thể được áp dụng bằng 
nhiều phương thức khác nhau. Có thể thông qua ngữ liệu 
là tác phẩm thơ văn chữ Hán, mỗi chữ Hán là một yếu tố 
Hán Việt; có thể thông qua các yếu tố/từ Hán Việt trong 
các văn bản trích dẫn của sách giáo khoa; có thể là các từ 
thường gặp trong từ điển tiếng Việt thường dùng; Bài 
viết này thử đề xuất một phương pháp dạy và học yếu tố 
Hán Việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt, một 
loại “đơn vị” từ vựng đặc biệt trong tiếng Việt. 
2. Lí do chọn thành ngữ Hán Việt làm ngữ liệu 
dạy và học yếu tố Hán Việt 
Lí do sử dụng ngữ liệu thành ngữ Hán Việt để thực 
hiện việc dạy và học yếu tố Hán Việt là: 
(1) “Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong 
vốn từ của một ngôn ngữ () là những cụm từ cố định 
hay những ngữ cố định, có nội dung ngữ nghĩa sâu rộng, 
nên nó cũng giữ được nhiều khái niệm” (Nguyễn & 
Lương, 1978, 5),“trong tiếng Việt, thành ngữ vay mượn 
nước ngoài chủ yếu là các thành ngữ [gốc Hán được đọc 
theo âm Hán Việt” (Hoàng, 2008, 44; Lê & Trần, 2007, 
11). Ngoài ra, trong một phạm vi nào đó, thành ngữ gốc 
Hán có thể là một đơn vị “văn bản” hay từ vựng có ý 
Hoàng Hoài Thương 
160 
nghĩa xác định cụ thể. Trong một chỉnh thể của một đơn 
vị thành ngữ gốc Hán hay thành ngữ Hán Việt thì mỗi 
yếu tố trong thành ngữ đó tự thân được định hình rõ 
ràng, là một “hình” chữ Hán duy nhất, không như hiện 
tượng yếu tố Hán Việt đồng âm dị tự “tài” trong “nhân 
tài”, “tài chính”, “tài liệu”, “trọng tài” hay từ Hán Việt 
đồng âm “thiên lí” (nghìn dặm) và “thiên lí” (lẽ trời). 
(2) Nếu so sánh việc sử dụng 1 bài thơ chữ Hán (ví dụ 
bài Nam quốc sơn hà gồm 28 chữ tức 28 yếu tố Hán Việt) 
với 7 thành ngữ Hán Việt 4 chữ để mở rộng vốn từ Hán 
Việt cho người học thì việc sau có lợi và hiệu quả hơn. 
Hai lí do trên cũng chính là điều phù hợp với quan 
điểm giảng dạy từ Hán Việt “học ít biết nhiều” mà Đặng 
Đức Siêu đề xuất. 
Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt có nhiều loại: 
(1) giữ nguyên hình thái - ngữ nghĩa, đọc bằng âm Hán 
Việt (a) và do người Việt tạo lập bằng các yếu tố Hán 
Việt (b), gọi là thành ngữ Hán Việt, ví dụ: (1a) an cư lạc 
nghiệp, chí công vô tư, tái ông thất mã; (1b) bất khả 
xâm phạm, đồng tâm nhất trị, khai cơ lập nghiệp, thần 
thông biến hóa; (2) chuyển dịch gồm 2 kiểu (dịch một 
vài yếu tố và giữ nguyên cấu trúc: có thủy có chung, 
trăm trận trăm thắng; dịch toàn bộ: bới lông tìm vết, 
ngồi ăn núi lở). Chúng tôi sử dụng thành ngữ nhóm 
(1) nói trên và chỉ chọn những thành ngữ 4 chữ (tứ tự 
thành ngữ) làm ngữ liệu bồi dưỡng kĩ năng sử dụng từ 
Hán Việt cho người học. 
3. Một số thao tác thực hiện dạy và học yếu tố 
Hán Việt thông qua ngữ liệu thành ngữ Hán Việt 
Bài viết này thử đưa ra một số thao tác thực hiện 
dạy và học yếu tố Hán Việt thông qua ngữ liệu thành 
ngữ Hán Việt dành cho học sinh trung học (trung học cơ 
sở, trung học phổ thông). Người dạy có thể căn cứ vào 
nội dung chương trình sách giáo khoa để lựa chọn 
những quy trình phù hợp nhất. Các quy trình này mang 
tính linh hoạt, nên cũng có thể xem mỗi quy trình là một 
nội dung dạy học yếu tố Hán Việt. Nội dung sau đã 
nâng dần độ khó so với nội dung trước. 
Thao tác 1: sưu tập ví dụ (ngữ liệu) thành ngữ 
Hán Việt 
Yêu cầu người học dựa vào Danh mục th ... bách thắng”, “kim chi 
ngọc diệp”. 
- Bách chiến bách thắng: 
+ bách: (một) trăm; nhiều 
+ chiến: 1. đánh nhau bằng vũ khí, chiến đấu; 2. 
đấu tranh, tranh luận 
+ thắng: 1. hơn; 2. đẹp (trong thành ngữ trên, sử 
dụng nghĩa 1) 
+ bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng, 
đánh trận nào thắng trận đó, đã đánh là thắng, thắng liên 
tục, thắng tất cả mọi trận. 
- Kim chi ngọc diệp: 
+ kim: 1. vàng; 2. kim loại; 3. sao Kim 
+ chi: cành, nhánh 
+ ngọc: đá quý (thường dùng để trang sức) 
+ diệp: 1. lá cây; 2. dạng lá 
+ kim chi ngọc diệp: lá ngọc cành vàng; con cháu 
nhà vua, quan, quý phái, quyền quý, ví như lá ngọc cành 
vàng vậy. 
Thao tác 4: đặt câu (lập ngôn) với thành ngữ Hán Việt 
Thông qua thao tác 1, 3, người học đã hiểu được 
nghĩa gốc và nghĩa dẫn thân của thành ngữ Hán Việt. 
Tiến thêm một bước, người dạy yêu cầu người học đặt 
câu có chứa thành ngữ Hán Việt nào đó. Người học có 
thể dựa vào câu mẫu ở thao tác 1 để mô phỏng câu mới 
hoặc sáng tạo hoàn toàn. Từ đó, người dạy đánh giá kết 
quả thao tác của người học. Ở đây, người dạy cũng phải 
đã chuẩn bị sẵn ngữ liệu để người học tham khảo sau 
khi tổ chức phân tích, đánh giá kết quả của người học. 
Ví dụ ngữ liệu của 2 thành ngữ “bách chiến bách thắng” 
và “kim chi ngọc diệp” là: 
- Cần tổ chức việc giáo dục một cách có hệ thống 
về chính trị, văn hóa và quân sự cho quân đội, không 
ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt của cán bộ và binh 
sĩ ta, làm cho quân đội ta trở thành quân đội thép bách 
chiến bách thắng (Trường Chinh - Kháng chiến nhất 
định thắng lợi). 
- Mà trong ngọc diệp kim chi/ Lũ Trần Ích Tắc sau 
đi đầu hàng? (Quốc sử diễn ca). 
Thao tác 5: mở rộng vốn từ Hán Việt thông qua 
thành ngữ Hán Việt 
Người dạy cần phát triển mở rộng vốn từ Hán Việt 
cho người học thông qua thành ngữ Hán Việt. Vẫn sử 
dụng 2 thành “bách chiến bách thắng” và “kim chi ngọc 
diệp” để làm ví dụ. 
- Bước 1: Người dạy yêu cầu học sinh tìm các từ 
ghép Hán Việt có chứa những yếu tố Hán Việt trong các 
thành ngữ này. Ở bước này, có 2 khả năng xảy ra. Khả 
năng thứ nhất, người học đã tìm đúng từ như yêu cầu 
(và để loại trừ trường hợp đúng ngẫu nhiên/vô tình thì 
có thể yêu cầu thêm người học giải nghĩa hay đặt câu 
với từ ghép đã tìm được đó). Khả năng thứ hai, người 
học sẽ tìm từ ghép Hán Việt bị sai, chủ yếu rơi vào 
trường hợp đồng âm dị tự/nghĩa (ví dụ những từ ghép 
“đương kim” có chứa yếu tố “kim”, “chi phí” có chứa 
yếu tố “chi” của thành ngữ “kim chi ngọc diệp”; “bức 
bách”, “tùng bách” có chứa yếu tố “bách” của thành ngữ 
“bách chiến bách thắng”). 
- Bước 2: Người dạy tổ chức phân tích, đánh giá kết 
quả của người học. Đặc biệt chú ý chỉ ra lỗi nhận thức 
sai yếu tố Hán Việt (biểu hiện ở tìm từ ghép sai do đồng 
âm dị tự/nghĩa) của người học. Người dạy mở rộng yếu 
tố Hán Việt trong các thành ngữ cho người học. Ví dụ: 
Hoàng Hoài Thương 
162 
- Bách chiến bách thắng: 
+ Bách1: 1. (một) trăm => bách phân; 2. nhiều => 
bách hóa; bách niên giai lão 
+ Bách2: cây bách => tùng bách; trắc bách diệp 
+ Bách3: ép, dồn => bức bách, cưỡng bách, quẫn 
bách, thúc bách 
- Kim chi ngọc diệp: 
+ kim1: 1. vàng (và chỉ tiền) => kim hoàn, kim 
ngạch, kim ngân; 2. kim loại => kim khí, kim loại; 3. sao 
Kim => Kim tinh 
+ kim2: nay, ngày nay => cổ kim, thông kim bác cổ 
+ chi1: cành, nhánh => chi tiết 
+ chi2: 1. ủng hộ => chi viện, chi phối; 2. bỏ tiền ra 
để dùng vào việc gì => chi tiêu, phiếu chi; 3. bộ phận 
=> chi bộ, chi đoàn, chi lưu; 4. địa chi 
+ chi3: chân hoặc tay của động vật có xương sống 
=> tứ chi 
+ chi4: cây linh chi => chi lan (cỏ chi và cỏ lan => 
chỉ tình bạn tốt; chỉ con cháu) 
+ chi5: từ đệm tiếng Hán cổ => vị chi, phá gia chi tử 
Thao tác 6: luyện tập nâng cao thành ngữ Hán Việt 
Người dạy yêu cầu người học thực hiện các dạng 
bài tập sau: 
(1) Tìm các thành ngữ có chứa chung 1 (hoặc nhiều 
hơn 1) yếu tố Hán Việt. 
Kết quả ví dụ: 
- Trùng yếu tố Hán Việt “an”: an bần lạc đạo, an 
cư lạc nghiệp, an phận thủ thường, 
- Trùng yếu tố “bất”: lợi bất cập hại, lực bất tòng 
tâm, xuân bất tái lai, 
- Trùng yếu tố “chi”: hoãn binh chi kế, kinh cung 
chi điểu, phá gia chi tử, cung thương chi điểu, 
Bài tập này giúp người học hiểu rõ về nghĩa của 
yếu tố Hán Việt thông qua các thành ngữ Hán Việt có 
chứa yếu tố đó, đồng thời có thể hiểu thêm khả năng tự 
do, từ tính, hành chức ngữ pháp của yếu tố Hán Việt 
đó (ví dụ yếu tố “cô” trong “cô thân chích ảnh/chích ảnh 
cô thân” và “thân cô thế cô”). 
(2) Tìm các thành ngữ có chứa âm tiết Hán Việt 
giống nhau nhưng nghĩa khác nhau (đồng âm dị 
tự/nghĩa). 
Kết quả ví dụ: 
- tự cao tự đại (đại: lớn), thiên niên vạn đại (đại: 
đời), 
- cố quốc tha hương (hương: quê hương), quốc sắc 
thiên hương (hương: mùi thơm, hương vị), 
- dương dương tự đắc (dương: nghĩa thứ nhất là 
biển cả; nghĩa thứ 2 là mênh mông, to lớn, nhiều; nghĩa 
thứ 3 là chỉ nước ngoài hoặc phương Tây. Trong thành 
ngữ này, “dương” sử dụng với nghĩa thứ 2, “dương 
dương” có nghĩa là vênh vang), dương đông kích tây 
(dương: 1. phô bày ra, ví dụ: biểu dương; 2. cất cao lên, 
ví dụ: du dương. Trong thành ngữ này, “dương” sử 
dụng nghĩa thứ nhất). 
- thiên binh vạn mã (thiên: nghìn), thiên kinh địa 
nghĩa (thiên: trời), 
Bài tập này rèn luyện cho người học phân biệt yếu 
tố Hán Việt đồng âm dị tự/nghĩa, giúp mở rộng thêm 
được vốn từ Hán Việt. 
(3) Thống kê các yếu tố Hán Việt có tần suất xuất 
hiện cao, tần suất xuất hiện thấp. Bài tập này giúp người 
học làm quen với việc thống kê trong nghiên cứu ngôn 
ngữ học; đồng thời biết được yếu tố nào có tần suất cao 
để tập trung ghi nhớ, giúp “học ít biết nhiều”. 
(4) Luyện tập phân loại thành ngữ Hán Việt 
Người học dựa vào lí thuyết phân loại thành ngữ 
tiếng Việt gồm 3 loại: (1) thành ngữ ẩn dụ hóa đối 
xứng; (2) thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng; (3) thành 
ngữ so sánh để phân loại thành ngữ Hán Việt. 
Kết quả ví dụ: 
- Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng: ác giả ác báo, chí 
cùng lực kiệt, danh chính ngôn thuận, 
- Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng: bình an vô sự, 
điệu hổ li sơn, văn võ kiêm toàn, 
- Thành ngữ so sánh: quân lệnh như sơn, tiêu tiền 
như phá, 
Ngoài ra, người dạy có thể mở rộng thêm phân loại 
thành ngữ Hán Việt thành các dạng sau: 
- Cấu trúc đối và điệp: 
+ Cấu trúc đối: tiên ưu hậu lạc (“tiên” đối với 
“hậu”, “ưu” đối với “lạc”), đồng sàng dị mộng (“đồng” 
đối với “dị”), 
+ Cấu trúc điệp: bách phát bách trúng (điệp 
“bách”), ác giả ác báo (điệp “ác”), 
 ISSN: 1859 - 4603, Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 10, Số Đặc biệt (2020), 159-164 
 163 
+ Cấu trúc vừa đối vừa điệp: bán tín bán nghi (điệp 
“bán”, đối “tín” với “nghi”), tri kỉ tri bỉ (điệp “tri”, đối 
“kỉ” với “bỉ”). 
- Quan hệ hạn định, chi phối: 
+ Tương đương cụm động từ: an phận thủ thường, 
dương dương tự đắc,... 
+ Tương đương cụm tính từ: bình yên vô sự, chí 
công vô tư,... 
+ Tương đương cụm danh từ: bạch diện thư sinh, 
Hà Đông sư tử, phồn hoa đô hội,... 
- Quan hệ đẳng lập; 
+ Cấp độ từ đơn: cầm kì thi họa, phong hoa tuyết 
nguyệt, cần kiệm liêm chính,... 
+ Cấp độ từ ghép: cao lương mĩ vị, tao nhân mặc 
khách,... 
- Quan hệ câu: 
+ Cấp độ câu đơn: Tái ông thất mã 
+ Cấp độ câu ghép: Danh chính ngôn thuận. 
Bài tập dạng này giúp người học dễ tiếp cận và lĩnh 
hội hơn đối với thể văn biền ngẫu chữ Hán trong 
chương trình phổ thông. 
(5) Đối với người học có học Trung văn, người dạy có 
thể yêu cầu người học tìm thành ngữ Hán gốc (tức thành 
ngữ tiếng Hán) tương ứng với thành ngữ Hán Việt. 
Kết quả ví dụ: 
Thành ngữ Hán Việt Thành ngữ Hán 
Nhất cử lưỡng tiện Nhất cử lưỡng đắc 
Khẩu Phật tâm xà Khẩu mật phúc kiếm 
An phận thủ thường An phận thủ kỉ 
Danh lam thắng cảnh Danh thắng cổ tích 
Bách chiến bách thắng Bách chiến bất đãi 
Bách niên giai lão Bạch đầu giai lão 
Thượng lộ bình an Nhất lộ bình an 
Có thể nâng cao khả năng tri nhận, người dạy yêu 
cầu người học phân tích tính giá trị, tính chuẩn xác của 
“thượng lộ” với “nhất lộ” trong “thượng lộ bình an” và 
“nhất lộ bình an”; “khẩu Phật tâm xà” với “khẩu mật 
phúc kiếm”, “miệng nam mô bụng một bồ dao găm”. 
(6) Phân tích cho người học trường hợp lỗi sai trong 
sách công cụ thành ngữ Hán Việt 
Ở đây giới thiệu một trường hợp giải nghĩa chưa 
chính xác yếu tố Hán Việt của thành ngữ. Ví dụ cuốn Từ 
điển giải thích thành ngữ gốc Hán của nhóm tác giả 
Nguyễn Như Ý ở trang 140 có mục từ tam sao thất bản 
và giải thích yếu tố Hán Việt bản: sách vở, giấy tờ có 
nội dung nhất định. Cách giải thích này chưa đúng với 
mặt chữ Hán “đồng âm dị tự” in trong Từ điển từ Hán 
Việt của Lại Cao Nguyện và Từ điển từ Hán Việt của Kì 
Quảng Mưu. Tương tự, cuốn từ điển của Nguyễn Như Ý 
còn mắc lỗi ở mục từ dương dương tự đắc. Nhóm tác 
giả giải thích nghĩa yếu tố “dương” trong thành ngữ này 
là “giơ cao, dương cao lên” chính là chữ Hán “扬”. 
Nhưng thực ra, chữ dương này phải là chữ Hán “洋”, có 
nghĩa thứ nhất là biển cả, ví dụ: đại dương; nghĩa thứ 2 
là mênh mông, to lớn, nhiều, ví dụ: dương dương; nghĩa 
thứ 3 là chỉ nước ngoài hoặc phương Tây, ví dụ: dương 
cầm. Trong thành ngữ này, “dương” sử dụng với nghĩa 
thứ 2, “dương dương” có nghĩa là vênh vang). Từ điển 
từ Hán Việt của Lại Cao Nguyện thì sử dụng cả 2 mặt 
chữ “扬: 1. phô bày ra; 2. giơ cao, dương cao lên” “洋: 
1. biển cả; 2. mênh mông, to lớn, nhiều; 3. chỉ nước 
ngoài hoặc phương Tây” cho thành ngữ “dương dương 
tự đắc”, tức chấp nhận 2 đơn vị “hình” cho 1 âm của 1 
thành ngữ. Nếu sử dụng thành ngữ “dương dương tự 
đắc” với mặt chữ Hán là “扬: 1. phô bày ra; 2. giơ cao, 
dương cao lên” thì không đúng với thành ngữ tiếng Hán 
trong các từ điển tiếng Hán. 
Ngoài ra, còn có thể sử dụng thao tác tổ chức trò 
chơi về thành ngữ Hán Việt: Người dạy chia lớp thành 
từng nhóm/đội, tổ chức thi giữa các nhóm/đội. Người 
dạy chọn yếu tố có tần số xuất hiện cao để yêu cầu 
người chơi tìm thành ngữ có chứa yếu tố đó. Màn 
hình/bảng ẩn giấu 2 yếu tố, chỉ cho hiện 2 thành tố còn 
lại của thành ngữ, người dạy yêu cầu người chơi điền 2 
yếu tố đã ẩn giấu. Người dạy kể câu chuyện liên quan 
đến thành ngữ và yêu cầu người chơi nêu thành ngữ. 
4. Kết luận 
Thành ngữ 4 chữ (yếu tố) Hán Việt nói riêng và 
thành ngữ tiếng Việt nói chung “phản ánh đầy đủ lịch 
sử, kinh nghiệm lao động, những giá trị tinh thần, những 
Hoàng Hoài Thương 
164 
quan điểm tôn giáo của nhân dân; phản ánh cách đánh 
giá của nhân dân đối với những đồ vật, những sự kiện 
thuộc những thời đại xa xưa cũng như gần đây” 
(Nguyễn V. H., 1999, 9-10). Thành ngữ 4 chữ Hán Việt 
còn mang đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam 
(song tiết tính, đối điệp tính, so sánh tính,...). Do vậy 
việc sử dụng thành ngữ Hán Việt 4 chữ làm ngữ liệu để 
dạy và học yếu tố Hán Việt rất ý nghĩa và có hiệu quả 
cao. Dạy và học yếu tố Hán Việt thông qua ngữ liệu 
thành ngữ Hán Việt đáp ứng được quan điểm dạy học 
“học ít biết nhiều”. Thông qua đó, người dạy giúp người 
học nắm vững vốn yếu tố Hán Việt, sử dụng hiệu quả 
tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
Tài liệu tham khảo 
Đặng, Đ. S. (2001). Dạy và học từ Hán Việt ở trường 
phổ thông. Giáo dục. 
Hoàng, D., Nguyễn, V. B., & Trịnh, N. Á. (1997). Mở 
rộng vốn từ Hán Việt. Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Hoàng, V. H. (2008). Thành ngữ học tiếng Việt. Khoa 
học Xã hội. 
Lại, C. N. (2007). Từ điển từ Hán Việt. Khoa học Xã hội. 
Lê, Đ. K. (2010). Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt. Đà Nẵng. 
Lê, H. T., & Trần, V. N. (2007). Từ điển từ Hán - Việt: 
Sách giáo khoa phổ thông tiếng Việt và Văn học. 
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 
Nguyễn, C. L. (2003). Mở rộng vốn từ Hán Việt. Đại 
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 
Nguyễn, L., & Lương, V. Đ. (1978). Thành ngữ tiếng 
Việt. Khoa học Xã hội. 
Nguyễn, N. Ý., Nguyễn, V. K., & Phan, X. T. (1994). 
Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán. Văn hóa. 
Nguyễn, Q. N. (2002). Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng 
Việt và mở rộng vốn từ Hán Việt. Giáo dục. 
Nguyễn, V. H. (1999). Thành ngữ bốn yếu tố trong 
tiếng Việt hiện đại: Những đặc điểm về cấu trúc và 
ngữ nghĩa. Khoa học Xã hội. 
Nguyễn, V. K. (2007). Từ ngoại lai trong tiếng Việt. 
Giáo dục. 
Qi Guang Mou [祁广谋]. (2017). 越南语汉越词词典 
[Từ điển từ Hán Việt]. 商务印书馆. 
PROPOSING METHODS TO TEACH AND LEARN SINO-VIETNAMESE ELEMENTS, 
USING SINO-VIETNAMESE IDIOMS AS MATERIALS 
Hoang Hoai Thuong 
The University of Danang - University of Science and Education 
Abstract: Sino-Vietnamese vocabulary is an essential part of Vietnamese vocabulary, which originated from Sino-Vietnamese 
elements. The implementation of teaching and learning Sino-Vietnamese elements and/or vocabulary takes place in primary 
education. Methods of teaching and learning Sino-Vietnamese elements and/or vocabulary in schools vary relatively greatly. This 
article is an attempt to suggest manipulations of teaching and learning Sino-Vietnamese elements and/or vocabulary through Sino-
Vietnamese idioms. Apart from elucidating why using Sino-Vietnamese elements as the materials in teaching and learning Sino-
Vietnamese elements and vocabulary, the main purpose of the article is to introduce 6 manipulations in the process of teaching and 
learning Sino-Vietnamese elements and vocabulary using Sino-Vietnamese idioms: collecting examples of Sino-Vietnamese idioms; 
searching for shifting Sino-Vietnamese idioms (temporarily referred as Vietnamese idioms) corresponding to the original Sino-
Vietnamese idioms; interpreting Sino-Vietnamese elements in Sino-Vietnamese idioms; encoding sentences with Sino-Vietnamese 
elements; expanding Sino-Vietnamese vocabulary through Sino-Vietnamese idioms; deep practicing Sino-Vietnamese idioms 
(including several types of practice). 
Key words: Idioms; Sino-Vietnamese; Sino-Vietnamese elements; the implementation of teaching and learning Sino-
Vietnamese elements. 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_mot_so_thao_tac_day_va_hoc_yeu_to_han_viet_thong_qua.pdf