Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương

Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiện tất

yếu, những hình thức tồn tại của thế giới. Cùng tương tự như vậy, trong nghệ thuật,

thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Thời

gian và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan niệm về

thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà văn. Đồng thời,

chúng phản ánh, bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính cái phong cách đó. Tìm hiểu

thời gian và không gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc hơn, từ những góc độ đặc biệt,

cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo

nên. Không gian và thời gian nghệ thuật là những phương diện rất quan trọng trong thi

pháp học, chúng tồn tại song song thống nhất trong tác phẩm văn chương, đồng thời là

phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Mặt khác, chúng là những

hình tượng rất quan trọng góp phần thể hiện nội dung, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Trong cấu trúc văn bản của văn xuôi nghệ thuật, không gian và thời gian đóng một vai

trò quan trọng.

Với nhà văn có thể sáng tác rất nhiều, nhưng để có được tác phẩm neo bám vào

lòng người là điều không dễ, thậm chí rất hiếm hoi. Văn chương như một trò bập bênh

nghệ thuật với những luật chơi ngoắt ngoéo vô hình, đã thách thức tất cả những ai lao

vào con đường cầm bút. Nó chẳng loại trừ ai, sẵn sàng hê tung nếu như anh ta không

đủ bản lĩnh và lượng sức mình trong cuộc đua chen đầy ảo tưởng. Trên bước đường

nghệ thuật, Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền

Trung. Chân trời mùa hạ, là cuốn tiểu thuyết viết về con người của mảnh đất Quảng

Bình với đề tài người lính và chiến tranh cách mạng. Tiểu thuyết có giá trị về mặt tư

liệu, mang chất tự sự của một giai đoạn lịch sử về văn học hiện thực đơn thuần, đơn

tuyến. Mặc dù bị thi pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa ràng buộc, chi phối nhưng nó vẫn

phản ánh chân thực thân phận con người cũng như sự dẻo dai của người dân miền

Trung trong những năm tháng bom đạn

Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trang 1

Trang 1

Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trang 2

Trang 2

Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trang 3

Trang 3

Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trang 4

Trang 4

Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trang 5

Trang 5

Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trang 6

Trang 6

Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trang 7

Trang 7

Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trang 8

Trang 8

Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trang 9

Trang 9

Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 81 trang minhkhanh 7100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương

Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả 
nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có kế 
thừa và tham khảo các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các trang web theo danh 
mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 
 Tác giả 
 Hoàng Thị Hà 
LỜI CẢM ƠN 
 Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được 
sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Qua đây cho 
phép tôi gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất. 
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Nga, người trực 
tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức và phương pháp để tôi hoàn thành 
được khóa luận tốt nghiệp này. 
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học xã hội trường 
Đại học Quảng Bình đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp cho 
tôi trong những năm học qua. Các thầy cô là những tấm gương mà tôi sẽ mãi noi theo. 
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thư viện trường Đại học Quảng Bình đã giúp tôi 
trong quá trình tìm kiếm và mượn tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn 
thành đề tài này. 
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, gia đình và những 
người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. 
Mặc dù hết sức nỗ lực và cố gắng, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn 
hẹp nên bài khóa luận không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự chỉ đạo đóng góp ý 
kiến từ các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. 
Xin trân trọng cảm ơn ! 
Đồng Hới, tháng 5 năm 2015 
Tác giả khóa luận 
Hoàng Thị Hà 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2 
2.1. Tình hình nghiên cứu về thời gian – không gian nghệ thuật .................................. 2 
2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương ..................... 5 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6 
3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 6 
3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 6 
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6 
5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 7 
6. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................... 7 
NỘI DUNG................................................................................................................. 8 
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG ............................................... 8 
1.1 Vài nét về tác giả tác phẩm .................................................................................... 8 
1.1.1 Tác giả Hữu Phương ........................................................................................... 8 
1.1.2 Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ ........................................................................... 10 
1.1.3 Ý nghĩa của tiểu thuyết Chân trời mùa hạ .......................................................... 13 
1.2 Về thời gian nghệ thuật ........................................................................................ 15 
1.2.1 Khái niệm ......................................................................................................... 15 
1.2.2 Các chiều của thời gian nghệ thuật .................................................................... 17 
1.3 Về không gian nghệ thuật .................................................................................... 18 
1.3.1 Khái niệm ......................................................................................................... 18 
1.3.2 Các loại không gian nghệ thuật ......................................................................... 19 
1.3.2.1 Không gian thiên nhiên vũ trụ ........................................................................ 19 
1.3.2.2 Không gian địa lí ............................................................................................ 19 
1.3.2.3 Không gian xã hội .......................................................................................... 20 
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN 
TRỜI MÙA HẠ ....................................................................................................... 21 
2.1 Thời gian hồi tưởng ............................................................................................. 21 
2.1.1 Hồi tưởng về tuổi học trò .................................................................................. 21 
2.1.2 Hồi tưởng về gia đình ....................................................................................... 23 
2.1.3 Hồi tưởng về chiến tranh ................................................................................... 25 
2.1.4. Hồi tưởng về tình yêu ...................................................................................... 27 
2.2 Thời gian hiện tại ................................................................................................. 29 
2.2.1 Thiện về làng .................................................................................................... 29 
2.2.2 Thiện đi tìm cha ................................................................................................ 32 
2.2.3 Thi ... đem rây 
một lớp vừa đủ để lấp chân và rễ cây mạ. Đàn ông huy động tóoc đã đánh mỗi nhà. 
Không đủ thì tích cực đánh thêm. Họ mang róng cọc và lạt buộc dựng thành những 
 71
tấm phên chắn gió theo từng luống mạ một” [24; tr.424]. Không gian sản xuất trên 
cánh đồng của người dân Đại Hòa đang từng bước hoàn thành công việc, nhưng không 
khỏi hồi hộp và lo lắng. Kết quả đã đem lại cho người dân như ý muốn, trên cánh đồng 
“Mạ được tro giữ ấm chân, được các bờ tường bằng tóoc bện chắn gió bấc, đã hồi 
tỉnh trờ lại. Và bắt đầu có dấu hiệu lên mầm” [24; tr.424] “Những ruộng mạ bắt đầu 
hồi sinh, lá lên xanh. Chẳng bao lâu cây mạ lên cứng cáp, đủ chịu đựng với gió lạnh, 
người ta dỡ dần số phên rạ, cây mạ tự do hít khí trời và ánh sáng” [24; tr.424]. 
Toàn bộ không gian sản xuất trên cánh đồng lúa Đại Hòa, người dân phải ra sức 
lao động với những cung bậc cảm xúc khác nhau, vui, buồn. Cánh đồng làng Đại 
Hòa trải qua năm tháng đứng dưới trận bom đạn của kẻ thù chịu đựng biết bao tàn phá, 
nhưng hơn hết vẫn là sức sống mãnh liệt của người dân Đại Hòa. Hình tượng cánh 
đồng lúa là một sáng tạo nghệ thuật đáng kể của Hữu Phương. Nhà văn đã lựa chọn 
hình ảnh cây lúa đem lại những ý nghĩa mới góp phần cung cấp lương thực cho tiền 
tuyến và hậu phương. Không gian cánh đồng làng Đại Hòa ngoài số thanh niên tuổi trẻ 
xông xáo, “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” những người như bà Mày, 
bà Thảo, lão Vạc cho đến người lãnh đạo cao như ông Niệm, người am hiểu nhiều như 
thầy Duẩn cũng thi đua tham gia sản xuất. 
3.4.2 Trên nông trường Lệ Giang 
Hữu Phương đã lấy nông trường Lệ Giang làm không gian sản xuất cho những 
năm tháng chiến tranh ác liệt đã đi qua. Cuộc sống lao động sản xuất nơi đây đã hồi 
sinh. Lệ Giang đã thành một nông trường rộng lớn, với những con người chịu thương, 
chịu khó sau khi vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc đời của mình. Đặc biệt là 
sự hình thành và phát triển ngày càng tốt đẹp, tươi vui, hạnh phúc của cuộc sống con 
người nơi đây. Ông Duẩn đã lưu lạc đến nông trường Lệ Giang, cùng với người dân ở 
đây tham gia sản xuất lao động. 
Không gian sản xuất trên nông trường Lệ Giang được tác giả tập trung khắc họa 
thông qua gia đình vợ chồng Ngật, Duyền, là những công nhân cao su của nông 
trường. Không gian sản xuất ở đây là những gia đình nhỏ bé, những khu vườn với 
những công việc thật gần gũi với người nông dân.Ông Duẩn gắn bó với công việc làm 
vườn và chăn nuôi trên những mảnh đất mới mà mình chưa từng đặt chân đến đây. 
Cùng nhau chung sống trong một gia đình, biết giúp đỡ lẫn nhau từ những công việc 
nhỏ bé nhất. Ông Duẩn cùng tham gia sản xuất với gia đình Ngật, từ chăn nuôi đến 
 72
làm vườn. Tham gia làm chuồng trại cho gia đình, phục vụ cho việc sản xuất hộ gia 
đình, ông “thưng, che chắn gió” [24; tr.446]. 
Ông Duẩn đã vận dụng những kinh nghiệm làm vườn quý báu của mình vào việc 
cải tạo khu vườn gia đình Ngật “ khu vườn từ lâu không chăm sóc, cỏ mọc lán vào gốc 
tiêu, gốc chè” [24; tr.446]. Ông bắt tay vào khôi phục khu vườn, “công việc trước 
tiên là làm sạch cỏ. Đầu tiên ông dùng dao phát quang cây hàng rào mọc lán ra vườn 
và cỏ dại um tùm giữa các hàng tiêu. Sau đó dùng tay nhổ cẩn thận những thân cỏ 
mọc chen gốc tiêu, và dùng cuốc vừa cuốc vừa nhặt sạch cỏ giữa các luống.” [24; 
tr446]. Những kinh nghiệm của người làm vườn đưa lại cho ông một kết quả tốt“Cuối 
chiều, một phần khu vườn đã hiện ra sáng rạng, sạch sẽ, nhường chỗ cho những choái 
tiêu như những chiếc tháp xanh làm chủ khu vườn” [24; tr.446]. Niềm đam mê làm 
vườn của ông Duẩn không dừng lại ở việc nhổ cỏ mà “ bắt đầu dùng cuốc cuốc sâu, 
lật đất giữa các luống tiêu, rồi cắt bổi về ủ từng lớp dày trên mặt đất” [24; tr.47]. Kỹ 
thuật làm vườn của ông “ủ một lớp bổi dày như thế này, cỏ không tài chi mọc được, 
mà đất đồi lại giữ được độ ẩm qua suốt mùa khô. Khi bổi mục, trở thành lớp mùn cho 
đất” [24; tr.447]. Người dân trên nông trường Lệ Giang ngạc nhiên, trước khu vườn 
của gia đình Ngật “Tiếng lành đồn xa, những nhà nông dân lân cận nhà Ngật, nhìn 
thấy vườn tiêu anh được hồi sinh xanh tốt, thì tìm đến mời mọc thuê mướn ông Duẩn” 
[24; tr.448]. Qúa trình lao động sản xuất, đưa lại một nguồn lợi kinh tế cho bản thân và 
gia đình, Khi được mọi người trên nông trường thuê làm. 
Không gian sản xuất trên nông trường ngày càng được mở rộng, không chỉ làm 
vườn, mà còn tiếp tục công việc chế biến chè tại gia đình Ngật. Những chồi non vườn 
chè có màu phớt tím như những cái mỏ chim muốn mổ vào đâu đó trong không gian. 
Cùng nhau lao động sản xuất để cho ra một sản phẩm mới “Duyền khéo tay chuyên 
đảm bảo việc hái chè, Ngật chuyên đảo phơi, và ông Duẩn sao chế” [24; tr.457]. Công 
việc chế biến chè của ông Duẩn đem lại kết quả“Vị trà đậm, chát quyện lên các đầu 
dây thần kinh vị giác. Giây sau cổ họng ngòn ngọt” [24; tr.459]. Không gian sản xuất 
trên nông trường Lệ Giang, tạo nên sự gắn bó gần gũi giữa con người với nhau. Cùng 
tham gia sản xuất để lại một nguồn lợi kinh tế cho gia đình và xã hội, đưa sản phẩm 
của mình tới tay người dùng. Không gian sản xuất trên nông trường Lệ Giang được tác 
giả khắc họa thành công thông qua việc sản xuất nhỏ lẽ của từng gia đình. 
Những việc làm của ông Duẩn, đã và đang làm gương cho thế hệ trẻ trên nông 
trường Lệ Giang hăng say lao động, mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm của bản 
thân vào sản xuất. 
 73
KẾT LUẬN 
1. Nghiên cứu thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Chân trời 
mùa hạ” của Hữu Phương giúp ta vừa cảm thụ tác phẩm văn học trong cái cụ thể - 
sáng tạo của nó, vừa định hình được quan niệm nghệ thuật và phong cách sáng tạo của 
nhà văn. Mặt khác mối quan hệ giữa không gian và thời gian cho thấy “giữa chúng có 
một sự giao cắt, tương tác” [33; tr.65]. Điều này đã được M. Bakhtin đã chỉ ra “sự 
tương tác không gian, thời gian chẳng những là một phương tiện của hoạt động trần 
thuật mà còn là một nhân tố cho thấy được cái nhìn mang tính quan niệm về hiện thực 
đời sống” [33; tr.65]. 
Hữu Phương là một trong những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung. “Chân 
trời mùa hạ” là cuốn tiểu thuyết của ông, người con của mãnh đất Quảng Bình, viết về 
đề tài người lính và chiến tranh cách mạng. Cuốn tiểu thuyết có giá trị về mặt tư liệu, 
mang chất tự sự của một giai đoạn lịch sử về văn học đơn thuần, đơn tuyến. Mặc dù bị 
thi pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa ràng buộc, chi phối nhưng nó vẫn phản ánh chân 
thực thân phận con người, cũng như sự dẻo dai của người dân miền Trung trong những 
năm tháng bom đạn. Sự kiện tiểu thuyết Chân trời mùa hạ đạt giải B, giải thưởng hội 
nhà văn Việt Nam, năm 2011 và Cúp Bông lúa vàng do bộ nông nghiệp và phát triển 
nông thôn trao tặng đã chứng minh bút lực dồi dào của nhà văn Hữu Phương trong 
dòng chảy ấy. 
2. Thời gian trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ có thể được nhận dạng thông qua 
các bình diện chính: Thời gian hồi tưởng, thời gian hiện tại, thời gian tương lai. 
Nghiên cứu thời gian trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ, chúng tôi đi đến kết luận: 
Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết có sự chuyển dịch liên tục, biến hóa đa 
dạng. Đó là sự đảo lộn thời gian “tuần tự nhi tiến”, nhằm tạo nên trong tác phẩm của 
mình một trình tự thời gian biến hóa hơn. Chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết Chân trời 
mùa hạ thường hay hồi tưởng về quá khứ nhưng càng về sau quá khứ càng lùi dần 
nhường chỗ cho hiện tại và tương lai. Đặc biệt viết về quá khứ hay tương lai, cuối 
cùng tác giả vẫn trở về với hiện tại, với cuộc sống đời thường của mình. Dù có hồi 
tưởng về gia đình, chiến tranh... nhưng tác giả vẫn nhìn bằng ánh nhìn của hiện tại. Có 
thể nói hiện tại là cầu nối giữa quá khứ với tương lai trong tiểu thuyết, nhờ có hiện tại 
mà quá khứ không mơ hồ, nhờ có hiện tại mà tương lai không còn trở nên xa xôi nữa. 
 74
3. Trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ Hữu Phương đã tạo nên không gian rộng 
mở, với nhiều tầng bậc góp phần chuyển tải nội dung, tư tưởng của tác phẩm tới người 
đọc. Đó là không gian chiến tranh, không gian sinh hoạt, không gian thiên nhiên và 
không gian lao động sản xuất. 
Thông qua không gian chiến tranh nhằm khắc họa dấu ấn lịch sử, xã hội một thời 
của làng Đại Hòa. Qua những sự kiện đó giúp người đọc không chỉ hiểu từng bước 
thăng trầm của làng Đại Hòa, mà còn hiểu được những khó khăn, thách thức mà Đảng 
và người dân Đại hòa phải đối mặt, phải trải qua. 
Cùng với không gian chiến tranh còn có không gian sinh hoạt in đậm dấu ấn của cá 
nhân với những khung cảnh hết sức đời thường, gần gũi, quen thuộc và thân thiết được tác 
giả đặc biệt chú ý. Thông qua không gian ấy chân dung và số phận mỗi con người được 
hiện diện rõ nét, từ đó người đọc hiểu hơn về cuộc sống, con người Đại Hòa. 
Bên cạnh đó không gian thiên nhiên xuất hiện trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ, 
mang dáng dấp riêng được thể hiện bằng những đoạn tả : Không gian cánh đồng, 
không gian rừng cây, không gian bầu trời. Không gian thiên nhiên được miêu tả vừa 
thể hiện không khí chân thực của tác phẩm, vừ thể hiện thái độ quan điểm của nhà văn. 
Đời sống lao động sản xuất của dân làng Đại Hòa được xây dựng trong không gian sản 
xuất, qua đó cho thấy những khó khăn vất vả của người dân. Những con người đó đã 
vượt lên khó khăn đưa lại cho gia đình và xã hội một nguồn kinh tế mới, giúp bản thân 
có những kinh nghiệm trong sản xuất. 
Trong thực tại, không gian và thời gian thống nhất lại làm nên thế giới. Chỉ trong 
không gian và thời gian sự vật mới có tính xác định. Điều đó cho thấy thời gian và 
không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ có mối quan hệ mật thiết với 
nhau. Đọc Chân trời mùa hạ, nếu xét về thời gian nghệ thuật mà bỏ qua, không đề cập 
đến không gian nghệ thuật là một thiếu xót. Và cũng tương tự như thế, nếu xét về 
không gian nghệ thuật mà bỏ qua thời gian nghệ thuật. Hầu hết những chi tiết, sự kiện 
tiêu biểu của thời gian nghệ thuật lại ít nhiều có liên quan đến không gian nghệ thuật. 
Hữu Phương đã nỗ lực phản ánh trung thực vừa vượt ra ngoài thi pháp sử thi, 
nhất là trên phương diện miêu tả thời gian và không gian đã đạt được những thành 
công nhất định mà bằng chứng rõ rệt nhất là sức hấp dẫn, sức thuyết phục của tác 
phẩm, Hữu Phương đã có đóng góp đáng quý vào sự đổi mới văn học. Sự hiểu biết 
đúng đắn và khá sâu sắc về thời gian, không gian trong tiểu thuyết là nguyên nhân 
chính của những thành công của tác giả. 
 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
*Sách tham khảo 
1. Hoàng Thụy Anh, Tham luận cuộc sống và con người miền trung trong tiểu 
thuyết Chân trời mùa hạ. 
2. Lại Nguyên Ân (biên soạn ), 150 Thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia 
Hà Nội 
3. Nguyễn Thị Bình, (2007), văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 – 1995 và 
những đổi mới cơ bản, NXB GD 
4. Tô Đức Chiêu – Tham luận Gái quê qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ 
5. D.X. Likhachốp, Thi pháp văn học Nga cổ đại 
6. D.X. Likhachốp, (1999) Thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học, Tạp chí 
văn học số 03. 
7. Hồ Thị Ngọc Diệp, Tham luận Bức tranh về chiến tranh nhân dân và hình 
tượng người lính trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của nhà văn Hữu Phương. 
8. Đặng Anh Đào, (2001), Đổi nới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, 
NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 
9. Mai Thị Liên Giang, Tham luận Những phụ nữ - tinh thần nhân vật mảnh vở 
trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương. 
10. Gruvich A.J.A, (2006), Các phạm trù văn hóa Trung cổ, NXB GD 
11. Nguyễn Hải Hà, (1992) Thi pháp tiểu thuyết Tônxtôi, NXB GD 
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (1999), Từ điển thuật ngữ văn 
học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (2009), Từ điển thuật ngữ văn 
học, NXB GD, Hà Nội. 
14. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, (1998), Lý luận văn học, vấn đề và 
suy ngẫm – NXB GD. 
15. Đặng Hiển, Tham luận Con người trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của 
Hữu Phương. 
16. Đào Duy Hiệp, Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, NXB GD 
17. Nguyễn Thái Hòa, (2000) Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB GD 
18. Đỗ Hoàng, Tham luận Chân trời mùa hạ tái hiện sinh động vùng quê thời 
tuyến lửa. 
 76
19. Trần Đăng Khoa, Tham luận chiến tranh đi qua một vùng đất, một vùng văn 
hóa. 
20. Likhachốp, Thi pháp văn học Nga cổ đại 
21. Likhachốp, (1999), Thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học, Tạp chí văn 
học số 3. 
22. Nguyễn Thị Nga, Tham luận Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương 
từ góc nhìn giọng điệu. 
23. Nguyễn Thị Nga, Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ, 
Tạp chí NCKH trường Đại học Quảng Bình. 
24. Hữu Phương, tiểu thuyết Chân trời mùa hạ, NXB Hội nhà văn. 
25. Pospêlốp G.N, (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học T1, NXB GD 
26. Trần Đình Sử, (2002), Thi pháp hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 
27. Trần Đình Sử, (1996), Giáo trình thi pháp học, NXB Huế. 
28. Trần Đình Sử, (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB GD 
29. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục. 
30. Trần Đăng Suyền, (2002), nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, 
NXB văn học Hà Nội 
31. Võ Thị Thanh Tâm, Tham luận Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ dưới cái nhìn 
phân tâm học. 
32. Văn Tăng, Tham luận Nước và tình yêu, hai nguồn lực không ngừng chảy 
trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương. 
 33. Trần Văn Toàn, (2010), Tả thực với hoạt động hiện đại hóa văn xuôi hư cấu 
(fition) giao thời, (khảo sát trên chất liệu văn học công khai), Luận án tiến sĩ Ngữ văn 
ĐHSP Hà Nội. 
34. Dương Thị Ánh Tuyết, Tham luận Nghệ thuật kết hợp trong tiểu thuyết Chân 
trời mùa hạ của Hữu Phương. 
35. Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử, (1998) Văn học (Tập 2), Giáo trình đào tạo giáo 
viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2; NXB GD. 
36. Lý Hoài Xuân, Tham luận Nhận cảm một Chân trời nhân đọc tiểu thuyết 
Chân trời mùa hạ của Hữu Phương. 
 77
* Tài liệu Internet 
1.  
2. http:// thuvien.ebook.com 
3.  
4.  
5. www.123doc.com 
6. www.vanchuongviet.org 
7. www.phebinhvanhoc.com 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_thoi_gian_khong_gian_nghe_thuat_trong_tieu_thuyet_cha.pdf