Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?

-Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?

-Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

( Hỏi - Hữu Thỉnh)

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 06/01/2022 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1, 3 
(Đề gồm có 01 trang) 
ĐỀ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN 
NĂM HỌC 2019 - 2020 
BÀI THI: MÔN NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) 
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 
Đọc đoạn trích dưới đây: 
 Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào? 
 -Chúng tôi tôn cao nhau. 
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào? 
 -Chúng tôi làm đầy nhau. 
Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào? 
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời. 
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào? 
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào? 
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào? 
( Hỏi - Hữu Thỉnh) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. (0.5 điểm) 
Câu 2. Xác định nội dung chính của văn bản trên. (0.5 điểm) 
Câu 3. Nêu và giải thích lối sống của: đất, nước, cỏ trong văn bản. (1.0 điểm) 
Câu 4. Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp nghệ thuật được 
sử dụng trong những câu thơ sau (1.0 điểm): 
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào? 
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào? 
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào? 
II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 
Câu 1. (2.0 điểm ) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn 
(khoảng 200 chữ) tìm lời giải đáp cho câu hỏi của tác giả: Người sống với nhau như thế 
nào? 
Câu 2. (5.0 điểm). 
Về bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tây 
Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng”. Qua sự cảm 
nhận đoạn thơ sau, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên: 
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành 
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1) 
------------------------ Hết ------------------------ 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Câu 1. (0,5 điểm). Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, biểu 
cảm. 
- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo ý trên. 
- Điểm 0,25: Trả lời thừa phương thức biểu đạt. 
- Điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 2. (0,5 đ) Nội dung chính trong văn bản: Lối sống của con người trước cuộc đời- 
sống yêu thương, vị tha và biết chia sẻ 
- Điểm 0,5: Trả lời theo yêu cầu 
- Điểm 0,25: Nhan đề chưa thật chuẩn xác. 
- Điểm 0: Nhan đề không phù hợp, không trả lời 
Câu 3. (1,0 đ) 
- Lối sống của đất: - Tôn cao nhau: Bồi đắp, nâng đỡ, đề cao nhau để giúp nhau khẳng 
định sự tồn tại của cá nhân mình. 
- Lối sống của nước: - Làm đầy nhau: Bù đắp, bổ sung, san sẻ, cảm thông cho nhau để trở 
nên hoàn thiện. 
- Lối sống của cỏ: - Đan vào nhau để làm nên những chân trời: Đoàn kết, gắn bó với 
nhau để làm nên một khối thống nhất và vững mạnh, cũng là để cuộc sống của mỗi cá 
nhân 
được mở rộng phạm vi mà trở nên phong phú, lớn lao hơn 
- Điểm 1,0 : Trả lời đủ ý trên. 
- Điểm 0,5: Được ½ các ý trên. 
- Điểm 0,25: Được 1 ý hoặc câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 4. (1,0 điểm) 
- Biện pháp nghệ thuật: Điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ. 
- Hiệu quả: Thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt của tác giả về lối sống của con người 
trước cuộc đời; đánh thức khả năng nhận thức, tư duy của đối tượng giao tiếp 
- Điểm 1,0 : Trả lời đủ ý trên. 
- Điểm 0,5: Được ½ các ý trên. 
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
I. Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận 
xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; 
diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
II. Yêu cầu cụ thể: 
1) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (0, 25 điểm): 
- Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Phần Mở 
đoạn biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân đoạn biết tổ chức thành nhiều câu 
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết đoạn khái quát được vấn 
đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. 
- Điểm 0: Thiếu Mở đoạn hoặc Thân đoạn chỉ có 1 câu văn hoặc cả đoạn văn bị chia nhỏ 
thành nhiều đoạn. 
2) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Lối sống đẹp của con người trước 
cuộc đời. 
3) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển 
khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển 
khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết 
hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và 
sinh động (1,25 điểm): 
a) Giới thiệu vấn đề (0,25 điểm): Lối sống đẹp của con người trước cuộc đời. 
b) Giải thích (0,25 đ): 
 - Từ phương thức tồn tại của tự nhiên chỉ ra lối sống của con người: Sống phải biết 
quan tâm chia sẻ, đoàn kết, gắn bó,giúp đỡ với tinh thần tương thân tương ái, biết 
vượt lên trên cái tôi cá nhân ích kỉ, đời thường để vươn tới một lẽ sống lớn lao cao đẹp. 
c, Bình luận (0,25 đ) Vì sao con người phải biết sống nhân ái, yêu thương 
- Con người ai cũng có lúc khó khăn hoạn nạn, vì thế nếu mình có thể giúp đỡ được thì 
nên giúp đỡ, không nên ngoảnh mặt làm ngơ, thờ ơ trước khó khăn của người khác. Bởi 
cho đi cũng chính là nhận về. 
+ Thực tế cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách thách, năng lực cá nhân có 
hạn, nếu không có sự ủng hộ, giúp đỡ cảm thông, chia sẻ của mọi người thì ta khó có thể 
vươn lên và khẳng định mình. 
+ Khi ta ủng hộ, giúp đỡ, đề cao người khác có nghĩa là ta đã thể hiện được tấm 
lòng vị tha, nhân ái, vượt lên trên thói ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường, ta sẽ nhận được tình 
yêu thương, sự kính trọng từ mọi người. 
+ Sức mạnh của sự sống đích thực chính là sự đoàn kết gắn bó giữa người với 
người. 
d, Bàn luận mở rộng (0,25 đ): Phê phán lối sống ích kỉ, hẹp hòi, vô cảm 
e, Bài học và liên hệ bản thân (0,25 đ): Cần mở rộng tấm lòng để biết cảm thông, yêu 
thương chia sẻ, hãy học cách cho đi. Luôn học hỏi và rèn luyện bản thân để duy trì, phát 
huy lối sống cao đẹp. 
4) Sáng tạo- Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm) 
- Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình 
ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng 
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 
câu. 
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ 
riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
Câu 2. (5,0 điểm) 
I. Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận 
văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; 
diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
II. Yêu cầu cụ thể: 
1) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0, 5 điểm): 
- Điểm 0,5 điểm: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân 
bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 
- Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 
đoạn văn. 
2) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và nghệ 
thuật của đoạn thơ trong Tây Tiến của QD - những hoài niệm về đồng đội của nhà 
thơ, chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa bi tráng. Từ đó bình 
luận về cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng trong đoạn thơ. 
3) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển 
khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập 
luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng ( 3.5 
điểm) 
a, Giới thiệu vấn đề: (0,5 điểm) 
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Ông là 
một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. 
- Tây Tiến (in trong tập Mây đầu ô, 1986), tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể 
hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến còn là một trong những 
tác phẩm xuất sắc nhất viết về người lính thời kì kháng chiến chống Pháp. 
- “Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tính chất bi 
tráng”, biểu hiện đậm nét trong đoạn thơ khắc tạc bức tượng đài bất tử về người 
lính Tây Tiến anh hùng: 
 b, Giải thích (0,5 điểm): cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng. 
- Cảm hứng lãng mạn trong văn học là cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm 
xúc, hướng về lý tưởng, thích đắm mình vào thế giới phi thường, bí hiểm và những 
vẻ đẹp xa lạ. Cảm hứng lãng mạn thường đề cao những cảm nhận chủ quan, phát 
huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng, liên tưởng. Bút pháp lãng mạn thường tìm 
đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, sử dụng nhiều yếu tố cường điệu, thủ 
pháp đối lập, tương phản để tô đậm cái khác thường, gây ấn tượng mạnh mẽ. Với 
cảm hứng lãng mạn, không chỉ có vẻ hào hùng bay bổng hay cái cao cả mà nỗi đau, 
cái buồn, nỗi cô đơn, cảnh chia li, cái chết cũng là phạm trù thẩm mĩ. 
- Trong Tây Tiến, cảm hứng lãng mạn gắn liền với tinh thần bi tráng: vừa gợi những 
buồn đau, mất mát, bi thương vừa hào hùng, mạnh mẽ - bi mà không lụy. Cái bi 
được thể hiện bằng giọng điệu, âm hưởng tráng lệ, hào hùng. 
c, Cảm nhận đoạn thơ (2,0 điểm) 
c1. Nội dung(1.5 điểm) 
* Hình tượng người lính Tây Tiến lãng mạn và bi tráng qua dáng vẻ, ngoại hình 
(0,25 điểm) : Tác giả không miêu tả cụ thể mà bằng bút pháp lãng mạn đã khái quát chân 
dung của cả một đoàn binh kì dị, khác thường. 
- Hai câu thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá dữ oai hùm” là lời 
giới thiệu độc đáo, một lối định nghĩa đầy tự hào về lính Tây Tiến. Hai câu thơ gợi tả 
dáng vẻ mà cho ta hiểu về cuộc sống chiến đấu gian khổ của đoàn binh Tây Tiến. Quang 
Dũng không hề né tránh sự thật nhưng nhà thơ đã lãng mạn hóa hiện thực. Bút pháp tương 
phản, cách nói trẻ trung, ngang tàng đậm chất lính của thơ Quang Dũng đã tạo ấn tượng 
khác lạ. Người lính Tây Tiến ốm mà không yếu. Bề ngoài tiều tụy nhuốm chút phong 
sương nhưng vẫn toát lên vẻ oai phong lẫm liệt, ẩn chứa một sức mạnh tinh thần lớn lao. 
* Hình tượng người lính Tây Tiến lãng mạn và bi tráng qua đời sống tâm hồn/thế 
giới nội tâm (0,5 điểm): 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
+ Vẻ đẹp hào hùng của ngườ lính Tây Tiến: 
. Mắt trừng: sự dồn nén cảm xúc căm thù biểu hiện qua ánh mắt bừng bừng lửa giận. Chữ 
trừng vừa gợi hình vừa gợi cảm, dữ dội và mạnh mẽ, gắn liền với chất hùng tráng của 
hình tượng người lính Tây Tiến. 
. gửi mộng qua biên giới: giấc mộng chiến trường, mộng diệt thù lập công của người anh 
hùng thời loạn. 
+ Vẻ đẹp hào hoa với tâm hồn lãng mạn, mộng mơ của lính Tây Tiến. 
. Đêm mơ Hà Nội 
. dáng kiều thơm. 
Ở nơi biên cương viễn xứ, niềm thương nhớ hằng đêm vẫn hướng về Hà Nội, về một dáng 
kiều thơm. Ẩn bên trong vẻ ngoài bệnh tật, đau ốm và vẻ dữ dằn là tâm hồn vô cùng lãng 
mạn, bay bổng. Thế giới tâm hồn phong phú, giàu tình cảm khiến hình ảnh người lính trở 
nên thật hơn, đẹp hơn, con người hơn, rất đỗi đời thường, gần gũi. Cảm hứng anh hùng 
kết hợp với bút pháp lãng mạn, sự tương phản đối lập trong ngôn từ và hình ảnh thơ (mắt 
trừng >< mơ Hà Nội dáng kiều thơm) làm nổi bật vẻ đẹp của những người anh hùng mơ 
mộng. 
* Hình tượng người lính Tây Tiến lãng mạn và bi tráng qua tư thế lên đường vì lí 
tưởng (0,5 điểm): 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
+ Những nấm mồ nằm rải rác dọc biên giới phản ánh phản ánh hiện thực khốc, gợi nỗi bùi 
ngùi thương cảm. Tuy nhiên, câu thơ bi mà không lụy. Những từ HánViệt trang trọng, 
thiêng liêng biên cương, viễn xứ đã biến những nấm mồ hoang lạnh thành mộ chí tôn 
nghiêm vĩnh hằng, khiến câu thơ mang âm hưởng bi hùng của những vần thơ biên tái xưa. 
+ Câu thơ tiếp theo khẳng định khí phách của tuổi trẻ một thời, tôn lên vẻ đẹp anh hùng, 
át đi cảm giác bi thương khi nói về cái chết: Chiến trường  đời xanh. Hai chữ chẳng tiếc 
thể hiện sự dứt khoát, tinh thần hoàn toàn tự nguyện, thanh thản khi hiến dâng tuổi trẻ, 
quãng đời đẹp nhất cho Tổ quốc. 
* Hình tượng người lính Tây Tiến lãng mạn và bi tráng qua sự hi sinh lặng thầm 
mà cao cả (0,25 điểm): 
Áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành 
+ Người lính Tây Tiến hi sinh nơi núi rừng miền Tây không có cả manh chiếu bọc 
thân, chỉ có tấm áo vải bạc màu sờn rách vì nắng gió, thấm mồ hôi và thấm cả máu, 
giờ bao bọc hình hài, đưa anh về với đất mẹ. 
+ Tuy nhiên, câu thơ Quang Dũng không dừng ở tả thực mà tràn đầy cảm hứng bi 
tráng. Qua cái nhìn của nhà thơ, người lính hi sinh như được bọc trong tấm áo bào 
sang trọng. Chiếc áo bào khiến cuộc tiễn đưa bi thương trở thành trang nghiêm cổ 
kính, tôn vinh sự hi sinh cao cả. Những người chiến sĩ Tây Tiến không chết đi mà về 
đất, hóa thân thành sông núi quê hương. 
=> Nói về cái chết nhưng lại bất tử hóa người lính. Nói về sự bi thương nhưng hình 
ảnh thơ thật hùng tráng: Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Sông Mã đại diện cho 
giang sơn sông núi, tiễn đưa người chiến sĩ vào cõi bất tử. Lần thứ hai trong bài thơ, 
Quang Dũng đã dùng chữ gầm nhân hóa dòng sông, vừa bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, 
vừa tạo không khí bi hùng, làm toát lên hào khí một thời Tây Tiến. 
c2. Nghệ thuật đoạn trích (0,5 điểm): 
 Bút pháp nghệ thuật của một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. 
-Âm hưởng cổ kính và trang trọng từ những câu thơ thất ngôn, những từ Hán Việt 
được sử dụng đắc địa và hình ảnh chiếc áo bào 
- giọng thơ đầy hào khí pha chút ngang tàng, ngạo nghễ, phong sương 
- những biện pháp tu từ nói giảm nói tránh anh về đất hay nhân hóa Sông Mã gầm 
lên khúc độc hành, ngôn ngữ thấm đẫm chất văn chương của những chàng trai Hà 
thành lãng mạn. 
- Giọng điệu bi hùng, hào sảng 
 d, Bình luận ý kiến (0,5 điểm) 
- Bức tượng đài người lính Tây Tiến được khắc tạc bằng bút pháp tương phản, vừa 
hiện thực vừa lãng mạn, từng đường nét như được khắc đậm bằng những ngôn từ, 
hình ảnh đầy ấn tượng, bức tượng đài người lính vừa chân thực với những nét độc 
đáo của lính Tây Tiến, vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp và sức mạnh của 
dân tộc trong thời đại gian khổ mà hào hùng. 
-Tám câu thơ mà nói đủ diện mạo, tâm hồn, khí phách, thái độ trước cái chết và vẻ 
hào hoa rất Hà Thành của người lính Tây Tiến : “tiều tụy mà lẫm liệt, lam lũ mà hào 
hùng, dữ dằn mà đa cảm và đầy thơ mộng” (GS. Nguyễn Đăng Mạnh). Đó là bức 
tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến, được khắc tạc 
bằng tình yêu thương gắn bó, niềm trân trọng tự hào và cảm hứng ngợi ca của 
Quang Dũng đối với đồng đội, với cuộc kháng chiến gian khổ của cái thời mơ 
mộng, lãng mạn và hào hùng một đi không trở lại. 
4. Sáng tạo (0,25 điểm) 
- Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình 
ảnh và các yếu tố biểu cảm,); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng 
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ 
riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
5) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm): Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
------------------------ Hết ------------------------ 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_kiem_tra_nang_luc_giao_vien_mon_ngu_van_nam_hoc_2019.pdf