Đề thi chứng chỉ tiếng Anh đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Bài thi Chứng chỉ tiếng Anh ĐHQG-HCM là một bài thi bốn kỹ năng đánh giá trình độ
tiếng Anh tổng quát (14 cấp độ) với tên gọi tiếng Anh là Vietnam National University -
HCM English Proficiency Test (viết tắt là VNU-EPT Test).
Bài thi có hai hình thức: Bài thi trên giấy và bài thi trên máy.
Bài thi gồm 4 nội dung: Phần thi Nghe hiểu, Phần thi Đọc hiểu, Phần thi Viết, và Phần thi
Nói. Phần thi Nghe hiểu và Đọc hiểu theo dạng thức trắc nghiệm bốn lựa chọn, phần thi
Viết theo dạng thức tự luận, và phần thi Nói theo dạng thức trình bày không kèm theo
phần hỏi-đáp với giám khảo.
Bài thi trên giấy được đóng thành cuốn riêng biệt, gọi là đề thi. Thí sinh không được làm
bài trực tiếp trên đề thi. Phần làm bài của thí sinh được thực hiện trên phiếu trả lời được
phát riêng biệt. Mọi đánh dấu và câu trả lời trên đề thi đều không được tính điểm. Đề thi
và phiếu trả lời sẽ được giám thị thu lại sau khi bài thi kết thúc.
Bài thi trên máy được cài đặt riêng cho từng buổi thi. Thí sinh lần lượt trả lời các câu hỏi
và không quay trở về các phần trước đó. Phần thi Nói của thí sinh sẽ được thu âm lại.
Bài thi VNU-EPT được sử dụng để đánh giá chất lượng tiếng Anh đầu vào và đầu ra cho
các chương trình đào tạo Đại học và Sau Đại học của ĐHQG-HCM. Bài thi cũng có thể
được sử dụng để công nhân năng lực tiếng Anh cho các mục đích khác theo quy định của
ĐHQG-HCM và đánh giá ngoài theo yêu cầu.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chứng chỉ tiếng Anh đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM KHẢO THÍ TIẾNG ANH CẨM NANG DÀNH CHO THÍ SINH KỲ THI CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH (VNU-EPT TEST USER GUIDE) TP. HCM - 2013 VNU-HCM, English Testing Center VNU-EPT User guide 1 MỤC LỤC 1. KHÁI QUÁT VỀ BÀI THI CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH ĐHQG-HCM 1.1 Mô tả bài thi Chứng chỉ tiếng Anh ĐHQG-HCM .................................................... 3 1.2 Cấu trúc và nội dung bài thi...................................................................................... 4 1.3 Các thể loại câu hỏi và yêu cầu đối với câu trả lời ................................................... 5 1.4 Các chủ điểm ngữ pháp, từ vựng .............................................................................. 6 2. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐIỂM THI 2.1 Bảng phân bố điểm cho các cấp độ .......................................................................... 7 2.2 Bảng phân bố điểm cho các phần thi ........................................................................ 8 2.3 Cơ sở đánh giá các kỹ năng ...................................................................................... 8 2.4 Bảng chuyển đổi điểm đối với các bài thi tiếng Anh quốc tế (4 kỹ năng) .............. 9 3. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DỰ THI 3.1 Thông tin về kỳ thi Chứng chỉ tiếng Anh ĐHQG-HCM ........................................ 10 3.2 Đối tượng dự thi ..................................................................................................... 10 3.3 Hồ sơ đăng ký dự thi .............................................................................................. 10 3.4 Thủ tục đăng ký dự thi ............................................................................................ 10 4. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KỲ THI 4.1 Dời ngày thi ............................................................................................................ 11 4.2 Hủy kỳ thi ............................................................................................................... 11 4.3 Bỏ thi ...................................................................................................................... 11 5. CÔNG BỐ KẾT QUẢ THI 5.1 Chứng chỉ và Phiếu báo điểm ................................................................................. 11 5.2 Công bố điểm.......................................................................................................... 11 5.3 Cấp Chứng chỉ và Phiếu báo điểm ......................................................................... 11 5.4 Giá trị và thời hạn hiệu lực của chứng chỉ .............................................................. 12 6. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ ....................................................................................................... 12 VNU-HCM, English Testing Center VNU-EPT User guide 3 1. KHÁI QUÁT VỀ BÀI THI CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH ĐHQG-HCM 1.1. Mô tả bài thi Chứng chỉ tiếng Anh ĐHQG-HCM Bài thi Chứng chỉ tiếng Anh ĐHQG-HCM là một bài thi bốn kỹ năng đánh giá trình độ tiếng Anh tổng quát (14 cấp độ) với tên gọi tiếng Anh là Vietnam National University - HCM English Proficiency Test (viết tắt là VNU-EPT Test). Bài thi có hai hình thức: Bài thi trên giấy và bài thi trên máy. Bài thi gồm 4 nội dung: Phần thi Nghe hiểu, Phần thi Đọc hiểu, Phần thi Viết, và Phần thi Nói. Phần thi Nghe hiểu và Đọc hiểu theo dạng thức trắc nghiệm bốn lựa chọn, phần thi Viết theo dạng thức tự luận, và phần thi Nói theo dạng thức trình bày không kèm theo phần hỏi-đáp với giám khảo. Bài thi trên giấy được đóng thành cuốn riêng biệt, gọi là đề thi. Thí sinh không được làm bài trực tiếp trên đề thi. Phần làm bài của thí sinh được thực hiện trên phiếu trả lời được phát riêng biệt. Mọi đánh dấu và câu trả lời trên đề thi đều không được tính điểm. Đề thi và phiếu trả lời sẽ được giám thị thu lại sau khi bài thi kết thúc. Bài thi trên máy được cài đặt riêng cho từng buổi thi. Thí sinh lần lượt trả lời các câu hỏi và không quay trở về các phần trước đó. Phần thi Nói của thí sinh sẽ được thu âm lại. Bài thi VNU-EPT được sử dụng để đánh giá chất lượng tiếng Anh đầu vào và đầu ra cho các chương trình đào tạo Đại học và Sau Đại học của ĐHQG-HCM. Bài thi cũng có thể được sử dụng để công nhân năng lực tiếng Anh cho các mục đích khác theo quy định của ĐHQG-HCM và đánh giá ngoài theo yêu cầu. Lệ phí thi: 500.000đ/kỳ thi (lệ phí thi có thể thay đổi theo lộ trình được báo trước). VNU-HCM, English Testing Center VNU-EPT User guide 4 1.2. Cấu trúc và nội dung bài thi PHẦN THI NỘI DUNG & DẠNG CÂU HỎI THỜI GIAN Nghe hiểu Phần 1 : 10 bài đối thoại ngắn (sơ cấp) Phần 2 : 1 bài hội thoại/thảo luận dạng điền khuyết (sơ trung cấp) Phần 3 : 1 bài hội thoại/thảo luận hỏi-đáp (trung cấp) Phần 4 : 1 bài nói chuyện/thuyết trình tóm tắt dạng điền khuyết (cao trung cấp - cao cấp) (32 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn với tổng điểm 100) 40 – 45 phút (Nghe 2 lần) Đọc hiểu Phần 1 : 1 bài đọc kiểm tra ngữ pháp và từ vựng dạng điền khuyết (sơ trung cấp-trung cấp) Phần 2 : 1 bài đọc hiểu dạng hỏi-đáp (sơ trung cấp) Phần 3 : 1 bài đọc hiểu dạng hỏi-đáp (trung cấp) Phần 4 : 1 bài đọc hiểu dạng điền khuyết và hỏi-đáp (cao trung cấp-cao cấp) (40 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn với tổng điểm 100) 60 phút Viết Phần 1 : Đoạn văn tóm tắt (100-150 từ) Phần 2 : Bài tiểu luận (300 từ) (Tổng cộng tối thiểu 400 từ với tổng điểm 100) 60 phút Nói Phần 1 : Mô tả tranh ảnh, bảng biểu,v,v. (sơ cấp) Phần 2 : Mô tả kinh nghiệm, sở thích cá nhân. (sơ trung cấp - trung cấp) Phần 3 : Trình bày quan điểm (cao trung cấp - cao cấp) (Tổng thời gian thực nói 5 phút với tổng điểm 100) 10 - 12 phút VNU-HCM, English Testing Center VNU-EPT User guide 5 1.3. Các thể loại câu hỏi và yêu cầu đối với câu trả lời PHẦN THI THỂ LOẠI CÂU HỎI & YÊU CẦU Nghe hiểu 1. Câu hỏi ý chính (main idea) 2. Câu hỏi chi tiết (repeated detail and paraphrased detail) 3. Câu hỏi suy luận (inference) Đọc hiểu 1. Câu hỏi kiểm tra ngữ pháp 2. Câu hỏi từ vựng (vocabulary) 3. Câu hỏi ý chính (main idea) 4. Câu hỏi chi tiết (detail) 5. Câu hỏi chỉ định (referent) 6. Câu hỏi diễn đạt lại (paraphrase) 7. Câu hỏi mục đích (purpose) 8. Câu hỏi suy luận (inference) 9. Câu hỏi tổng hợp/chuyển đổi thông tin (table, graph, v.v.) Viết Phần 1: Đoạn văn tóm tắt (100-150 từ) Đoạn văn hoàn chỉnh với 1 câu chủ đề (topic sentence) và 3-4 ý chính (key points). Các ý chính được liên kết chặt chẽ bằng các từ nối (connectives). Các ý được diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của người viết, không sao chép nguyên văn. Phần 2: Bài tiểu luận (300 từ) Bài luận hoàn chỉnh với một câu luận đề (thesis statement), 2-3 câu luận điểm (topic sentences), được triển khai bằng các luận chứng (reasons) và minh họa bằng các luận cứ (examples). Nói Phần 1: Mô tả tranh ảnh, mind map và bảng biểu. (1 phút) Bài mô tả có câu chủ đề, tối thiểu nêu 3 ý, các câu được liên kết bằng từ nối phù hợp. Phần 2: Mô tả kinh nghiệm, sở thích cá nhân. (1 phút) Bài mô tả với câu chủ đề khái quát về kinh nghiệm, sở thích cá nhân, được triển khai với 3 lý do (reasons) kèm theo ví dụ minh họa (examples). Phần 3: Trình bày quan điểm về các danh ngôn, ý kiến trước công chúng và thực trạng xã hội. (3 phút) Bài trình bày quan điểm tương tự như bài luận với một câu luận đề (thesis statement), 2-3 câu luận điểm (topic sentences), được triển khai bằng các luận chứng (reasons) và minh họa bằng các luận cứ (examples). Thí sinh tham khảo đề thi mẫu để có đầy đủ thông tin về bài thi. VNU-HCM, English Testing Center VNU-EPT User guide 6 1.4. Các chủ điểm ngữ pháp, từ vựng 1.4.1. Ngữ pháp 1. Subject-verb agreement 2. Tenses 3. Articles 4. Possessives 5. Pronouns 6. Adjectives & Adverbs 7. Prepositions (time, place, manner, etc) 8. Verbs and complements (verbs followed by infinitives, gerunds, prepositions, etc) 9. Quantifiers 10. Modal auxiliaries (advice, obligation, certainty, etc) 11. Conditional sentences 12. Passive voice 13. Relative pronouns 14. Reported speech 15. Comparisons (similarities, comparatives, superlatives) 1.4.2. Từ vựng 1. Hobbies and interests 2. People 3. Places 4. Relationships 5. Food and drink 6. Entertainment 7. Jobs 8. Culture 9. Health 10. Media 11. Sports 12. Business 13. Education 14. Law and crime 15. Science and echnology VNU-HCM, English Testing Center VNU-EPT User guide 7 2. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐIỂM THI 2.1. Bảng phân bố điểm cho các cấp độ Bài thi VNU-EPT có tổng điểm 400, được phân bố theo 14 cấp độ. Cấp độ CEFR Mức điểm Vỡ lòng A1 (1) 00-75 A1 (2) 76-100 Sơ cấp A2 (1) 101-125 A2 (2) 126-150 Sơ trung cấp B1 (1) 151-175 B1 (2) 176-200 Trung cấp B1 (3) 201-225 B1 (4) 226-250 Cao trung cấp B2 (1) 251-275 B2 (2) 276-300 Cao cấp C1 (1) 301-325 C1 (2) 326-350 Hậu cao cấp C2 (1) 351-375 C2 (2) 376-400 VNU-HCM, English Testing Center VNU-EPT User guide 8 2.2. Bảng phân bố điểm cho các phần thi PHẦN THI SỐ CÂU HỎI ĐIỂM THÀNH PHẦN TỔNG ĐIỂM Nghe hiểu Phần 1: 10 20 100 Phần 2: 6 20 Phần 3: 8 28 Phần 4: 8 32 Đọc hiểu Phần 1: 20 40 100 Phần 2: 6 14 Phần 3: 7 20 Phần 4: 7 26 Viết Phần 1: 1 40 100 Phần 2: 1 60 Nói Phần 1: 1 20 100 Phần 2: 1 30 Phần 3: 1 50 2.3. Cơ sở đánh giá các kỹ năng 2.3.1. Kỹ năng Nghe hiểu và Đọc hiểu Các câu hỏi của hai phần thi Nghe hiểu và Đọc hiểu đánh giá các cấp độ kiến thức: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, và tổng hợp. Độ khó của các câu hỏi được phân bố từ thấp đến cao, mức điểm căn cứ vào độ khó và có tổng điểm 100 cho mỗi kỹ năng. 2.3.2. Kỹ năng Viết và Nói Các câu hỏi của hai phần thi Viết và Nói đánh giá lần lượt theo thang điểm 0-5 cho kỹ năng Viết và 0-4 cho kỹ năng Nói. Điểm đánh giá cuối cùng sẽ được quy đổi về thang điểm 100 cho mỗi kỹ năng. Các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau: - Kỹ năng Viết: (a) Nội dung; (b) Bố cục; và (c) Sử dụng ngôn ngữ - Kỹ năng Nói: (a) Phát triển ý; (b) Trình bày; và (c) Sử dụng ngôn ngữ VNU-HCM, English Testing Center VNU-EPT User guide 9 2.4. Bảng chuyển đổi điểm đối với các bài thi tiếng Anh quốc tế (4 kỹ năng) Cấp độ CEFR VNU-EPT IELTS TOEFL iBT TOEIC (Nghe+Đọc) TOEIC (Nói + Viết) (1) (2) (3) (4) (5) (5) VNU-ETP 14 C2 (2) 376-400 8.5 - 9.0 118 – 120 VNU-ETP 13 C2 (1) 351-375 8.0 - 8.5 115 – 117 VNU-ETP 12 C1 (2) 326-350 7.0 - 8.0 102 – 114 886 – 945 351 – 400 VNU-ETP 11 C1 (1) 301-325 6.5 - 7.0 94 – 101 786 – 885 311 – 350 VNU-ETP 10 B2 (2) 276-300 6.0 - 6.5 79 – 93 671 – 785 271– 310 VNU-ETP 9 B2 (1) 251-275 5.5 - 6.0 60 – 78 551 – 670 241 – 270 VNU-ETP 8 B1 (4) 226-250 5.0 - 5.5 46 – 59 476 – 550 221– 240 VNU-ETP 7 B1 (3) 201-225 4.5 - 5.0 35 – 45 401 – 475 201 – 220 VNU-ETP 6 B1 (2) 176-200 4.0 - 4.5 32 – 34 316 – 400 181 – 200 VNU-ETP 5 B1 (1) 151-175 4.0 – 31 226 –315 161 –180 VNU-ETP 4 A2 (2) 126-150 171 – 225 121 – 160 VNU-ETP 3 A2 (1) 101-125 121 – 170 81 – 120 VNU-ETP 2 A1 (2) 76-100 – 120 – 80 VNU-ETP 1 A1 (1) 0-75 (1) CEFR: Common European Framework of Reference (2) VNU-EPT: Chứng chỉ tiếng Anh ĐHQG-HCM. (3) IELTS: International English Language Testing System (4) TOEFL iBT: Test of English as a Foreign Language, Internet-Based Test (5) TOEIC: Test of English for International Communication VNU-HCM, English Testing Center VNU-EPT User guide 10 3. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DỰ THI 3.1 Thông tin về kỳ thi Chứng chỉ tiếng Anh ĐHQG-HCM Các kỳ thi Chứng chỉ tiếng Anh (CCTA) ĐHQG-HCM do Trung tâm khảo thí tiếng Anh (TTKTTA) - ĐHQG-HCM tổ chức. Tùy theo số lượng thí sinh đăng ký cho mỗi kỳ thi, TTKTTA có thể tổ chức thi tại cơ sở chính của TTKTTA - ĐHQG-HCM hoặc phối hợp với một số điểm tổ chức thi khác. Thí sinh theo dõi thông báo về các kỳ thi CCTA trên các phương tiện thông tin của Ban ĐH-SĐH - ĐHQG-HCM và TTKTTA - ĐHQG-HCM. 3.2. Đối tượng dự thi Bài thi VNU-EPT được sử dụng để đánh giá chất lượng tiếng Anh đầu vào và đầu ra cho sinh viên các chương trình đào tạo Đại học và Sau Đại học của ĐHQG-HCM. Ngoài ra, Bài thi cũng được sử dụng để đánh giá năng lực tiếng Anh của thí sinh cho các mục đích khác theo quy định của ĐHQG-HCM và đánh giá trình độ tiếng Anh cho các cá nhân, tổ chức ngoài ĐHQG-HCM theo yêu cầu. 3.3. Hồ sơ đăng ký dự thi - Đơn đăng ký dự thi; - 02 ảnh 4cm x 6cm; - Bản sao CMND hoặc giấy tờ tùy thân có dán ảnh khác (xuất trình bản chính để đối chiếu khi đăng ký và tại phòng thi). Đơn đăng ký dự thi phải được điền đầy đủ thông tin theo mẫu. 3.4. Thủ tục đăng ký dự thi Thí sinh có thể đăng ký trực tuyến tại trang web của TTKTTA ĐHQG-HCM hoặc trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký dự thi kèm theo lệ phí thi tại Trung tâm. Thí sinh đăng ký thi tại TTKTTA nhận Phiếu báo danh (có dán ảnh) ngay khi đăng ký. Thí sinh đăng ký thi tại các địa điểm thi hoặc đăng ký thi trực tuyến nhận Phiếu báo danh theo thời gian quy định trên lịch thi. Thí sinh tham khảo lịch thi trên trang web của Trung tâm khảo thí tiếng Anh để có thông tin chính xác. VNU-HCM, English Testing Center VNU-EPT User guide 11 4. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KỲ THI 4.1. Dời ngày thi Trường hợp TTKTTA - ĐHQG-HCM không thể tổ chức kỳ thi theo ngày đã định, TTKTTA- ĐHQG-HCM và các điểm đăng ký thi phải liên hệ, báo cho thí sinh để giải quyết việc rút lệ phí thi hoặc chuyển lệ phí thi cho kỳ thi kế tiếp trong vòng 7 ngày làm việc trước ngày thi. 4.2. Hủy kỳ thi Trường hợp thí sinh không thể tham dự kỳ thi theo ngày thi đã đăng ký vì lý do cá nhân, thí sinh có trách nhiệm liên hệ nơi đăng ký dự thi để dời ngày thi hoặc rút lệ phí thi trong vòng 7 ngày làm việc trước ngày tổ chức thi. Sau thời hạn trên, TTKTTA - ĐHQG-HCM và điểm tổ chức thi không giải quyết bất kỳ trường hợp chuyển đổi hoặc hoàn trả lệ phí thi. 4.3. Bỏ thi Mọi trường hợp vắng mặt vào ngày thi hoặc đi trễ vào buổi thi được xem như thí sinh tự ý bỏ thi. 5. CÔNG BỐ KẾT QUẢ THI 5.1. Chứng chỉ và Phiếu báo điểm Chứng chỉ và Phiếu báo điểm bao gồm đầy đủ thông tin cá nhân của thí sinh. Chứng chỉ thể hiện năng lực của thí sinh theo các cấp độ từ A1-C2. Phiếu báo điểm thể hiện tổng điểm bài thi và điểm thi cụ thể cho từng phần thi cùng với nhận xét về phần thi Viết và Nói, cho phép người đọc biết được cụ thể năng lực ngoại ngữ của thí sinh. 5.2. Công bố điểm Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày thi, điểm thi sẽ được công bố trên trang web của TTKTTA- ĐHQG-HCM và các điểm đăng ký thi. Thí sinh có thể xem điểm cá nhân bằng cách nhập mã số thí sinh theo hướng dẫn. 5.3. Cấp Chứng chỉ và Phiếu báo điểm Sau 30 ngày làm việc kể từ ngày thi, thí sinh có thể nhận Chứng chỉ và Phiếu báo điểm tại điểm đăng ký thi. Khi thí sinh đến nhận Chứng chỉ phải nộp lại phiếu dự thi có dán hình (hoặc 01 tấm hình 4 x 6 giống như hình đã nộp khi đăng ký dự thi). Trong trường hợp đánh mất phiếu dự thi, thí sinh phải xuất trình giấy tờ tùy thân có dán ảnh. Thí sinh ký tên (không tự ghi tên) vào danh sách và sổ gốc quản lý chứng chỉ. VNU-HCM, English Testing Center VNU-EPT User guide 12 Trong trường hợp thí sinh không thể đến nhận Chứng chỉ và Phiếu báo điểm, phải có giấy ủy quyền được xác nhận bởi các đơn vị có thẩm quyền để người khác nhận thay. Chứng chỉ chỉ được cấp một lần. Phiếu báo điểm có thể được cấp lại với lệ phí 50.000đ/lần. 5.4. Giá trị và thời hạn hiệu lực của chứng chỉ Chứng chỉ tiếng Anh ĐHQG-HCM có thời hạn hiệu lực là 2 năm kể từ ngày cấp. Chứng chỉ có giá trị pháp lý đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong hệ thống ĐHQG-HCM và các đơn vị trong nước và quốc tế có nhu cầu sử dụng làm cơ sở để đánh giá năng lực ngoại ngữ của người sở hữu chứng chỉ. 6. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ Mọi thông tin chi tiết về kỳ thi CCTA – ĐHQG-HCM xin vui lòng liên hệ: 1. Ban Đào tạo ĐH&SĐH – ĐHQG-HCM Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 08 3724 2160 Fax: 08 3724 2057 Web: 2. Trung tâm khảo thí tiếng Anh – ĐHQG-HCM Viện Đào tạo Quốc tế - ĐHQG-HCM 146 bis, Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Lầu 3 – Phòng 302 ĐT: 08 39118311 – Số nội bộ: 26 Fax: 08 39113914 Web:
File đính kèm:
- de_thi_chung_chi_tieng_anh_dai_hoc_quoc_gia_tp_ho_chi_minh.pdf