Đề tài Ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực nhằm tăng cường hiệu quả học tập môn sinh học - di truyền cho sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Khi nói về thế kỷ 21, nhiều nhà chiến lược đã cho rằng “giáo dục là con chủ bài để đưa nhân loại tiến lên”. Trong giáo dục nói chung, giáo dục đại học đóng vai trò nòng cốt, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hòa chung theo sự chuyển mình của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã chuyển từ đào tạo theo hình thức niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ vì hiện nay học chế tín chỉ là hình thức đào tạo được xem là tiên tiến trên thế giới, mục đích đào tạo của nó là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá trình dạy - học.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực nhằm tăng cường hiệu quả học tập môn sinh học - di truyền cho sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực nhằm tăng cường hiệu quả học tập môn sinh học - di truyền cho sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC- DI TRUYỀN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nói về thế kỷ 21, nhiều nhà chiến lược đã cho rằng “giáo dục là con chủ bài để đưa nhân loại tiến lên”. Trong giáo dục nói chung, giáo dục đại học đóng vai trò nòng cốt, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hòa chung theo sự chuyển mình của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã chuyển từ đào tạo theo hình thức niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ vì hiện nay học chế tín chỉ là hình thức đào tạo được xem là tiên tiến trên thế giới, mục đích đào tạo của nó là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá trình dạy - học. Môn Sinh học- Di truyền là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, nội dung môn học được giảng dạy theo hình thức thuyết trình truyền thống, nhưng khi nhà trường chuyển từ đào tạo theo niên chế sang hình thức tín chỉ thì hình thức giảng dạy cũ không còn phù hợp nữa. Với mục đích lựa chọn được hình thức giảng dạy không những giúp cho người học nắm vững được kiến thức cơ bản của môn học mà còn phát huy hết năng lực của thầy và trò, ngoài ra còn trang bị một số kỹ năng mềm, vì thế chúng tôi tiến hành thực hiện nội dung: “Ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực nhằm tăng cường hiệu quả học tập môn Sinh học- Di truyền cho sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định”. II. Mô tả giải pháp II.1. Mô tả giải pháp Trước năm 2017, môn Sinh học – Di truyền được các giảng viên dạy theo phương pháp thuyết trình (PPTT) truyền thống. Trong phương pháp này, giảng viên dạy và sinh viên được dạy; giảng viên suy nghĩ và sinh viên buộc phải nghĩ theo cách của giảng viên; giảng viên nói và sinh viên lắng nghe; giảng viên quyết định (chọn lựa) và sinh viên phải làm theo. Nhìn chung, giảng viên là chủ thể còn sinh viên là khách thể của quá trình dạy – học. Giảng viên quan tâm trước hết đến việc truyền đạt kiến thức, hướng đến mục tiêu làm cho sinh viên hiểu và ghi nhớ kiến thức. Từ năm 2017, sau khi trường chuyển từ đào tạo theo hệ thống niên chế sang hệ thống tín chỉ, các giảng viên đã thay đổi phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu hướng người học làm trung tâm, phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong hoạt động lĩnh hội tri thức của người học, và bộ môn đã chọn phương pháp sermina (PPSER) để giúp sinh viên học tập tốt hơn. Serminar là hình thức học tập, trong đó người học chủ động hoàn toàn từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi thảo luận với các thành viên khác và cuối cùng tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung. Trong hình thức serminar, sinh viên buộc phải tìm hiểu trước vấn đề sẽ thảo luận một cách chủ động như: đọc giáo trình bài giảng, đọc tài liệu có liên quan, suy nghĩ về những vấn đề được thảo luận. Từ đó, sinh viên lựa chọn cho mình một cách hiểu và bảo vệ được quan điểm của mình. II.2. Tính mới của giải pháp mới so với giải pháp cũ Bảng 1. So sánh giải pháp cũ và giải pháp mới STT Giải pháp cũ Giải pháp mới 1 - Giảng viên thuyết trình, sinh viên nghe và ghi chép - Sinh viên lên thuyết trình về nội dung mà nhóm mình được giao, giảng viên nhận xét nội dung bài, cách thuyết trình và tiến hành thảo luận. Sau đó giảng viên tóm tắt để sinh viên nắm được nội dung cơ bản của bài học. 2 - Sinh viên nắm rõ mục tiêu bài học - Sinh viên bị động trong quá trình thu nhận kiến thức, không có cơ hội phát triển khả năng của bản thân. - Sinh viên nắm rõ mục tiêu, nội dung cơ bản của bài thông qua quá trình giảng viên thuyết trình và tổng kết bài học - Sinh viên chủ động trong quá trình thu nhận kiến thức, khai thác được tiềm năng của mỗi cá nhân, giúp sinh viên phát triển tốt một số kỹ năng mềm, là nền tảng để học tốt những môn học tiếp theo. 3 - Phần lớn sinh viên trây ì, không tích cực tham gia phát biểu trong quá trình học - Thông qua hoạt động giảng viên chỉ định một sinh viên bất kì của nhóm lên trình bày bài thuyết trình và trả lời câu hỏi sẽ hạn chế được hiện tượng sinh viên trây ì, không tham gia hoạt động nhóm 4 - Hứng thú của sinh viên đối với môn học ít - Hứng thú của sinh viên với môn học tăng do người học và người dạy cùng nhau chia sẻ hiểu biết của mình về nội dung bài học góp phần giảm sự nhàm chán của môn học. Hơn nữa giúp mối quan hệ thầy- trò gần gũi, thân thiện hơn. 5 - Sinh viên gần như không phải chuẩn bị bài trước khi lên lớp - Thời gian chuẩn bị bài ngắn đi, do giảng viên chỉ giao chủ đề với nội dung rất ngắn. 6 - Thầy giáo không cần phải tự làm mới kiến thức của mình - Bắt buộc giảng viên luôn luôn cập nhật kiến thức mới để giải đáp những thắc mắc của sinh viên Nói tóm lại phương pháp giảng dạy theo hình thức sermina có rất nhiều ưu điểm, thích hợp để áp dụng trong việc giảng dạy kiến thức theo hình thức đào tạo tín chỉ như hiện nay nhằm tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu và trang bị cho sinh viên một số kỹ năng để học những môn học khác tốt hơn, cũng là hành trang giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. II.3. Các bước thực hiện sáng kiến Các bước thực hiện một buổi học theo hình thức kết hợp giữa phương pháp sermina và phương pháp thuyết trình. Bước 1: Chuẩn bị - Chia nhóm: Giảng viên chia lớp học làm 8 nhóm (mỗi nhóm 7-8 sinh viên). - Giao chủ đề: Chủ đề là những vấn đề cơ bản của nội dung bài học (không phải là tất cả nội dung bài học của buổi học hôm sau); đại diện nhóm chọn chủ đề trong phạm vi chủ đề giảng viên đưa ra (chủ đề khác nhau giữa các nhóm). - Nghiên cứu tài liệu: Tất cả sinh viên ít nhất đều phải đọc trước nội dung bài học hôm sau trong giáo trình, tìm hiểu thêm vấn đề nhờ các công cụ khác nhau để có được kiến thức tổng quát về nội dung bài. - Viết bài thuyết trình: Giảng viên gợi ý cấu trúc, độ dài và hình thức trình bày; hướng dẫn cách làm bài thuyết trình; giảng viên không cần đọc duyệt nội dung bài thuyết trình, để ch
File đính kèm:
- de_tai_ung_dung_phuong_phap_giang_day_tich_cuc_nham_tang_cuo.docx