Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch trong ung thư đường mật trong gan

Đặt vấn đề: Ung thư biểu mô đường mật trong gan có triệu chứng mơ hồ trong khi chẩn đoán hình

ảnh không đặc hiệu và đặc điểm mô bệnh học đôi khi khó phân biệt với di căn. Do đó, đặc điểm mô bệnh

học và hóa mô miễn dịch có hữu ích trong việc xác định ung thư biểu mô đường mật trong gan?

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 52 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư đường

mật trong gan từ tháng 6/2018 đến 3/2020. Tất cả các bệnh nhân đều được sinh thiết khối u bằng kim

sinh thiết 16G, chiều dài mảnh sinh thiết tối thiểu 1,5cm. Bệnh phẩm được xử lý mô bệnh học thường quy

và nhuộm hóa mô miễn dịch trên máy hóa mô tự động Benchmark Utra của Ventana (Roche). Phân loại

mô bệnh học theo WHO 2019.

Kết quả: Ung thư đường mật trong gan chủ yếu là hình thái tuyến gồm biệt hóa rõ chiếm chủ yếu

40,4%, mô đệm liên kết xơ mức độ nhiều chiếm 61,5%, hoại tử u chỉ chiếm 15,4%. Các dấu ấn CK19,

CK7 dương tính đến 100% và hầu hết là lan tỏa. CK20, Hepar 1 dương tính tương ứng là 13,5% và 18,2%

dưới dạng ổ. TTF1 dương tính 12,5%.

Kết luận: Hình ảnh mô bệnh học và dấu ấn CK7, CK19 dương tính mạnh, lan tỏa và Hepar-1 dương

tính ổ rất hữu ích trong việc xác định ung thư đường mật trong gan, tuy nhiên TTF1 và CK 20 cũng có tỷ

lệ dương tính.

Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch trong ung thư đường mật trong gan trang 1

Trang 1

Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch trong ung thư đường mật trong gan trang 2

Trang 2

Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch trong ung thư đường mật trong gan trang 3

Trang 3

Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch trong ung thư đường mật trong gan trang 4

Trang 4

Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch trong ung thư đường mật trong gan trang 5

Trang 5

Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch trong ung thư đường mật trong gan trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 5480
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch trong ung thư đường mật trong gan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch trong ung thư đường mật trong gan

Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch trong ung thư đường mật trong gan
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 213 
ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ HÓA MÔ MIỄN DỊCH 
TRONG UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN 
NGÔ THỊ MINH HẠNH1, ĐỒNG ĐỨC HOÀNG2, NGUYỄN QUANG THI3 
Địa chỉ liên hệ: Ngô Thị Minh Hạnh 
Email: ngominhhanh108@gmail.com 
1ThS. Khoa Giải phẫu bệnh-Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 
2ThS. Trường Đại học Y Thái Nguyên 
3Khoa Giải phẫu bệnh--Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 
Ngày nhận bài: 01/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư đường mật chiếm khoảng 2% trong 
tổng số bệnh ung thư ở người. Mặc dù ít gặp hơn so 
với ung thư gan nhưng tỷ lệ ung thư đường mật 
trong gan có xu hướng gia tăng[6]. Các khối u có 
nguồn gốc đường mật trong gan chiếm 10 - 20% của 
các khối u ác tính ở gan nguyên phát[8). Theo số liệu 
thống kê ở Việt Nam, ung thư đường mật chiếm 6% 
trong tổng số bệnh ngoại khoa đường mật[1]. 
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, 
ung thư đường mật trong gan là khối u ác tính trong 
gan có biệt hóa đường mật[2]. Chẩn đoán lâm sàng 
những khối u trong gan nguyên phát, đặc biệt là 
khối u đường mật gặp nhiều khó khăn do các triệu 
chứng nghèo nàn và không đặc hiệu. Hơn nữa, 
rất khó khăn phân biệt ung thư đường mật trong gan 
với các khối ung thư di căn gan. Về mặt chẩn đoán 
hình ảnh, khó để quyết định phạm vi khu trú của 
khối u. Do đó bệnh thường được chẩn đoán ở 
giai đoạn muộn, tiên lượng bệnh xấu. Qua nghiên 
cứu hình ảnh mô bệnh học và hóa mô miễn dịch 
ung thư đường mật trong gan để giúp xác định 
ung thư đường mật và giúp lâm sàng quyết định 
hướng xử trí. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
52 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung 
thư đường mật từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2020. 
Phương pháp nghiên cứu 
58 BN được chẩn đoán mô bệnh học và hoá mô 
miễn dịch phù hợp nhất với ung thư đường mật 
trong gan. Tất cả bệnh nhân này được thu thập đầy 
đủ các thông tin lâm sàng, chỉ số sinh hoá, miễn dịch 
các dấu ấn ung thư như AFP, CA19-9, CEA, 
CA125...đối chiếu chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, CT, 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Ung thư biểu mô đường mật trong gan có triệu chứng mơ hồ trong khi chẩn đoán hình 
ảnh không đặc hiệu và đặc điểm mô bệnh học đôi khi khó phân biệt với di căn. Do đó, đặc điểm mô bệnh 
học và hóa mô miễn dịch có hữu ích trong việc xác định ung thư biểu mô đường mật trong gan? 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 52 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư đường 
mật trong gan từ tháng 6/2018 đến 3/2020. Tất cả các bệnh nhân đều được sinh thiết khối u bằng kim 
sinh thiết 16G, chiều dài mảnh sinh thiết tối thiểu 1,5cm. Bệnh phẩm được xử lý mô bệnh học thường quy 
và nhuộm hóa mô miễn dịch trên máy hóa mô tự động Benchmark Utra của Ventana (Roche). Phân loại 
mô bệnh học theo WHO 2019. 
Kết quả: Ung thư đường mật trong gan chủ yếu là hình thái tuyến gồm biệt hóa rõ chiếm chủ yếu 
40,4%, mô đệm liên kết xơ mức độ nhiều chiếm 61,5%, hoại tử u chỉ chiếm 15,4%. Các dấu ấn CK19, 
CK7 dương tính đến 100% và hầu hết là lan tỏa. CK20, Hepar 1 dương tính tương ứng là 13,5% và 18,2% 
dưới dạng ổ. TTF1 dương tính 12,5%. 
Kết luận: Hình ảnh mô bệnh học và dấu ấn CK7, CK19 dương tính mạnh, lan tỏa và Hepar-1 dương 
tính ổ rất hữu ích trong việc xác định ung thư đường mật trong gan, tuy nhiên TTF1 và CK 20 cũng có tỷ 
lệ dương tính. 
Từ khóa: Ung thư đường mật trong gan, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 214 
MRI, PET/CT), theo dõi điều trị và kiểm tra định kỳ 
theo chỉ định của bác sỹ ung thư. 
58 ca này được loại trừ hoàn toàn những 
trường hợp ung thư gan, ung thư gan - đường mật 
kết hợp, ung thư từ vị trí khác di căn gan còn lại 
chẩn đoán xác định cuối cùng 52 trường hợp ung 
thư đường mật trong gan. 
Bệnh phẩm khối u được sinh thiết bằng kim 
sinh thiết gan 16G, chiều dài mảnh sinh thiết tối thiểu 
1,5cm; cố định ngay sau khi mẫu được lấy ra khỏi 
cơ thể bằng formol trung tính 10%. 
Bệnh phẩm cố định được xử lý mô bệnh học 
thường quy trên máy xử lý mô tự động Sakura, 
được đúc khối paraffin, cắt nhuộm HE thường quy. 
Đánh giá mô bệnh học theo các thể bệnh của 
WHO 2019. Mức độ xơ được đánh giá định tính từ 
mức độ không xơ đến xơ nhiều (xơ nhiều khi các 
tuyến thưa được ngăn cách nhau bởi mô đệm xơ 
dày ngược lại không xơ khi các đám tế bào u đặc). 
Mức độ viêm được đánh giá khi thâm nhiễm các tế 
bào các viêm từ mức độ không viêm (rải rác lympho 
bào trong mô đệm) đến mức độ nhiều (các tế bào 
viêm tập trung thành đám). 
Nhuộm hóa mô miễn dịch: bệnh phẩm được cắt 
từ chính khối nến đã được cắt nhuộm HE trước đó 
trên máy hóa mô tự động Benchmark Ultra của 
Ventana (Roche) với các dấu ấn CK7, CK19, 
Hepar1, CK20, TTF1, CD34... và các dấu ấn chẩn 
đoán phân biệt dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và 
chẩn đoán hình ảnh. Trong mỗi lần nhuộm đều có 
tiêu bản chứng âm và chứng dương. 
Đánh giá dương tính khi biểu hiện màu vàng 
nâu ở bào tương và màng bào tương hay nhân tế 
bào với các mức độ: dương tính mạnh (+++) >25%: 
11% - 25% dương tính vừa (++), 1 - 10%: dương 
tính yếu (+), < 1%: âm tính. Những trường hợp 
dương tính vừa và dương tính mạnh được coi là 
dương tính lan tỏa và trường hợp dương tính (+) là 
dương tính ổ. 
KẾT QUẢ 
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh 
Tuổi trung bình (năm) 
Lớn nhất, nhỏ nhất (39 - 84) tuổi 61 ± 10,3 
Giới tính 
Nam 31 (59,6) 
Kích thước u (cm) 
Lớn nhất, nhỏ nhất (1,3 - 13,6) 6,6 ± 3,5 
Vị trí u 
U vùng gần rốn gan 15 (28,8) 
U trong gan phía ngoại vi 37 (71,2) 
Số lượng u 
1 u 23 (44,2) 
1 u và vệ tinh 11 (21,1) 
2 u 2 (3,8) 
Nhiều u 16 (30,8) 
Di căn (hạch, di căn xa) 17 (32,7) 
Huyết khối tĩnh mạch cửa 4 (7,7) 
Ung thư đường mật hay gặp ở bệnh nhân nhiều 
tuổi (61 ± 10,3) gặp nhiều hơn ở nam giới (chiếm 
59,6%), vị trí u trong gan phía ngoại vi chiếm 71,2%, 
di căn hạch và di căn xa chiếm 32,7% và ít gặp 
huyết khối tĩnh mạch cửa (7,7%). 
Bảng 2. Các đặc điểm mô bệnh học 
Thể mô bệnh học 
Tuyến biệt hóa rõ 21 (40,4) 
Tuyến biệt hóa vừa 6 (11,5) 
Tuyến kém biệt hóa 14 (26,9) 
Thành dây, thành dải, rời rạc 5 (9,6) 
Thể đặc giống tế bào gan 6 (11,5) 
Xơ 
Không xơ 5 (9,6) 
Xơ ít 15 (28,8) 
Xơ nhiều 32 (61,5) 
Viêm 
Không viêm 11 (21,2) 
Viêm nhẹ 25 (48,1) 
Viêm nhiều 16 (30,8) 
Hoại tử 
Không hoại tử 44 (84,6) 
Hoại tử 8 (15,4) 
Ung thư đường mật trong gan chủ yếu là hình 
thái tuyến gồm biệt hóa rõ chiếm 40,4%, mô đệm 
liên kết xơ mức độ nhiều chiếm 61,5%, hoại tử u chỉ 
chiếm 15,4%, thường kèm theo viêm nhẹ (48,1%). 
Bảng 3. Đặc điểm hóa mô miễn dịch 
Số dấu ấn trung bình: 5,5 ± 0,96 (4 - 8) maker. 
Dấu ấn 
Dương tính Âm tính Không 
nhuộm 
n % n % n % 
CK7 52 100 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 215 
 Lan tỏa 51 99,1 
CK19 51 98,1 1 1,9 
 Lan tỏa 50 90,0 
CK20 7 13,5 45 86,5 
 Lan tỏa 3 42,9 
CDX2 5 9,6 16 30.8 31 59.6 
 Lan tỏa 3 60,0 
P40 1 1.9 51 98.1 
Hepar-1 8 18,2 36 81,8 8 15,4 
 Lan tỏa 1 12,5 
AFP 10 19.2 42 80.8 
TTF1 1 12,5 7 87,5 44 84,6 
CEA 1 1.9 51 98.1 
PSA 1 1.9 51 98.1 
CA125 1 1.9 51 98.1 
WT1 1 1.9 51 98.1 
NapsinA 2 3.8 50 96.2 
CD34 1 1.9 51 98.1 
Các dấu ấn CK7, CK19 dương tính chủ yếu, 
tương ứng 100%, 98,1% và hầu hết là lan tỏa. CK20 
dương tính 13,5% nhưng chủ yếu là dương tính 
dạng ổ (58,1%), Hepar1 dương tính 18,2% và hầu 
hết dương tính dạng ổ (87,5%), TTF1 dương tính 
12,5%. 
Mô bệnh học và hóa mô miễn dịch ung thư biểu mô đường mật trong gan. Các tế bào u xếp thành tuyến có 
dạng trụ nền mô đệm xơ nhiều. Các tế bào u dương tính mạnh với CK7, âm tính Hepar-1 và CK20 (x 200) 
BÀN LUẬN 
Các đặc điểm lâm sàng 
Ung thư đường mật trong gan khi được chẩn 
đoán có độ tuổi trung bình 61 ± 10,3 (39 - 84) tuổi. 
Theo các nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình được 
chẩn đoán khi > 50 tuổi, gặp nhiều nhất thập niên 50 
và 70 tuổi. Bệnh gặp chủ yếu ở nam[1],[2]. Trong 
nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nam giới mắc bệnh 
nhiều hơn nữ (chiếm 59,6%) (Bảng 1). Theo vị trí 
A B 
C D 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 216 
giải phẫu, các khối u của đường mật được phân chia 
gồm 3 loại: ung thư đường mật trong gan, ung thư 
quanh rốn gan và ung thư đường mật ở đoạn xa. 
Trong nghiên cứu này khối u ở gần rốn gan chiếm 
28,8% còn lại chủ yếu là khối u phía ngoại vi gan 
(Bảng 1). Ung thư đường mật trong gan mở rộng từ 
ngoại vi của gan đến phân nhánh ống mật thứ cấp. 
Do vậy, rất khó khăn để phân biệt ung thư đường 
mật trung tâm từ ung thư đường mật vùng rốn gan, 
đặc biệt là biểu hiện ở thể thâm nhiễm quanh ống[5]. 
Đặc điểm mô bệnh học 
Về mặt giải phẫu, ung thư đường mật có 2 thể 
chính là thể ống lớn và thể ống nhỏ. Thể ống lớn 
xuất hiện ở các ống mật trong gan gần rốn gan (gần 
với ống gan phải và ống gan trái). Thể ống nhỏ xảy 
ra xảy ra ưu thế ở ngoại vi gan. Kết quả thu được từ 
nghiên cứu cho thấy ung thư đường mật trong gan 
chủ yếu là hình thái tuyến, trong đó tuyến biệt hóa rõ 
chiếm 40,4%, ung thư tuyến kém biệt hóa chiếm 
26,9% (Bảng 2). Qua các nghiên cứu đều cho thấy 
phần lớn ung thư đường mật trong gan là ung thư 
biểu mô tuyến và tùy mức độ biệt hóa tuyến mà chia 
mức độ biệt hóa từ thấp đến biệt hóa cao[2]. Các 
biến thể khác hiếm gặp trong ung thư biểu mô 
đường mật trong gan như ung thư biểu mô tuyến 
vảy, ung thư biểu mô nhày, tế bào nhẫn... hay dạng 
sarcoma. Trong nghiên cứu có 5 (9,6%) trường hợp 
mô bệnh học là những tế bào xếp rời rạc dạng dây, 
dải nhỏ vài tế bào lan tỏa trong mô đệm liên kết 
(Bảng 2). Đôi khi hình thái tế bào u dạng đa diện, ưa 
toan xếp dạng bè dày rất giống với hình ảnh ung thư 
biểu mô tế bào gan. Trong nghiên cứu của chúng tôi 
gặp 11,5% trường hợp không phân biệt được hình 
thái ung thư đường mật trong gan với ung thư biểu 
mô tế bào gan trên hình ảnh HE thường quy. Những 
trường hợp này phải dựa vào biểu hiện của dấu ấn 
miễn dịch. 
Ung thư thường có thành phần phản ứng mô 
đệm quanh các tế bào u. Dựa trên ước lượng định 
tính như đề cập ở phần phương pháp nghiên cứu có 
61,5% ung thư đường mật xơ hóa nhiều chiếm, vẫn 
có 9,6% trường hợp không thấy xơ ở mô u, thường 
gặp ở những trường hợp các đám tế bào u giống 
ung thư tế bào gan (Bảng 2). Chính đặc điểm xơ và 
hình ảnh tế bào không rõ hạt nhân, không tạo mật 
giúp phân biệt với với ung thư tế bào gan[9] nhưng 
đôi khi là rất khó phân biệt với ung thư biểu mô 
tuyến di căn gan và những trường hợp này phải dựa 
vào dấu ấn hóa mô miễn dịch. Viêm cũng là hiện 
tượng hay gặp trong phản ứng mô đệm u nói chung 
và trong ung thư biểu mô đường mật trong gan viêm 
mức độ nhiều chiếm 30,8%, còn lại là thâm nhiễm 
viêm ít thậm chí là không thấy hình ảnh viêm trên 
mảnh sinh thiết. Hoại tử khối u là một trong những 
tiêu chí đánh giá mức độ ác tính một số u nói chung. 
Trong ung thư đường mật trong gan thể hiện trên 
mảnh sinh thiết đặc điểm hoại tử u không phải là phổ 
biến, chỉ chiếm 15,4%. 
Đặc điểm hóa mô miễn dịch 
Những đặc điểm lâm sàng mơ hồ và chẩn đoán 
hình ảnh không đặc hiệu, đặc điểm mô bệnh học chủ 
yếu là hình thái tuyến nên ung thư đường mật trong 
gan đôi khi rất khó phân biệt với những trường hợp 
ung thư di căn và ung thư gan nguyên phát. Qua 
nghiên cứu thấy ung thư đường mật trong gan có tỷ 
lệ CK7 và CK19 dương tính gần như 100%, phần 
lớn ở dạng lan tỏa (Bảng 3). Tuy nhiên những dấu 
ấn này vẫn không phải là dấu ấn đặc hiệu, chúng có 
thể biểu hiện trong nhiều ung thư biểu mô khác và 
do đó cũng khó phân biệt với ung thư tuyến di căn 
gan. Cần phải phối hợp thêm các dấu ấn khác loại 
trừ di căn như ở đường tiêu hóa, phần phụ hay 
phổi....Nhiều tài liệu nói tới cặp đôi CK7/CK20 rất 
hữu ích để phân biệt với nguồn gốc đường mật và 
ung thư di căn. Phân biệt với ung thư đại trực tràng 
di căn gan CK7 âm tính, CK20 dương tính với ung 
thư đường mật trong gan CK7 dương tính, CK20 âm 
tính. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy CK20 
dương tính chiếm 13,5% (Bảng 3). Nghiên cứu của 
Cabbie còn cho thấy CK7/CK20 không những có giá 
trị chẩn đoán ung thư đường mật di và di căn gan 
mà còn giúp phân biệt ung thư đường mật trong gan 
(CK7+/CK20-) và ung thư đường mật ngoài gan 
(CK7+/CK20+). Tuy nhiên, cũng có trường hợp 
ngoại lệ ung thư đường mật trong gan CK20 dương 
tính[3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 13,5% 
trường hợp CK20 dương tính (Bảng 3). Những 
trường hợp dương tính này thường liên quan đến 
thay đổi dị sản ruột và những trường hợp này u đều 
ở vị trí gần rốn gan. CDX2 có giá trị để phân biệt với 
những trường hợp ung thư đại trực tràng[2],[4] nhưng 
trong đường tiêu hóa nói chung như đường mật 
CDX2 vẫn dương tính. Trong nghiên cứu này chúng 
tôi thấy CDX2 dương tính 9,6% (Bảng 3). Ngoài ra 
những dấu ấn như TTF1 giúp chẩn đoán phân biệt 
với một số ung thư tuyến phổi hay ung thư tuyến 
giáp[7] cũng biểu hiện dương tính trong ung thư biểu 
mô đường mật trong gan nhưng dưới dạng ổ 
(12,5%). 
KẾT LUẬN 
Hình ảnh mô bệnh học và dấu ấn CK7, CK19 
dương tính mạnh, lan tỏa hữu và Hepar-1 dương 
tính ổ hữu ích trong xác định ung thư đường mật 
trong gan, tuy nhiên, CK20, TTF1 cũng có tỷ lệ 
dương tính. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 217 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Đình Tho, Nguyễn Tiến Quyết, Đoàn Thanh 
Tùng, Nguyễn Hải Nam (2005), “Mọ฀t số đạ฀c 
điểm dịch tễ học của ung thư đường mạ฀t”. Y 
học Viẹ฀t nam, tạ฀p 310, 26-33. 
2. Bosman FT, Carneiro F, Hruban RH et al (2019). 
Tumors of the liver and intrahepatic bile ducts in 
WHO classification of tumours of the digestive 
system, vol 3, 5th Lyon: International Agency for 
Research on Cancer. 
3. Cabibi D, Licata A, Barresi E et al (2003), 
Expression of cytokeratin 7 and 20 in 
pathological conditions of the bile tract, Pathol. 
Res. Pract, 199, 65-70. 
4. Chen ZI, Lin F (2015), Application of 
immunohistochemistry in gastrointestinal and 
liver neoplasms: new markers and evolving 
practice, Arch Pathol Lab Med,11-23. 
5. Mahul B. A. (2017) Intrahepatic Bile Ducts
 , 
AJCC Cancer Staging Manual, 8th Edition, 295-
302. 
6. McGlynn KA, Tarone RE, El-Serag HB (2006). A 
comparison of trends in the incidence of 
hepatocellular carcinoma and intrahepatic cholan 
giocarcinoma in the United States. Cancer 
epidemiology, biomarkers & prevention: a 
publication of the American Association for 
Cancer Research, cosponsored by the American 
Society of Preventive Oncology. 15(6): 1198-
1203. 
7. Moldvay J, M Jackel, Bogos Ket al (2004), The 
role of TTF-1 in differentiating primary and 
metastatic lung adenocarcinomas, Pathology & 
Oncology Research, 85-88. 
8. Rassi ZE, Partensky C. Scoazec JY. Henry L et 
al (1999). Lombard-Bohas C, Maddern G. 
Peripheral cholangiocarcinoma: presentation, 
diagnosis, pathology and management. 
European journal of surgical oncology: the 
journal of the European Society of Surgical 
Oncology and the British Association of Surgical 
Oncology, 4, 375-380. 
 
9. Vijgen S, Terris B, Rubbia-Brandt L at al (2017), 
Pathology of intrahepatic cholangiocarcinoma, 
HepatoBiliary Surg Nutr, 6(1), 22-34. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
218 
ABSTRACT 
Histopathology and immunohistochemistry in intrahepatic cholangiocarcinoma 
Background: Intrahepatic cholangiocarcinoma (ICC) has ambiguous clinical symptoms with unspecific 
image diagnosis. Sometimes, it is difficult to distinguish ICC with metastasis basing on pathological features. 
Therefore, is it useful to diagnose ICC based on histopathology and immunohistochemistry? 
Objects and method: 52 patients received ICC diagnosis from 6/2018 to 3/2020. All patients were 
performed biopsy with 16G needle fast gun. Specimen is at least 1.5cm in length. Biopsy samples were 
routinely processed and stained with HE staining method. The slides from FFPE were then stained with 
immunohistochemistry staining method, performing on Benchmark Ultra of Ventana. Histopathological 
classification followed WHO 2019 criteria. 
Results: Most of ICC cases had well - differentiated ductal features, accounted for 40,4%, the density of 
sclerosing stroma was high (61.5%), while necrosis was only 15.4%. All of the cases were positive with CK7, 
CK19 markers and most of them show diffuse pattern. The figure for CK 20 and Hepar-1 was respectively 
17.3% and 18.2% but all was and focal expression. TTF1 were also positive at 12.5%. 
Conclusion: Features of histopathology accompanied by strong, diffuse positive with CK7, CK19 and focal 
positive with Hepar-1 are useful for ICC diagnosis. However, TTF1 and CK20 have minor rates of positive 
presence. 
Key words: Intrahepatic cholangiocarcinoma, Histopathology, Immunohistochemistry. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_mo_benh_hoc_va_hoa_mo_mien_dich_trong_ung_thu_duong.pdf